Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016

Biến chứng tiểu đường gây tổn thương hệ thần kinh

Những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 1 có thể gặp phải biến chứng thần kinh sau 5-6 năm, còn với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 2 có thể gặp phải biến chứng ngay khi mới phát hiện bệnh. Người bệnh tiểu đường càng cao tuổi, thời gian mắc bệnh càng lâu thì càng tăng nguy cơ biến chứng thần kinh.
Vì vậy, cần phải tiến hành điều trị tiểu đường càng sớm càng tốt, nhằm ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường trong đó có biến chứng thần kinh. Hệ thần kinh con người bao gồm những loại nào? Đâu là nguyên nhân của bệnh thần kinh do biến chứng tiểu đường? Các tổn thương thần kinh nào dễ gặp phải do biến chứng tiểu đường? Qua bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về biến chứng thần kinh do bệnh tiểu đường nhé.
Hệ thần kinh của con người?
Hệ thần kinh của con người được chia làm các loại như sau:
- Hệ thần kinh trung ương bao gồm não và tủy sống.
- Hệ thần kinh sọ não là các sợi thần kinh đến mắt, miệng, tai và các bộ phận khác vùng đầu.
- Hệ thần kinh tự động là các dây thần kinh điều khiển cơ quan tim, phổi, dạ dày, ruột, bàng quang, cơ quan sinh sản.
- Hệ thần kinh ngoại biên là các dây thần kinh đến tay, chân và da.
Nguyên nhân bệnh thần kinh do biến chứng tiểu đường.
Các bệnh liên quan đến hệ thần kinh, có thể do nhiều các yếu tố kết hợp gây ra, nhưng chủ yếu là do đường huyết tăng cao nhất là ở những người mắc bệnh tiểu đường lâu năm. Dưới đây là một số yếu tô gây tổn thương hệ thần kinh.
- Rối loạn chuyển hóa: thường xảy ra ở người bị tiểu đường lâu năm, dẫn tới đường huyết tăng cao đi kèm với mỡ máu cao và sản sinh ít insulin hoặc insulin hoạt động không hiệu quả.
- Tổn thương thần kinh mạch máu: làm cản trở cung cấp oxy và dưỡng chất cho hệ thần kinh.
- Tự miễn: cơ thể không còn khả năng tự miễn dẫn tới viêm nhiễm các dây thần kinh.
- Cơ học: Hội chứng ống cổ tay.
- Có thể do di truyền.
- Do lối sống thiếu lành mạnh hay uống rượu bia và hút thuốc lá.
Các tổn thương hệ thần kinh dễ gặp phải do biến chứng tiểu đường.
Người mắc bệnh tiểu đường lâu ngày, dễ mắc phải biến chứng nguy hiểm trong đó có biến chứng thần kinh. Biến chứng thần kinh do tiểu đường là những tổn thương của hệ thần kinh gặp phải. Dưới đây là các tổn thương dễ gặp phải của biến chứng thần kinh do bệnh tiểu đường.
Tổn thương thần kinh ngoại biên.
Hệ thần kinh ngoại biên chi phối các hoạt động của tay chân và bắt nguồn từ hệ thần kinh trung ương tuy sống. Khi mắc phải biến chứng thần kinh do tiểu đường, người bệnh gặp phải những tổn thương với triệu chứng như: cảm giác châm chích, nóng rát, tê bì, đau dữ dội hoặc mất cảm giác với các kích thích đau, nóng, lạnh. Các chiệu chứng này, có thể xuất hiện ở một bên hoặc cả hai bên đối xứng ở người bệnh tiểu đường.
Trường hợp người bệnh tiểu đường gặp phải biến chứng thần kinh nặng có thể gặp phải các tổn thương ở bàn chân, vì thế người bệnh tiểu đường cần phải chăm sóc bàn chân mình thật kĩ lưỡng, mang các loại giày phù hợp để bảo vệ bàn chân.
Tổn thương thần kinh tự động.
Các tổn thương hệ thần kinh tự động mà người bệnh tiểu đường có thể gặp phải ở các cơ quan như:
- Hệ tiêu hóa: tổn thương thần kinh điều khiển hệ tiêu hóa, khiến thức ăn qua hệ tiêu hóa quá nhanh hoặc quá chậm. Khi này người bệnh có các cảm giác đầy hơi, khó tiêu hoặc tiêu chảy. Tổn thương này khiến cơ dạy dày có thể bị liệt, làm ứ đọng thức ăn quá lâu trong dạ dày dẫn đến khiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn.
- Hệ tim mạch: tổn thương dây thần kinh chi phối hệ tim mạch khiến tim đập nhanh hơn, huyết áp cơ thể không còn chính xác. Người bệnh dễ gặp phải các triệu chứng như chóng mặt, say sẩm mặt mày, té ngã.
- Bàng quang: tổn thương này người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như: bàng quan phản ứng quá mức dẫn tới tiểu gấp, tiểu nhiều, tiểu không tự chủ... hoặc bàng quang phản ứng chẩm khiến tiểu khó, tiểu bí.
- Cơ quan sinh sản: tổn thương hệ thần kinh ở cơ quan sinh sản ở nam thì gây rối loạn cương dương, bất lực còn ở nữ giới gây giảm cảm giác, giảm ham muốn, khô am dao.
Tổn thương thần kinh sọ não.
Tổn thương có thể gặp ở các bộ phận vùng đầu như:
- Cơ mắt: tổn thương thần kinh điều khiển cơ mắt thường xảy ra đột ngột ở một bên, thời gian tồn tại trong thời gian ngắn.
- Cơ mặt: tổn thương thần kinh điều khiển cơ mặt thường xảy ra đột ngột gây chảy xệ một bên mặt, sụp mí mắt, môi...
Điều trị biến chứng thần kinh do bệnh tiểu đường.
- Kiểm soát tốt đường huyết bản thân.
- Xác định chính xác nhóm thần kinh bị tổn thương để có biện pháp điều trị phù hợp.
  • Với hệ tiêu hóa: cần dùng thuốc chống nôn, chống tiêu chảy...
  • Với bàng quang: cần luyện tập co bóp bàng quang hoặc dùng thuốc tăng sức co bóp cho bàng quang.
  • Hạ huyết áp tư thế: nằm gối cao đầu hoặc dùng thuốc tăng cường tuần hoàn.
  • Chăm sóc bàn chân phòng tránh các tổn thương xảy ra.
​Kết luận: Biến chứng thần kinh do tiểu đường là một trong những biến chứng nguy hiểm mà người bệnh tiểu đường có thể mắc phải. Vì thế, để phòng tránh các biến chứng xảy ra cũng như biến chứng thần kinh do tiểu đường, cần phải điều trị tiểu đường sớm và tích cực.
(Nguồn internet).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét