Hiển thị các bài đăng có nhãn Điều trị tiểu đường. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Điều trị tiểu đường. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016

Phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường

Kết quả điều tra của Bệnh viện Nội tiết cho thấy, số người mắc bệnh tiểu đường ở Việt Nam từ năm 2002 đến năm 2008 tăng gấp đôi lên 5%. Do người dân vẫn chưa có ý thức nhiều đến khám sức khỏe định kỳ, nên hơn 80% số người bệnh tiểu đường khi được phát hiện đã xảy ra biến chứng. Các biến chứng mà người bệnh tiểu đường gặp phải là biến chứng tim mạch khiến 50% bệnh nhân tiểu đường chết, biến chứng thận ở gây nguy cơ suy thận, biến chứng ở mắt là nguyên nhân gây mù lòa và suy giảm thị lực, biến chứng thần kinh khiến người bệnh mất cảm giác, tê, đau nhức chân tay, nhiễm trùng da...

Phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường

Theo các chuyên gia, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với người mắc bệnh tiểu đường. Giới y học hiện đánh giá cáo các thực phẩm chức năng (TPCN) chiết xuất từ thảo dược, trong đó nổi trội hơn cả là TPCN Bonidiabet nhập khẩu Canada có tác dụng giảm và giữ ổn định đường huyết rất tốt, từ đó giúp ngăn ngừa biến bứng của bệnh tiểu đường xảy ra. Bonidiabet bổ sung các khoáng chất và nguyên tố vi lượng như magie, kẽm,.. trong đó Chrom và Alpha lipoic acid là hai thành phần nổi bật.

Các nghiên cứu về tác dụng của Chrom trong điều trị tiểu đường ở Mỹ đều chỉ ra Chrom có vai trò chuyển hóa đường, chất béo, tăng cường hoạt động hiệu quả của insulin, giúp ổn định đường huyết và hỗ trợ điều trị tiểu đường một cách hiệu quả. Tuy nhiên do sự lão hóa của cơ thể, béo phì, uống rượu bia, nhiễm virus, mang thai... khiến cơ thể thiếu hụt Chrom trong khi mà lượng chrom cơ thể hấp thu được vẫn ít hơn 20% nhu cầu. Vì vậy, bổ sung Chrom là điều rất quan trọng nhất là với người mắc bệnh tiểu đường.

Không chỉ có Chrom là hoạt chất có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường, được ví như chất trời sinh cho người tiểu đường. Mà còn phải kể tới Alpha lipoic acid, là hoạt chất giúp bảo vệ vi mạch, chống tác hại thần kinh ngoại biên do tình trạng đường huyết dao động, giúp kích hoạt chức năng điều chỉnh đường huyết của tụy và tối ưu các thuốc hạ đường huyết. Alpha lipoic acid còn giúp bảo vệ chức năng não bộ, cải thiện dưỡng khí trong não và ngăn ngừa tai biến xảy ra.

Phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường

Các thành phần thảo dược cần thiết có trong TPCN Bonidiabet được y học hiện đại coi là sản phẩm thiên nhiên giúp điều trị tiểu đường hiệu quả. Với chiết xuất từ hạt methi, mướp đắng giúp giảm glucose máu, giảm mỡ máu, ngăn ngừa duc thủy tinh thể, xơ vữa động mạch.... Chiết xuất từ dây thìa canh giúp tăng tiết insulin của tuyến tụy, tăng cường hoạt lực của insulin, ức chế hấp thu glucose ở ruột, giảm đường huyết, giảm cholesterol và lipid máu, nâng cao đời sống sinh lý của bệnh nhân tiểu đường nam giới.

Lưu ý: Để kiểm soát tốt đường huyết và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra, người bị tiểu đường cần có lối sống lành manh, chế độ ăn uống hợp lý và thường xuyên tập thể thao đồng thời kết hợp sử dụng TPCN là biện pháp hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả nhất.

(Nguôn internet)

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016

Biến chứng tiểu đường gây tổn thương hệ thần kinh

Những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 1 có thể gặp phải biến chứng thần kinh sau 5-6 năm, còn với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 2 có thể gặp phải biến chứng ngay khi mới phát hiện bệnh. Người bệnh tiểu đường càng cao tuổi, thời gian mắc bệnh càng lâu thì càng tăng nguy cơ biến chứng thần kinh.
Vì vậy, cần phải tiến hành điều trị tiểu đường càng sớm càng tốt, nhằm ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường trong đó có biến chứng thần kinh. Hệ thần kinh con người bao gồm những loại nào? Đâu là nguyên nhân của bệnh thần kinh do biến chứng tiểu đường? Các tổn thương thần kinh nào dễ gặp phải do biến chứng tiểu đường? Qua bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về biến chứng thần kinh do bệnh tiểu đường nhé.
Hệ thần kinh của con người?
Hệ thần kinh của con người được chia làm các loại như sau:
- Hệ thần kinh trung ương bao gồm não và tủy sống.
- Hệ thần kinh sọ não là các sợi thần kinh đến mắt, miệng, tai và các bộ phận khác vùng đầu.
- Hệ thần kinh tự động là các dây thần kinh điều khiển cơ quan tim, phổi, dạ dày, ruột, bàng quang, cơ quan sinh sản.
- Hệ thần kinh ngoại biên là các dây thần kinh đến tay, chân và da.
Nguyên nhân bệnh thần kinh do biến chứng tiểu đường.
Các bệnh liên quan đến hệ thần kinh, có thể do nhiều các yếu tố kết hợp gây ra, nhưng chủ yếu là do đường huyết tăng cao nhất là ở những người mắc bệnh tiểu đường lâu năm. Dưới đây là một số yếu tô gây tổn thương hệ thần kinh.
- Rối loạn chuyển hóa: thường xảy ra ở người bị tiểu đường lâu năm, dẫn tới đường huyết tăng cao đi kèm với mỡ máu cao và sản sinh ít insulin hoặc insulin hoạt động không hiệu quả.
- Tổn thương thần kinh mạch máu: làm cản trở cung cấp oxy và dưỡng chất cho hệ thần kinh.
- Tự miễn: cơ thể không còn khả năng tự miễn dẫn tới viêm nhiễm các dây thần kinh.
- Cơ học: Hội chứng ống cổ tay.
- Có thể do di truyền.
- Do lối sống thiếu lành mạnh hay uống rượu bia và hút thuốc lá.
Các tổn thương hệ thần kinh dễ gặp phải do biến chứng tiểu đường.
Người mắc bệnh tiểu đường lâu ngày, dễ mắc phải biến chứng nguy hiểm trong đó có biến chứng thần kinh. Biến chứng thần kinh do tiểu đường là những tổn thương của hệ thần kinh gặp phải. Dưới đây là các tổn thương dễ gặp phải của biến chứng thần kinh do bệnh tiểu đường.
Tổn thương thần kinh ngoại biên.
Hệ thần kinh ngoại biên chi phối các hoạt động của tay chân và bắt nguồn từ hệ thần kinh trung ương tuy sống. Khi mắc phải biến chứng thần kinh do tiểu đường, người bệnh gặp phải những tổn thương với triệu chứng như: cảm giác châm chích, nóng rát, tê bì, đau dữ dội hoặc mất cảm giác với các kích thích đau, nóng, lạnh. Các chiệu chứng này, có thể xuất hiện ở một bên hoặc cả hai bên đối xứng ở người bệnh tiểu đường.
Trường hợp người bệnh tiểu đường gặp phải biến chứng thần kinh nặng có thể gặp phải các tổn thương ở bàn chân, vì thế người bệnh tiểu đường cần phải chăm sóc bàn chân mình thật kĩ lưỡng, mang các loại giày phù hợp để bảo vệ bàn chân.
Tổn thương thần kinh tự động.
Các tổn thương hệ thần kinh tự động mà người bệnh tiểu đường có thể gặp phải ở các cơ quan như:
- Hệ tiêu hóa: tổn thương thần kinh điều khiển hệ tiêu hóa, khiến thức ăn qua hệ tiêu hóa quá nhanh hoặc quá chậm. Khi này người bệnh có các cảm giác đầy hơi, khó tiêu hoặc tiêu chảy. Tổn thương này khiến cơ dạy dày có thể bị liệt, làm ứ đọng thức ăn quá lâu trong dạ dày dẫn đến khiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn.
- Hệ tim mạch: tổn thương dây thần kinh chi phối hệ tim mạch khiến tim đập nhanh hơn, huyết áp cơ thể không còn chính xác. Người bệnh dễ gặp phải các triệu chứng như chóng mặt, say sẩm mặt mày, té ngã.
- Bàng quang: tổn thương này người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như: bàng quan phản ứng quá mức dẫn tới tiểu gấp, tiểu nhiều, tiểu không tự chủ... hoặc bàng quang phản ứng chẩm khiến tiểu khó, tiểu bí.
- Cơ quan sinh sản: tổn thương hệ thần kinh ở cơ quan sinh sản ở nam thì gây rối loạn cương dương, bất lực còn ở nữ giới gây giảm cảm giác, giảm ham muốn, khô am dao.
Tổn thương thần kinh sọ não.
Tổn thương có thể gặp ở các bộ phận vùng đầu như:
- Cơ mắt: tổn thương thần kinh điều khiển cơ mắt thường xảy ra đột ngột ở một bên, thời gian tồn tại trong thời gian ngắn.
- Cơ mặt: tổn thương thần kinh điều khiển cơ mặt thường xảy ra đột ngột gây chảy xệ một bên mặt, sụp mí mắt, môi...
Điều trị biến chứng thần kinh do bệnh tiểu đường.
- Kiểm soát tốt đường huyết bản thân.
- Xác định chính xác nhóm thần kinh bị tổn thương để có biện pháp điều trị phù hợp.
  • Với hệ tiêu hóa: cần dùng thuốc chống nôn, chống tiêu chảy...
  • Với bàng quang: cần luyện tập co bóp bàng quang hoặc dùng thuốc tăng sức co bóp cho bàng quang.
  • Hạ huyết áp tư thế: nằm gối cao đầu hoặc dùng thuốc tăng cường tuần hoàn.
  • Chăm sóc bàn chân phòng tránh các tổn thương xảy ra.
​Kết luận: Biến chứng thần kinh do tiểu đường là một trong những biến chứng nguy hiểm mà người bệnh tiểu đường có thể mắc phải. Vì thế, để phòng tránh các biến chứng xảy ra cũng như biến chứng thần kinh do tiểu đường, cần phải điều trị tiểu đường sớm và tích cực.
(Nguồn internet).

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016

Những thực phẩm tốt người bệnh tiểu đường nên ăn

Như chúng ta đã biết, bệnh tiểu đường là bệnh lý mạn tính do sự rối loạn chuyển hóa chất trong cơ thể, gây nhiều tổn hại sức khỏe người bệnh. Bệnh tiểu đường lâu ngày dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh và gây tốn kém chi phí chữa trị.
Để giảm thiểu xảy ra những biến chứng nguy hiểm của bệnh chúng ta cần điều trị tiểu đường một cách tích cực. Tuy nhiên, vì là bệnh lý mạn tính nên điều trị tiểu đường không khỏi hoàn toàn được. Nhờ vào chế độ ăn uống khoa học hợp lý và tập luyện thể thao thường xuyên kèm với tích cực điều trị tiểu đường, giúp cho 80% người bệnh tiểu đường type 2 có thể phòng ngừa được. Qua bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về người bệnh tiểu đường nên ăn các loại thực phẩm nào như:
Các loại đậu: nhóm thực phẩm này giúp giảm 47% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Các loại đậu Hà Lan, đậu nành... là những loại thức ăn chứa nhiều hàm lượng chất xơ, chất béo không bão hòa, protein... có lợi cho sức khỏe, giảm nguy cơ các bệnh tim mạch và ổn định đường huyết. Vì vậy, trong quá trình điều trị tiểu đường để giúp ổn định đường huyết, nên thường xuyên bổ sung các loại đậu trong khẩu phần ăn cho người bệnh.
Trái cây ít ngọt: một số loại trái cây tươi có công hiệu chống lão hóa, bổ sung vitamin và các muối khoáng tốt cho người bệnh tiểu đường. Thay vì dùng ép lấy nước uống thì người bệnh tiểu đường nên ăn trực tiếp trái cây, bởi hàm lượng chất xơ có trong trái cây hỗ trợ điều trị tiểu đường bằng cách làm giảm đường và chậm hấp thụ đường... Người bệnh nên ăn các loại trái cây tươi như: Quả anh đào rất giàu chất kích thích tuyến tụy sản sinh insulin; Quả ổi và bưởi giúp giảm đường huyết hiệu quả. Ngoài ra cũng phải kể đến các loại trái cây như: mơ, kiwi, xoài, bơ, lê...chúng rất giàu chất sơ và có chỉ số đường huyết thấp rất phù hợp cho người tiểu đường dùng. Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường nên hạn chế các loại trái cây như: cam, chuối, nho, dứa...
Các loại trái cây tươi tuy có lợi cho sức khỏe người bệnh tiểu đường, nhưng trong quá trình điều trị tiểu đường người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sỹ như không ăn nhiều hơn 150g trái cây tươi mỗi lần, khoảng cách ăn trái cây tối thiểu là 6 tiếng, uống nhiều nước lọc sau khi ăn các loại trái cây, tất cả nhằm tránh tăng lượng đường trong máu.
Các loại rau củ: cũng như trái cây, các loại rau củ cũng là nguồn cung cấp chất xơ và các loại vitamin. Người bệnh nên ăn các loại rau như: măng tây, bông cải xanh, cà rốt, rau muống, rau ngót, mồng tơi, rau cải, củ cải trắng...chúng rất giàu vitamin và chất xơ, vì vậy người bệnh nên dùng nhiều rau xanh trong ngày hơn, điều này tốt cho người bệnh tiểu đường. Với hàm lượng giàu chất xơ, giúp tăng khả năng giữ ổn định đường và tăng khả năng sản sinh insulin giúp hấp thụ đường tốt hơn. Vì vậy trong khi điều trị tiểu đường người bệnh nên tăng cường ăn các loại rau xanh.
Các loại cá, tôm, thịt nạc: Trong thịt nạc chứa nhiều hàm lượng đạm, ít chất béo bão hòa nên có tác dụng làm giảm dần các cholesterol xấu trong cơ thể, vì thế ăn nhiều thịt nạc rất có lợi cho người bệnh tiểu đường. Ngoài thịt nạc người bệnh tiểu đường có thể ăn các loại cá như cá hồi, cá bơn, cá rô phi, các ngừ, tôm, cua, thịt gia cầm bỏ da... Đây là nhóm thực phẩm giàu protein nên trong quá trình điều trị tiểu đường người bệnh nên ăn.
Kết luận: Mặc dù các loại thực phẩm trên là có lợi cho người bệnh tiểu đường, nhưng với người bệnh trong quá trình điều trị tiểu đường cần chú ý ăn uống điều độ, đầy đủ dưỡng chất và đúng giờ, không nên để bụng quá đói cũng như ăn quá no. Người bệnh tiểu đường nên chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa trong ngày. Kết hợp ăn uống khoa học và tập luyện thể thao thường xuyên là biện pháp hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả.
(Nguồn internet)

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016

Triệu chứng bệnh thận do biến chứng bệnh tiểu đường

Điều trị tiểu đường nếu không được tiến hành sớm và tích cực để bệnh lâu ngày sẽ sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó phải kể đến biến chứng trên cơ quan thận do bệnh tiểu đường. Việc điều trị tiểu đường không tốt làm cho đường huyết tăng cao bất thường và kéo dài sẽ gây tổn hại tới hệ thống lọc của thận, lâu ngày chức năng của thận bị suy giảm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh.

Triệu chứng bệnh thận do biến chứng bệnh tiểu đường

Vậy phải làm sao để nhận biết được các triệu chứng bệnh lý ở thận do biến chứng tiểu đường? Làm sao để phòng ngừa và điều trị bệnh lý ở thận do biến chứng tiểu đường? Qua bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu thông tin về bệnh lý ở thận do biến chứng bệnh tiểu đường gây ra.

Triệu chứng bệnh lý ở thận do biến chứng tiểu đường.

Người bệnh tiểu đường gặp phải biến chứng ở thận thường không có triệu chứng xuất hiện ở giai đoạn đầu, tuy nhiên khi có các triệu chứng xuất hiện như phù, buồn nôn và nôn, ngứa da... là lúc bệnh lý ở thận đã vào giai đoạn cuối. Vì thế, người bệnh tiểu đường nên đi khám và làm các sét nghiệm sớm nhằm phát hiện các tổn thương ở thận do bệnh tiểu đường, từ đó mới có được phương pháp điều trị tổn thương và làm chậm sự phát triển của bệnh. Biến chứng ở thận do bệnh tiểu đường được coi là biến chứng nguy hiểm nhất, là nguyên nhân hàng đầu của bệnh thận mạn tính và suy thận. Dưới đây là một số triệu chứng bệnh ở thận do biến chứng tiểu đường.

Triệu chứng bệnh thận do biến chứng bệnh tiểu đường

- Nước tiểu bất thường: có bọt hoặc bong bóng, lượng nước tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường…
- Phù nề: chức năng lọc cầu thận suy giảm gây ứ nước và muối trong cơ thể, khi này người bệnh bị phù toàn thân từ mí mắt xuống bàn chân, da trắng nhat.
- Thiếu máu: người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, thiếu tập trung... tất cả đề do thận không sản sinh đủ hormone tạo hòng cầu.
- Ngứa ở da: chức năng của thận suy giảm không bài tiết được hết chất độc thải trong máu, khiến chất thải tích tụ trong máu với nồng độ cao gây nên ngứa da.
- Mất cảm giác ngon miệng
- Buồn nôn và nôn: do sự tích tụ quá nhiều các chất thải trong máu gây nên.
- Khó thở: do ứ dịch tại phổi hoặc thiếu máu.

Phòng ngừa và điều trị bệnh lý thận do biến chứng tiểu đường.

Để phòng ngừa các biến chứng do tiểu đường sinh ra nói chung cũng như biến chứng ở thận nói riêng, việc quan trọng là phải kiểm soát tốt đường huyết bản thân và các yếu tố nguy cơ gây bệnh khác. Khi kiểm soát tốt đường huyết có thể giúp giảm 1/3 nguy cơ xuất hiện protein niệu và 1/2 nguy cơ phát triển thành protein niệ đại.
Một khi biến chứng ở thận do tiểu đường xuất hiện các triệu chứng, nên có kế hoạch điều trị tích cực cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để phòng ngừa biến chứng ở thận nặng lên.

Triệu chứng bệnh thận do biến chứng tiểu đường

- Kiểm soát đường huyết: người bệnh tiểu đường cần chú ý giữ ổn định đường huyết ở mức an toàn cho phép.
- Kiểm soát huyết áp: thực hiện điều chỉnh và giữ ổn định huyết áp =< 120/80 mmHg, để giữ huyết áp ổn định người bệnh tiểu đường cần giảm cân, ăn nhạt, bỏ rượu bia, thuốc lá và chăm chỉ tập luyện thể thao.
- Chế độ ăn hợp lý: giảm lượng đạm để thận không quá tải và không mất protein qua thận, người bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn giới hạn protein. Vì khi một lượng protein mất đi, lại có sự rối loạn chuyển hóa sẽ làm tăng sự phân giải protein. Vậy nên, cần phải bổ sung protein để ngăn ngừa thiếu hút protein.

Kết luận: Khi người mắc bệnh tiểu đường gặp phải biến chứng thận ở giai đoạn cuối, khi này thận gần như mất toàn chứng năng lọc, người bệnh phải được điều trị bằng phương pháp lọc máu mới duy trì được tính mạng.

(Nguồn internet)

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2016

Biến chứng tim mạch do bệnh tiểu đường

Việc điều trị tiểu đường cho người bệnh cần được tiến hành sớm và kịp thời nhất, bởi người mắc bệnh tiểu đường thường có nguy cơ xơ vữa động mạch xảy ra sớm và phát triển nhanh hơn ở người bình thường. Khi không được điều trị tiểu đường kịp thời và tích cực, người bệnh có thể phải đối mặt với nguy cơ bị tai biến mạch máu não, viêm tắc động mạch chi dưới, huyết áp, suy tim...
Người mắc bệnh tiểu đường xẩy ra biến cố trên hệ tim mạch thường có mức độ trầm trọng và làm tăng nguy cơ: bệnh mạch vành 1,8 lần; tai biến mạch má não tăng 2,4 lần; viêm tác động mạch chi dưới 4,5 lần. Biến chứng bệnh tiểu đường là rất nguy hiểm, bởi khả năng gây tử vong của người bệnh raatts cao. Vì vậy cần phải điều trị tiểu đường sớm và tích cực để tránh các biến cố tim mạch, những biến cố tim mạch càng tăng cao nếu kết hợp với những yếu tố nguy cơ khác như rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá, cao huyết áp...
Dưới đây là những biểu hiện thường gặp ở người bệnh tiểu đường gặp phải biến chứng tim mạch:
Viêm tắc động mạch chi dưới: là nguyên nhân gây nguy cơ hoại tử chi. Bệnh tiểu đường diễn ra lâu ngày, nếu không được điều trị tiểu đường tốt số người mắc viêm tắc động mạch chi dưới chiếm tới 50%. Người bệnh có cảm giác đau cách hồi, lạnh bàn chân, đau chân về đêm... viêm tắc động mạch chi dưới kết hợp với tổn thương thần kinh làm tăng nguy cơ hoại tử chi tới 7 lần, nguyên nhân của 50% số ca cắt đoạn chi không do chấn thương.
Bệnh tim: bệnh lý tim ở người bệnh tiểu đường thường gặp và có tiên lượng manh là bệnh mạch vành. Người bệnh có những cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim không biểu hiện, thiếu máu đột ngột, đột quỵ. Để phát hiện được bệnh mạch vành cần phải được đo điện tâm đồ khi có sự nghi ngờ lâm sáng áp dụng biện pháp gắng sức hay điện tim. Để cải thiện tình trạng của bệnh, người bệnh tiểu đường cần kiểm soát tốt đường huyết bản thân.
Cao huyết áp: có thể xuất ở 50% số người bệnh tiểu đường type 2 sau độ tuổi 45 hoặc trước khi mắc bệnh. Cao huyết áp là nguyên nhân gây tổn thương thận ở người bệnh tiểu đường, nó đồng thời làm trầm trọng hơn biến chứng vi mạch và là yếu tố nguy cơ dấn đến biến chứng tim mạch. Vì vậy, cao huyết áp cần được phát hiện sớm và điều trị thường xuyên, giữ ổn định huyết áp dưới mức 140/90 mmHg và thấp hơn nếu có thêm các yếu tô nguy cơ khác.
Đột quỵ nao (hay tai biến mạch máu não): xảy ra do thiếu máu não đột ngột hoặc chảy máu não, vì vậy cần phát hiện sớm các cơn tai biến mạch máu não thoáng qua. Để phòng tránh đột quỵ não, cần điều trị tiểu đường và các yếu tố nguy cơ khác như tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu.
Các rối loạn mỡ máu như tăng triglicerid máu, tăng HDL cholesterol hay giảm HDL cholesterol. Các rối loạn mỡ máu này có thể được cải thiện nhờ kiểm soát tốt đường huyết bản thân, nếu vẫn chưa đạt được mức an toàn nhất thì cần phải điều trị rối loạn mỡ máu bằng thuốc và chế độ ăn hợp lý. Để nắm được tình trạng mỡ máu bản thân, người bệnh cần thăm khám và kiểm tra mỡ máu định kì mỗi năm một lần. Nếu đang trong quá trình điều trị rối loạn mỡ máu, nên 3 tháng kiểm tra 1 lần.
Kết luận: Để giảm thiểu các yếu tố nguy cơ đến tim mạch ở người bệnh tiểu đường, người bệnh cần giảm trọng lượng cơ thể, tăng cường tập luyện thể thao, cai và bỏ thuốc lá, rượu bia. Từ đó giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc và tử vong vì biến chứng tim mạch do tiểu đường.

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2016

Các dấu hiệu trên cơ thể cảnh báo bệnh tiểu đường

Thông thường không có nhiều triệu chứng rõ rệt ở người mắc bệnh tiểu đường, nhưng khi thăm khám lại được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Điều này hoàn toàn đúng, vì tiểu đường là chứng bệnh mạn tính, bệnh không có nhiều dấu hiệu rõ rệt nên thường bị bỏ qua, chỉ đến khi thăm khám và được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường người bệnh mới biết, hoặc chỉ đến khi có các dấu hiệu rõ ràng nhất là lúc bệnh tiểu đường trở năng gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Vì vậy khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, người bệnh cần thường xuyên kiểm tra các triệu chứng trên cơ thể để nắm được mức độ của bệnh tiểu đường. Vì việc điều trị tiểu đường cần tiến hành sớm và kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra, thậm chí dẫn tới tử vong. Vì vậy, bạn hãy lưu ý đến những dấu hiệu ở các cơ quan trên cơ thể để nhận biết và có hướng điều trị tiểu đường sớm nhất, đạt hiệu quả cao.
Chúng ta cùng nhau tìm hiểu và tham khảo về một số dấu hiệu giúp nhận biết bệnh tiểu đường ở các cơ quan trên cơ thể.
1. Dấu hiệu ở mắt.
Khi bạn bị mắc bệnh tiểu đường, đường huyết trong cơ thể tăng cao khiến các mạch máu nhỏ trong mắt yếu đi, tích tụ nhiều cholesterol trong vong mạc. Đường huyết tăng cao lâu ngày khiến mắt giảm thị lực, có thể dẫn đến hậu quả nặng nề là mù lòa nếu điều trị tiểu đường không được tiến hành sớm và kịp thời. Mỗi khi bạn có cảm giác bỏng rát hoặc đau nhức mắt hãy đi khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa để sớm phát hiện tình trạng bệnh. Ngoài ra bạn nên khám bệnh định kỳ 6 tháng một lần để đảm bảo sức khỏe mắt luôn tốt.
2. Dấu hiệu ở da.
Khi bạn bị mắc tiểu đường, da trên cơ thể bạn sẽ trở nên kho dáp và ngứa ngáy. Đường huyết tăng cao là nguyên nhân khiến cho các loại nấm da phát triển mạnh, làm tăng nguy cơ nhiễm nấm và vi khuẩn trên cơ thể. Đường huyết tăng cao cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuyến mồ hôi, khiến da đầu và da chân luôn ngứa ngáy khó chịu. Các chuyên gia cũng cho rằng ngứa da đầu được coi là một dấu hiệu nhận biết tăng đường huyết trong cơ thể.
3. Dấu hiệu ở chân.
Người bệnh tiểu đường thường có những dấu hiệu không bình thường xuất hiện ở bàn chân, do sự suy giảm bài tiết mồ hôi và việc sản sinh dầu gây ra. Những yếu tố này khi kết hợp với nhau có thể dẫn đến những tổn thương ở chân. Khi chân bị tổn thương quá trình liền sẹo sẽ rất chậm, vì máu cung cấp không thích hợp và hệ miễn dịch bị suy yếu đáng kể. Nguyên do là đường huyết không được kiểm soát tốt khiến cho hệ miễn dịch trở nên yếu, các tổn thương chân không được điều trị tích cực có thể bị hoại tử và đe dọa tới tính mạng. Vì vậy chú ý tới bàn chân không chỉ giúp điều trị tiểu đường đạt kết quả cao mà còn tránh được những tổn thương nặng tại chân do tiểu đường.
4. Nướu răng.
Răng lợi cũng là bộ phận chịu ảnh hưởng bởi bệnh tiểu đường, sâu răng hay chảy máu nướu răng là những dấu hiệu xảy ra ta có thể nhận biết. Các vấn đề phổ biến nhất ở miệng là các biểu hiện như sâu răng, khô miệng và viêm nướu răng nặng. Nguyên nhân là do đường trong nước bọt tăng cao dẫn tới tăng cường sự phát triển của nấm gây ra nhiều vấn đề về răng miệng. Vì vậy, nếu bạn bị sưng nướu răng thường xuyên hay có bất cứ bệnh răng miệng nào hãy kiểm tra đường huyết bản thân ngay.
Kết luận: Việc nhận biết được các triệu chứng tiểu đường xảy ra ở các cơ quan trên cơ thể, là cách nhanh nhất giúp quá trình điều trị tiểu đường diễn ra nhanh và kịp thời. Điều trị tiểu đường chỉ đạt hiệu quả khi ta phát hiện sớm tình trạng bệnh qua các biểu hiện trên cơ quan của cơ thể.
(Nguồn internet)

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016

Bệnh tiểu đường type 2 nguyên nhân và triệu chứng

Để duy trì mạng sống và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra, cần phải điều trị tiểu đường tích cực sớm và kịp thời. Tuy nhiên không phải bệnh nhân tiểu đường nào cũng sớm phát hiện ra tình trạng bản thân.
Bệnh tiểu đường là chứng bệnh mạn tính gồm có hai thể chính phổ biến hơn cả là tiểu đường type 2. Người mắc bệnh tiểu đường type 2 không giống như người bệnh tiểu đường type 1, cơ thể người bệnh tiểu đường type 2 vẫn sản sinh ra insulin nhưng không tạo đủ hoặc insulin không hoạt động tốt chức năng, đây gọi là tình trạng kháng insulin. Khi này đường sẽ tích tụ lại trong máu khiến các tế bào hoạt động không ổn định, gây nên các tổn thương cho cơ thể như hủy hoại các dây thần kinh, mạch máu nhỏ ở mắt, xơ vữa động mạch, suy tim, đột quỵ, gây mất nước trong cơ thể...
Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2 ? Triệu chứng nào nhận biết mắc bệnh tiểu đường type 2 ? Việc nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh giúp chúng ta có biện pháp điều trị tiểu đường sớm và kịp thời. Qua bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về nguyên nhân và triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2 nhé.
Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường type 2.
Tuy số người mắc bệnh tiểu đường type 2 phổ biến hơn cả, nhưng nguyên nhân của bệnh thì chưa được nhận biết cặn kẽ. Bệnh tiểu đường type 2 có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, có thể do di truyền hoặc lây nhiễm nhưng không rõ xẩy ra bằng cách nào.
Triệu chứng nhận biết bệnh tiểu đường type 2.
Triệu chứng nhận biết mắc bệnh tiểu đường type 2 ban đâu là không rõ rệt. Nhưng khi bệnh phát triển các triệu chứng xuất hiện sẽ đa dạng hơn và tùy vào thể trạng từng người bệnh. Dưới đây là một số triệu chứng của người bệnh tiểu đường type 2 mà chúng ta có thể tìm hiểu và nhận biết, để sớm phát hiện và điều trị tiểu đường kịp thời hiệu quả nhất.
- Luôn có cảm giác khát nước nhiều
- Ngay sau khi ăn vẫn cảm thấy đói nhiều
- Thường xuyên đi tiểu nhiều lần
- Luôn thấy khô miệng
- Cảm giác luôn mệt mỏi
- Mắt nhìn mờ
- Chân tay tê bì, cảm giác kim chích hoặc ngứa ngáy
- Thường xuyên bị nhiễm trùng ở da, đường tiết niệu hoặc âm đạo
- Các vết thương khó lành
- Trường hợp hiếm gặp hơn người mắc bệnh tiểu đường có thể được chẩn đoán khi bị hôn mê do tiểu đường gây ra.
Biến chứng bệnh tiểu đường type 2.
Việc nhận biết được các dấu hiệu của bệnh tiểu đường nói chung, tiểu đường type 2 nói riêng là điều rất quan trọng. Bởi bệnh tiểu đường là chứng bệnh mạn tính rất nguy hiểm nếu không được điều trị tiểu đường kịp thời và tích cực. Điều trị tiểu đường tích cực giúp kiểm soát tốt đường huyết cơ thể và ngăn ngừa một số biến chứng nguy hiểm xảy ra. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường mà người bệnh có thể gặp phải.
- Biến chứng võng mạc mắt: người bệnh có thể gặp phải các tổn thương ở mắt do liên quan tới bệnh tiểu đường. Điều trị tiểu đường tích cực nhằm kiểm soát đường huyết, kiểm soát huyết áp và chất béo là điều quan trọng để tránh các biến chứng ở mắt do tiểu đường. Tuy nhiên, không phải hầu hết người bệnh tiểu đường đều gặp phải vấn đề ở mắt.
- Biến chứng gây tổn thương thận: nếu không có biện pháp điều trị tiểu đường kịp thời nguy cơ suy thận rất cao. Người mắc bệnh tiểu đường càng lâu nguy cơ bị tổn thương thận càng tăng cao.
- Biến chứng thần kinh và mạch máu: người bệnh tiểu đường lâu ngày nếu không được điều trị tiểu đường sớm và tích cực, có thể khiến các mạch máu bị tổn thương dẫn đến nguy cơ đau tim và đột quỵ xảy ra, cùng các bệnh về động mạch biên. Bệnh tiểu đường có thể khiến các dây thần kinh và mạch máu bị tổn thương, lâu ngày mất dần cảm giác và tuần hoàn bàn chân suy giảm. Dẫn tới dễ bị nhiễm trùng gây loét da, nguyên nhân khiến người bệnh chịu tổn thương cắt cụt chi.
Kết luận: Nhận biết các triệu chứng của bệnh tiểu đường giúp người bệnh sớm có biện pháp điều trị tiểu đường kịp thời và tích cực. Điều trị tiểu đường tích cực không chỉ đem lại nhiều cơ hội sống mà còn giúp kiểm soát đường huyết và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra.
(Nguồn internet)

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2016

Lợi ích tập luyện thể thao với người bệnh tiểu đường

Vận động thể lực thường xuyên đối với người bệnh tiểu đường là rất cần thiết vì những lợi ích nó đem lại. Người bệnh tiểu đường thường xuyên tập luyện thể thao sẽ giúp kiểm soát đường huyết tốt, tăng cường độ nhạy cảm hoạt động của insulin.

Lợi ích tập luyện thể thao với người bệnh tiểu đường

Tập luyện thể thao đều đặn và tích cực mang lại lợi ích rất tốt cho sức khỏe, giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch, béo phì, tăng mỡ máu, tăng huyết áp... Đối với người tiểu đường, tập luyện thể thao tích cực là biện pháp hỗ trợ điều trị tiểu đường rất hiệu quả, nhờ vào khả năng kiểm soát đường huyết và tăng khả năng hoạt động của insulin trong cơ thể. Vậy vận động thể lực có lợi ích như nào với người bệnh tiểu đường? Vận động thể lực như nào để hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả? Lời khuyên nào cho người bị tiểu đường khi tập luyện thể thể thao? Qua bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu và tham khảo nhé.

Lợi ích của tập luyện thể thao trong điều trị tiểu đường.

Lợi ích tập luyện thể thao với người bệnh tiểu đường

- Giúp cơ kiểm soát tốt mức độ ổn định đường huyết cơ thể, tăng cường khả năng sử dụng glucose của insulin trong cơ thể.
- Tăng khả năng hoạt động của insulin bản thân, có thể giảm liều tiêm insulin bổ xung nếu tập luyện thể thao đều đặn.
- Hoạt động thể thao tích cực giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
- Vận động thể lực thường xuyên giúp cả thiện tình trạng huyết áp bản thân.
- Vận động thể lực giúp tăng cường chức năng của tim, phổi và hệ thống tuần hoàn, tăng sức bền và sự chịu đựng của cơ thể nhờ khả năng tuần hoàn lưu thông vận chuyển oxy tốt hơn.
- Giúp tăng cường và duy trì sự linh hoạt của các khớp, qua đó giúp khớp hoạt động bền bì và giữ thăng bằng tốt hơn.
- Vận động thể lực thường xuyên giúp giảm cân, duy trì trọng lượng cơ thể ở mức ổn định.
- Giảm thiểu sự căng thẳng và tăng cường năng lượng, sự linh hoạt và thư giãn của cơ thể.
- Kết quả các cuộc nghiên cứu cho thấy, tập luyện thể thao thường xuyên không chỉ mang lại sức khỏe mà còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều trị tiểu đường và ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường.
- Bên cạnh đó, việc thường xuyên tập luyện thể thao góp phần phòng ngừa bệnh tiểu đường type 2, đó là sự kết hợp ăn kiêng với vận động thể lực hợp lý vừa giúp giảm cân năng vừa giúp làm chậm sự xuất hiện cũng như phòng ngừa bệnh tiểu đường type 2.

Những lời khuyên cho người bị tiểu đường khi tập luyện thể thao.
- Trước khi tập luyện cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Chọn loại hình vận động phù hợp với cơ thể.
- Trước và sau khi tập cần kiểm tra đường huyết.
- Không nên tập luyện thể thao khi đường huyết trên 250mg?dl và có ceton.
- Khi đường huyết trên 300mg/dl mà không có ceton trong nước tiểu cũng ngừng tập luyện.
- Để tránh hạ đường huyết gây nguy hiểm cần lên kế hoạch vận độp hợp lý và phù hợp bản thân.

Kết luận: Thương xuyên tập luyện thể thao được coi là một trong những phương pháp điều trị tiểu đường, biện pháp này giúp kiểm soát và giảm lượng đường huyết, cũng như giảm các tác nhân nguy cơ khác. Để lựa chon được cho mình môn thể thao hợp lý còn tùy thuộc vào tuổi tác, biến chứng của bệnh, bệnh lý kèm theo và mức độ đường huyết. Thông thường người bệnh tiểu đường chọn đi bộ tích cực trong 30 phút mỗi ngày và chăm chỉ duy trì hoạt động thể lực là rất phù hợp.

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2016

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị tiểu đường

Bệnh tiểu đường hay còn gọi đái tháo đường, đây là chứng bệnh mãn tính rất nguy hiểm nếu người bệnh không biết tự điều chỉnh đường huyết ổn định. Không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường, học cách chung sống hòa bình với bệnh là điều cần thiết cho người tiểu đường. Trong quá trình điều trị tiểu đường người bệnh cần thực hiện nghiêm chế độ ăn uống để hỗ trợ tốt nhất.
Vậy điều trị tiểu đường cần chú ý những gì? Chế độ dinh dưỡng như nào hỗ trợ tốt quá trình điều trị tiểu đường? Chế độ ăn không chỉ cung cấp đủ năng lượng hoạt động của cơ thể, mà còn hỗ trợ tốt quá trình điều trị tiểu đường. Qua bài viết này chúng ta cùng tham khảo về chế độ ăn đầy đủ và hợp lý cho người mắc tiểu đường.
Tinh bột:
  • Carbohyrate (Carb) là thành phần chính trong chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường. Carbohydrate giúp cơ thể tạo ra glucose nguồn năng lượng chính cung cấp cho các tế bào cơ thể. Carbohydrate gồm có hai loại chính là: carb đơn giản như glucose, sucrose... loại carb này thường có nhiều trong các loại trai cây và đường tinh luyện. Carb phức tạp là tinh bột một sự kết hợp của các loại đường đơn giản, loại này thường có trong các loại hạt, đậu, rau cải, ngũ cốc nguyên hạt. Carb phức tạp thường tiêu hóa chậm, cung cấp năng lượng ổn định và hàm lượng chất xơ tốt cho sức khỏe.
  • Lượng tinh bột người bệnh tiểu đường tiêu thụ chỉ nên bằng 50%-60% người thường. Bệnh nhân tiểu đường nên ăn các loại bánh mì không pha trộn phụ gia nhu bánh mì đen, gạo lứt, khoai tay...Nên ăn các loại ngũ cốc thô, ít chà xát để không làm mất đi các loại vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe như gạo lức hoặc các loại ngũ cốc nguyên hạt. Không nên chế biến thực phẩm dạng chiên xào, nhiều dầu mỡ... nên chế biến luộc, hấp, nướng.
Chất đạm:
  • Cần hạn chế tối đa các loại thực phẩm chế biến sẵn như thịt hộp, pate, xúc xích... thay vào đó hãy ăn cá, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa (lưu ý là sử dụng sữa ít đã tách béo).
  • Nên tránh ăn da các loại gia cầm như gà, vịt bởi chúng chứa nhiều cholesterol xấu. Nên ăn các loại thịt bò, thịt lợn đã được lọc sạch mỡ.
Chất béo: theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, lượng chất béo tiêu thụ ở người mắc bệnh tiểu đường phải dưới 300mg mỗi ngày, tuyệt đối không dùng dầu mỡ động vật mà nên dùng dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu oliu, dầu mè.
Rau, trái cây tươi: Lượng rau xanh và trái cây tươi mà người bệnh tiểu đường nên ăn vào khoảng 400g mỗi ngày. Rau xanh và trái cây tươi có tác dụng bổ sung vitamin và muối khoáng, ngoài ra còn có tác dụng chống lão hóa. Trong rau củ quả có nhiều chất xơ, thành phần quan trọng giúp giảm đường huyết, làm chậm hấp thu đường và hạn chế tăng đường sau ăn. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường cũng cần tránh các loại quả ngọt như nho, na...
Chất ngọt: là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh tiểu đường, khiến bệnh lý trở nên trầm trọng hơn, làm gia tăng các biến chứng nặng nề cho cơ thể. Vì vậy, người mắc bệnh tiểu đường cần tránh xa các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga, chất kích thích như rượu bia...
Ăn đủ bữa: Không bỏ bữa sáng, ăn thêm 2 bữa ăn nhẹ ngoài 3 bữa chính, thời gian ăn chậm và dừng lại khi thấy đủ.
Kết luận: Vì tiểu đường là chứng bệnh mãn tính nên quá trình điều trị tiểu đường người bệnh cần phải thực hiện nghiêm túc và tích cực. Để hỗ trợ tốt cho việc điều trị tiểu đường người bệnh tiểu đường cũng cần chú ý tới thành phần dinh dưỡng trong chế độ ăn, bởi chế độ ăn có tác động lớn tới việc điều trị tiểu đường. Ngoài ra cũng cần tăng cường tập luyện thể thao nâng cao sức khỏe cơ thể.

(Nguồn internet)

Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2016

Kiểm soát tiểu đường tại nhà giúp điều trị tiểu đường hiệu quả

Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường cần được điều trị sớm, kịp thời và đúng cách để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm do tiểu đường sinh ra. Những biến chứng tiểu đường là vô cùng nguy hiểm và phức tạp, dễ dẫn tới tử vong.

Chứng bệnh tiểu đường

Cần sớm điều trị tiểu đường kịp thời và đúng cách, kèm theo các biện pháp kiểm soát tiểu đường tại nhà là biện phá tốt nhất để phòng tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra. Vậy làm sao để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường? Dưới đây là các cách kiểm soát bệnh tiểu đường đơn giản tại nhà, hỗ trợ quá trình điều trị tiểu đường hiệu quả nhất.

1. Thực hiện chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh.
Mỗi người bệnh tiểu đường cần có một chế độ dinh dưỡng khác nhau, nên không thể áp dụng chung một chế độ dinh dưỡng cho tất cả người bệnh tiểu đường. Nhất là chế độ dinh dưỡng hỗ trợ cho quá trình điều trị tiểu đường. Dưới đây là một số hướng dẫn cơ bản về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường tham khảo.

Điều trị tiểu đường hiệu quả tại nhà

- Tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ, giảm thiểu cholesterol và lượng chất béo bão hòa.
- Ăn ít nhất 5 bữa hoa quả và rau mỗi ngày, là một trong những quy tắc đơn giản mà hiệu quả để có một chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh.
- Sử dụng ngũ cốc nguyên cám thay vì ngũ cốc đã qua tinh chế.
- Bổ sung vào bữa ăn một số dạng protein.

2. Bỏ thuốc lá.
Hút thuốc lá gây hại rất lớn cho sức khỏe, vì thế người bệnh tiểu đường cần phải bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt.

3. Kiểm soát và duy trì cân nặng hợp lý.
Cân nặng giảm từ 5-10% giúp giảm kiểm soát đường huyết tốt hơn. Để giữ cân nặng hợp lý, các bữa ăn thường ngày chúng ta nên giảm khối lượng và tránh những thực phẩm không tốt, nên tăng cường ăn các loại rau củ quả tưởi.

4. Tăng cường vận động thể lực.
Nhằm tăng cường hiệu quả insulin tốt hơn và giúp kiểm soát tốt mức độ đường huyết cần phải thường xuyên vận động thể lực bản thân. Luyện tập thể thao vừa sức mỗi ngày 30 phút như đi bộ, đạp xe là cách đơn giản và hiệu quả. Nhất là với người bệnh tiểu đường type 2 cần tăng cường tập luyện thể thao với các bài tập tăng cường sức mạnh cơ bắp mỗi tuần 2-3 lần.

Tập luyện thể thao điều trị tiểu đường hiệu quả


5. Lập kế hoạch cho bữa ăn hàng ngày.
Lên kế hoạch cho chế độ ăn uống hàng ngày và thực hiện nghiêm túc kế hoạch lập ra. Để có được chế độ ăn hợp lý người bệnh tiểu đường có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia về tiểu đường.

6. Thường xuyên kiểm tra đường huyết mỗi ngày.
Kiểm tra nồng độ glucose mỗi ngày vào cùng một thời điểm. Nên ghi chỉ số đường huyết vào sổ theo dõi sau mỗi lần kiểm tra. Để biết được mức độ thường xuyên kiểm tra như nào là phù hợp, ta nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

7. Hạn chế hoặc bỏ hẳn rượu bia.
Các loại đồ uống có cồn có thể dẫn tới hạ đường huyết gây ra choáng váng hay co giật. Vì vậy tốt hơn cả là người bệnh tiểu đường nên bỏ hẳn rượu bia. Nếu như bạn bắt buộc phải uống, hãy tham khảo bác sĩ để xem bao nhiêu là có thể chấp nhận được.

Hạn chế rượu bia điều trị tiểu đường hiệu quả

8. Giữ cho răng lợi khỏe mạnh.
Thường xuyên chải răng mỗi ngày 2 lần là biện pháp giúp cho răng lợi khỏe mạnh, hạn chế các nguy cơ về răng lợi do bệnh tiểu đường gây ra.
9. Duy trì tâm lý và tình cảm tốt.
Tâm lý và tình cảm người bệnh tiểu đường bị ảnh hưởng lớn do việc phải sống chung với chứng bệnh mạn tính tiểu đường. Vì thế, người mắc bệnh tiểu đường nên giữ tinh thần lạc quan, yêu đời bằng cách tham gia các hội nhóm hỗ trợ bệnh tiệu đường.
10. Chú ý tới bàn chân của bạn.
Người mắc bệnh tiểu đường rất dễ mắc phải các tổn thương ở bàn chân. Bệnh tiểu đường gây tổn thương hệ thần kinh theo hệ tuần hoàn, khiến chân dễ bị mất cảm giác dẫn tới các tổn thương nhỏ không được phát hiện sớm, lâu ngày dẫn tới viêm nhiểm nặng nề. Vì thế, người bệnh tiểu đường nên thường xuyên kiểm tra bàn chân của mình, tránh các tổn thương xảy ra, nên đeo giày rộng thoải mái và giữ bàn chân khô thoáng, sạch sẽ.
Kết luận: Thực hiện tốt các cách trên sẽ giúp chúng ta kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, đồng thời hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả.

(Nguồn internet)

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2016

Hiệu quả chữa bệnh tiểu đường bằng các bài thuốc dân gian

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường một chứng bệnh mạn tính, việc điều trị bằng thuốc tân dược đắt tiền đã là tốt. Thực tế trong dân gian lưu truyền nhiều cách chữa bệnh tiểu đường bằng cây nhà lá vườn rất hiệu quả mà chúng ta không biết. Chúng ta cùng tìm hiểu và khám phá những loại cây cỏ trong tự nhiên có tác dụng tốt cho người bệnh tiểu đường.
Chữa bệnh tiểu đường bằng cây chuối hột.
Cây chuối hột từ xưa nay chúng ta mới chỉ biết đến việc dùng quả để làm thuốc, chứ không nhiều người biết rằng cả thân cây và củ chuối hột cũng là một vị thuốc rất tốt nhất là với người bệnh tiểu đường.
Theo kết quả nghiên cứu và chứng minh của các nhà khoa học, trong cây chuối hột có hoạt chất giúp ổn định đường huyết rất tốt với người bệnh tiểu đường. Một phương pháp phổ biến nhất giúp điều trị tiểu đường bằng cây chuối hột đó là đào củ chuối, rửa sạch đem giã hoặc ép lấy nước cho người bệnh tiểu đường uống.
Vì nguồn cung cây chuối hột không phải nhiều, nên người ta đã nghĩ ra cách tận dụng để tăng nguồn cung, qua đó người ta chặt ngang thân cây chuối, khoét lỗ giữa thân để cho nước tiết ra và dùng cho người bệnh dùng cũng có tác dụng điều trị tiểu đường rất hiệu quả, tuy nhiên để tránh côn trùng xâm hại ta cần úp một bát tô hoặc bịt nilon tại vị trí cắt và về mùa mưa nước của thân cây chuối hột loãng hơn nên cần sử dụng uống nhiều hơn mùa nắng.
Vỏ dưa hấu làm thuốc điều trị tiểu đường.
Ít ai biết được rằng, dưa hấu ngoài là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao tốt cho sức khỏe và là thực phẩm giải khát cho mùa hè nóng nực, mà còn là một dược liệu dùng để điều trị tiểu đường rất hiệu quả.
Dưa hấu đã được các nhà khoa học chứng minh, cứ 100g dưa hấu có tới 95% nước, 1,2% protit, 2,5% gluxit, 0,5 xenluloza, giàu các muối khoáng canxi, phốt pho, sắt và cá vitamin B1, B2, C, caroten... Đặc biệt, dưa hấu có chứa nhiều axit folic một hoạt chất quan trọng trong quá trình tái tạo máu, tốt cho người bệnh tiểu đường.
Bên cạnh việc ăn phần ruột dưa hấu, người mắc bệnh tiểu đường cũng không nên bỏ qua vỏ dưa hấu, bởi chúng cũng được tạo thành một bài thuốc có tác dụng điều trị tiểu đường rất tốt. Người bệnh tiểu đường có thể dùng 30g vỏ dưa hấu, 30g vỏ bí xanh cho vào nồi sắc lấy nước uống 3 lần mỗi ngày, thực hiện liên tục trong vòng 1 tháng sẽ có kết quả tốt trong điều trị tiểu đường.
Lá ổi điều trị tiểu đường.
Từ xa xưa lá ổi đã được các thầy thuốc Đông y sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Ngày nay khoa học hiện đại cũng đã chứng minh, quả ổi và lá ổi đều có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu.
Để sử dụng lá ổi làm bài thuốc điều trị tiểu đường chúng ta cần: lá ổi non hay búp ổi càng tốt, lá sa kê rụng, đậu bắp. Đem 3 nguyên liệu này rửa sạch, cho vào nồi với khoảng 2 lít nước đun sôi đến khi còn lại khoảng 500ml là được, chia ra để uống làm 3 lần trong ngày. Các hợp chất flavonoid trong lá ổi hay búp ổi nôn giúp hạ đường huyết nhanh chóng tốt với người bệnh tiểu đường.
Ngoài cách kết hợp trên ra, người bệnh tiểu đường có thể ăn quả ối hay dùng lá ổi tươi sắc nước uống hàng ngày cũng có tác dụng tốt cho sức khỏe.
Kết luận: Để điều trị tiểu đường hiệu quả, ngoài việc dùng thuốc tây chúng ta cũng không nên bỏ qua các loại cây cỏ trong tự nhiên xung quanh ta, cũng có tác dụng tốt giúp hỗ trợ trị bệnh tiểu đường rất tốt.