Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

Đề phòng biến chứng loét bàn chân ở người tiểu đường

Ở những bệnh nhân mắc tiểu đường lâu ngày dễ gặp phải nhiều biến chứng nặng nề ở các cơ quan, bộ phận trên cơ thể như tim, gan, thận, mắt, hệ thần kinh... Trong đó biến chứng xảy ra ở bàn chân là biến chứng người bị tiểu đường hay gặp nhất, thực tế cho thấy có 6-7% người bệnh tiểu đường mắc chứng loét bàn chân và có nguy cơ hoại tử phải cắt cụt chi rất cao nếu không điều trị tiểu đường tích cực và kịp thời.


Đề phòng biến chứng loét bàn chân ở người tiểu đường

Vậy tại sao người bệnh tiểu đường lại dễ bị loét bàn chân như vậy? Phải làm sao để phòng ngừa loét bàn chân ở người bệnh tiểu đường? Qua bài viết này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về lý do người bệnh tiểu đường dễ bị loét bàn chân và biện pháp phòng ngừa loét bàn chân ở người bệnh tiểu đường.

Tại sao người bệnh tiểu đường dễ bị loét bàn chân?

Người mắc tiểu đường lâu ngày, nếu không điều trị tiểu đường tích cực và kịp thời, khiến nồng độ đường trong máu tăng cao và không ổn định, dễ sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng tới các bộ phận trên cơ thể. Vì vậy chúng ta phải điều trị tiểu đường sớm và tích cực để phòng ngừa các biến chứng xảy ra. Dưới đây là một số lý do khiến người bệnh tiểu đường dễ bị loét bàn chân.

- Mắc biến chứng thần kinh: khi này người bị tiểu đường mất dần khả năng cảm nhận đau, nóng hay lạnh vì thế người bệnh không nhận biết được mình bị thương, chỉ đến khi vế thương nghiêm trọng làm bàn chân sưng to, vết thương nhiễm trùng nặng mới nhận ra. Lúc này, các vết thương tổn đã ở giai đoạn trầm trọng và quá trình điều trị kết quả không được tốt.

- Biến chứng mạch máu: có khoảng 20% số bệnh nhân tiểu đường bị hẹp hoặc tắc các động mạch chi dưới bởi người bệnh tiểu đường dễ bị sơ vữa động mạch. Khi này máu lưu thông đến chi dưới trở nên khó khăn, khiến khả năng điều trị nhiễm trùng và làm lành vết loét gặp khó khăn. Khi các mạch máu bị tắc hoàn toàn, bàn chân và các ngón chân không còn được bảo vệ dễ bị hoại tử.

- Dễ bị nhiễm trùng: người mắc bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm trùng hơn người thường, lý do là do đường trong máu của người bị tiểu đường luôn cao, khiến tuần hoàn máu kém dẫn đến cá kháng thể chống nhiễm trùng diễn ra chậm và kém hiệu quả hơn.

Vì vậy cần điều trị tiểu đường nhanh chóng, giữ ổn định đường huyết để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra, trong đó có biến chứng loét bàn chân. Vậy làm sao để phòng ngừa loét bàn chân.

Một số biện pháp đề phòng loét bàn chân.

- Rửa chân bằng nước ấm với xà phòng nhạt một cách nhẹ nhàng, lau khô từng kẽ chân bằng khăn mềm.
- Nên thường xuyên kiểm tra bàn chân xem có tổn thương nào không.
- Cắt móng chân thường xuyên và tránh để bị trầy xước khi cắt. Luôn giữ ấm chân.


Đề phòng biến chứng loét bàn chân ở người tiểu đường

Điềutrị tiểu đường bằng thuốc tây chỉ có tác dụng hạ đường huyết, nhưng không giúp ngăn ngừa biến chứng xảy ra được. Hiện nay, việc áp dụng các thảo dược cùng các nguyên tố vi lượng vào điều trị tiểu đường, không chỉ có tác dụng hạ đường huyết mà còn giữ ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng xảy ra.


Kết luận: biến chứng loét bàn chân ở người bệnh tiểu đường, là một trong những biến chứng hay gặp ở người bị tiểu đường. Để phòng ngừa biến chứng xảy ra, chúng ta phải điều trị tiểu đường sớm và tích cực, ngoài dùng thuốc cần phải kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện thể thao.

(Nguồn internet)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét