Bệnh tiểu đường hay còn gọi đái tháo đường, đây là chứng bệnh mãn tính rất nguy hiểm nếu người bệnh không biết tự điều chỉnh đường huyết ổn định. Không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường, học cách chung sống hòa bình với bệnh là điều cần thiết cho người tiểu đường. Trong quá trình điều trị tiểu đường người bệnh cần thực hiện nghiêm chế độ ăn uống để hỗ trợ tốt nhất.
Vậy điều trị tiểu đường cần chú ý những gì? Chế độ dinh dưỡng như nào hỗ trợ tốt quá trình điều trị tiểu đường? Chế độ ăn không chỉ cung cấp đủ năng lượng hoạt động của cơ thể, mà còn hỗ trợ tốt quá trình điều trị tiểu đường. Qua bài viết này chúng ta cùng tham khảo về chế độ ăn đầy đủ và hợp lý cho người mắc tiểu đường.
Tinh bột:
- Carbohyrate (Carb) là thành phần chính trong chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường. Carbohydrate giúp cơ thể tạo ra glucose nguồn năng lượng chính cung cấp cho các tế bào cơ thể. Carbohydrate gồm có hai loại chính là: carb đơn giản như glucose, sucrose... loại carb này thường có nhiều trong các loại trai cây và đường tinh luyện. Carb phức tạp là tinh bột một sự kết hợp của các loại đường đơn giản, loại này thường có trong các loại hạt, đậu, rau cải, ngũ cốc nguyên hạt. Carb phức tạp thường tiêu hóa chậm, cung cấp năng lượng ổn định và hàm lượng chất xơ tốt cho sức khỏe.
- Lượng tinh bột người bệnh tiểu đường tiêu thụ chỉ nên bằng 50%-60% người thường. Bệnh nhân tiểu đường nên ăn các loại bánh mì không pha trộn phụ gia nhu bánh mì đen, gạo lứt, khoai tay...Nên ăn các loại ngũ cốc thô, ít chà xát để không làm mất đi các loại vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe như gạo lức hoặc các loại ngũ cốc nguyên hạt. Không nên chế biến thực phẩm dạng chiên xào, nhiều dầu mỡ... nên chế biến luộc, hấp, nướng.
Chất đạm:
- Cần hạn chế tối đa các loại thực phẩm chế biến sẵn như thịt hộp, pate, xúc xích... thay vào đó hãy ăn cá, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa (lưu ý là sử dụng sữa ít đã tách béo).
- Nên tránh ăn da các loại gia cầm như gà, vịt bởi chúng chứa nhiều cholesterol xấu. Nên ăn các loại thịt bò, thịt lợn đã được lọc sạch mỡ.
Chất béo: theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, lượng chất béo tiêu thụ ở người mắc bệnh tiểu đường phải dưới 300mg mỗi ngày, tuyệt đối không dùng dầu mỡ động vật mà nên dùng dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu oliu, dầu mè.
Rau, trái cây tươi: Lượng rau xanh và trái cây tươi mà người bệnh tiểu đường nên ăn vào khoảng 400g mỗi ngày. Rau xanh và trái cây tươi có tác dụng bổ sung vitamin và muối khoáng, ngoài ra còn có tác dụng chống lão hóa. Trong rau củ quả có nhiều chất xơ, thành phần quan trọng giúp giảm đường huyết, làm chậm hấp thu đường và hạn chế tăng đường sau ăn. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường cũng cần tránh các loại quả ngọt như nho, na...
Chất ngọt: là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh tiểu đường, khiến bệnh lý trở nên trầm trọng hơn, làm gia tăng các biến chứng nặng nề cho cơ thể. Vì vậy, người mắc bệnh tiểu đường cần tránh xa các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga, chất kích thích như rượu bia...
Ăn đủ bữa: Không bỏ bữa sáng, ăn thêm 2 bữa ăn nhẹ ngoài 3 bữa chính, thời gian ăn chậm và dừng lại khi thấy đủ.
Kết luận: Vì tiểu đường là chứng bệnh mãn tính nên quá trình điều trị tiểu đường người bệnh cần phải thực hiện nghiêm túc và tích cực. Để hỗ trợ tốt cho việc điều trị tiểu đường người bệnh tiểu đường cũng cần chú ý tới thành phần dinh dưỡng trong chế độ ăn, bởi chế độ ăn có tác động lớn tới việc điều trị tiểu đường. Ngoài ra cũng cần tăng cường tập luyện thể thao nâng cao sức khỏe cơ thể.
(Nguồn internet)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét