Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2016

Cách Phòng Ngừa Và Điều Tr�� Đái Tháo Đường

Bệnh đái tháo đường hiện đang là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Dưới đây là những thông tin cơ bản về bệnh tiểu đường nên tham khảo để phòng tránh và chữa trị tốt căn bệnh này.

Dấu hiệu nhận biết mắc bệnh tiểu đường (minh họa).

Triệu chứng nhận biết của bệnh tiểu đường:

- Khát nước nhiều và uống nước nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều, sụt cân.

- Một số triệu chứng ít gặp: mờ mắt, vết loét lâu lành, tê tay chân...

Tuy nhiên, hoàn toàn không có bất kỳ triệu chứng nào ở người bệnh đái tháo đường type2.

Những đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường:

- Người thừa cân, béo phì.

- Ít vận động thể lực.

- Gia đình trực hệ có người bị đái tháo đường (bố, mẹ, anh chị em ruột).

- Phụ nữ sinh con có cân nặng từ 4 kg trở lên hoặc bị đái tháo đường thai kỳ.

- Người bị tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu.

- Những người từ 45 tuổi trở lên không có các yếu tố nguy cơ trên cũng nên tầm soát bệnh.

=> Bạn quan tâm tới biến chứng tai biến mạch máu não.

Cách phòng tránh bệnh tiểu đường:

Để phòng ngừa bệnh đái tháo đường hiệu quả, cần thực hiện lối sống lành mạnh bao gồm chế độ ăn hợp lý (tăng chất xơ, giảm bớt chất béo và bột đường), kết hợp luyện tập thể lực thường xuyên, kiểm soát cân nặng hợp lý, bỏ thuốc lá và hạn chết tối đa rượu bia.

Lời khuyên trong chế độ ăn uống:

- Kiểm soát lượng bột đường ăn vào. Nhằm đạt mục tiêu kiểm soát đường huyết là điều rất quan trọng.

- Nên sử dụng nguồn bột đường (carbohydrate) từ rau, trái cây, ngũ cốc nguyên vỏ, sản phẩm từ sữa tốt hơn nguồn từ các thực phẩm chứa mỡ và đường. Cần tránh ăn đường cát, đồ uống ngọt.

- Chọn chất bột đường có nhiều chất xơ, hấp thụ tối thiểu 130 g mỗi ngày, không quá 60% tổng năng lượng.

- Chất đạm (protein): 1 g/kg cân nặng một ngày.

- Ăn cá ít nhất 3 lần một tuần.

- Chất béo (lipid): Chọn loại mỡ không bão hòa.

- Không nên uống quá một lon bia một ngày.

- Nếu có thói quen hút thuốc lá thì nên ngưng hẳn.

Lời khuyên về vận động:

- Hình thức tập thể lực đơn giản và dễ áp dụng, nhất là đi bộ nên thực hiện tổng cộng 150 phút mỗi tuần, không nên ngưng luyện tập 2 ngày liên tiếp. Ở người lớn tuổi có thể chia đi bộ nhiều lần trong ngày, mỗi lần từ 10 đến 15 phút.

- Chú ý, khi đường huyết chưa ổn định không nên tập luyện thể lực quá sức. Cần kiểm tra biến chứng tim mạch, thần kinh, biến dạng chân trước khi luyện tập nhằm tránh bị biến chứng nguy hiểm khi vận động.

=> Bonidiabet giúp ổn định đường huyết trong điều trị tiểu đường.

Cách điều trị bệnh tiểu đường:

Các biện pháp không dùng thuốc như thay đổi chế độ ăn, giảm lượng đường (carbohydrate), luyện tập thể dục đều đặn kết hợp với các biện pháp dùng thuốc để kiểm soát đường trong máu, tránh gây tổn thương các cơ quan.

Hiện nay có nhiều loại thuốc hạ đường huyết (đường uống và đường tiêm dưới da) có cơ chế tác dụng, tác dụng phụ và chống chỉ định khác nhau. Do đó việc dùng nhóm thuốc nào phải do bác sĩ quyết định tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân cụ thể. Không thể có công thức điều trị chung cho tất cả mọi người. Bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể về trường hợp của mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét