Thứ Tư, 17 tháng 8, 2016

Những Biến Chứng Cấp Tính Bệnh Nhân Mắc Bệnh Tiểu Đường

Người bệnh mắc đái tháo đường về lâu dài sớm gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm do không kiểm soát tốt đường huyết. Người bệnh tiểu đường gặp phải các biến chứng cấp tính và mãn tính. Biến chứng cấp tính ở người bệnh tiểu đường type2 đặc trưng bởi sự tăng thẩm thấu do glucose máu tăng, hạ glucose máu, nhiễm toan lactique; Ở người bệnh tieru đường type1 là nhiễm toan cetone. Các biến chứng mạn tính liên quan đến các cơ quan đích như bệnh tim mạch, suy thận, thần kinh…

Kiểm soát đường huyết tốt giúp hạn chế biến chứng tiểu đường (minh họa).

Tăng thẩm thấu do tăng glucose máu.

Biến chứng này thường gặp ở người bệnh cao tuổi. Người già thường gặp phải suy giảm chức năng thận và rối loạn khát nước, càng làm tang mức độ và tính trầm trọng của biến chứng này. Bệnh nhân bị hôn mê khi độ thẩm thấu>340 mOsm/kg nước, không có nhiễm toan cetone.

Lâm sàng: diễn biến nhanh, người bệnh mất nước, sốt và rối loạn ý thức (như sững sờ, hôn mê, co giật động kinh). Nội ngoại bào có dấu mất nước, chủ yếu nội bào. Thở nhanh, nông, không mùi cetone.

Cận lâm sàng:

- Tăng glucose máu >8g/l (44mmol/l) và có thể đạt 20g/l, nhưng luôn >7g/l, Natri máu tăng rất cao >150mmol/l.

- Kali có thể bình thường hoặc giảm do có sự điều chình bằng insulin, cetone niệu âm.

- Thường có suy thận chức năng, ure luôn >1,5g/l.

- Nồng độ pH máu bình thường, dự trữ kiềm không thay đổi.

=> TPCN Bonidiabet giúp ổn định đường huyết.

Hạ glucose máu.

Đây là triệu chứng đáng lo ngại, nhất là người cao tuổi mắc đái tháo đường type2 đang điều trị bằng thuốc tây. Bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng thần kinh tự động, làm che dấu triệu chứng hạ glucose máu nên khó nhận ra.

Hạ glucose máu ở người bệnh đái đường cao tuổi là nguồn gốc của tai biến mạch máu não hoặc động mạch vành, càng làm tăng tử suất đái tháo đường, ngay cả khi hạ glucose máu ở mức độ vừa nhưng nếu lặp lại nhiều lần cũng rất nguy hại và khó khôi phục.

Nhiễm toan acid lactic.

Thường xảy ra ở người bệnh mắc đái tháo đường type2 cao tuổi, thường có tổn thương suy tế bào gan, suy thận và thường do điều trị bằng thuốc tây. Trường hợp này hiếm gặp.

Nhiễm toan cetone đái tháo đường.

Hay gặp ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type1, type2 hiếm gặp. Diễn biến có thể rất kín đáo: mệt mỏi, chán ăn, nôn mửa; Đau vùng thượng vị, đặc biệt đau theo thắt lưng; Tiểu nhiều và khát nước nhiều, nước tiểu có cetone >++ là triệu chứng báo động, ngay cả khi không có triệu chứng lâm sàng. Có một vài trường hợp nhiễm toan cetone nặng xảy ra trang vài giờ hoặc vài ngày, tốc độ xuất hiện là yếu tố chính giúp tiên lượng.

Dấu hiệu lâm sàng rõ với khó thở do nhiễm toan:

- Thở nhanh, khó thở.

- Rối loạn ý thức, thường không khu trú và babinski âm.

- Có mất nước nội ngoại bào.

- Rối loạn tiêu hóa như nôn, đau bụng, đi chảy gây mất điện giải.

- Hôi thở có mùi acetone, thân nhiệt hạ.

- Đồng tử dãn.

Cận lâm sàng: Glucose niệu (++++) và cetone niệu (+++).

Glucose máu: 3 - 5g/l.- Thể ceton trong huyết thanh rất cao

HCO3 giảm < 10 mEq/l, pH gần 7,0 hoặc thấp hơn (BT: 7,30).

Rối loạn kali máu: giờ đầu bình thường hoặc tăng, nhưng giảm nhanh trong 3 giờ sau. Vì thế theo dõi điện tim đều đặn là cần thiết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét