Bệnh nhân mắc phải tai biến mạch máu não nếu sau tai biến được chăm sóc đúng cách, sẽ giúp khắc phục được các di chứng một cách nhanh chóng và phòng tránh được nguy cơ xảy ra tai biến mạch máu não tái phát. Vậy chăm sóc người bệnh sau tai biến mạch máu não, chúng ta cần chú ý những điều gì? Sau đây là những điều chúng ta cần lưu ý khi chăm sóc người bệnh.
Chế độ dinh dưỡng.
Một chế độ ăn uống hợp lý cho bệnh nhân sau tai biến mạch máu não cần cân bằng giữa các nhóm dưỡng chất và đầy đủ dinh dưỡng như chất béo, protein và carbohydrate, cần tăng cường cho người bệnh ăn nhiều các loại cá như cá ngừ, cá hồi và các loại rau củ quả và trái cây tười.
Để người bệnh dễ nuốt và dễ hấp thu thì các loại thức ăn cần được chế biến ở dạnh mềm như cháo, súp… hạn chế dùng muối nhằm tránh nguy cơ tăng huyết áp.
Các loại thức ăn cứng khó nuốt không nên cho người bệnh ăn. Cho người bệnh ăn từng muỗng nhỏ và từ từ, đợi bệnh nhân nuốt hết rồi mới đút tiếp tránh bệnh nhân bị nôn sặc rất nguy hiểm. Trường hợp người bệnh không tự ăn được, cần phải ăn bằng ống thông dạ dày có sự hỗ trợ của nhân viên y tế.
Nên chia nhỏ các bữa ăn ra, khoảng các giữa các bữa ăn từ 2 đến 3 giờ tùy theo số lượng mỗi lần ăn.
Chế độ nghỉ ngơi.
Thực hiện chế độ nghỉ ngơi điều độ, nên nghỉ trưa 30 phút, tránh thức khuya.
Khi người bệnh ngủ cần chú tới tư thế, phía đầu phải cao hơn so với cổ và thân người, tránh gối quá cao gây khó thở. Ngoài ra cần giữ vệ sinh sạch sẽ quần áo, ga trải giường để tránh vi khuẩn.
Đa số người bệnh sau tai biến mạch máu não thường rất buồn phiền và tự ti, người nhà nên quan tâm động viên chăm sóc để người bệnh vui vẻ lạc quan hơn.
=> Bệnh thiểu năng tuần hoàn não là một trong những nguyên nhân chính gây đột quỵ.
Chế độ vận động phục hồi
Liệt nửa người là một trong những di chứng rất thường gặp ở người bị tai biến mạch máu não. Tùy vào mức độ của di chứng mà người nhà nên xem xét để người bệnh tự tập ở nhà hay đi tập vật lý trị liệu.
Khi tập luyện hồi phục ở nhà, người bệnh cần đảm bảo vận động đủ 30 phút với các bài tập nhẹ nhàng mỗi ngày, như đi lại trong nhà hay sân vườn và cần có người thân đi kèm để hỗ trợ khi cần. Nên thường xuyên xoa bóp tay chân cho bệnh nhân giúp máu lưu thông tốt, ngăn ngừa chứng cứng khớp, teo cơ…
Nếu bệnh nhân bị di chứng nặng, phải nằm liệt thì cần thường xuyên xoa bóp và thay đổi tư thế của bệnh nhân để tránh tình trạng teo cơ nặng hơn, đặc biệt là hạn chế được viêm loét, hoại tử da do tì đè...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét