Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2016

Các căn bệnh là nguyên nhân của bệnh mất ngủ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh mất ngủ, ngoài các yếu tố căng thẳng, stress còn phải kể đến một số căn bệnh mắc phải như tiểu đường, trầm cảm, hen xuyễn... làm rồi loạn giấc ngủ của bạn.
Qua bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu một số bệnh lý mắc phải khiến bạn mất ngủ, để từ đó có được biện pháp chữa bệnh mất ngủ hiệu quả nhất.
Mất ngủ do bị tiểu đường.
Khi mắc tiểu đường, người bệnh thường có những biến động về đường huyết, cơ thể thường đổ nhiều mồ hôi đêm và đi tiểu thường xuyên, khiến cho giấc ngủ về đêm bị rối loạn. Để yếu tố này không làm ảnh hưởng tới giấc ngủ, người bệnh nên đi vệ sinh trước khi ngủ và không uống nước trước khi ngủ.
Viêm đau mãn tính.
Các bệnh lý viêm đau mãn tính như viêm khớp, đau cơ... khiến khó ngủ hơn do các cơn đau gây ảnh hưởng, ngoài ra khi bị viêm khớp mỗi khi thay đổi vị trí nằm ngủ sẽ khó ngủ loại hơn. Mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải vào sáng sớm.
>> Điều trị mất ngủ hiệu quả không cần dùng thuốc.
Mắc bệnh lý về tim mạch.
Những người bị động mạch vành, suy tim xung huyết là bệnh lý tim mạch gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ. Động mạch vành khiến người bệnh đau tức ngực, nhịp tim rối loạn, gây đau tim trong khi ngủ. Trong khi suy tim xung huyết do khả năng bơm máu của tim suy yếu, máu bị chảy ngược và tăng áp lực lên mạch máu, khiến dịch máu dư thừa tràn ra các bộ phận của cơ thể, tích tụ bên cạnh phổi khiến bạn khó thở dẫn tới giấc ngủ đêm của bạn bị gián đoạn.
Mắc bệnh trầm cảm.
Các chuyên gia y tế cho biết, mất ngủ là triệu chứng phổ biến và nghiêm trọng của bệnh trầm cảm. Người bị trầm cảm thường có cảm giác lo lắng, khó chịu kéo dài dẫn tới luôn trong tình trạng tỉnh táo, tinh thần căng thẳng không thư giãn, khiến bạn khó ngủ hơn.
>> Xem cách chữa mất ngủ không cần dùng thuốc.
Mắc bệnh hen xuyễn.
Người bệnh bị hen xuyễn thường bị rối loạn về giấc ngủ do khó thở, thở khò khè và ho. Hen xuyễn thường nặng hơn vào ban đêm do sức đề kháng của đường hô hấp suy giảm về đêm, trong khi điều trị hen xuyên thì một số loại thuốc cũng gây mất ngủ hoặc khó ngủ.
Mắc rối loạn ăn uống.
Theo các chuyên gia cho biết, khi bị rối loạn ăn uống cơ thể dễ bị suy dinh dưỡng, cân nặng giảm quá mức hay ăn uống không điều độ cũng là những yếu tố làm ảnh hưởng tới giấc ngủ. Ăn uống kém khiến cơ thể gầy còm, suy dinh dưỡng, thời gian của giấc ngủ sâu ít đi. Trong khi, ăn uống vô độ làm cho hệ tiêu hóa hoạt động quá mức cũng gây ảnh hưởng tới giấc ngủ ngon.
Kết luận: Trên đây là một số bệnh lý khiến bạn mất ngủ. Vì vậy để có được giấc ngủ ngon, ngoài điều trị mất ngủ căn bản bạn cũng phải biết các yếu tố bất gây ảnh hưởng giấc ngủ trên để có biện pháp chữa bệnh mất ngủ hiệu quả.

(Nguồn internet)

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

Đề phòng biến chứng loét bàn chân ở người tiểu đường

Ở những bệnh nhân mắc tiểu đường lâu ngày dễ gặp phải nhiều biến chứng nặng nề ở các cơ quan, bộ phận trên cơ thể như tim, gan, thận, mắt, hệ thần kinh... Trong đó biến chứng xảy ra ở bàn chân là biến chứng người bị tiểu đường hay gặp nhất, thực tế cho thấy có 6-7% người bệnh tiểu đường mắc chứng loét bàn chân và có nguy cơ hoại tử phải cắt cụt chi rất cao nếu không điều trị tiểu đường tích cực và kịp thời.


Đề phòng biến chứng loét bàn chân ở người tiểu đường

Vậy tại sao người bệnh tiểu đường lại dễ bị loét bàn chân như vậy? Phải làm sao để phòng ngừa loét bàn chân ở người bệnh tiểu đường? Qua bài viết này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về lý do người bệnh tiểu đường dễ bị loét bàn chân và biện pháp phòng ngừa loét bàn chân ở người bệnh tiểu đường.

Tại sao người bệnh tiểu đường dễ bị loét bàn chân?

Người mắc tiểu đường lâu ngày, nếu không điều trị tiểu đường tích cực và kịp thời, khiến nồng độ đường trong máu tăng cao và không ổn định, dễ sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng tới các bộ phận trên cơ thể. Vì vậy chúng ta phải điều trị tiểu đường sớm và tích cực để phòng ngừa các biến chứng xảy ra. Dưới đây là một số lý do khiến người bệnh tiểu đường dễ bị loét bàn chân.

- Mắc biến chứng thần kinh: khi này người bị tiểu đường mất dần khả năng cảm nhận đau, nóng hay lạnh vì thế người bệnh không nhận biết được mình bị thương, chỉ đến khi vế thương nghiêm trọng làm bàn chân sưng to, vết thương nhiễm trùng nặng mới nhận ra. Lúc này, các vết thương tổn đã ở giai đoạn trầm trọng và quá trình điều trị kết quả không được tốt.

- Biến chứng mạch máu: có khoảng 20% số bệnh nhân tiểu đường bị hẹp hoặc tắc các động mạch chi dưới bởi người bệnh tiểu đường dễ bị sơ vữa động mạch. Khi này máu lưu thông đến chi dưới trở nên khó khăn, khiến khả năng điều trị nhiễm trùng và làm lành vết loét gặp khó khăn. Khi các mạch máu bị tắc hoàn toàn, bàn chân và các ngón chân không còn được bảo vệ dễ bị hoại tử.

- Dễ bị nhiễm trùng: người mắc bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm trùng hơn người thường, lý do là do đường trong máu của người bị tiểu đường luôn cao, khiến tuần hoàn máu kém dẫn đến cá kháng thể chống nhiễm trùng diễn ra chậm và kém hiệu quả hơn.

Vì vậy cần điều trị tiểu đường nhanh chóng, giữ ổn định đường huyết để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra, trong đó có biến chứng loét bàn chân. Vậy làm sao để phòng ngừa loét bàn chân.

Một số biện pháp đề phòng loét bàn chân.

- Rửa chân bằng nước ấm với xà phòng nhạt một cách nhẹ nhàng, lau khô từng kẽ chân bằng khăn mềm.
- Nên thường xuyên kiểm tra bàn chân xem có tổn thương nào không.
- Cắt móng chân thường xuyên và tránh để bị trầy xước khi cắt. Luôn giữ ấm chân.


Đề phòng biến chứng loét bàn chân ở người tiểu đường

Điềutrị tiểu đường bằng thuốc tây chỉ có tác dụng hạ đường huyết, nhưng không giúp ngăn ngừa biến chứng xảy ra được. Hiện nay, việc áp dụng các thảo dược cùng các nguyên tố vi lượng vào điều trị tiểu đường, không chỉ có tác dụng hạ đường huyết mà còn giữ ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng xảy ra.


Kết luận: biến chứng loét bàn chân ở người bệnh tiểu đường, là một trong những biến chứng hay gặp ở người bị tiểu đường. Để phòng ngừa biến chứng xảy ra, chúng ta phải điều trị tiểu đường sớm và tích cực, ngoài dùng thuốc cần phải kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện thể thao.

(Nguồn internet)

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

Các bài thuốc chữa bệnh mất ngủ hiệu quả

Ngày nay cuộc sống hiện đại, lối sống không điều độ cộng với áp lực cộng việc đã gây nhiều rối loạn về giấc ngủ, số người khó ngủ ngày một tăng. Vì thế rất cần những liệu pháp nhằm chữa bệnh mất ngủ một cách hiệu quả, đem lại sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Vậy chữa bệnh mất ngủ như nào để có hiệu quả? Người mắc bệnh mất ngủ nên sử dụng biện pháp nào để chữa bệnh mất ngủ của bản thân. Dưới đây là một số bài thuốc giúp chữa bệnh mất ngủ hiệu quả, chúng ta cùng tìm hiểu và tham khảo nhé.
Điều trị mất ngủ từ sữa ấm và mật ong.
Sữa chứa nhiều canxi và vitamin giúp cơ thể tăng cường hormone điều chỉnh chu kỳ sinh học của giấc ngủ, khi kết hợp sữa với mất ong sẽ kích thích não bộ sản sinh axit amin trytophan một axit amin giúp thư giãn cơ thể và mang lại giấc ngủ ngon. Vì vậy, để điều trị mất ngủ hãy dùng một cốc sữa ấm với một thìa cafe mật ong trước khi ngủ 30 phút, cơ thể sẽ dễ vào giấc ngủ ngon và sâu giấc.
Hạt sen với quế khô và đường phèn.
Đây là cách chữa mất ngủ rất hiệu quả, với quế và hạt sen tươi là các loại thực phẩm có tác dụng an thân, tạo giấc ngủ ngon. Cách chữa mất ngủ bằng quế và hạt sen tươi như sau: dùng 100gr hạt sen tươi (nên để nguyên tim sen), 10gr bột quế, 10gr đường phèn, tất cả cho vào nồi nấu với 300ml nước, dùng uống hàng ngày sẽ có tác dụng ngủ ngon hơn.
Trà hoa cúc và trà tim sen.
Trong đông y hoa cúc và tim sen có tác dụng an thần, ổn định thần kinh rất tốt. Vì vậy, khi bị bệnh mất ngủ chúng ta có thể dùng trà hoa cúc và trà tim sen trước khi đi ngủ sẽ giúp thần kinh thư giãn, cơ thể sáng khoải dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.
Long nhãn vị thuốc chữa bệnh mất ngủ hiệu quả.
Nhãn không chỉ là trái cây thơm ngon mà còn là vị thuốc giúp chữa bệnh mất ngủ rất hiệu quả. Ta dùng 100gr long nhãn tươi nấu với 200ml nước ăn khi còn ấm, và tác dụng tốt nhất ăn trước khi ngủ 30 - 60 phút giúp cơ thể lưu thông khí huyết, giảm căng thẳng, cơ thể thư thái đễ đi vào giấc ngủ ngon hơn.
Sự kết hợp đậu xanh với sữa tươi và đường phèn giúp điều trị mất ngủ hiệu quả.
Đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt, an thần, giúp cơ thể có cảm giác thư thái, dế chịu rất hiệu quả. Đễ điều trị bệnh mất ngủ, ta sử dụng 50gr đậu xanh nguyên vỏ cùng với 10gr đường phèn đem nấu với 250ml nước sôi trong 30 phút rồi thêm sữa tươi vào và uống khi còn ấm. Bài thuốc này giúp điều trị mất ngủ có tác dụng an thần giúp ngủ ngon hơn.
Bài thuốc từ hoa bách hợp với lòng đỏ trứng gà và đường phèn.
Hoa bách hợp có tính hàn, giúp dịu thần kinh mang lại giấc ngủ ngon, để điều trị mất ngủ hiệu quả, ta dùng 200gr hoa bách hợp đem hấp cách thủy chín trộn với lòng đỏ 1 quả trứng gà cùng 50gr đường phèn, rồi hấp cách thủy tiếp trong 15 phút là được. Bài thuốc này nên dùng khi còn ấm nóng trước khi ngủ 30 phút, dùng thường xuyên sẽ mang lại giấc ngủ ngon, sâu giấc cho tinh thần thư thái dễ chịu.
Bài thuốc từ quả dâu tằm với đường phèn.
Quả dâu có tác dụng dưỡng huyết, an thần nên có tác dụng điều trị mất ngủ rất hiệu quả. Sử dụng 60gr quả dâu tươi (hoặc 30gr quả dâu khô), 20gr đường phèn đem sắc nước uống khi còn ấm, dùng trong nhiều ngày sẽ cho giấc ngủ ngon.
Dùng rau cần với mất ong chữa bệnh mất ngủ.
Rau cần có tác dụng an thần rất hiệu quả, chính vì vậy để trị bệnh mất ngủ bạn nên sử dụng 100g rau cần tươi, rửa sạch, thái nhỏ, cho vào máy sinh tố xay nhuyễn mịn, trộn đều với 30ml mật ong, rồi hâm nóng, dùng hàng ngày trước khi đi ngủ sẽ cải thiện được chứng mất ngủ rất rõ rệt.
Kết luận: Khi bạn bị mất ngủ, cơ thể mệt mỏi hãy thử áp dụng các bài thuốc trên để chữa bệnh mất ngủ trước khi phải dùng thuốc tây. Các bài thuốc điều trị mất ngủ trên vừa an toàn mà lại hiệu quả và không có tác dụng phụ. Chúng ta hãy tham khảo và áp dụng nhé.

(Nguồn internet)

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016

Phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường

Kết quả điều tra của Bệnh viện Nội tiết cho thấy, số người mắc bệnh tiểu đường ở Việt Nam từ năm 2002 đến năm 2008 tăng gấp đôi lên 5%. Do người dân vẫn chưa có ý thức nhiều đến khám sức khỏe định kỳ, nên hơn 80% số người bệnh tiểu đường khi được phát hiện đã xảy ra biến chứng. Các biến chứng mà người bệnh tiểu đường gặp phải là biến chứng tim mạch khiến 50% bệnh nhân tiểu đường chết, biến chứng thận ở gây nguy cơ suy thận, biến chứng ở mắt là nguyên nhân gây mù lòa và suy giảm thị lực, biến chứng thần kinh khiến người bệnh mất cảm giác, tê, đau nhức chân tay, nhiễm trùng da...

Phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường

Theo các chuyên gia, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với người mắc bệnh tiểu đường. Giới y học hiện đánh giá cáo các thực phẩm chức năng (TPCN) chiết xuất từ thảo dược, trong đó nổi trội hơn cả là TPCN Bonidiabet nhập khẩu Canada có tác dụng giảm và giữ ổn định đường huyết rất tốt, từ đó giúp ngăn ngừa biến bứng của bệnh tiểu đường xảy ra. Bonidiabet bổ sung các khoáng chất và nguyên tố vi lượng như magie, kẽm,.. trong đó Chrom và Alpha lipoic acid là hai thành phần nổi bật.

Các nghiên cứu về tác dụng của Chrom trong điều trị tiểu đường ở Mỹ đều chỉ ra Chrom có vai trò chuyển hóa đường, chất béo, tăng cường hoạt động hiệu quả của insulin, giúp ổn định đường huyết và hỗ trợ điều trị tiểu đường một cách hiệu quả. Tuy nhiên do sự lão hóa của cơ thể, béo phì, uống rượu bia, nhiễm virus, mang thai... khiến cơ thể thiếu hụt Chrom trong khi mà lượng chrom cơ thể hấp thu được vẫn ít hơn 20% nhu cầu. Vì vậy, bổ sung Chrom là điều rất quan trọng nhất là với người mắc bệnh tiểu đường.

Không chỉ có Chrom là hoạt chất có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường, được ví như chất trời sinh cho người tiểu đường. Mà còn phải kể tới Alpha lipoic acid, là hoạt chất giúp bảo vệ vi mạch, chống tác hại thần kinh ngoại biên do tình trạng đường huyết dao động, giúp kích hoạt chức năng điều chỉnh đường huyết của tụy và tối ưu các thuốc hạ đường huyết. Alpha lipoic acid còn giúp bảo vệ chức năng não bộ, cải thiện dưỡng khí trong não và ngăn ngừa tai biến xảy ra.

Phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường

Các thành phần thảo dược cần thiết có trong TPCN Bonidiabet được y học hiện đại coi là sản phẩm thiên nhiên giúp điều trị tiểu đường hiệu quả. Với chiết xuất từ hạt methi, mướp đắng giúp giảm glucose máu, giảm mỡ máu, ngăn ngừa duc thủy tinh thể, xơ vữa động mạch.... Chiết xuất từ dây thìa canh giúp tăng tiết insulin của tuyến tụy, tăng cường hoạt lực của insulin, ức chế hấp thu glucose ở ruột, giảm đường huyết, giảm cholesterol và lipid máu, nâng cao đời sống sinh lý của bệnh nhân tiểu đường nam giới.

Lưu ý: Để kiểm soát tốt đường huyết và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra, người bị tiểu đường cần có lối sống lành manh, chế độ ăn uống hợp lý và thường xuyên tập thể thao đồng thời kết hợp sử dụng TPCN là biện pháp hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả nhất.

(Nguôn internet)

Thời gian ngủ lý tưởng tốt cho cơ thể

Hiện nay chứng mất ngủ đang rất phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi. Ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày, khiến cơ thể luôn cảm thấy uể oải, lờ đờ thiếu linh hoạt và kém minh mẫn.

Thời gian ngủ lý tưởng tốt cho cơ thể

Theo các nhà khoa học giấc ngủ là một quá trình hoạt động sinh học của cơ thể, một giấc ngủ đủ giấc chiếm phải đủ từ 7-8 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn khuyên ngủ sớm, ngủ đúng giờ. Nhưng thời gian đi ngủ mấy giờ thì tốt cho sức khỏe, giúp cơ thể tỉnh tảo mỗi khi thức dậy chưa phải ai cũng nắm được. Có nhiều nghiên cứu về giấc ngủ chỉ ra rằng, từ 9 giờ tối là lúc cơ thể bắt đầu cần được thư gian để dễ dàng vào giấc ngủ sau 1-2 tiếng. Một giấc ngủ say sẽ giúp hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động hiệu quả. Dưới đây là khung thời gian lý tưởng cho giấc ngủ hiệu quả đúng theo cơ chế sinh học của cơ thể.

>> Đừng để bệnh mất ngủ khiến bạn luôn mệt mỏi.

- Từ 21:00 – 23:00: đây là thời gian hệ miễn dịch đào thải chất độc tốt nhất. Chúng ta nên thả lỏng cơ thể và tinh thần, hãy nằm nghỉ ngơi yên tinh, xem phim hay nghe nhạc nhẹ nhành êm dịu, đồng thời kết hợp với massage vùng đầu và cổ, nên tránh làm các việc căng thẳng và kích thích quá độ. Điều này rất tốt với mọi người, chúng ta nên đi ngủ trong khoảng thời gian này để cơ thể nhanh phục hồi sức khỏe.
- Từ 23:00 – 1:00: là thời gian Gan bài độc, loại bỏ các chất thừa thải ra ngoài cơ thể, sử dụng triệt để các chất dinh dưỡng của thực phẩm và giúp việc trao đổi chất trong cơ thể được tốt hơn. Gan sẽ thực hiện tốt nhất chức năng của nó khi cơ thể trong trạng thái ngủ say.
- Từ 1:00 – 3:00: thời gian này mật giúp cơ thể tiêu hóa chất béo, cholesterol trong thức ăn và trong máu. Khi này, giấc ngủ say sẽ giúp cơ thể hoạt động tốt nhất.

>> Cách chữa mất ngủ không cần dùng thuốc bạn biết chưa.

- Từ 3:00 – 5:00: Là thời gian bài độc của phổi. Cũng chính là lý do tại sao mà người đang mắc bệnh ho lại hay ho dữ dội vào lúc này, bởi hoạt động bài độc đã chạy đến phổi. Vì thế, không nên dùng thuốc chống ho để tránh gây cản trở việc đào thải các chất cặn bã trong người vào lúc này.
- Từ 5:00 – 7:00: Là khoảng thời gian ruột già bài tiết các chất cặn bã, chất thải từ quá trình tiêu hóa. Cần đi toilet vào lúc này để làm sạch hệ tiêu hóa, ngăn ngừa độc tố vào cơ thể.
- Từ 7:00 – 9:00: Là lúc ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất, đây chính là thời điểm lý tưởng cho bữa ăn sáng, cung cấp năng lượng cho cơ thể.

>> Điều trị mất ngủ tận gốc hiệu quả.

Với thời gian lý tưởng cho giấc ngủ ở trên, chúng ta thấy được mỗi khung giờ là một lợi ích cho cơ thể. Nhưng giấc ngủ bao lâu là hợp lý, hẳn chưa ai nắm được. Dưới đây là số giờ ngủ hợp lý cho từng lứa tuổi, chúng ta cùng tìm hiểu và tham khảo.

Thời gian lý tưởng tốt cho cơ thể


- Trẻ mới sinh 0-3 tháng tuổi: thời gian cho giấc ngủ lý tưởng là 14-17 tiếng mỗi ngày.
- Trẻ nhỏ 4-11 tháng tuổi: thời gian cho giấc ngủ lý tưởng là 12-15 tiếng mỗi ngày.
- Trẻ từ 1-2 tuổi: thời gian giấc ngủ lý tưởng là 11-14 tiếng mỗi ngày.
- Trẻ từ 3-5 tuổi: giấc ngủ lý tưởng vào khoảng 10-13 tiếng mỗi ngày.
- Thiếu nhi 6-13 tuổi: thời gian giấc ngủ lý tưởng khoảng 9-11 tiếng mỗi ngày.
- Thiếu niên 14-17 tuổi: thời gian cho giấc ngủ khoảng 8-10 tiếng.
- Thanh niên và người trưởng thành: thời gian cho giấc ngủ khoảng 7-9 tiếng.
- Người cao tuổi trên 65 tuổi: thời gian ngủ lý tưởng khoảng 7-8 tiếng.

>> Chữa bệnh mất ngủ không cần dùng thuốc bạn đã biết.

Kết luận: Một giấc ngủ ngon, sâu giấc cần hội đủ các yếu tố trên để giúp cơ thể khỏe mạnh. Chúc bạn có giấc ngủ ngon và ngủ đủ giấc.

(Nguồn internet)

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016

Biến chứng tiểu đường gây tổn thương hệ thần kinh

Những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 1 có thể gặp phải biến chứng thần kinh sau 5-6 năm, còn với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 2 có thể gặp phải biến chứng ngay khi mới phát hiện bệnh. Người bệnh tiểu đường càng cao tuổi, thời gian mắc bệnh càng lâu thì càng tăng nguy cơ biến chứng thần kinh.
Vì vậy, cần phải tiến hành điều trị tiểu đường càng sớm càng tốt, nhằm ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường trong đó có biến chứng thần kinh. Hệ thần kinh con người bao gồm những loại nào? Đâu là nguyên nhân của bệnh thần kinh do biến chứng tiểu đường? Các tổn thương thần kinh nào dễ gặp phải do biến chứng tiểu đường? Qua bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về biến chứng thần kinh do bệnh tiểu đường nhé.
Hệ thần kinh của con người?
Hệ thần kinh của con người được chia làm các loại như sau:
- Hệ thần kinh trung ương bao gồm não và tủy sống.
- Hệ thần kinh sọ não là các sợi thần kinh đến mắt, miệng, tai và các bộ phận khác vùng đầu.
- Hệ thần kinh tự động là các dây thần kinh điều khiển cơ quan tim, phổi, dạ dày, ruột, bàng quang, cơ quan sinh sản.
- Hệ thần kinh ngoại biên là các dây thần kinh đến tay, chân và da.
Nguyên nhân bệnh thần kinh do biến chứng tiểu đường.
Các bệnh liên quan đến hệ thần kinh, có thể do nhiều các yếu tố kết hợp gây ra, nhưng chủ yếu là do đường huyết tăng cao nhất là ở những người mắc bệnh tiểu đường lâu năm. Dưới đây là một số yếu tô gây tổn thương hệ thần kinh.
- Rối loạn chuyển hóa: thường xảy ra ở người bị tiểu đường lâu năm, dẫn tới đường huyết tăng cao đi kèm với mỡ máu cao và sản sinh ít insulin hoặc insulin hoạt động không hiệu quả.
- Tổn thương thần kinh mạch máu: làm cản trở cung cấp oxy và dưỡng chất cho hệ thần kinh.
- Tự miễn: cơ thể không còn khả năng tự miễn dẫn tới viêm nhiễm các dây thần kinh.
- Cơ học: Hội chứng ống cổ tay.
- Có thể do di truyền.
- Do lối sống thiếu lành mạnh hay uống rượu bia và hút thuốc lá.
Các tổn thương hệ thần kinh dễ gặp phải do biến chứng tiểu đường.
Người mắc bệnh tiểu đường lâu ngày, dễ mắc phải biến chứng nguy hiểm trong đó có biến chứng thần kinh. Biến chứng thần kinh do tiểu đường là những tổn thương của hệ thần kinh gặp phải. Dưới đây là các tổn thương dễ gặp phải của biến chứng thần kinh do bệnh tiểu đường.
Tổn thương thần kinh ngoại biên.
Hệ thần kinh ngoại biên chi phối các hoạt động của tay chân và bắt nguồn từ hệ thần kinh trung ương tuy sống. Khi mắc phải biến chứng thần kinh do tiểu đường, người bệnh gặp phải những tổn thương với triệu chứng như: cảm giác châm chích, nóng rát, tê bì, đau dữ dội hoặc mất cảm giác với các kích thích đau, nóng, lạnh. Các chiệu chứng này, có thể xuất hiện ở một bên hoặc cả hai bên đối xứng ở người bệnh tiểu đường.
Trường hợp người bệnh tiểu đường gặp phải biến chứng thần kinh nặng có thể gặp phải các tổn thương ở bàn chân, vì thế người bệnh tiểu đường cần phải chăm sóc bàn chân mình thật kĩ lưỡng, mang các loại giày phù hợp để bảo vệ bàn chân.
Tổn thương thần kinh tự động.
Các tổn thương hệ thần kinh tự động mà người bệnh tiểu đường có thể gặp phải ở các cơ quan như:
- Hệ tiêu hóa: tổn thương thần kinh điều khiển hệ tiêu hóa, khiến thức ăn qua hệ tiêu hóa quá nhanh hoặc quá chậm. Khi này người bệnh có các cảm giác đầy hơi, khó tiêu hoặc tiêu chảy. Tổn thương này khiến cơ dạy dày có thể bị liệt, làm ứ đọng thức ăn quá lâu trong dạ dày dẫn đến khiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn.
- Hệ tim mạch: tổn thương dây thần kinh chi phối hệ tim mạch khiến tim đập nhanh hơn, huyết áp cơ thể không còn chính xác. Người bệnh dễ gặp phải các triệu chứng như chóng mặt, say sẩm mặt mày, té ngã.
- Bàng quang: tổn thương này người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như: bàng quan phản ứng quá mức dẫn tới tiểu gấp, tiểu nhiều, tiểu không tự chủ... hoặc bàng quang phản ứng chẩm khiến tiểu khó, tiểu bí.
- Cơ quan sinh sản: tổn thương hệ thần kinh ở cơ quan sinh sản ở nam thì gây rối loạn cương dương, bất lực còn ở nữ giới gây giảm cảm giác, giảm ham muốn, khô am dao.
Tổn thương thần kinh sọ não.
Tổn thương có thể gặp ở các bộ phận vùng đầu như:
- Cơ mắt: tổn thương thần kinh điều khiển cơ mắt thường xảy ra đột ngột ở một bên, thời gian tồn tại trong thời gian ngắn.
- Cơ mặt: tổn thương thần kinh điều khiển cơ mặt thường xảy ra đột ngột gây chảy xệ một bên mặt, sụp mí mắt, môi...
Điều trị biến chứng thần kinh do bệnh tiểu đường.
- Kiểm soát tốt đường huyết bản thân.
- Xác định chính xác nhóm thần kinh bị tổn thương để có biện pháp điều trị phù hợp.
  • Với hệ tiêu hóa: cần dùng thuốc chống nôn, chống tiêu chảy...
  • Với bàng quang: cần luyện tập co bóp bàng quang hoặc dùng thuốc tăng sức co bóp cho bàng quang.
  • Hạ huyết áp tư thế: nằm gối cao đầu hoặc dùng thuốc tăng cường tuần hoàn.
  • Chăm sóc bàn chân phòng tránh các tổn thương xảy ra.
​Kết luận: Biến chứng thần kinh do tiểu đường là một trong những biến chứng nguy hiểm mà người bệnh tiểu đường có thể mắc phải. Vì thế, để phòng tránh các biến chứng xảy ra cũng như biến chứng thần kinh do tiểu đường, cần phải điều trị tiểu đường sớm và tích cực.
(Nguồn internet).

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016

Bài thuốc chữa mất ngủ từ cây đinh lăng

Bạn mong muốn chữa bệnh mất ngủ tận gốc mà không phải dùng thuốc tây, vì những lo ngại tạc dụng phụ. Trong tự nhiên có rất nhiều cây cỏ được người dần sử dụng để chữa bệnh mất ngủ rất hiệu quả. Một trong những loại cây thuốc giúp chữa bệnh mất ngủ không thể không nói đến Đinh lăng, một loại cây thuốc quý và rất phổ biến ở Việt Nam.
Bạn mắc bệnh mất ngủ khiến trằn trọc cả đêm, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Bạn muốn dùng các sản phẩm thiên nhiên để chữa bệnh mất ngủ? Cây đinh lăng có tác dụng tốt với người bệnh mất ngủ như nào? Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về công dụng của cây đinh lăng, cách sử dụng đinh lăng để chữa bệnh mất ngủ.
Công dụng của cây đinh lăng.
Cây đinh lăng là một cây dược liệu khá phổ biến ở Việt Nam với nhiều công dụng chữa bệnh. Từ lâu, trong dân gian đã sử dụng đinh lăng là một vị thuốc chữa bệnh mất ngủ, trầm cảm, bồi bổ sức khỏe và tăng cường sinh lực. Đinh lăng trong đông y được gọi là nhân sâm của người nghèo, bởi thành phần dưỡng chất của nó bằng 1/3 nhân sâm.
- Công dụng của đinh lăng với sức khỏe: tinh chất chiết xuất từ rễ cây đinh lăng có nhiều vitamin nhóm B, axit amin thiết yếu và một số axit amin quý khác nữa. Ngoài ra còn có nhiều thành phần tương tự như nhân sâm nên có tác dụng tốt cho sức khỏe.

>> Cách chữa mất ngủ hiệu quả không cần dùng thuốc.

- Công dụng của đinh lăng với hệ thần kinh: chiết xuất tinh chất từ rễ cây đinh lăng tạo cho cơ thể có cảm giác khỏe mạnh, loại trừ mệt mỏi và giữ tinh thần thoải mái. Bởi vậy cây đinh lăng có tác dụng làm tăng hoạt động phản xạ, tăng hoạt động của tế bào thần kinh và gây hưng phấn nhẹ.
Chữa bệnh mất ngủ từ cây đinh lăng.
Từ xa xưa cây đinh lăng đã được sử dụng làm thuốc chữa bệnh mất ngủ và cho kết quả rất tốt. Dưới đây là một số bài thuốc dùng điều trị mất ngủ hiệu quả có thành phần từ cây đinh lăng.
- Bài thuốc trị mất ngủ do suy nhược cơ thể:
  • Nguyên liệu bao gồm: cây đinh lăng, tam diệp, cỏ mực, lá vông, rau má mỗi dược vị 20gr cùng với 16gr cây xấu hổ và hoàng liên, hoàng bá, bạch linh mỗi vị 10gr.
  • Cách sắc thuốc: cho tất cả dược vị vào nồi với 700ml nước, sắc lấy 300ml nước thuốc đem chia thành 2 phần bằng nhau, dùng vào buổi sáng và chiều tối. Sử dụng thang thuốc này liên tục trong 7 ngày, khi thấy tinh thần sảng khoái và không còn bị mất ngủ nữa thì dừng uống thuốc.
>> Điều trị mất ngủ mạn tính không cần dùng thuốc.

Bài thuốc trị mất ngủ mạn tính:
  • Nguyên liệu gồm: lá đinh lăng 24gr, tam diệp và lá vông mỗi vị 20gr, liên nhuc 15gr, tâm sen 12gr.
  • Các sắc thuốc: cho tất cả các vị thuốc trên vào siêu cùng 500ml, đem sắc còn 200ml nước thuốc. Chia làm 2 phần bằng nhau dùng uống vào sáng và chiều tối. Sử dụng thang thuốc này liên tục trong 10 ngày, nghỉ cách nhật 3 ngày rồi dùng tiếp.
Kết luận: Cách chữa mất ngủ bằng cây đinh lăng đã được sử dụng từ rất lâu, để mang lại kết quả tốt nhất ta nên phối hợp đinh lăng với những thảo dược khác. Ngoài các bài thuốc ở trê, người bị mất ngủ có thể kết hợp lá đinh lăng với các thực phẩm như trứng rán, cá kho hoặc cháo tim... cũng giúp cải thiện giấc ngủ và bồi bổ cơ thể.
(Nguồn internet)

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016

Những thực phẩm tốt người bệnh tiểu đường nên ăn

Như chúng ta đã biết, bệnh tiểu đường là bệnh lý mạn tính do sự rối loạn chuyển hóa chất trong cơ thể, gây nhiều tổn hại sức khỏe người bệnh. Bệnh tiểu đường lâu ngày dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh và gây tốn kém chi phí chữa trị.
Để giảm thiểu xảy ra những biến chứng nguy hiểm của bệnh chúng ta cần điều trị tiểu đường một cách tích cực. Tuy nhiên, vì là bệnh lý mạn tính nên điều trị tiểu đường không khỏi hoàn toàn được. Nhờ vào chế độ ăn uống khoa học hợp lý và tập luyện thể thao thường xuyên kèm với tích cực điều trị tiểu đường, giúp cho 80% người bệnh tiểu đường type 2 có thể phòng ngừa được. Qua bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về người bệnh tiểu đường nên ăn các loại thực phẩm nào như:
Các loại đậu: nhóm thực phẩm này giúp giảm 47% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Các loại đậu Hà Lan, đậu nành... là những loại thức ăn chứa nhiều hàm lượng chất xơ, chất béo không bão hòa, protein... có lợi cho sức khỏe, giảm nguy cơ các bệnh tim mạch và ổn định đường huyết. Vì vậy, trong quá trình điều trị tiểu đường để giúp ổn định đường huyết, nên thường xuyên bổ sung các loại đậu trong khẩu phần ăn cho người bệnh.
Trái cây ít ngọt: một số loại trái cây tươi có công hiệu chống lão hóa, bổ sung vitamin và các muối khoáng tốt cho người bệnh tiểu đường. Thay vì dùng ép lấy nước uống thì người bệnh tiểu đường nên ăn trực tiếp trái cây, bởi hàm lượng chất xơ có trong trái cây hỗ trợ điều trị tiểu đường bằng cách làm giảm đường và chậm hấp thụ đường... Người bệnh nên ăn các loại trái cây tươi như: Quả anh đào rất giàu chất kích thích tuyến tụy sản sinh insulin; Quả ổi và bưởi giúp giảm đường huyết hiệu quả. Ngoài ra cũng phải kể đến các loại trái cây như: mơ, kiwi, xoài, bơ, lê...chúng rất giàu chất sơ và có chỉ số đường huyết thấp rất phù hợp cho người tiểu đường dùng. Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường nên hạn chế các loại trái cây như: cam, chuối, nho, dứa...
Các loại trái cây tươi tuy có lợi cho sức khỏe người bệnh tiểu đường, nhưng trong quá trình điều trị tiểu đường người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sỹ như không ăn nhiều hơn 150g trái cây tươi mỗi lần, khoảng cách ăn trái cây tối thiểu là 6 tiếng, uống nhiều nước lọc sau khi ăn các loại trái cây, tất cả nhằm tránh tăng lượng đường trong máu.
Các loại rau củ: cũng như trái cây, các loại rau củ cũng là nguồn cung cấp chất xơ và các loại vitamin. Người bệnh nên ăn các loại rau như: măng tây, bông cải xanh, cà rốt, rau muống, rau ngót, mồng tơi, rau cải, củ cải trắng...chúng rất giàu vitamin và chất xơ, vì vậy người bệnh nên dùng nhiều rau xanh trong ngày hơn, điều này tốt cho người bệnh tiểu đường. Với hàm lượng giàu chất xơ, giúp tăng khả năng giữ ổn định đường và tăng khả năng sản sinh insulin giúp hấp thụ đường tốt hơn. Vì vậy trong khi điều trị tiểu đường người bệnh nên tăng cường ăn các loại rau xanh.
Các loại cá, tôm, thịt nạc: Trong thịt nạc chứa nhiều hàm lượng đạm, ít chất béo bão hòa nên có tác dụng làm giảm dần các cholesterol xấu trong cơ thể, vì thế ăn nhiều thịt nạc rất có lợi cho người bệnh tiểu đường. Ngoài thịt nạc người bệnh tiểu đường có thể ăn các loại cá như cá hồi, cá bơn, cá rô phi, các ngừ, tôm, cua, thịt gia cầm bỏ da... Đây là nhóm thực phẩm giàu protein nên trong quá trình điều trị tiểu đường người bệnh nên ăn.
Kết luận: Mặc dù các loại thực phẩm trên là có lợi cho người bệnh tiểu đường, nhưng với người bệnh trong quá trình điều trị tiểu đường cần chú ý ăn uống điều độ, đầy đủ dưỡng chất và đúng giờ, không nên để bụng quá đói cũng như ăn quá no. Người bệnh tiểu đường nên chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa trong ngày. Kết hợp ăn uống khoa học và tập luyện thể thao thường xuyên là biện pháp hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả.
(Nguồn internet)

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016

Triệu chứng bệnh thận do biến chứng bệnh tiểu đường

Điều trị tiểu đường nếu không được tiến hành sớm và tích cực để bệnh lâu ngày sẽ sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó phải kể đến biến chứng trên cơ quan thận do bệnh tiểu đường. Việc điều trị tiểu đường không tốt làm cho đường huyết tăng cao bất thường và kéo dài sẽ gây tổn hại tới hệ thống lọc của thận, lâu ngày chức năng của thận bị suy giảm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh.

Triệu chứng bệnh thận do biến chứng bệnh tiểu đường

Vậy phải làm sao để nhận biết được các triệu chứng bệnh lý ở thận do biến chứng tiểu đường? Làm sao để phòng ngừa và điều trị bệnh lý ở thận do biến chứng tiểu đường? Qua bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu thông tin về bệnh lý ở thận do biến chứng bệnh tiểu đường gây ra.

Triệu chứng bệnh lý ở thận do biến chứng tiểu đường.

Người bệnh tiểu đường gặp phải biến chứng ở thận thường không có triệu chứng xuất hiện ở giai đoạn đầu, tuy nhiên khi có các triệu chứng xuất hiện như phù, buồn nôn và nôn, ngứa da... là lúc bệnh lý ở thận đã vào giai đoạn cuối. Vì thế, người bệnh tiểu đường nên đi khám và làm các sét nghiệm sớm nhằm phát hiện các tổn thương ở thận do bệnh tiểu đường, từ đó mới có được phương pháp điều trị tổn thương và làm chậm sự phát triển của bệnh. Biến chứng ở thận do bệnh tiểu đường được coi là biến chứng nguy hiểm nhất, là nguyên nhân hàng đầu của bệnh thận mạn tính và suy thận. Dưới đây là một số triệu chứng bệnh ở thận do biến chứng tiểu đường.

Triệu chứng bệnh thận do biến chứng bệnh tiểu đường

- Nước tiểu bất thường: có bọt hoặc bong bóng, lượng nước tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường…
- Phù nề: chức năng lọc cầu thận suy giảm gây ứ nước và muối trong cơ thể, khi này người bệnh bị phù toàn thân từ mí mắt xuống bàn chân, da trắng nhat.
- Thiếu máu: người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, thiếu tập trung... tất cả đề do thận không sản sinh đủ hormone tạo hòng cầu.
- Ngứa ở da: chức năng của thận suy giảm không bài tiết được hết chất độc thải trong máu, khiến chất thải tích tụ trong máu với nồng độ cao gây nên ngứa da.
- Mất cảm giác ngon miệng
- Buồn nôn và nôn: do sự tích tụ quá nhiều các chất thải trong máu gây nên.
- Khó thở: do ứ dịch tại phổi hoặc thiếu máu.

Phòng ngừa và điều trị bệnh lý thận do biến chứng tiểu đường.

Để phòng ngừa các biến chứng do tiểu đường sinh ra nói chung cũng như biến chứng ở thận nói riêng, việc quan trọng là phải kiểm soát tốt đường huyết bản thân và các yếu tố nguy cơ gây bệnh khác. Khi kiểm soát tốt đường huyết có thể giúp giảm 1/3 nguy cơ xuất hiện protein niệu và 1/2 nguy cơ phát triển thành protein niệ đại.
Một khi biến chứng ở thận do tiểu đường xuất hiện các triệu chứng, nên có kế hoạch điều trị tích cực cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để phòng ngừa biến chứng ở thận nặng lên.

Triệu chứng bệnh thận do biến chứng tiểu đường

- Kiểm soát đường huyết: người bệnh tiểu đường cần chú ý giữ ổn định đường huyết ở mức an toàn cho phép.
- Kiểm soát huyết áp: thực hiện điều chỉnh và giữ ổn định huyết áp =< 120/80 mmHg, để giữ huyết áp ổn định người bệnh tiểu đường cần giảm cân, ăn nhạt, bỏ rượu bia, thuốc lá và chăm chỉ tập luyện thể thao.
- Chế độ ăn hợp lý: giảm lượng đạm để thận không quá tải và không mất protein qua thận, người bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn giới hạn protein. Vì khi một lượng protein mất đi, lại có sự rối loạn chuyển hóa sẽ làm tăng sự phân giải protein. Vậy nên, cần phải bổ sung protein để ngăn ngừa thiếu hút protein.

Kết luận: Khi người mắc bệnh tiểu đường gặp phải biến chứng thận ở giai đoạn cuối, khi này thận gần như mất toàn chứng năng lọc, người bệnh phải được điều trị bằng phương pháp lọc máu mới duy trì được tính mạng.

(Nguồn internet)

Gừng tươi chữa bệnh mất ngủ hiệu quả

Hiện nay xu hướng dùng thảo dược chữa bệnh mất ngủ một cách tự nhiên đang được sử dụng nhiều. Một trong số những thảo dược có tác dụng chữa bệnh mất ngủ có ngay trong nhà, chúng ta không thể quên được củ gừng tươi, một vị thuốc quý giúp chữa bệnh mất ngủ rất hiệu quả.
Vì sao gừng là vị thuốc có tác dụng điều trị mất ngủ? Dùng gừng điều trị mất ngủ như nào thì hiệu quả? Cần lưu ý những gì khi sử dụng gừng? Để tránh những tác dụng phụ mà thuốc điều trị mất ngủ mang lại, người ta đã và đang tin dùng các loại thảo dược trong điều trị mất ngủ mang lại hiệu quả cao. Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về công dụng điều trị mất ngủ của củ gừng, một dược vị có ngay trong gian bếp mỗi nhà.
Tại sao gừng lại có tác dụng tốt với người bệnh mất ngủ.
Gừng trong Y học cổ truyền là vị thuốc rất phổ biến, gừng có tác dụng đối với các kinh phế, tỳ, vị, thận, đại tràng, có tác dụng làm ấm, chống lạnh, hồi dương, thông kinh lạc. Thông thường, gừng được dùng chữa các bệnh về tiêu hóa như đau bụng, đầy bựng, lạnh bụng... hay những bệnh do lạnh như cảm lạnh, ho, thấp khớp do lạnh, chân tay lạnh... Các đơn thuốc trong YHCT có 70% chứa dược vị gừng, điều này cho thấy gừng có vị trí cực kỳ quan trong trong việc chữa bệnh.
Đối với bệnh mất ngủ, nhờ tinh chất cineole có trong gừng giúp giải tỏa áp lực, giảm stress, chữa bệnh đau nhức nửa đầu, giúp tinh thần thư thái và tạo điều kiện cho giấc ngủ ngon. Qua đó, có thể thấy gừng có công hiệu chữa bệnh mất ngủ rất tốt, nhưng không phải tác dụng trực tiếp ngay trong việc điều trị mất ngủ mà phải dùng gừng để cải thiện tình trạng mất ngủ dần dần mà đạt kết quả lâu dài.
Dùng gừng chữa bệnh mất ngủ như nào thì hiệu quả.
Trước công dụng giúp chữa mất ngủ của gừng, ông cha ta có nhiều cách chữa mất ngủ bằng gừng rất hiệu quả như sau:
- Nấu nước gừng dùng để ngâm chân mỗi tối trước khi ngủ, có tác dụng giúp các kinh mạch thư gian, tạo cơn buồn ngủ nhanh hơn và giấc ngủ ngon hơn.
- Dùng nửa củ gừng nấu cới đường đỏ và 500ml nước, dùng để uống vào trưa và chiều sẽ mang lại tác dụng tốt với giấc ngủ buổi tối. Cách chữa mất ngủ này áp dụng với người mất ngủ mạn tính, kết hợp với ngâm chân bằng nước nấu gừng cho kết quả rất tốt.
- Dùng gừng tươi ngâm giấm cho vào chậu nước ấm ngâm chân trước khi ngủ 30 phút, làm thường xuyên hàng ngày là bệnh mất ngủ sẽ hết.
Những lưu ý khi sử dụng gừng.
- Không nên gọt vỏ: vỏ gừng cũng như thịt gừng cũng có tác dụng chữa bệnh như nhau.
- Không ăn gừng trong thời gian dài: gừng tuy là dược vị có nhiều công dụng, nhưng những người mắc các bệnh sau đây thì không nên ăn gừng liên tục trong thời gian dài như âm hư hỏa vượng, nóng trong, mụn nhọt, viêm phổi, phù thũng phổi, viêm dạ dày, viêm gan, viêm thận, bệnh tiểu đường...
- Không lạm dụng gừng: mặc dù gừng vừa là gia vị vừa là dược vị tốt với nhiều công dụng chữa bệnh, nhưng chúng ta không nên ăn quá nhiều gừng.
Kết luận: Như vậy, chúng ta biết rằng gứng là một thảo dược quý, có công dụng chữa bệnh mất ngủ và nhiều bệnh khác nữa. Qua đây, các bạn cùng tham khảo và sử dụng gừng đúng cách để cải thiện tình trạng mất ngủ của bản thân.

(Nguồn internet)

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2016

Chữa bệnh mất ngủ hiệu quả bằng quả dâu

Những người mắc bệnh mất ngủ chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, họ luôn cảm thấy cơ thể uể oải, mệt mỏi, làm việc không hiệu quả. Tuy nhiên, để chữa khỏi bệnh mật ngủ không phải dễ dàng, cần phải tìm được nguyên nhân gây ra bệnh mới có thể chữa bệnh mất ngủ tận gốc được.

Chữa bệnh mất ngủ hiệu quả bằng quả dâu

Trong dân gian, ông cha ta đã sử dụng quả dâu để chữa bệnh mất ngủ và cho kết quả rất tốt, người bệnh chỉ cần sử dụng nước ngâm từ quả dâu mỗi ngày là có thể chữa bệnh mất ngủ cho bản thân. Quả dâu được biết đến trong đông y với công hiệu bổ thận, dưỡng huyết, trừ phong, tiêu khát, thông khí huyết... sử dụng quả dâu lâu ngày giúp an thần, tâm thư thái, tai thính mắt tính, nâng cao sức khỏe. Còn theo y học hiện đại quả dâu có 84% nước, 9,2% đường glucoza và fructoza, 80% axit malic và axit sucinic, 0,4% protit và các loại vitamin C, caroten, tanin.

Quả dâu khi chín có màu đỏ đậm hoặc tím đen, quả dâu càng chín càng thơm ngọt, nhiều chất bổ dưỡng. Quả dâu chín mềm, nhiều nước có thể ăn ngay hoặc ngâm làm nước giải khát, làm mứt, làm vị thuốc... Nước quả dâu có vị mát, giúp tinh thần sảng khoái và có nhiều tác dụng chữa bệnh.

- Quả dâu có nhiều công dụng chữa các bệnh như can thận hư, váng đầu mất ngủ, ù tai, mờ măt, tiêu khát, táo bón, viêm khớp dạng thấp...
- Lá dâu có vị đắng ngọt, tính hàn, có công hiệu mát gan sáng mắt, thư phong tán nhiệt, lợi ngũ tạng, thông khớp xương, dưỡng tân dịch, dùng chữa cảm sốt, ho, đau đầu, chóng mặt, đau sưng họng, xuất huyết do chấn thương, chân phù...
- Cành dâu vị đắng, tính bình, có tác dụng trừ phong, thông kinh lạc, lợi tiểu, dùng chữa các bệnh ho hen do phế nhiệt, phù chân, khó tiểu tiện.

Các nghiên cứu y học hiện đại cho thấy quả dâu chứa nhiều đường gluco, axit axetic và nhiều loại vitamin A, B1, B2, C...

Còn trong đông y, quả dâu được dùng điều trị suy nhược thần kinh, điều trị mất ngủ, can thận âm hư, tân dịch thiếu, táo bón...ngoài ra còn có công hiệu bổ huyết, an thần, nhuận tràng.

Chữa bệnh mất ngủ hiệu quả bằng quả dâu


- Cách chữa mất ngủ bằng quả dâu:
  • Cách chữa mất ngủ thứ nhất: dùng nước sắc quả dâu mỗi ngày 2 lần là có thể giúp ngon giấc vào mỗi tối.
  • Cách chữa mất ngủ thứ hai: sử dụng 60gr quả dâu tươi hoặc 30gr quả dâu khô, đem sắc lấy nước uống ngày 2 lần và sáng và chiều, sẽ giúp ngủ ngon vào tối.
- Tác dụng quả dâu chữa bệnh khác:
  • Chữa thong manh, đau mắt: Lá dâu tươi đem về giã nát, phơi khô, đốt thành than, nấu lấy nước rửa mắt.
  • Để chữa đau mắt gió hay chảy nước mắt: Lá dâu hái vào tháng Chạp, hãm lấy nước rửa hằng ngày.
  • Viêm khớp: Dâu quả 250 gam, cành dâu 150 gam, tầm gửi cây dâu 100 gam, ngâm rượu uống.
  • Ho lâu ngày do phế hư: Quả dâu 150 gam, lá dâu 100 gam, vừng đen 100 gam, giã nát, đun thành loại nước đặc sền sệt, tra 500 gam đường, nấu thành cao. Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 15 gam.
  • Chữa say rượu: Quả dâu cho vào vải trắng sạch, bóp lấy nước uống vài lần.
  • Táo bón do huyết hư: Quả dâu nấu thành cao, ngày 2 lần, mỗi lần dùng 20 gam.
  • Chữa hen suyễn: Lá dâu già, lá thầu dầu già, trấu (sao mật) tán nhỏ, thắng mật làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống một viên với nước sôi.
  • Chữa viêm tuyến vú: Đọt dâu non 1 nắm, giã nhỏ đắp vào chỗ vú sưng, bên ngoài lấy giấy dấp nước đắp, khi khô lại thay, đến khi tan hết thì thôi.
Kết luận: Qua đây chúng ta có thể thấy rằng  quả dâu có tác dụng tốt với chứng mất ngủ, giúp an thần, tâm sáng khoải. Vì vậy, khi bị mất ngủ chúng ta không nên bỏ qua cách chữa mất ngủ hiệu quả bằng quả dâu.