Hiển thị các bài đăng có nhãn thiểu năng tuần hoàn não. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thiểu năng tuần hoàn não. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2016

Chăm Sóc Người Bệnh Sau Tai Biến Mạch Máu Não Đúng Cách

Bệnh nhân mắc phải tai biến mạch máu não nếu sau tai biến được chăm sóc đúng cách, sẽ giúp khắc phục được các di chứng một cách nhanh chóng và phòng tránh được nguy cơ xảy ra tai biến mạch máu não tái phát. Vậy chăm sóc người bệnh sau tai biến mạch máu não, chúng ta cần chú ý những điều gì? Sau đây là những điều chúng ta cần lưu ý khi chăm sóc người bệnh.
tai biến mạch máu não

Chế độ dinh dưỡng.
Một chế độ ăn uống hợp lý cho bệnh nhân sau tai biến mạch máu não cần cân bằng giữa các nhóm dưỡng chất và đầy đủ dinh dưỡng như chất béo, protein và carbohydrate, cần tăng cường cho người bệnh ăn nhiều các loại cá như cá ngừ, cá hồi và các loại rau củ quả và trái cây tười.
Để người bệnh dễ nuốt và dễ hấp thu thì các loại thức ăn cần được chế biến ở dạnh mềm như cháo, súp… hạn chế dùng muối nhằm tránh nguy cơ tăng huyết áp.
Các loại thức ăn cứng khó nuốt không nên cho người bệnh ăn. Cho người bệnh ăn từng muỗng nhỏ và từ từ, đợi bệnh nhân nuốt hết rồi mới đút tiếp tránh bệnh nhân bị nôn sặc rất nguy hiểm. Trường hợp người bệnh không tự ăn được, cần phải ăn bằng ống thông dạ dày có sự hỗ trợ của nhân viên y tế.
Nên chia nhỏ các bữa ăn ra, khoảng các giữa các bữa ăn từ 2 đến 3 giờ tùy theo số lượng mỗi lần ăn.
Chế độ nghỉ ngơi.
Thực hiện chế độ nghỉ ngơi điều độ, nên nghỉ trưa 30 phút, tránh thức khuya.
Khi người bệnh ngủ cần chú tới tư thế, phía đầu phải cao hơn so với cổ và thân người, tránh gối quá cao gây khó thở. Ngoài ra cần giữ vệ sinh sạch sẽ quần áo, ga trải giường để tránh vi khuẩn.
Đa số người bệnh sau tai biến mạch máu não thường rất buồn phiền và tự ti, người nhà nên quan tâm động viên chăm sóc để người bệnh vui vẻ lạc quan hơn.
=> Bệnh thiểu năng tuần hoàn não là một trong những nguyên nhân chính gây đột quỵ.
Chế độ vận động phục hồi
Liệt nửa người là một trong những di chứng rất thường gặp ở người bị tai biến mạch máu não. Tùy vào mức độ của di chứng mà người nhà nên xem xét để người bệnh tự tập ở nhà hay đi tập vật lý trị liệu.
Khi tập luyện hồi phục ở nhà, người bệnh cần đảm bảo vận động đủ 30 phút với các bài tập nhẹ nhàng mỗi ngày, như đi lại trong nhà hay sân vườn và cần có người thân đi kèm để hỗ trợ khi cần. Nên thường xuyên xoa bóp tay chân cho bệnh nhân giúp máu lưu thông tốt, ngăn ngừa chứng cứng khớp, teo cơ…
Nếu bệnh nhân bị di chứng nặng, phải nằm liệt thì cần thường xuyên xoa bóp và thay đổi tư thế của bệnh nhân để tránh tình trạng teo cơ nặng hơn, đặc biệt là hạn chế được viêm loét, hoại tử da do tì đè...

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

Thời Gian Cứu Người Tai Biến Mạch Máu Não Phục Hồi Hoàn Toàn

Nếu trước kia, người đột quỵ hay tai biến mạch máu não thường để lại di chứng nặng nề thì nay họ có thể trở về cuộc sống bình thường.
Chạy đua thời gian cứu bệnh nhân đột quỵ
Trao đổi về điều kỳ diệu này, PGS.TS Lê Văn Trường, Chủ nhiệm khoa Can thiệp tim mạch, Bệnh viện TƯQĐ 108 cho biết: Đột quỵ là tình trạng não bị tổn thương do bệnh của mạch máu não hoặc bệnh tim làm tắc mạch.
Điều đáng lo ngại là, do áp lực của cuộc sống, bệnh gia tăng ngày càng nhiều thậm chí gặp ở cả người trẻ dưới 30 tuổi. Bệnh thường xảy ra đột ngột với các triệu chứng: tê bì hoặc yếu nửa người, nửa mặt; ý thức u ám, lẫn lộn; mất thị lực một bên hoặc cả hai bên mắt; đi lại khó khăn…
tai biến mạch máu não

PGS Trường cũng nhấn mạnh, đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba (sau bệnh tim mạch và ung thư), cướp đi sinh mạng của gần 11.000 người/năm. Để cứu bệnh nhân đột quỵ não là cuộc chạy đua với thời gian của các bác sĩ và người nhà bệnh nhân.
“Với bệnh nhân đột quỵ, cần luôn luôn ghi nhớ: thời gian là não (các nơ-ron thần kinh trong bộ não của chúng ta quý giá như thế nào thì thời gian lúc này quý như thế). Bởi mỗi phút qua đi là hàng triệu tế bào não của bệnh nhân bị chết hoặc đe dọa sự sống do thiếu oxy” – GS Trường nói.
Nhận rõ được điều quan trọng này, bệnh viện TƯ Quân đội 108 đã thành lập một nhóm làm việc cấp cứu đột quỵ não gồm 4 chuyên khoa cấp cứu, chẩn đoán hình ảnh, đột quỵ và can thiệp mạch thần kinh hoạt động 24/7. Thông thường trong vòng 1-1,5 giờ, bệnh nhân không chỉ được cấp cứu, xét nghiệm, chẩn đoán, mà còn được can thiệp xử lý xong đoạn mạch bị tắc để tái lưu thông máu não.
Sau 2 tháng thành lập nhóm cấp cứu đột quỵ, Bệnh viện TƯ QĐ 108 đã tiếp nhận và xử lý cấp cứu cho 20 bệnh nhân từ Hà Nội và các tỉnh lân cận. Trong số này phải kể đến bệnh nhân Nguyễn Thị N. 45 tuổi (Hải Dương) bị bệnh van tim đột ngột liệt nửa người trái, ý thức chậm chạp và kích thích vật vã do thiếu oxy não.
Ngay lập tức gia đình đưa bệnh nhân đến bệnh viện TƯ Quân đội 108 Hà Nội cấp cứu, đồng thời gọi điện thông báo tình hình bệnh nhân. Sau 2 giờ di chuyển tới nơi, bệnh nhân lập tức được nhóm cấp cứu xử lý cấp tốc.
“Bệnh nhân được xác định chẩn đoán là đột quỵ nhồi máu não cấp giai đoạn sớm do cục máu đông di chuyển từ tim lên não làm tắc động mạch cảnh bên phải. Bệnh nhân được can thiệp nội mạch kịp thời sau 30 phút nhập viện và sau 45 phút cục máu đông trong lòng động mạch não được hút ra, các dấu hiệu liệt và tê bì nửa người trái của bệnh nhân biến mất ngay trên bàn can thiệp mạch, vận động và cảm giác phục hồi hoàn toàn sau 6 giờ”- PGS Trường nói.
=> Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường bạn biết những gì?
6 giờ vàng.
PGS.TS. Lê Văn Trường nhấn mạnh, kết quả điều trị đột quỵ não phần lớn nhờ sự nhận thức của gia đình bệnh nhân trong việc kịp thời đưa bệnh nhân đi cấp cứu.
“Trong cấp cứu điều trị đột quỵ nhồi máu não thường có câu, “thời gian là não” - có nghĩa mất thời gian là mất não. Thời gian điều trị có hiệu quả đối với bệnh nhân đột quỵ trong 6 giờ đồng hồ đầu tiên sau đột quỵ, tuy nhiên kết quả sẽ giảm dần từ giờ thứ 1 đến giờ thứ 6.
Trong 1-3 giờ đầu: bệnh nhân phục hồi trở về với cuộc sống bình thường đạt tỷ lệ cao; từ 4-6 giờ: bệnh nhân được cứu sống nhưng để lại di chứng nặng: liệt, khó nói, khó nuốt, đau đớn, không tự vận động được… Còn từ 6-8 giờ: tỷ lệ rất nhỏ có cơ hội sống” – PGS Trường nhấn mạnh.
Tuy nhiên, PGS Trường cũng ái ngại khi trên thực tế, không phải người dân nào cũng nhận thức đầy đủ biểu hiện của đột quỵ, chính vì vậy, sự chậm trễ trong cấp cứu đã khiến nhiều bệnh nhân bỏ lỡ cơ hội sống, hoặc để lại di chứng nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe đời sống.
Ví như mới đây, khoa tiếp nhận một bệnh nhân đột quỵ tắc mạch máu não chuyển từ tuyến dưới lên. Sau khoảng 4 giờ đồng hồ cấp cứu ở tuyến dưới không hiệu quả, cùng các thủ tục chuyển tuyến phức tạp khiến bệnh nhân chỉ còn cơ hội giữ lại sự sống nhưng rất khó phục hồi tàn phế.
PGS. TS Lê Văn Trường nhấn mạnh, điều trị đột quỵ luôn là điều trị tối khẩn cấp. Việc điều trị sớm sẽ giúp bệnh nhân trở về cuộc sống đời thường sau 7-30 ngày mà không bị di chứng tàn phế.
=> Thiểu năng tuần hoàn não không còn là nỗi lo, bạn biết chưa?

Nguồn: vietnamnet.vn

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

Dấu Hiệu Mất Cân Bằng Dinh Dưỡng Trong Kiểm Soát Bệnh Đái Đường

Khi được xác nhận mắc bệnh tiểu đường hoặc là người chăm sóc bệnh nhân tiểu đường trong gia đình, chúng ta đều có mong muốn làm thế nào để sống chung với căn bệnh mạn tính này mà vẫn có được cuộc sống khỏe mạnh và cân bằng.

Dấu Hiệu Mất Cân Bằng Dinh Dưỡng Trong Kiểm Soát Bệnh Đái Đường

Muốn kiếm soát tốt đái tháo đường, người bệnh phải luôn ý thức kiểm soát và đảm bảo được 3 yếu tố quan trọng, đó là: chế độ dinh dưỡng hợp lý, tuân thủ phác đồ điều trị và vận động thể lực thường xuyên. Cả 3 yếu tố này có mối liên hệ mật thiết với nhau, nếu một trong ba yếu tố này không được đảm bảo, việc kiểm soát tiểu đường của người bệnh trở nên khó khăn hơn.
=> Bệnh thiểu năng tuần hoàn não không còn là nỗi lo nữa, bạn biết chưa?
Với ba yếu tố vừa nêu trên, chúng ta nhận thấy dinh dưỡng là yếu tốt quan trọng hàng đầu. Vậy tai sao yếu tố này lại quan trọng đến vậy?
Một chế độ ăn khoa học và hợp lý là yếu tố quan trọng đem lại sức khỏe tốt cho mọi người. Với người mắc bệnh đái đường cần phải chú ý tới chế độ ăn uống, vừa phải đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cơ thể và phải giữ ổn định đường đường huyết. Khi dung nạp quá nhiều thực phẩm có chỉ số đường huyết cao thì đường huyết cơ thể sẽ tăng cao hơn mức an toàn, nếu dung nạp quá ít dưỡng chất và kiêng khem quá mức thì đường huyết cơ thể bị thiếu dẫn tới hiện tượng hạ đường huyết. Để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, người bệnh cần một chế độ ăn cân bằng để đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể mà vẫn đảm bảo đường huyết ổn định.
Nhận biết dấu hiệu mất cân bằng dưỡng chất trong kiểm soát tiểu đường.
- Luôn có cảm giác đói và thèm ăn: dấu hiệu thường gặp khi lượng đường trong cơ thể không được cung cấp đầy đủ dẫn tới thiếu năng lượng hoạt động.
- Chân tay bủn rủn, thiếu năng lượng: dù ăn uống đầy đủ nhưng vẫn thấy bủ rủn chân tay, thiếu năng lượng điều này rất có thể chế độ dinh dưỡng của người bệnh mất cân bằng. Khi chế độ ăn mất cân bằng cơ thể không chuyển hóa thức ăn tốt dẫn tới thiếu năng lượng cho cơ thể.
- Mệt mỏi và tâm lý không ổn định: khi não năng lượng cung cấp cho não bộ quá ít hoặc quá nhiều có thẻ gây những phản ứng khó chịu, dẫn tới tâm lý không được thoải mái và gây mệt mỏi.
- Tăng hoặc hạ đường huyết đột ngột: đây là dấu hiệu chắc chắn của việc mất cân bằng dưỡng chất. Đường trong máu bỗng dưng tăng cao hoặc hạ thấp đột ngột cho thấy nguồn dinh dưỡng nạp vào cơ thể của bạn khi thì quá nhiều hoặc quá ít. Hãy luôn giữ cho chế độ ăn của bạn thật cân bằng để tránh các trường hợp này nhé.
- Đường huyết không ổn định: theo dõi phản ứng của cơ thể, cũng như dấu hiệu thứ 4 trên, đường trong máu không ổn định hản do chế độ ăn mất cân bằng, dẫn đến đường từ thức ăn được dung nạp vào máu cũng mất ổn định.
Để giúp cân bằng chế độ dinh dưỡng nhằm kiểm soát tiểu đường tốt hơn. Việc đầu tiên, chúng ta cần phải thông thái khi chọn lựa thực phẩm phù hợp theo nhu cầu thông qua chỉ số đường huyết. Mỗi người bệnh sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, tùy thuộc vào mức độ đường trong máu và khả năng đáp ứng thuốc của mỗi người.
=> Tai biến mạch máu não biến chứng nguy hiểm xảy ra như nào?

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

Như Nào Gọi Là Thiểu Năng Tuần Hoàn Não?

Bệnh thiểu năng tuần hoàn não là gì? Bệnh có nguy hiểm không, làm cách nào để nhận biết và chữa trị bệnh thiểu năng tuần hoàn não hiệu quả nhất. Thông thường bệnh thiểu năng tuần hoàn não có biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, giảm trí nhớ. Tuy nhiên, nặng hơn nữa căn bệnh này còn là nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, đột quỵ rất nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong.

Như Nào Gọi Là Thiểu Năng Tuần Hoàn Não?

Đau nhức đầu một dấu hiệu của bệnh thiểu năng tuần hoàn não (minh họa)

Như nào được gọi là thiểu năng tuần hoàn não?

Bệnh thiểu năng tuần hoàn não là trạng thái nhất thời, nó xảy ra đột ngột do các thiếu sót về chức năng hệ thân kinh, khi mà lượng máu lưu thông lên não giảm xuống (hiện tượng thiếu máu não). Tình trạng này thường hồi phục hoàn toàn sau 24h và có xu hướng lặp lại nhiều lần, do não thiếu máu, thiếu oxy.

Thiểu năng tuần hoàn não thường gặp ở những người trên 50 tuổi, tỉ lệ nam mắc nhiều hơn nữ, ngoài ra còn ở người có những yếu tố nhu xơ vữa động mạch, lao động trí óc căng thẳng…. Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh phát triển lâu ngày có thể gây ra biến chứng nặng nề, nhất là tai biến mạch máu não thường hay xảy ra; người bệnh có thể bị nguy hiểm tới tính mạng do suy hô hấp, phù não… nếu không được phòng ngừa tốt.

Thiếu năng tuần hoàn não có triệu chứng như thế nào?

Bệnh nhân bị thiểu năng tuần hoàn não thường gặp phải các triệu chứng lặp đi lặp lại dưới đây.

- Nhức đầu: triệu chứng này sớm xuất hiện và thường gặp nhất. Nhức đầu không cục bộ mà lan tỏa khắp đầu, kèm cảm giác nặng đầu khi phải suy nghĩ nhiều. Người bệnh hay có thói quen xoa bóp hoặc đấm nhẹ vào đầu để giảm đau.

- Hoa mắt, chóng mặt: bệnh nhân khi thay đổi tư thế cảm thấy bị hoa mắt, chóng mặt, người loạng choạng, mọi thứ xung quanh chao đảo, tối sầm ngoài ra còn kèm theo cảm giác buồn nôn. Người bệnh phải nằm yên một chỗ sau vài phút hoặc vài ngày mới có thể bình thường trở lại.

- Chân tay tê bì: bàn chân, bàn tay tê bì và như có kiến bò, bên cạnh đó bệnh nhân cũng hay đau gáy, xương sườn và lạnh sống lưng.

- Rối loạn giấc ngủ: đây là triệu chứng điển hình của bệnh thiểu năng tuần hoàn não. Người bệnh mất ngủ kéo dài, ngủ hay mê sảng, dễ tỉnh giấc, rối loạn nhịp tim ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt, sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

- Khó tập trung trong mọi việc

- Rối loạn về cảm xúc: cảm thấy bồn chồn, lo lắng, dễ bị kích động, hay mủi lòng, tủi thân.

- Thay đổi tính tình: dễ nổi nóng, hay cáu bẳn.

=> Bạn quan tâm tới Bệnh tiểu đường

Các triệu chứng của bệnh thiểu năng tuần hoàn não xảy ra thường xuyên và lặp lại thường xuyên gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt giảm chất lượng cuộc sống. Nguy hiểm hơn, bệnh còn có thể gây biến chứng dẫn đến đột quỵ, nhồi máu não, tai biến mạch máu não,… đe dọa tính mạng. Do đó cần nhận biết sớm căn bệnh để có phương pháp chữa trị kịp thời, hiệu quả.

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

Lựa Chọn Máy Đo Đường Huyết Phù Hợp Nhất

Nhằm kiểm soát tốt đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do bệnh tiểu đường gây ra với người bệnh. Người mắc bệnh đái đường bên cạnh việc điều trị bằng thuốc chữa bệnh tiểu đường thì việc có bên mình một máy đo đường huyết là điều thực sự cần thiêt để theo dõi sức khỏe. Để theo dõi một cách sát sao nhất tình trạng bệnh tiểu đường, thì việc đo kiểm tra đường huyết cần được thực hiện đều đặn hàng tuần. Tuy nhiên để lựa chọn cho mình một chiếc máy đo đường huyết phù hợp rất kho khăn với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, hiện trên thị trường có rất nhiều loại máy đo đường huyết với đủ chủng loại khác nhau. Vậy dựa vào những tiêu chí nào để người bệnh có thể lựa chọn được loại máy đo đường huyết ưng ý nhất.

Lựa Chọn Máy Đo Đường Huyết Phù Hợp Nhất

Máy đo đường huyết hỗ trợ đo kiểm đường huyết trong điều trị bệnh tiểu đường (minh họa)

Tiêu chí lựa chọn máy đo đường huyết tốt nhất.

- Độ chính xác và mức độ tin cậy của máy

- Dễ dàng sử dụng

- Giá phải phù hợp

- Phụ kiện đi kèm máy (như pin, que thử) có dễ tìm và đắt quá không

- Kết quả có được lưu lại không? Và lưu lại được bao nhiêu kết quả.

Thông số quan trọng chọn máy đo đường huyết

Sau khi tìm hiểu những tiêu chí nêu trên, để tìm mua cho mình một máy đo đường huyết tốt và phù hợp nhất, người bệnh tiểu đường cần dựa vào các thông số quan trọng của máy đo đường huyết như:

- Đơn vị đo của máy đo đường huyết: Có 2 loại đơn vị đo đường huyết là mg/dL và mmol/L; đơn vị mg/dL có chỉ số gấp 18 lần đơn vị đo mmol/L. Trong đó đơn vị mmol/L được sử dụng phổ biến, sử dụng đơn vị đo khác nhau không ảnh hưởng độ chính xác của chỉ số kết quả đo. Tuy nhiên để dễ dàng cho người bệnh tiểu đường theo dõi và báo kết quả với bác sĩ thì nên sử dụng đơn vị đo mmol/L phổ biến hiện nay.

- Có phải cài mã hay chip cài code không? Với các loại máy đời cũ khi sử dụng sang que thử có mã số khác, người dùng mỗi khi đo đường huyết lại phải cài lại mã code que thử cho máy hoặc phải dùng chip cài code cho lọ que thử mới. Điều này đôi khi là trở ngại cho bệnh nhân, nhất là người cao tuổi.

- Nhiệt độ bảo quản và nhiệt độ hoạt động máy như thế nào? Ở Việt Nam do khi hậu có sự thay đổi nhiệt độ rất cao giữa các  mùa. Nên chọn một loại máy có giải nhiệt độ bảo quản và hoạt động càng rộng càng tốt, giúp tiện lợi trong vận chuyển và người sử dụng bảo quản máy.

- Tỷ lệ hồng cầu của máy đo đường huyết: Ý nghĩa của chỉ số là máy cho kết quả đo tin cậy với những mẫu máu có tỷ lệ hồng cầu trong giới hạn quy định. Do người bệnh thường không biết chính xác chỉ số hồng cầu bản thân, nên cần chọn loại máy có tỷ lệ hồng cầu rộng.

=> Ổn định đường huyết với Bonidiabet
[MEDIA=youtube]oMx3MXXPx1k[/MEDIA]
Cô Minh chia sẻ Bonidiabet giúp cô ổn định đường huyết

Kích thước mẫu máu trong máy đo đường huyết

Để tránh mất nhiều máu trong cơ thể bệnh nhân có thể chọn lựa máy đo đường huyết có mẫu máu nhỏ nhất, hiện nay là o,5 microlit.

Kích thước bộ nhớ máy đo đường huyết: Để lưu được nhiều kết quả đo nên chọn loại máy có bộ nhớ lớn. Việc ghi chép lại kết quả đo kết hợp nhật ký theo dõi tình trạng bênh, sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán và phương pháp điều trị bệnh tiểu đường phù hợp cho bạn.

=> Bạn quan tâm tới Thiểu năng tuần hoàn não

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Những Sai Lầm Trong Điều Trị Bệnh Tiểu Đường Cần Tránh

Các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thường hay có tâm lý e ngại với nhiều thứ, nhất là với chế độ ăn uống. Tuy nhiên các chuyên gia điều trị cho biết, để chữa bệnh tiểu đường không nhất thiết phải kiêng khem quá mức, chỉ cần tuân thủ đúng một số nguyên tắc trong điều trị sẽ tránh được những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Một số lời khuyên tránh những sai lầm trong điều trị bệnh tiểu đường cần lưu ý sẽ giúp quá trình điều trị tốt hơn.

Những Sai Lầm Trong Điều Trị Bệnh Tiểu Đường Cần Tránh
Ăn nhiều đường không phải là nguyên nhân sẽ mắc bệnh tiểu đường (minh họa)

1. Ăn quá nhiều đường là nguyên nhân mắc bệnh tiểu đường.

Đây là quan niệm không đúng của nhiều người, khi cho rằng ăn nhiều đường hay đồ ngọt sẽ mắc bệnh tiểu đường. Thực tế, bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể mất khả năng chuyển hóa chất dinh dưỡng thành năng lượng cung cấp cho cơ thể, chứ không liên quan đến lượng đường tiêu thụ của mỗi người trong ngày qua ăn uống.

2. Bệnh nhân đái tháo đường tuân thủ quá nhiều nguyên tắc trong chế độ ăn uống.

Chế độ ăn uông là vấn đề khiến cho người mắc đái tháo đường bận tâm nhất và hay mắc nhiều sai lầm nhất. Ở hầu hết các bệnh nhân đái tháo đường đều có xu hướng e sợ, và đề ra rất nhiều nguyên tắc và tuân thủ thực hiện một cách thái quá trong chế độ ăn uống, vì sợ gây ảnh hưởng xấu tới tình trạng bệnh tiểu đường của bản thân. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, người bệnh chỉ cần lập kế hoạch đơn giản hợp lý cho bữa ăn hàng ngày. Cần lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp, thực hiện chế độ ăn uống hợp lý kết hợp vận động nhẹ để kiểm soát lượng đường huyết ổn định tốt nhất. Thực tế, không cần phải thay đổi quá khắt khe thói quen ăn uống hàng ngày, mà nên thực hiện một chế độ ăn hợp lý là đủ.

3. Phải tránh xa thực phẩm nhiều carbohydrates.

Các loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau củ có chứa nhiều carbohydrates. Nhóm thực phẩm này giàu chất dinh dưỡng, nhất là chất xơ, vitamin và chất khoáng tốt cho cơ thể cũng như nền tảng cho một chế độ ăn uống lành mạnh. Vì vậy, người mắc bệnh tiểu đường không nhất thiết phải tránh xa hoàn toàn nhóm thực phẩm này, người bệnh đái tháo đường vẫn có thể tiêu thụ nhưng với lượng vừa đủ.

4. Thực phẩm giàu protein tốt hơn giàu carbohydrates.

Người bệnh tiểu đường thường có thói quen thay thế thực phẩm giàu protein cho thực phẩm giàu carbohydrates, vì lo sợ thực phẩm giàu carbohydrates thường ảnh hưởng nhanh chóng tới hàm lượng đường trong máu. Tuy nhiên, cũng cần phải cẩn trọng để tránh chọn phải những thực phẩm giàu protein chứa nhiều chất béo bão hòa, sẽ không tốt cho sức khỏe tim mạch của người bệnh. Để có được số lượng cần và đủ lượng protein cho tình trạng bệnh tình, cần tham khảo ý kiến từ chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ chuyên khoa.

=> Bạn quan tâm tới Thiểu năng tuần hoàn não bệnh lý tim mạch

Những Sai Lầm Trong Điều Trị Bệnh Tiểu Đường Cần Tránh 1
Điều chỉnh lượng thuốc tiểu đường theo bữa ăn là hoàn toan sai lầm (minh họa)

5. Điều chỉnh lượng thuốc tiểu đường tùy theo từng bữa ăn

Một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Từ quan niệm này, nhiều người bệnh đái tháo đường cho rằng cứ ăn uống thoải mái, kể cả thực phẩm không tốt cho tình trạng bệnh và sau đó chỉ cần tăng thêm lượng thuốc chữa tiểu đường như insulin để giúp cân bằng và ổn định lượng đường huyết là được. Thực tế, không nên thay đổi lượng thuốc để phù hợp với việc ăn uống. Việc sử dụng thuốc chữa đái tháo đường cần được đảm bảo đúng liều lượng theo quy định và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.

6. Từ bỏ ăn những thực phẩm yêu thích

Điều này không đúng, vì không phải cứ tiêu thụ thực phẩm ngọt là sẽ mắc đái tháo đường, nên không cần phải từ bỏ. Đối với, những người mắc bệnh tiểu đường mà thích đồ ngọt, vẫn có thể thỏa mãn sở thích với những điều chỉnh sau:

-Thay đổi cách chế biến thực phẩm yêu thích đó.

-Thay thế bằng thực phẩm khác cùng loại (ví như có thể thay khoai tây nghiền bằng khoai lang).

-Thay vì ăn một bữa chính, hãy chia nhỏ khẩu phần ăn cho nhiều bữa phụ.

=> Bonidiabet TPCN giúp ổn định đường huyết

7. Bệnh nhân đái đường cần phải ăn kiêng.

Đúng là khi mắc đái tháo đường, bệnh nhân cần thực hiện chế độ ăn kiêng hợp lý, để kiểm soát tốt hàm lượng đường trong máu. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn bữa ăn cùng gia đình và cần thực hiện theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh nên chú ý bổ sung hàm lượng calo, chất béo, protein và carbohydrates trong mỗi bữa ăn sao cho hợp lý. Vậy nên, người mắc đái tháo đường không nên ăn kiêng quá mức, điều này sẽ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể và khiến cơ thể sẽ không khỏe mạnh.

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2016

Người Bị Tai Biến Mạch Máu Não Nên Ăn Và Kiêng Ăn Gì?

Hiện tại chế độ ăn uống của bạn như thế nào? Chế độ ăn uống này có đảm bảo cho sức khỏe không? Với người có chế độ ăn uống hợp lý, nó không những có lợi cho sức khỏe mà còn tránh được những tác nhân gây bệnh, ngoài gia còn giảm bớt sự phát triển của bệnh tật cũng như giúp các chức năng trong cơ thể phục hồi tốt hơn. Vì vậy, chế độ ăn uống được chỉ định như một biện pháp chữa trị bệnh tật, trong đó không ngoại lệ với người bệnh tai biến mạch máu não, vậy người bị tai biến mạch máu não nên an gì, không nên ăn gì? Để có thể phục hồi nhanh nhất và cũng tránh những biến chứng xảy ra.

Người Bị Tai Biến Mạch Máu Não Nên Ăn Và Kiêng Ăn Gì?

Thực phẩm tốt cho người tai biến mạch máu não (minh họa)

1. Bệnh tai biến mạch máu não ăn gì?

Hiện nay ăn uống được xem như một phương pháp trong việc điều trị bệnh tât, bởi sở dĩ nguyên nhân gây bệnh cũng xuất phát từ ăn uống mà sinh ra. Vậy nên việc điều trị bệnh cần được kết hợp giữa ăn uống và các phương pháp khác mới có hiệu quả thực sự. Như chúng ta đã biết, bệnh tai biến mạch máu não là căn bệnh nguy hiểm và để lại nhiều di chứng nặng nề, vì thế vấn đề ăn uống  cần được đặc biệt chú ý để ngăn ngừa những tác nhân gây bệnh.

Người bệnh tai biến mạch máu não cần được đảm bảo dưỡng chất đầy đủ cũng như cân đối, với một chế độ ăn phù hợp. Để người bệnh dễ ăn, dễ tiêu và dễ hấp thụ thì các thức ăn nên chế biện để dạng mềm và được chia thành nhiều bữa trong ngày. Các loại thực phẩm tốt cho người mắc tai biến mạch máu não bao gồm:

Chất đạm: chất đạm quan trọng nhưng cần sử dụng ở mức vừa phải, cần tránh những thực phẩm có nhiều cholesterol, nê tăng cường sử dụng các chất đạm từ thực vật hoặc từ động vật (như sữa, cá, thịt nạc…)

Các vitamin và khoáng chất: Vitamin và khoáng chất có nhiều trong các loại quả cũng như rau xanh. Cung cấp thực phẩm giàu các chất này trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp giảm huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ; đặc biệt khoáng chất Kali có nhiều trong các loại rau quả nhất là quả chuối. Vậy nên, người bị tai biến mạch máu não ăn chuối rất tốt.

Chất béo: cần hạn chế sử dụng các chất béo từ động vật, thay vào đó nên bổ sung các chất béo từ thực vật, trong dầu thực vật có các axit béo giúp làm giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể, ngăn ngừa và hạn chế hiện tượng xơ vữa động mạch cũng như giảm nguy cơ xảy ra đột quỵ.

=> Bạn quan tâm tới Thiểu năng tuần hoàn não

Người Bị Tai Biến Mạch Máu Não Nên Ăn Và Kiêng Ăn Gì 1?

Nhóm thực phẩm nên kiêng với người tai biến mạch máu não (minh họa)

2. Bệnh tai biến mạch máu não kiêng ăn gì?

Với chệ độ ăn uống cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho người bệnh, thì trong chế độ ăn uống cũng cần tránh một số thực phẩm làm tăng nguy cơ gây bệnh. Người mắc tai biến mạch máu não cần kiêng ăn một số loại thực phẩm bao gồm:

Hạn chế sử dụng muối: muối là một gia vị được sử dụng phổ biến trong chế biến thức ăn, nên khi sử dụng muối cho người bệnh cần phải cẩn thận vì muối hấp thu nước trong máu gây nên tình trạng tăng huyết áp. Vì vậy, nên không sử dụng muối hoặc chỉ một lượng rất nhỏ khi chế biến thức ăn.

Chất kích thích và chất béo động vật: nên hạn chế hoặc từ bỏ các loại đồ ăn thức uống chứa nhiều chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc là, thực phẩm cay nóng... chúng là những chất làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, và ảnh hưởng rất lớn tới quá trình điều trị. Vì vậy để có được kết quả điều trị tốt, nên từ bỏ hoặc hạn chế tối đa các chất này.

Tuy nhiên, chế độ ăn uống hợp lý hay không cũng cần phải tùy vào thể trạng và tình trạng của người bệnh. Với người bệnh bị hạn chế hoạt động thì lượng thức ăn cung cấp nên ít hơn người bệnh vẫn có thể hoạt động được. Ngoài việc duy trì chế độ ăn lành mạnh, những hoạt động nhẹ nhàng cũng như chế độ nghỉ ngơi hớp lý sẽ giúp phòng tránh những tác nhân gây bệnh và sự phát triển của bệnh tai biến mạch máu não.

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016

Điều Trị Thiểu Năng Tuần Hoàn Não Hiệu Quả

Thiểu năng tuần hoàn não là một chứng bệnh thường gặp ở những người trên 50 tuổi. Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh. Bệnh thiểu năng tuần hoàn não diễn biến lâu ngày, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như đột quỵ nhồi máu não hệ sống nền rất nguy hiểm khi một động mạch bị huyết khối gây tắc hoàn toàn, người bị đột quỵ có thể tử vong do suy hô hấp, tuần hoàn vì thân não bị nhồi máu hoại tử cấp tính, phù não.

Điều Trị Thiểu Năng Tuần Hoàn Não Hiệu Quả

Nguyên nhân dẫn đến thiểu năng tuần hoàn não (minh họa)

Để có phương pháp chữa trị hiệu quả, chúng ta cần phải hiểu được các nguyên nhân gây thiểu năng tuần hoàn não như:

Một số nguyên nhân gây thiểu năng tuần hoàn não

-Lòng mạch máu bị hẹp cản trở vận chuyển máu, do xơ mỡ động mạch gây nên (nguyên nhân chính chiếm đến 80%).

-Lòng mạch máu bị hẹp do dị dạng bẩm sinh, u sùi, bóc tách thành mạch.

-Cục máu đông làm cản trở lưu thông máu trong động mạch

-Mạch máu bị chèn ép do thoái hóa, vôi hóa đốt sống cổ.

-Do các chèn ép từ bên ngoài lên thành động mạch làm cản trở lưu chuyển máu.

=> Bệnh tiểu đường những điều bạn muốn biết

Phương pháp điều trị thiểu năng tuần hoàn não

Để việc điều trị thiểu năng tuần hoàn não có hiệu quả, cần phải tìm ra nguyên nhân để điều trị tận gốc. Kết hợp với điều trị các triệu chứng khác. Khi huyết áp thường thấp hơn mức bình thường nên dùng thuốc nâng huyết áp, hoặc uống trà gừng, trà sâm vào buổi sáng hàng ngày.

Bệnh nhân cần được phát hiện và điều trị sớm: Do thiểu năng tuần hoàn não không biểu hiện, chỉ thoáng qua, nên dễ bị hiểu nhầm là suy nhược thần kinh, rối loạn tiền đình. Vậy nên, khi nghi ngờ mắc thiểu năng tuần hoàn não với biểu hiện như: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn…, cần được điều trị ngay; ngoài ra cần đi khám bệnh định kỳ. Điều trị ngay khi có cơn cấp thiểu năng tuần hoàn não: khi có xơ mỡ động mạch nặng sẽ dẫn đến tai biến mạch máu não. Giúp cải thiện tuần hoàn não, có thể cho bệnh nhân dùng thuốc hỗ trợ. Tuy nhiên để có được kết quả cao trong điều trị và an toàn, việc dùng thuốc cần được các bác sĩ chuyên khoa khám và kê đơn, người nhà bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc vì có những triệu chứng của bệnh giống nhau.

Với bệnh nhân này, thuốc có thể được chỉ định nhưng bệnh nhân khác, thuốc lại là chống chỉ định. Vậy nên, không thể chỉ dựa vào thông tin tác dụng cung cấp trên bao bì thuốc mà dùng ngay, điều này rất có hại và nguy hiểm cho bản thân. Khi được xác định mắc bệnh thiểu năng tuần hoàn não, bệnh nhân cần tuân thủ tư vấn của bác sĩ, nhất là chế độ ăn uống, tập luyên và dùng thuốc. Người nhà cần phải biết được tình trạng của bệnh nhân, nhất là các bệnh liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não để được giúp đỡ, giám sát và tạo điều kiện thuận lợi trong chế độ ăn, ngủ nghỉ, và dùng thuốc. Người bệnh không nên vừa đi nắng về đã tắm ngay, nên mặc ấm, ngủ nới gió lùa. Vào mỗi sáng mùa đông, khi tỉnh giấc cần tĩnh dưỡng trước khi ra khỏi chăn, tránh lạnh đột ngột, nhất là ở người cao tuổi bởi người cao tuổi khi bị thiểu năng tuần hoàn não có nhiều nguyên nhân gây nên nhưng có liên quan đến các bệnh tim mạch (huyết áp cao) mà khi lạnh đột ngột, mạch máu bị co lại làm cản trở máu lưu thông, dẫn đến thiếu máu cục bộ dễ gây ra tai biến mạch máu não.

Các biện pháp phòng ngừa thiểu năng tuần hoàn não

Để có thể phòng ngừa bệnh thiểu năng tuần hoàn não một cách hiệu quả và hợp lý nhất, bệnh nhân cần một chế độ ăn hợp lý hàng ngày như ăn nhiều rau, quả, cá nên ăn vài ba bữa mỗi tuần. Bệnh nhân hạn chế ăn nhiều thịt, thay mỡ động vật bằng dầu ăn thực vật. Hạn chế không dùng đồ uống có cồn như rượu bia, hạn chế hút thuốc lá hay thuốc lào. Chăm chỉ tập luyện thể thao đều đặng, giúp ngăn ngừa một số bệnh như huyết áp cao, xơ vữa động mạch, thừa cân béo phì, vì chúng là nguyên nhân giác tiếp làm xuất hiện bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2016

Bệnh Tiểu Đường Là Một Trong 5 Căn Bệnh Chủ Yếu Nhất Toàn Cầu

Hiện nay, nền y học đã phát triển vượt bậc, nhưng con người vẫn đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn mắc bệnh nan y, nguy hiểm tới tính mạng và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, cuộc sống của không chỉ bệnh nhân mà với cả gia đình và xã hội. Những bệnh lý về tim mạch, ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt, bệnh tiểu đường, trầm cảm… đây là 5 căn bệnh chủ yếu nhất toàn cầu.

  
Bệnh Tiểu Đường Là Một Trong 5 Căn Bệnh Chủ Yếu Nhất Toàn Cầu
Kiểm soát đường huyết ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường (minh họa)

1. Bệnh lý tim mạch

Các bệnh lý về tim mạch và đột quỵ được xem là nguyên nhân gây tử vong cao với nhiều bệnh nhân trên toàn thế giới. Xơ vữa động mạch dẫn đến các mảng bám cholesterol cản trở, gây tắc nghẽn mạch máu não ở tim và não; đây được xem là dạng bệnh lý về tim mạch thường gặp và gây tử vong cho nhiều người nhất.

Thiên hướng phát triển xơ vữa động mạch ở nam giới sớm hơn ở nữ giới, mặc dù nguyên nhân chính xác gây nên vẫn chưa được xác định. Trung bình trên thế giới, đàn ông từ độ tuổi 65 có tỉ lệ tử vong rất cao do bệnh lý tim mạch gây ra.

==> Bạn quan tâm tới Thiểu năng tuần hoàn não

2. Ung thư phổi

Đây được coi là một căn bệnh nguy hiểm khủng khiếp, nguy cơ tàn phá cơ thể người bệnh và hầu như luôn luôn di căn. Ung thư phổi thường sớm lây lan, trước khi phát triển đủ lớn để gây ra các triệu chứng hoặc hiển thị khi chụp X-quang.

Ung thư phổi vì được phát hiện trễ, nên rất khó khăn trong việc chữa trị. Khói thuốc lá nguyên nhân gây ra 90% các loại ung thư phổi, đặc biệt là ở nam giới. Hiện tại, không có bất cứ xét nghiệm nào có thể sàng lọc hiệu quả cho ung thư phổi giai đoạn đầu.

3. Ung thư tiền liệt tuyến

Ung thư tiền liệt tuyến là loại bệnh đe dọa nghiêm trọng ở nam giới. Tuyến tiền liệt nàm phía sau dương vât, có vai trò quan trọng là tiết ra chất lỏng cho quá trình xuất tinh ở nam giới. Khi càng lớn tuổi, nam giới phải đối mặt với nhiều yếu tố nguy cơ liên quan đến tiền liệt tuyến hơn.

Theo một thống kê ở Mỹ cho thấy, có gần 200 ngàn người được phát hiện bị ung thư tuyến tiền liệt mỗi nam. Tuy nhiên, ung thu tuyến tiền liệt không phải là căn bệnh đáng sợ như ung thư phổi, tỉ lệ mắc bệnh và chết vì ung thư tuyến tiền liệt chỉ có 1 trên 35 người.

4. Bệnh tiểu đường

Người mắc bệnh tiểu đường thường không có triệu chứng dõ ràng, bệnh phát triển thầm lặng. Bệnh kéo dài nhiều năm, hàm lượng đườn trong máu tăng cao, thận không lọc được hết và thải vào nước tiểu. Lượng đường dư thừa và hoạt động như một chất độc chậm tác động trên mạch máu và dây thần kinh ở khắp mọi cơ quan trên cơ thể người bệnh.

Tất cả các cơn đau tim, mù lòa, suy thận… là những hệ quả mà bệnh tiểu đường gây ra. Tích cực tập luyện thể thao, kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, giúp ổn định đường huyết ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm sau này.

==> Bonidiabet Giúp ổn định đường huyết được người dùng tin tưởng.

5. Trầm cảm

Đây là chứng bệnh không phân biệt theo giới tính. Nó là một rối loạn cảm xúc có tác hại đến toàn bộ cơ thể sức khỏe tổng thể. Hiện tại, trầm cẩm chứng minh sự di chuyển tinh thần và cơ thể đang có vấn đề. Não có sự tác động của hóa chất và kích thích tố bức xúc bị mất cân bằng; Giấc ngủ, cảm giác thèm ăn, năng lượng cơ thể bị đảo lộn.

Thực tế cho thấy nam giới bị trầm cảm có khả năng phát triển bệnh tim. Theo các chuyên gia, quan niệm trước đây cho răng trầm cảm ảnh hưởng tới nữ giới nhiều hơn thì hiện tại đã có sự thay đổi.

Nam giới thường có xu hướng giấu giếm cảm xúc chán nản, hay biểu hiển khác so với phụ nữ. Nam giới cũng ít có khả năng tìm hiểu sự hỗ trợ cho bệnh trầm cảm hơn phụ nữ. Kết quả cho thấy, dù số lượng phụ nữ tự vẫn luôn nhiều hơn nam giới, nhưng tỉ lệ người chết do tự sát thấp hơn ở nam giới.