Hiển thị các bài đăng có nhãn tieu duong thai ky. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tieu duong thai ky. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2017

Những lời khuyên cho bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ

Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ không nên quá lo lắng, bởi thực hiện chế độ ăn uống khoa học phù hợp kết hợp luyện tập thể thao đều đặn, bà bầu hoàn toàn kiểm soát được tình trạng bệnh tiểu đường trong thai kỳ dễ dàng.

Chúng ta biết rằng tiểu đường thai kỳ hay tiểu đường khi mang thai là chỉ những mẹ bầu mắc tiểu đường trong khi mang thai, dù trước đó họ không bị bệnh tiểu đường.

Những lời khuyên cho bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng tới bà bầu dễ bị nhiễm độc thai nghén, nguy cơ sảy thai cao...và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Chính vì thế các thai phụ khi biết mình mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên thực hiện một số lời khuyên sau để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Có chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Những lời khuyên cho bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ

Các bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần hạn chế món ăn nhiều đường và tinh bột. Nên sử dụng thực phẩm chứa carbohydrate phức hợp như bánh mì từ lúa mì, táo, cam, lê, đậu, bắp... sẽ giúp giữ ổn định lượng đường trong máu. Bà bầu nên duy trì chế độ ăn khoa học phù hợp như: ăn sáng đầy đủ, bổ sung chất xơ, chia nhỏ bữa ăn hàng ngày và không bỏ bữa.

Đi kiểm tra thường xuyên.

Đối với các mẹ bầu nên đi kiểm tra bác sỹ nhiều hơn so với bà bầu bình thường khác, bởi cần phải theo dõi chặt chẽ lượng đường huyết. Việc thường xuyên đi khám, thực hiện các xét nghiệp sẽ giúp đánh giá sức khỏe của thai nhi, và sớm phát hiện những thay đổi có thể làm tổn hại đến thai nhi.

Luôn kiểm soát nồng độ đường trong máu.

Để có thể luôn biết và kiểm soát nồng độ đường trong máu, các bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ nên có sẵn thiết bị đo kiểm nồng độ đường huyết. Đường huyết giao động bất thường sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ.

Hạn chế sử dụng thuốc.

Đối với bà bầu mắc bệnh tiểu đường type 2 được khuyến cáo nên ngưng sử dụng các loại thuốc điều trị tiểu đường, bởi có thể áp dụng biện pháp bổ sung insulin nhằm đảmbảo lượng đường trong máu ổn định trong suốt thai kỳ.
Đối với mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường type 1 thì biện pháp bổ sung insulin gần như là bắt buộc trong quá trình điều trị tiểu đường. Vì thế, các bà bầu nên thăm khám để điều chỉnh lượng insulin bổ sung phù hợp với việc mang thai.

Tập thể dục đều đặn.

Những lời khuyên cho bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ

Cũng như các mẹ bầu khác, thai phụ bị tiểu đường thai kỳ nên đi bộ hoặc bơi lội là tốt nhất, nhằm hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả. Bởi khi bơi sức nâng của nước làm giảm áp lực các khớp, tránh gây chấn thương cho các khớp ở bàn chân và cẳng chân.

Hỏi kinh nghiệm từ thai phụ khác từng bị tiểu đường thai kỳ.

Việc hỏi kinh nghiệm của mẹ, bạn bè, chị em… – những người có thể đã từng trải quả tiểu đường thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu đúc rút được những lời khuyên bổ ích và hiệu quả nhất. Qua đó có kế hoạch hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả nhất.

Kết luận: Các thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cần chú ý tới lượng đường trong máu, thực hiện chế độ ăn phù hợp, thường xuyên khám bác sĩ... thực hiện những lời khuyên hữu ích, nhằm hỗ trợ điều trị tiểu đường tốt nhất. Chúc các bà bầu sức khỏe, thai nhi phát triển tốt.

(Nguồn internet)

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2017

Bệnh tiểu đường trong thai kỳ là gì?

Hầu hết thai phụ khi được xác định mắc tiểu đường thai kỳ, đều có tâm lý lo lắng và hoang mang. Đúng vậy, bệnh tiểu đường thai kỳ không hề đơn gian, mẹ và bé có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tuy là chứng bệnh nguy hiểm, nhưng cũng đừng quá lo lắng các mẹ bầu nhé bởi khi được phát hiện sớm và điều trị tiểu đường thai kì tốt, mẹ bầu hoàn toàn yên tâm sinh con khỏe mạnh, mẹ và con đều tránh được những ảnh hưởng của bệnh tiểu đường. Vậy bệnh tiểu đường thai kỳ là gì? Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tiểu đường thai kỳ? Đối tượng dễ mắc tiểu đường thai kỳ? Qua bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu và nhận biết sớm về bệnh, để có biện pháp điều trị tiểu đường thai kỳ hiệu quả.
Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?
Bệnh tiểu đường thai kỳ là khi mang thai xảy ra tình trạng đường huyết tăng cao và thường khỏi sau khi sinh em bé.
Nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ bị tiểu đường thai kỳ là do hormone tiết ra từ nhau thai là giảm độ nhạy của insulin với tế bào, hay còn gọi là đề kháng insulin. Thông thường khi ăn xong đường trong máu tăng cao, tuyến tụy tiết insulin giúp vận chuyển đường vào tế bào và chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể hoạt động, giúp đường trong máu ở mức ổn định. Trong khi mang thai, insulin hoạt động kém hiệu quả dẫn đến đường huyết tăng cao tiền đề cho bệnh tiểu đường phát triển.
Những đối tượng dễ mắc tiểu đường thai kỳ.
Nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao với thai phụ, khi nằm trong các nhóm đối tượng sau đây:
- Đã mắc tiểu đường thai kỳ lần mang thai trước.
- Đã có tiền sử tăng đường huyết.
- Mẹ bầu mang thai khi tuổi trên 35.
- Gia đình có người mắc tiểu đường.
- Béo phì.
- Có tiền sử sinh con to.
- Hội chứng buồng trứng đa nang.
Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tiểu đường thai kỳ.
Tuy bệnh tiểu đường thai kỳ không có nhiều biểu hiện đáng kể nào, nhưng vẫn có thể xuật hiện các dấu hiệu như người mắc bệnh tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2.
Vậy nên, khi nhận thấy dấu hiệu sau đây, hãy gặp bác sĩ để kiểm tra về bệnh tiểu đường các mẹ bầu nhé.
- Khát nhiều và uống nhiều nước.
- Tiểu nhiều lần hơn so với mẹ bầu bình thường và lượng nước tiểu nhiều.
- Viêm nhiễm vùn kín.
- Các vết trầy xước, vết thương khó lành.
- Sụt cân nhanh, mệ mỏi thường xuyên, kiệt sức và thiếu năng lượng.
- Nước tiểu có ruồi kiến bu quanh.
Mặc dù trên đây là những biểu hiện nhận biết tiểu đường, nhưng nó dễ bị nhầm lẫn với các dấu hiệu của thai phụ bình thường. Vậy nên, để xác định sớm có bị bệnh tiểu đường thai kỳ không, mẹ bầu phải làm xét nghiệm theo sự chỉ định của bác sĩ.
Thời gian làm xét nghiệm đường huyết vào khoảng tuần thai 24-28 của thai kỳ. Với đối tượng có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao, bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm sớm hơn hoặc ngay trong lần khám thai đầu tiên để sớm phát hiện và có biện pháp điều trị tiểu đường hiệu quả cho mẹ bầu.
Kết luận: trên đây là những thông tin về bệnh tiểu đường thai kỳ, các mẹ bầu cùng tìm hiểu và nhận biết sớm các dấu hiệu của bạn thân, để sớm có kế hoạch điều trị tiểu đường hiệu quả. Chúc mẹ bầu sức khỏe, sinh con thuận lợi và khỏe mạnh.

(Nguồn internet)

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2017

Quá trình điều trị tiểu đường thai kỳ cho thai phụ

Trong điều trị tiểu đường thai kỳ hay cho người bị tiểu đường khác thì mục tiêu hàng đầu là kiểm soát và duy trì đường huyết ổn định. Việc điều trị tiểu đường thai kỳ nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con, bà bầu cần cố gắng kiểm soát đường huyết ở mức ổn định trong giới hạn cho phép. Nhưng cũng không để đường huyết hạ quá thấp vì sẽ gây biến chứng hạ đường huyết rất nguy hiểm.

Quá trình điều trị tiểu đường thai kỳ cho thai phụ

Đối với thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ phải điều trị như nào cho phù hợp? Điều trị bệnh tiểu đường trong thai kỳ bằng thuốc và không dùng thuốc cần những lưu ý nào? Qua bài viết này, chúng ta cùng nhau tham khảo về quá trình điều trị tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu vừa hiệu quả, vừa an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Điều trị tiểu đường thai kỳ không dùng thuôc.

Với biện pháp điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ không dùng thuốc, yêu cầu cần thiết vẫn là kiểm soát tốt đường huyết. Muốn kiểm soát tốt đường huyết, bà bầu cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện thể lực là những yếu tố phụ trợ cho việc điều trị tiểu đường của thai phụ, vừa đảm bảo ổn định đường huyết, vừa phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường trong thai kỳ mà lại không phải sử dụng thuốc điều trị.

Quá trình điều trị tiểu đường thai kỳ cho thai phụ

Khi mang thai, dưỡng chất mẹ đưa vào là rất lớn nên thay đổi thói quen ăn uống dường như là một điều rất kho khăn với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, thực tế mẹ bầu không cần phải ăn quá nhiều về lượng mà vẫn đảm bảo đủ chất và kiểm soát đường huyết an toàn. Để có chế độ ăn phù hợp, cân bằng về năng lượng và dưỡng chất cho mẹ cùng thai nhi, bà bầu nên tham khảo ý kiến chuyên gia.

Để kiểm soát tốt đường huyết, thai phụ nên kiêng thức ăn và đồ uống chứa nhiều đường cũng như hạn chế đồ ăn giàu chất béo. Bà bầu nên tăng cường ăn rau xanh, chất xơ và ngũ cốc nguyên hạt.

Quá trình mang thai, thai phụ cần nhiều năng lượng nên luôn có cảm giác thèm ăn dễ làm đường trong máu tăng cao. Vì thế, bà bầu cần điều chỉnh thói quen ăn uống, chia nhỏ bữa ăn với lượng vừa phải mỗi bữa, cần hạn chế ăn đêm và đồ ăn vặt...

Một chế độ ăn uống phù hợp, kết hợp hoạt động thế chất thường xuyên sẽ giúp kiểm soát tốt đường huyết, nhờ tăng sử dụng glucose và giảm đề kháng insulin. Mẹ bầu có thể lựa chọn những môn luyện tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lợi, thiền, yoga và duy trì ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng hiệu quả kiểm soát đường huyết và tăng cường sức khỏe.

Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng thuốc.

Nếu biện pháp điều trị tiểu đường thai kỳ tự nhiên không có hiệu quả, thai phụ sẽ được bác sĩ xem xét cho sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường phù hợp. Các loại insulin có nguồn gốc từ người, là thuốc được dùng cho điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ. Phác đồ điều trị tiểu đường thai kỳ sẽ phụ thược vào tình trạng bệnh tiểu đường thai kỳ, đáp ứng của mẹ, tuổi thai nhi và cân nặng của mẹ và tuân thủ nghiêm chỉ định của bác sĩ.

Quá trình điều trị tiểu đường thai kỳ cho thai phụ

Với mỗi loại insulin mà thời gian từ khi tiêm đến khi ăn là khác nhau. Thông thường tại thời điểm ăn là khi insulin có tác dụng, cần lưu ý ăn đúng giờ sau khi tiêm bởi ăn muộn dễ bị hạ đường huyết rất nguy hiểm.

Hàng ngày, nên đo đường huyết 4-6 lần vào trước bữa ăn, sau bữa ăn 2 giờ và trước khi đi ngủ, để sớm phát hiện những thất thường còn có hướng xử lý kịp thời.

Kết luận: Thai phụ khi được xác định mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, cần sớm có biện pháp điều trị tiểu đường kịp thời, để đảm bảo an toàn cho sự phát triển của thai nhi, sức khỏe của cả mẹ và bé. Bởi bệnh tiểu đường thai kỳ không được điều trị tốt sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm xảy ra cho mẹ và thai nhi.

(Nguồn internet).

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2017

Mắc tiểu đường trong thai kỳ nguy hiểm như nào tới mẹ và thai nhi

Khi mang thai, sản phụ mắc bệnh tiểu đường cần kiểm soát tốt đường huyết nhằm tránh tăng lượng đường cho thai nhi, khiến thai nhi lớn hơn bình thường gây khó khi sinh nở.

Mắc tiểu đường trong thai kỳ nguy hiểm như nào tới mẹ và thai nhi

Vì thế, khi mang thai các chị em nên có chế độ ăn uống hợp lý để tránh mắc bệnh tiểu đường. Bởi khi mắc tiểu đường thai kỳ, cả người mẹ và thai nhi đều phải đối mặt với nhiều nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, nếu được điều trị tiểu đường thai kỳ tốt và đảm bảo khoa học thì mẹ và thai nhi sinh ra sẽ có sức khỏe tốt.

Qua bài viết này, các chuyên gia đầu ngành về Nội tiết sẽ giúp các mẹ bầu hiểu hơn về bệnh tiểu đường trong thai kỳ, những nguy cơ với thai nhi và người mẹ, chế độ dinh dưỡng cho thai phụ…

Thời gian chẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường thai kỳ.

Chứng bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn đường trong máu khi phụ nữ mang thai. Các chuyên gia cho biết: thai phụ có nguy cơ mắc tiểu đường trong thai kỳ là những thai phụ trên 35 tuổi, mang thai nhiều lần, cơ thể béo phì trước khi mang thai, trong khi mang thai tăng cân nhiều hoặc có tiền sử bị bệnh tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước, gia đình có người bị tiểu đường.

Những triệu chứng bị tiểu đường thai kỳ là không rõ ràng, chủ yếu được phát hiện khi thăm khám thai định kỳ. Theo chuyên gia, tăng đường máu xảy ra vào thai kỳ tuần 24-28 và biến mất khi sinh con ra.

Tuy nhiên, nếu không được điều trị tiểu đường trong thai kỳ, thai phụ và thai nhi có thể gặp phải nhiều biến chứng, thậm chí người mẹ có nguy cơ bị tiểu đường thực sự sau sinh.

Nguy cơ khi mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường.

Theo chuyên gia cho biết, khi thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ không kiểm soát tốt đường huyết sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và con.

Mắc tiểu đường trong thai kỳ nguy hiểm như nào tới mẹ và thai nhi

Ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ:
- Tăng nguy cơ tiền sản giật (sản giật 4 lần).
- Dễ gây sang chấn lúc sinh do thai to như: gẫy xương, trật khớp vai…
- Dễ bị băng huyết sau sinh.
- Tăng tỉ lệ phải mổ bắt thai và những hệ lụy do phẫu thuật.
- Đa ối là tình trạng nhiều nước ối, khiến sản phụ khó chịu và đau nhiều khi đẻ. Thậm chí có thể khiến sinh non hay vỡ ối gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Ảnh hưởng tới thai nhi:
- Gia tăng tỉ lệ dị dạng thai nhi: nếu không kiểm soát tốt đường huyết, thai nhi có nguy cơ bị dị tất bẩm sinh khá cao như dị tật hệ tiết niệu, hệ thần kinh và phổ biến nhất là các bệnh tim mạch.
- Thai to hoặc kém phát triển.
- Suy hô hấp cấp do dự trưởng thành của phổi bị ảnh hưởng do insulin tăng cao.
- Rối loạn chuyển hóa như hạ canxi huyết, hạ đường huyết.
- Tỉ lệ tử vong sau sinh tăng gấp 2-5 lần.

Kết luận: Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, khi mang thai mà thai phụ mắc tiểu đường trong thai kỳ, cần phải hết sức cẩn trọng và có biện pháp điều trị tiểu đường hiệu quả, nhằm mang lại sức khỏe cho cả mẹ và con.


(Nguồn Internet)