Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2016

Biện Pháp Chữa Trị Hồi Ph��c Liệt Nửa Người Sau Đột Quỵ Não

Tai biến mạch máu não là biểu hienj phát triển nhanh trên lâm sàng do rối loạn khu chú chứ năng kéo dài trên 24 giờ. Đột quỵ não là bệnh lý hay gặp do không ít nguyên nhân khác nhau, bệnh gây tử vong thứ 3 sau bệnh ung thư và tim mạch. Di chứng để lại sau tai biến mạch máu não hay gặp nhất là liệt nửa người.
Người bệnh sau tai biến gặp phải di chứng liệt nửa người cần được trợ giúp phục hồi để sớm hòa nhập cộng đồng (minh họa).
Nhận biết dấu hiệu liệt sau tai biến mạch máu não.
Biểu hiện lâm sàng di chứng liệt nửa người tiến triển qua 3 giai đoạn.
Giai đoạn đầu: liệt mềm trương lực cơ giảm kéo dài một vài tuần.
Giai đoạn liệt cứng: biểu hiện cơ cứng:
- Đầu người bệnh: nghiêng về bên liệt, mặt thì quay sang bên lành.
- Chi trên: Biểu hiện mẫu co cứng gấp: Xương bả vai bị kéo ra sau, dai vai kéo xuống dưới; Khớp vai khép và xoay vào trong; Khớp khuỷu tay gấp, cảnh tay sấp; Khớp cổ tay gấp mặt lòng, hơi nghiêng về xương trụ; Các ngón tay gấp và khép.
- Thân mình: nghiêng về bên liệt và xoay ra sau.
- Chi dưới: Biểu hiện mẫu co cứng duỗi: Hông bên liệt kéo lên trên và xoay ra sau; Khớp háng duỗi, khép và xoay ra ngoài; Khớp gối duỗi, khớp cổ chân gập mặt lòng, bàn chân nghiêng vào trong, các ngón chân gấp và khép.
Giai đoạn cuối (giai đoạn để lại di chứng): trương lức cơ tăng, nhiều khi tăng quá dẫn tới co cứng, lúc này bệnh nhân nghiêng về bên liệt, mặt quay về bên lành; chi trên co cứng ở tư thế gập, chi dưới đi dáng chấm phẩy.
Các triệu chứng kèm theo có thể có.
- Bên bị liệt mất hoặc giảm cảm giác.
- Miệng méo, uống nước khó, ăn thức hay vãi phía liệt, không thổi lửa được..
- Rối loạn ngôn ngữ nếu tổn thương não bán cầu ưu thế: liệt bên phải nếu thuận tay phải.
- Một số triệu chứng khác: rối loạn cơ tròn, rối loạn cảm giác nửa người bên liệt, v.v..
=> Bạn quan tâm tới thiểu năng tuần hoàn não
Biến chứng, nguy cơ khi bị tai biến mạch máu não.
- Loét do tỳ đè ép.
- Co cứng, co rút, xương hóa lạc chỗ.
- Xương dễ gãy do loãng.
- Viêm tắc tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch.
- Rối loạn đại tiểu tiện.
=> Có thể bạn chưa biết biến chứng bệnh tiểu đường là nguyên nhân dẫn tới đột quỵ.
Chữa trị tai biến mạch máu não.
Phục hồi chức năng sinh hoạt cho người bệnh sau tai biến mạch máu não, bao gồm các giai đoạn sau:
- Giai đoạn đầu:
+ Các kỹ thuật vị thế: giường nằm và các vị thế nằm đúng theo chuẩn phục hồi.
+ Tập vận động thụ động nửa người bên liệt:
Ở khớp vai: thực hiện gấp, duỗi, khép, xoay trong và xoay ngoài.
Ở khớp khuỷu tay: thực hiễn gấp, duỗi khuỷu, quay sấp xoay ngửa cẳng tay.
Ở khớp cổ tay: thực hiện gấp duỗi, nghiêng trong ngoài khớp cổ tay.
Ở các ngón tay: thực hiện gấp duỗi, khép các ngón tay.
Ơt khớp háng: thực hiện gấp duỗi, khép và xoay trong ngoài.
Khớp gối và khớp cổ chân: thực hiện gấp duỗi.
Các ngón chân: thực hiện gấp duỗi, khép ngón.
- Giai đoạn sau:
+ Tập theo mức vận động có trợ giúp và chủ động.
+ Tập vận động ở các tư thế nằm, ngồi, đứng, đi.
+ Thực hiện tập vận động với dụng cụ trợ giúp.
+ Tập thực hiện các hoạt động tự chăm sóc.
+ Tập nói, giao tiếp (với những bệnh nhân thất ngôn).
- Giai đoạn hoà nhập:
+ Tư vấn phòng ngừa di chứng và tai biến tái phát cho bệnh nhân và gia đình.
+ Thay đổi nơi ở và môi trường xung quanh cho phù hợp với bệnh nhân.
+ Trợ giúp người bệnh đi lại, sinh hoạt, giúp việc.
+ Tham gia các nhóm hoạt động hòa nhập cộng đồng như hội tàn tật, hội nhóm trợ giúp…
+ Trợ giúp tâm lý người bệnh và gia đình sau tai biến: người bệnh gặp phải những di chứng không thể phục hồi và thành khiếm khuyết.
Điều trị thuốc.
Dùng thuốc điều trị theo nguyên nhân như: thuốc chống tăng huyết áp, thuốc điều hòa đường máu, thuốc điều trị rối loạn mỡ máu…

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

Tăng Cường Sức Đề Kháng Cho Trẻ Trong Mùa Dịch Bệnh Từ Th��c Phẩm

Từ những thực phẩm hàng ngày như: thịt nạc, hải sản, sữa chua, rau củ màu xanh đậm, trái cây họ cam, khoai lang… là những thực phẩm giàu hàm lượng dưỡng chất cho bé, giúp trẻ cải thiện cũng như tăng cường sức đề kháng tránh tình trạng bé hay ốm trong mùa dịch bệnh đang đỉnh điểm.
Thịt nạc chứa nhiều protein thành phần quan trọng tăng cường sức khỏe. (minh họa)
Thịt Nạc.
Thịt nạc được biết đến có khả năng tăng cường sức đề kháng kháng lại bệnh tật cho cơ thể. Trong thịt nạc có chứa nhiều protein, là một thành phần rất quan trọng giúp bảo vệ, duy trì và tăng cường sức khỏe cho trẻ. Vi chất kẽm cũng có rất nhiều trong thịt nạc, một chất giúp các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng. Vì vậy, để con yêu luôn có được sức khỏe tốt, cha mẹ nên thường xuyên cho bé ăn các loại thịt nạc từ thịt heo, thịt bò, thịt gà…
Thực phẩm chứa nhiều kẽm.
Vi chất kẽm có tác dụng khống chế sự sinh sôi nảy nở của virut. Sức đề kháng của trẻ phụ thuộc vào kẽm giúp phòng chống nhiễm bệnh. Vì thế, cha mẹ hãy bổ sung kẽm cho trẻ nhằm tăng cường sức đề kháng của trẻ. Khi bé được cung cấp đủ vi chất kẽm, sức đề kháng của trẻ đủ sức chống lại bệnh tật, cha mẹ hãy thường xuyên bổ sung kẽm từ các thực phẩm như tôm, cua, hàu, cá (cá thu, các mòi, cá hồi..) vào thực đơn của bé.
=> Tình trạng bé khóc dạ đề cha mẹ nên biết.
Tăng cường ăn rau củ màu xanh đậm.
Cha mẹ hãy bổ sung các loại rau củ quả có chứa nhiều hàm lượng vitamin A và vitamin C cho trẻ hàng ngày nhé. Vitamin A và C là 2 loại vitamin có vai trò tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin A có nhiều trong các loại rau của quả màu cam như đu đủ, cà rốt, bí đỏ. Vitamin C có nhiều trong các loại quả như chanh, bưởi, cam… Ngoài ra, khi cha mẹ cho bé ăn các loại rau củ quả trên còn giúp bổ sung carotene, protein và các khoáng chất như canxi, sắt, phốt pho. Các chất này thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ, đồng thời cũng tăng cường khả năng phòng chống bệnh truyền nhiễm rất hiệu quả.
Sữa chua có nhiều lợi khuẩn có ích cho hệ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch của trẻ (minh họa)
Sữa chua.
Trong sữa chua có chứa các vi khuẩn có lợi như probiotic. Các vi khuẩn này sống trong ruột có khả năng cải thiện hệ tiêu hóa. Ngoài ra các lợi khuẩn này còn đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể bé chống lại bệnh tật. Sữa chua không chỉ là thực phẩm giàu dinh dưỡng, mà còn thực phẩm giúp nâng cao sức đề kháng của con, vì vậy mẹ nên cho bé ăn sữa chua đều đặn mỗi ngày.
=> Bé biếng ăn cũng khiến hệ miễn dịch của trẻ yếu kém.
Trái cây họ cam.
Các loại cây họ cam chứa nhiều vitamin C, giúp duy trì và tăng cường sức đề kháng của trẻ. Nhất là với thời tiết nóng nực thì những ly nước cam, nước chanh sẽ rất thích hợp. Vậy nên, để con luôn có sức khỏe tốt mẹ hãy thường xuyên cho bé thưởng thức các loại quả này. Tuy nhiên, bé có thể bị viêm họng, nên thay vì cho bé uống nước cam, chanh lạnh cha mẹ hãy cho con uống nước cam, chanh ấm.
Khoai lang cũng giúp tăng cường sức khỏe cho bé mẹ nhé (minh họa)
Các loại khoai.
Bao gồm khoai lang, khoai tây, khoai sọ… Các loại khoai này có khả năng hút nước, hút chất béo, chất độc và lượng đường dư thừa. Thường xuyên ăn khoai sẽ giảm thiểu được nguy cơ bệnh kho mắt, nhuận tràng, tránh táo bón.
Để bé có được sức khỏe tốt nhất, cha mẹ cũng nên đảm bảo thực đơn cho bé hàng ngày được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Giúp bé ăn ngon miệng, ăn nhiều thì cha mẹ nên thường xuyên thay đổi món ăn hàng ngày cho bé. Cha mẹ không nên ép con ăn quá nhiều một loại thực phẩm nào đó, dù thực phẩm đó có tốt đến đâu chăng nữa, cha mẹ cũng chỉ nên cho con ăn lượng vừa đủ phù hợp với độ tuổi và thể chất của trẻ.

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2016

Các Nguy Cơ Làm Bạn Gặp Khó Khăn Trong Giảm Cân

Khi bạn luôn chăm chỉ tập luyện thể thao, luôn chú ý tới chế độ ăn uống của bản thân. Vậy mà cân nặng của bạn vẫn không giảm? Bạn đã bao giờ nghĩ tới mình đang bị bệnh nào đó, khiến quá trình giảm cân của bạn gặp khó khăn? Bạn đừng nghĩ rằng, khi cơ thể bị bệnh thì sẽ sụt cân, một số bệnh như tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh về tuyến giáp… khi xuất hiện sẽ khiến bạn gặp không ít trở ngại trong việc giảm cân. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết các nguyên nhân nhé:
Có thể bạn mắc một số bệnh khiến quá trình giảm cân gặp trở ngại (minh họa)
Bạn mắc bệnh tiểu đường.
Một khi bạn mắc đái tháo đường tuýp 2, cơ thể của bạn không có được những phản ứng bình thường để giúp cơ thể ổn định lượng đường trong máu. Khi lượng đường trong máu tăng cao, các cơ chế sản sinh, tiêu thụ năng lượng, đốt cháy chất béo của cơ thể cũng gặp nhiều trở ngại. Vì thế, những bệnh nhân tiểu đường có khả năng tăng cân hoặc giảm cân đột ngột rất khó kiểm soát, nó có mối liên kết giữa tình trạng thừa cân và điều tiết lượng đường huyết.
Hiện nay, sự thật đáng lo ngại là có nhiều bạn trẻ và trẻ nhỏ được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường do thừa cân béo phì. Tình trạng ở các đối tượng này hầu hết đều do lười vận động, lại tiêu thụ quá nhiều thực phâm tinh chế, thực phẩm chế biến sẵn…
=> Bonidiabet giúp ổn định đường huyết bạn biết chưa?
Thiểu năng tuyến giáp trạng hay suy giáp
Suy giáp là bệnh lý liên quan tới tuyến giáp, ngày nay do điều kiện sống mà bệnh trở nên thường gặp với phái nữ. Khi mắc bệnh ở tuyến giáp, cơ thể người phụ nữ gặp phải các triệu chứng như mệt mỏi, căng thẳng, hay đổ mồ hôi đêm, không chịu được lạnh… và kiểm soát cân nặng bản thân khó khăn hơn.
Trong cơ thể, tuyến giáp chịu chức năng cho sự trao đổi chất, nhiệt độ, quá trình tiết mồ hôi và biến chuyển năng lượng trong cơ thể. Vì vậy, khi chức năng của tuyến giáp bị suy giảm, nó sẽ làm quá trình trao đổi chất bị chậm lại và gặp không ít khó khăn trong quá trình giảm béo.
Tuyên giáp trong cơ thể, chịu nhiều tác động bở stress. Vì thế, khi bạn càng chịu nhiều sự căng thẳng về thể chất và ý thức thì nguy cơ tiềm ẩn gây ra tình trạng bệnh tuyến giáp càng tăng. Vậy nên, khi bạn cố gắng giảm béo mà không thành công, hay kiểm tra tuyến giáp để biết mình có mắc bệnh tuyến giáp hay không.
Mắc các bệnh lý tim mạch
Khi mắc các bệnh lý về tim mạch, hệ quả kéo theo là mức độ cholesterol trong cơ thể tâng cao, làm cho thành động mạch dày lên, tăng cao nguy cơ tiềm ẩn nhồi máu cơ tim và thiểu năng tuần hoàn não (đây cũng là yếu tố dẫn tới đột quỵ)… tất cả các nguy cơ này đều gây trở ngại cho cho cơ thể, trong quá trình chuyển hóa năng lượng và tiêu thụ chất béo… Do vậy, những người mắc bệnh tim mạch dễ có khả năng thừa cân.
Hội chứng đa nang buồng chưng.
Đây là tình trạng rối loạn nội tiết tố trong cơ thể nữ giới. Hội chứng buồng chứng đa nang có dấu hiệu như: kinh nguyệt không đều, lông rậm, nhiều mụn trứng cá và béo phì…
Các chuyên gia về sức khỏe cho biết, bệnh lý này ảnh hưởng đến thời kỳ kinh nguyệt, tác động đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Hơn thế nữa, phụ nữ bị hội chứng buồng chứng đa nang có thể gặp phải tình trạng đường máu và testosterone trong máu không ổn đinh. Đây có thể là lý do gây vô sinh và gây hại cho tuyến giáp. Khi lượng đường huyết không ổn đinh và bị bệnh liên quan đến tuyến giáp thì lại càng khó khăn trong việc kiểm soát cân nặng của bản thân.
Một khi chúng ta gặp bất kì điều gì nghi ngờ về tình trạng sức khỏe bản thân, hãy đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và chẩn đoán sớm phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị tốt nhất.

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2016

Phòng Tránh Chứng Thiểu Năng Tuần Hoàn Não Thoáng Qua Ở Người Trẻ Tuổi

Chứng thiếu máu não thoáng qua hay còn được gọi là bệnh thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn xảy ra nhất thời khu trú tại não, sinh ra bởi bệnh lý mạch máu và nó hoàn toàn mất trong 24 giờ. Thiểu năng tuần hoàn não được coi vừa là yếu tố nguy cơ vừa là dấu hiệu ban đầu của đột quỵ não.
Đau nhức đầu dấu hiệu cảnh báo người trẻ gặp phải bệnh thiếu máu não thoáng qua. (minh họa)
Tuần hoàn não xảy ra ở mọi lứa tuổi, chứ không chỉ ở người già mà còn có thể gặp cả ở người trẻ tuổi. Người trẻ tuổi thường có sức khỏe tốt nên hay bỏ qua dấu hiệu nhận biết và khiến bệnh ngày càng trầm trọng. Thiểu năng tuần hoàn não thoáng qua được xác định là dấu hiệu nhận biết có nguy cơ cao mắc phải tai biến mạch máu não. Vì vậy khi có những triệu chứng sau đây, chúng ta cần phải đi khám ở các cơ sở y tế để sớm tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.
- Tê tay chân: thông thường bệnh nhân đột nhiên có cảm giác tê ở một tay, tê từ bàn tay trở lên, cảm giác vừa tê bàn tay vừa nhức nhối khó chịu, có cảm giác kiến bò.
- Bại tay, chân: bệnh nhân gặp phải khi tỉnh ngủ có cảm giác tay chân không cử động được hoặc cử động được nhưng mỏi và không có lực.
- Rối loạn tiếng nói: Đang nói thì dừng lại không nói được, phải nghỉ một lúc mới tiếp tục nói bình thường.
Bệnh nhân cảm thấy đau nhức, mỏi vai gáy (ban đầu đau ở gáy sau lan ra vai và xuống tay), tai ù có cảm giác ve kêu trong tai và chóng mặt xảy ra ở mọi tư thế. Các rối loạn này bất ngờ xuất hiện rồi trở lại hoạt động bình thường trong vòng 24 giờ và không để lại di chứng. Vì vậy, khi phát hiện các triệu chứng trên chúng ta cần chú ý tới các nguyên nhân sau.
- Bệnh tim mạch: là các bệnh van tim, tổn thương thành mạch, rối loạn về máu… cần làm xét nghiệm để đánh giá và phân biệt nhưu siêu âp tim mạch, xét nghiệm máu.
- Các loại viêm nhiễm: nhất là viêm màng não, viêm mạch máu não do lao.
- Xơ cứng mạch não ở người trẻ tuổi: đây là vấn đề cần được chúy ý quan tâm. Người bệnh cần được xét nghiệp máu, siêu âm mạch máu não…
=> Bệnh tiểu đường làm đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch bạn cần biết.
- Thoái hóa đốt sống cổ: có khá nhiều triệu chứng đôi khi khó nhận biết, người bệnh thường có cảm giác đau mỏi gáy rồi lan xuống vai ở một bên hoặc cả hai, có trường hợp đau lan xuống cánh tay; có trường hợp ù tai, chóng mặt, mỏi tay chân một hoặc cả hai bên. Ta cần chú ý đề phòng, không gối đầu cao, quay cổ mạnh.
- Co thắt mạch: có thể do mạch máu dị dạng hay do cơn động kinh cục bổ, do tắc mạch bẩm sinh.
Tùy theo nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị cụ thể. Bệnh nhân cần uống thuốc tăng cường tuần hoàn não, tăng ôxy não (có thể dùng cavinton ngày 2-3 viên). Dùng hoa hòe thay nước uống hằng ngày. Tăng cường phục hồi chức năng thần kinh bằng vitamin B1 và B6. Nên tập xoa bóp, chú ý xoa vùng mặt và vùng bụng, xoa tay, chân.
Bên cạnh đó, người bệnh cần được an tâm, tin tưởng và quyết tâm chữa bệnh, tránh lo nghĩ nhiều trong đời sống xã hội và gia đình, luôn luôn cân bằng giữa lao động và nghỉ ngơi, thức và ngủ.

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2016

Các Lưu Ý Về Thức Ăn Cho M�� Phòng Tránh Tình Trạng Trẻ Khóc Dạ Đề

Khi chúng ta có được giấc ngủ sâu, cơ thể được phục hồi cả về thể chất và tinh thần, hệ miễn dịch của cơ thể được tăng cường, giúp giải tỏa căng thẳng, chống mệt mỏi, chống lão hóa, làm đẹp da… Một chút thay đổi trong thực phẩm hàng ngày sẽ đem đến cho mẹ và bé một giấc ngủ ngon một cách tự nhiên, nhất là tránh được tình trạng trẻ khóc dạ đề do kích ừng từ thực phẩm mẹ ăn. Sau đây là những thực phẩm mẹ nên tránh và nên sử dụng giúp mẹ với con ngủ ngon giấc, không lo tình trạng bé khóc dạ đề sảy ra.
Thực phẩm mẹ ăn vào trẻ đều hấp thục được qua sữa mẹ
mẹ cần lưu ý để không gặp phải tình trạng bé khóc đêm do kích ứng từ thực phẩm mẹ ăn (minh họa)
Thực phẩm nên tránh để có giấc ngủ ngon.
Cafein và cà phê: Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, cà phê không hề cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể, mà còn gây ra sự kích thích làm cơ thể tỉnh táo. Khi mẹ uống nhiều café trẻ lại bú sữa mẹ đồng nghĩa trẻ cũng hấp thu café từ sữa mẹ, có thể gây mất ngủ cho cả mẹ lẫn con, trẻ không ngủ được sẽ cảm thấy khó chịu và quấy khóc về đêm.
Đồ ăn cay: Khi ăn thực phẩm cay nóng nhiều có thể gặp phải các vấn đề về giấc ngủ. Bởi ăn nhiều đồ cay nóng có thể bị ợ nóng làm ảnh hưởng tới giấc ngủ. Vì vậy, các chuyên gia thực phẩm kiến nghị, trong mỗi ngày nếu ăn đồ cay nóng thì nên ăn vào buổi trưa chứ không nên ăn vào buổi tối.
Thực phẩm dầu mỡ: Các thức ăn nhiều dầu mỡ sẽ làm gia tăng gánh nặng công việc cho hệ tiêu hóa, gan, mật và tuyến tụy, kích thích hệ thần kinh trung ương làm cho nó luôn trong tình trạng phải làm việc dẫn tới mất ngủ.
Rượu, cồn: Tuy đồ uống có cồn có tác dụng an thần, nhưng uống rượu bia vào buổi tối sẽ gây trở ngại cho cơ thể bước vào giai đoạn ngủ sâu. Nhất là những mẹ có con nhỏ, đang trong thời gian cho con bú, thì càng không nên sử dụng rượu bia vì mẹ ăn uống gì cón sử dụng đấy, điều này sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ của cả mẹ và con.
=> Bonikiddy giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch mẹ nhé.
Thực phẩm nên sử dụng để giấc ngủ ngon
Sữa ấm, sữa chua: Theo các nghiên cứu cho biết, tình trạng mất ngủ sảy ra khi cơ thể thiếu canxi. Nhất là trẻ nhỏ, khi thiếu canxi trẻ cũng trở nên khó ngủ dẫn tới tình trạng khóc dạ đề. Vì thế, để có giấc ngủ tốt cần bổ sung đầy đủ canxi cho cơ thể. Các thực phẩm từ sữa như sữa chua chẳng hạn, cung cấp một lượng canxi lớn cho cơ thể, đảm bảo giấc ngủ sâu và ngon.
Chuối: Chuối là thực phậm trong tự nhiên có tác dụng hỗ trợ giấc ngủ ngon một cách hiệu quả. Trong chuối có chứa lượng lớn potassium, cung cấp nhiều B6 chúng giúp cơ thể sản sinh nhiều melatonin một chất giúp loại bỏ căng thẩng về thể chất, đem lại giấc ngủ tự nhiên tối ưu.
Nho: có chứa melatonin chất gây buồn ngủ tự nhiên, giúp cơ thể làm quen với chu kỳ ngủ từ đó giúp ngủ ngon hơn và nhanh vào giấc ngủ hơn. Mẹ chỉ cần thả vài trái nho vào cốc sữa là phương án lý tưởng vừa giúp bổ sung melatonin, vừa tăng lượng canxi không những giúp mẹ ngủ ngon mà con cũng được hưởng lợi. Từ đó mẹ không phải lo con khóc đêm vì những kích ứng từ sữa mẹ nưa.
Khoai lang: Khoai lang không chỉ chứa lượng lớn protein mà còn chứa rất nhiều kali. Chất này có tác dụng thư giãn cơ bắp, tạo giấc ngủ sâu hơn. Phần lớn chất dinh dưỡng được tìm thấy trong vỏ khoai lang, vì thế để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên dùng cả vỏ lẫn phần thịt.

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

Huyết Phủ Trục Ứ Thang Bài Thuốc Điều Trị Bệnh Thiểu Năng Tuần Hoàn Não

bài thuốc Huyết phục trục ứ thang chữa trị bệnh thiểu năng tuần hoàn não (hay bệnh thiếu máu não) rất hiệu quả và giúp cải thiện tình trạng gây đau tức ngực, đau đầu lâu không khỏi, đau như kim châm, điểm đau nhất định, hồi hộp…
Bài thuốc đông y giúp điều trị bệnh thiếu máu não (minh họa)
Theo đông y dân gian, cơ thể con người được duy trì khỏe mạnh là bởi khí huyết được lưu thông thuận hòa. Máu nuôi dưỡng tế bào để chúng phát triển và sinh sôi. Khi mà cơ thể không cung cấp đủ máu hay lưu thông máu không được thuận lợi đến các cơ quan tổ chức ở xa, cơ thể khi đó rơi vào các trạng thái bệnh lý. Khi cơ quan nào bị ứ máu thì hoạt động của cơ quan đó sẽ bị ngưng chệ, làm tế bào bị tổn thương khiến người bệnh có cảm giác đau đớn, có thể dẫn tới mạn tinh khi không được phát hiện kịp thời, chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng. Đặc biệt, khi máu bị ứ không lên não được sẽ gây ra tình trạng thiếu máu não hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não với các dấu hiệu nhận biết như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, mất ngủ, suy giảm trí nhớ. Y học cổ truyền cho rằng, nguyên nhân dẫn tới bệnh thiểu năng tuần hoàn não là do khí hư, khị trệ dẫn đến huyết ứ làm giảm lưu lượng máu lên não.
Bài thuốc cổ phương Huyết phủ trục ứ thang lưu truyền lâu đời, trực trị các chứng huyết ứ ở ngực, huyết hành không thông gây đau tức ngực, đau đầu không khỏi, đau như kim châm, trống ngực hồi hộp, đêm không ngủ được, ngủ không yên giấc. Bài thuốc bao gồm các dược vị như sau: Đương quy 12-16g; Đào nhân 8-16g; Chỉ xác 6-8g; Sài hồ 8-12g; Cát cánh 6-8g; Ngưu tất 6-12g; Sinh địa 12-16g; Hồng hoa 6-12g; Xích thược 8-12g; Xuyên khung 6-8g; Cam thảo 4g.
Bài thuốc này hợp thành của Tứ vật đào và Tứ nghịch tán thêm Cát cánh, Ngưu tất. Tứ vật đào hồng giúp hoạt huyết hóa ứ dưỡng huyết, Tứ nghịch tán để hành khí hòa huyết và sơ can. Cát cánh để khai phế dẫn thuốc, hợp với Chỉ xác làm điều hòa thăng giáng của khí ở thượng tiêu. Ngưu tất thông lợi huyết mạch dẫn huyết đi xuống. Đây được gọi là nhất thăng nhất giáng phối ngũ thành phương chữa được tất cả các chứng nê trệ do huyết ứ nên được gọi là trục ứ. Nếu khí huyết làm tắc kinh mạch gây đau vai, đau tay, hay đau toàn thân lâu không khỏi thì giữ lại Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa, Đương quy, Ngưu tất, Cam thảo thêm Tần giao, Khương hoạt, Mộc dược, Ngũ linh, Hương phụ, Địa long để hoạt huyết hành khí ứ thông lạc, thông tý chỉ thống gọi là Thân thống trục ứ thang.
=> Bạn quan tâm tới Bệnh tiểu đường.

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2016

Nguy Cơ Cao Mắc Bệnh Đái Đường Ở Trẻ Nhỏ

Thông thường chúng ta chỉ chú ý và biết đến bệnh tiểu đường xảy ra nhiều ở người lớn, tuy vậy bệnh tiểu đường vẫn có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ. Khi trẻ nhỏ mắc bệnh tiểu đường thì việc điều trị khó khăn hơn ở người lớn.
Trẻ béo phì dễ mắc bệnh tiểu đường hơn (minh họa)
Trẻ nhỏ mắc bệnh tiểu đường thường do các yếu tố di truyền và quá trình viêm tự miễn làm phá hủy cấu trúc tế bào peta ở tụy, dẫn tới làm giảm khả năng sản sinh insulin, gây tăng đường huyết mạn tính. Bệnh tiểu đường ở trẻ nhỏ cũng giống như ở người lớn, cũng tồn tại hai loại bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Với trẻ nhỏ mắc đái tháo đường tuýp 1 là do trẻ có rối loạn tổng hợp insulin, rối loạn sản sinh insulin và có tính chất bẩm sinh. Còn trẻ nhỏ mắc bệnh đái đường tuýp 2 thường yếu tố là do béo phì, thừa cân, thường ngày cuộc sống của trẻ thiếu cân bằng gây nên.
Ngày trước, chúng ta chỉ thấy ghi nhận bệnh đái tháo đường ở người trưởng thành, nhưng hiện nay căn bệnh này đã có xảy ra ở trẻ nhỏ, bởi chế độ dưỡng chất hiện đã có sự thay đổi so với trước đây. Đái tháo đường ở trẻ nhỏ xảy ra nhiều hơn khi trẻ bị thừa cân, béo phì ngày càng nhiều. Khi trẻ nhỏ mắc bệnh tiểu đường thì việc điều trị là rất khó khăn, bởi trẻ nhỏ đang rất cần nhiều dinh dưỡng để phát triển cơ thể, mà dinh dưỡng lại là yếu tố cản trở quá trình trị bệnh.
=> Bonidiabet thực phẩm giúp ổn định đường huyết trong điều trị bệnh tiểu đường.
Việc chẩn đoán trẻ nhỏ có mắc bệnh tiểu đường cũng không hề dễ dàng. Do người lớn ít nghĩ rằng trẻ mắc bệnh này, nên không đưa trẻ đi kiểm tra khám bệnh. Vì thế, khi có nghi ngờ trẻ nhỏ bị đái tháo đường (nhất là trẻ béo phì), bố mẹ cần đưa trẻ đến các bác sĩ chuyên khoa nội tiết kiểm tra. Khi đã được xác định là mắc bệnh thì việc điều trị là vô cùng phức tạp, nhất là ở trẻ mắc đái tháo đường tuýp 2, ngoài việc điều trị dùng thuốc theo chỉ định, trẻ còn phải tuân theo chế độ ăn kiêng cực kỳ nghiêm ngặt.
Bệnh đái tháo đường nếu không được điều trị đúng đắn, chẳng những không kiểm soát được đường huyết mà còn gây ra nhiều biến chứng như hạ đường huyết một biến chứng vô cùng nguy hiểm. Não bộ của trẻ luôn cần được cung cấp đường để nuôi não, nên khi đường huyết hạ thấp não không được cung cấp đường đầy đủ dẫn tới giảm sự phát triển của não làm giảm trí thông minh, giảm thị lực khi tình trạng hạ đường huyết kéo dài và thường xuyên xảy ra.
Với bé bị bệnh tiểu đường loại 1 thì chế độ ăn uống hàng ngày vẫn như bình thường, chỉ cần hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, tinh bột và mỡ động vật. Với trẻ bị bệnh loại 2 thì cần tính toán năng lượng và tinh bột cung cấp cho trẻ một cách chặt chẽ và hợp lý; Nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày, vì ăn quá nhiều trong một bữa sẽ làm đường huyết tăng cao. Ngoài ra cần kiểm tra đều đặn nông độ đường huyết để có phương pháp điều trị thích hợp.
Các thực phẩm như bắp, khoai sọ, các loại rau xanh như bắp cải, rau cần, rau muống, trái cây chín ít ngọt như thanh long, bưởi, cam, táo ta, lê, mận nên bổ sung hằng ngày để cung cấp vitamin và chất khoáng cho cơ thể trẻ. Bên cạnh đó, việc vận động cơ thể, tập thể dục, cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, nhất là trẻ béo phì.
=> Bạn quan tâm tới Thiểu năng tuần hoàn não