Thứ Ba, 2 tháng 8, 2016

Phân Biệt Trẻ Khóc Dạ Đề Với Khóc Do Căn Bệnh Khác Như Nào

Thường các cha mẹ trẻ luôn nghĩ rằng trẻ sơ sinh bé khóc dạ đề là chuyện chấp nhận sống chung với lũ. Khi trẻ sơ sinh được vài tuần tuổi, vào một khung giờ nhất định trong ngày trẻ thường hay quấy khóc (thường vào đêm), trẻ khóc kéo dài vài tiếng mới nín. Hiện tượng trẻ khóc đêm có thể chấm dứt sau vài tuần. Tuy nhiên, tình trạng trẻ khóc dạ đề ở những trẻ ngoài 6 tháng tuổi rất có thể xuất phát từ những nguyên nhân bệnh lý khác mà bé mắc phải. Cha mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để tránh những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển cả trí tuệ và thể chất của trẻ.
Cha mẹ cần hiểu và phân biệt trẻ khóc dạ đề với khóc do bệnh lý khác (minh họa).
Vậy trẻ khóc dạ đề là gì?
Theo dân gian: ở trẻ dưới 6 tháng tuổi thường có hiện tượng khóc dạ đề, xuất hiện từ tháng thứ 2 tới tháng thứ 5. Ban ngày trẻ chơi ngoan, đêm đến quấy khóc, trằn trọc, vặn mình, tay chân gồng, khóc thét, khóc nhí nhách kéo dài… Hiện tượng này sẽ hết khi bé ngoài 4 tháng tuổi.
Theo y học hiện đại: trẻ khóc dạ đề thường xảy ra do trẻ tăng nhu động ruột bởi tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Bé được xác định là khóc dạ đề khi luôn khóc vào một thời điểm nhất định, thời gian khóc trên 3 giờ mỗi ngày, trên 3 ngày mỗi tuần và kéo dài hơn 1 tuần nhưng bé không bị sụt cân. Khi trẻ được hơn 4 tháng tuổi, nhu động ruột của bé ổn định thì hiện tượng trẻ khóc dạ đề sẽ tự hết.
=> Bonikiddy giúp con hết biếng ăn, tăng cường hệ miễn dịch cha mẹ nhé.
Phân biệt trẻ khóc dạ đề với khóc do bệnh lý khác như nào?
Từ khái niệm về trẻ khóc dạ đề đã nêu, cha mẹ có thể phân biệt được thế nào là trẻ khóc dạ đề. Nhưng khi trẻ khóc mà kèm theo các biểu hiện sau đây thì cha mẹ cần lưu tâm đến các bệnh liên quan, đặc biệt là ở trẻ khóc đêm kéo dài sau khi trẻ được 6 tháng tuổi.
-Trẻ bị còi xương: trẻ có các biểu hiện như da xanh, cơ mềm nhão, bụng to, ngực lép. Trẻ hay ra mồ hôi cũng coi là triệu chứng hay gặp, kể cả là mùa đông đặc biệt là mồ hôi vùng đầu và gáy, trẻ ngứa lắc đầu nhiều làm rụng tóc gáy. Trẻ ngủ kém, hay giật mình, khi ngủ hay vặn vẹo quẫy đạp không yên, dễ kích động, hay quấy khóc nhất là khóc đêm. Trẻ có cơ thành bụng yếu nên hay bị dối loạn tiêu hóa trẻ dễ bị táo bón hay đi ngoài phân sống. Trẻ chậm phát triển vận động như chậm lẫy, chậm ngồi, chậm đi đứng và trẻ mọc răng chậm.
Để khắc phục tình trạng trẻ còi xương, cha mẹ hãy cho bé tắm nắng vào sáng sớm (trước 8 giờ sáng vào mùa hè và mùa đông có thể đến 10 giờ sáng) để cơ thể bé hấp thu vitamin D, một loại vitamin giúp chuyển hóa canxi hình thành xương. Vào mùa hè khi cho trẻ tắm nắng có thể cởi bớt quần áo cho trẻ để da tiếp xúc nhiều với ánh nắng tự nhiên. Ngoài ra có thể bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi như trứng, cá, cua đồng, tôm, nấm…
-Trẻ bị nồng ruột: có biểu hiện khóc dữ dội, có thể kèm nôn, khóc thét, bỏ bú đi ngoài có máu, bụng nổi cục… khi trẻ có những biểu hiện này cần đưa bé đi cấp cứu càng nhanh càng tốt.
-Trẻ bị giun hoặc viêm ruột cấp: trẻ có các triệu chứng như đau bụng, khóc thét, khóc không nhanh không chậm cứ đều đều, sắc mặt tái trắng nhợt, vã mồ hôi, trẻ nôn mửa. Bé không cho sờ vào bụng, khi sợ vào bé càng khóc to hơn. Khi thấy bé có những biểu hiện này cha mẹ cần cho bé đi kiểm tra ngay để có biện pháp chữa trị kịp thời.
Cha mẹ hãy tìm hiểu để phân biệt khóc dạ đề với khóc do bệnh lý ở trẻ để có hướng xử lý kịp thời nhé. Nếu trẻ ngoài những cơn khóc vẫn ăn ngủ bình thường, thể trạng khỏe mạnh, vui chơi hoạt bát thì cha mẹ không cần phải quá lo lắng. Còn trường hợp trẻ khóc và kèm các biểu hiện như đã nêu thì cha mẹ hãy đưa trẻ đi khám để sớm phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời. Chúc các cha mẹ trẻ chăm sóc con thật tốt và bài bản.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét