Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016

Điều Trị Bệnh Tiểu Đường Bằng Ăn Uống (P2)

Điều trị bệnh tiểu đường ngoài dùng thuốc, thì chế độ dinh dưỡng cũng vô cùng quan trọng, tuy theo từng thể bệnh mà có chế độ dinh dưỡng phù hợp, đem lại hiệu quả nhất định trong điều trị bệnh tiểu đường. Giựa vào công dụng của các loại thực phẩm, và thể bệnh mà các thầy thuốc Đông y đã có những cách phối hợp thành những món ăn có lợi cho người bệnh đái tháo đường, mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng.

Món ăn giúp điều trị bệnh tiểu đường - đái tháo đường 
Món ăn giúp điều trị bệnh tiểu đường (minh họa)

Can Thận Âm Hư

Những biểu hiện lâm sàng của chứng can thận âm hư tron bệnh đái tháo đường như sau: tiểu nhiều lần, lượng tiểu ít, nước tiểu màu trắng, đặc, môi miệng khô, không muốn uống nước, suy nhược cơ thể, mỏi lưng, đuối sức. Đỏ lưỡi, lưỡi rêu ít, mạch trầm, mạch thưa.

Bí đỏ xào thịt ếch: sử dụng 250g bí đỏ, 90g thịt ếch đồng.

Chế biến: Bí đỏ gọt vỏ thái miếng, tỏi giã nát. Dùng chảo phi tỏi, rồi cho bí đỏ vào xào đi xào lại, tiếp đến cho thịt ếch với lượng nước vừa đủ, hầm trong nửa tiếng với lửa nhỏ, thêm gia vị là có thể dùng. Dùng trong bữa cơm.

Công hiệu: ích khí dưỡng âm, giảm lượng đường giải khát.

Canh ba ba bổ thận: ba ba 1 con khoảng 500g, 30g kỷ tử, 15g thục địa hoàng.

Chế biến: Baba chặt miếng, cho thêm các vị thuốc địa hoàng, kỷ tử, rượu gia vị với lượng nước vừa phải, dùng lửa to đun đến sôi, sau đó hầm đến nhừ với lừa nhỏ là có thể dùng. Cách dùng: ăn riêng hoặc dùng ăn trong bữa ăn đều được. Công hiệu: bổ can bổ thận, dưỡng âm bổ huyết.

Món canh sơn dược ngọc trúc thịt chim bồ câu: chim bồ câu 1 con, 30g sơn dược tức hoài sơn, 20g ngọc trúc. Chế biến: chim bồ câu rửa sạch cho vào nồi nấu với ngọc trúc và sơn dược với lượng nước vừa đủ, nấu đến nhừ thịt chim bồ câu, nêm nếm thêm muối và các gia vị khác là có thể dùng. Cách dùng: Mỗi ngày dùng một lần, ăn cả canh và thịt bồ câu, món này có thể dùng thường xuyên. Công hiệu: dưỡng âm bổ khí, bổ can bổ thận.

Vị Nhiệt Phương Hại Chất Tiết

Biểu hiện của triệu chứng vị nhiệt phương hại chất tiết trong bệnh đái tháo đường theo lâm sàng là: ăn nhiều hay đói, người gầy, buồn bực, cơ thể nóng, ra mồ hôi, táo bón, khát nước, nước tiểu nhiều; lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, ít nước bọt, mạch trơn, đập mạnh.

Món mì nấu với hoài sơn: 250g bột mì, 100g bột hoài sơn, 10g bột đậu xanh, 1 quả trứng gà. Chế biến: Cho bột mì, bột hoài sơn và bột đâu xanh, thêm một chút muối với trứng gà đem nhào đều thành khối mềm vừa phải, rồi thái thành mì sợi, đem nấu chín là có thể dùng được; dùng mỗi ngày 1 – 2 lần liên tục trong 3 – 4 tuần.

Món chè bách hợp, tì bà và củ sen: 30g bách hợp tươi, 30g tì bà, 10g củ sen tươi, 2g hoa quế. Chế biến: Thái lát củ sen, tì bà bỏ hột, đổ nước vào cùng nấu với bách hợp tươi, nấu đến chín cho thêm bột đao thành dạng súp. Khi dùng cho thêm hoa quế là được. Có thể dùng vào bữa sáng và bữa tối. Công hiệu: thanh nhiệt, nhuận Phế, sản sinh nước bọt giải khát.

Canh tụy lợn nấu với rau chân vịt và trứng gà: 1 cái tuỵ lợn, 3 quả trứng gà, 60g rau chân vịt. Chế biến: tụy lợn thái nhát mỏng, rau chân vịt thái nhỏ, khuấy đều trứng gà.  Nấu chín tụy lợn trước, sau đó đổ trứng gà vào nồi đánh tan cho đến thành trứng hoa, rồi cho rau chân vịt thái nhỏ vào nấu sôi, thêm các gia vị như muối, hành, gừng. Dùng trong bữa cơm và có thể dùng thường xuyên. Công hiệu: bổ tỳ, ích Phế, nhuận giọng giải khát.

Nấu cháo với bột cát căn: 30g bột cát căn, 100g gạo lức. Chế biến: gạo lức với lượng nước vừa phải nấu bằng lửa to, rồi đổi thành lửa nhỏ, nấu thêm nửa tiếng đồng hồ, sau đó đổ bột cát căn khuấy đều nấu với cháo cho đến nhừ. Công hiệu: thanh nhiệt sản sinh nước bọt, loại trừ buồn bực giải khát. Dùng vào bữa sáng và bữa tối hàng ngày, có thể dùng trong ba bốn tuần liền.

Điều Trị Bệnh Tiểu Đường Bằng Ăn Uống (P1)

Điều trị bệnh tiểu đường ngoài dùng thuốc, thì chế độ dinh dưỡng cũng vô cùng quan trọng, tuy theo từng thể bệnh mà có chế độ dinh dưỡng phù hợp, đem lại hiệu quả nhất định trong điều trị bệnh tiểu đường. Giựa vào công dụng của các loại thực phẩm, và thể bệnh mà các thầy thuốc Đông y đã có những cách phối hợp thành những món ăn có lợi cho người bệnh đái tháo đường, mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng.

ăn uống điều trị bệnh tiểu đường
Thực phẩm tốt trong điều trị bệnh tiểu đường (minh họa)

Chứng âm hư dương hư

Biểu hiện của chứng âm hư dương hư bệnh đái tháo đường theo lâm sàng: người bệnh đi tiểu nhiều lần, nước tiểu sẫm, đặc, thậm chí  đi tiểu rất nhiều lần, lượng nước tiểu nhiều, xạm mặt, vành tai khô, sợ lạnh; Lưỡi nhợt nhạt, thưa mạch, mạch trầm, yếu..

Chè sữa tươi: 1000g sữa bò, 40g hạt óc chó rán, 20g hạt óc chó sống, 50g gạo lức.

Chế biến: gạo vo sạch, ngâm nước khoảng 1 tiếng, vớt để ráo nước, tiếp đến trộn đều 4 nguyên liệu với nhau đem xay mịn, sàng lọc vụn nhỏ. Đun sôi nước, cho sữa bò và bột óc chó vào, vừa đổ vừa khuấy đun tiếp đén sôi là được. Dùng trong bữa sáng và bữa tối, trong 3 - 4 tuần liền.

Công hiệu: ôn dương bổ âm, bổ Tỳ ích Thận.

Nhân sâm pha lòng trắng trứng gà: 6g nhân sâm, 1 quả trứng gà.

Chế biến: nhân sâm đem nghiền thành bột, trộn đều với lòng trắng trứng gà là có thể dùng. Mỗi ngày dùng một lần, trong bữa cơm.

Công hiệu: giải khát, ích khí dưỡng âm.

Cháo hải sâm: 3 con hải sâm, 1 quả trứng gà, 1 lá lách lợn, 10g địa phu tử, 10g ruột cây hướng dương.

Chế biến: hải sâm đem ngâm cho nở ra, rửa sạch thái miếng, lá lách lợn thái nhát, đập trứng gà vào bát, cho ít muối đánh trứng gà rồi đổ vào hải sâm và lá lách lợn, đem tất cả hấp cách thủy tới chín, sau đó đổ vào nồi đất nấu với lượng nước vừa đủ, sau khi đun sôi dùng vải màn bọc địa phu tử và ruột cây hướng dường cho vào nấu cùng khoảng 40 phút là được. Dùng trong bữa ăn hoặc làm điểm tâm.

Công hiệu: bổ thận ích tinh, trừ hư nhiệt.

Thể Khí Âm Lưỡng Hư

Biểu hiện điển hình là uống nhiều nước, đi tiểu nhiều lần, ăn nhiều, bên cạnh đó còn kèm theo chứng ngứa da, hay mọc mụn nhọt... Nếu như hiện tượng này kéo dài trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới chức năng các cơ quan cơ thể và dẫn đến nhiều biến chứng.

Món canh rau chân vịt ngân nhĩ: 10g rễ rau chân vịt, 10g ngân nhĩ tức mộc nhĩ trắng.

Chế biến: rễ rau chân vịt rửa sạch, ngân nhĩ ngâm cho nở ra, đem cả 2 cùng nấu canh uống. Mỗi ngày dùng 1 – 2 lần trong bữa ăn, có thể dùng liên tục trong 4 tuần.

Công hiệu: bổ âm nhuận phổi, sản sinh nước bọt, giải khát.

Chè xanh hấp cá rô phi: dùng khoảng 500g cá rô phi, chè xanh lượng vừa phải.

Chế biến: rửa sách cá rô phi, để nguyên vảy, nhét chè xanh vào bụng cá, đặt cá lên đia rồi hấp chín là có thể dùng. Công hiệu: bổ hư, giải khát.

Cháo ngọc trúc: 15-20g ngọc trúc, nếu là ngọc trúc tươi thì dùng 30-60g, 100g gạo lức, lượng đường phèn vừa phải.

Chế biến: ngọc trúc tươi rửa sạch, bỏ rễ, thái vụn sắc nước lọc bã hoặc dùng ngọc trúc khô sắc nước lọc bã, đổ thêm lượng nước vừa phải cùng nấu cháo, nấu cháo nhừ cho đường phèn vào nấu sôi một hai lần là có thể dùng.

Công hiệu: bổ âm nhuận phế, sản sinh nước bọt giải khát. Lần lượt dùng trong bữa sáng và bữa tối, 5 - 10 ngày là một đợt điều trị.

Canh trai nấu mướp đắng: mướp đắng 250g, thịt trai 100g.

Chế biến: ngâm trai trong nước sạch hai ngày để cho nó nhả hết bùn đất, rửa sạch thịt trai cùng nấu với mướp đắng với lượng nước vừa phải, nấu chín cho thêm gia vị là có thể dùng.

Công hiệu: thanh nhiệt giải độc, trừ buồn bực, giải khát. Dùng trong bữa cơm.

Người Trẻ Tuổi Với Nguy Cơ Mắc Tai Biến Mạch Máu Não

Đột quỵ do tai biến mạch máu não thường được nhắc đến ở người cao tuổi. Tuy nhiên ngày nay, mặc dù chất lượng cuộc sống được nâng cao, điều kiện sinh hoạt ăn uống được cải thiện thì tai biến mạch máu não lại đang có xu hướng gia tăng ở những người trẻ tuổi, thậm chí ở cả độ tuổi ngoài 20. Vậy nguyên tai biến mạch máu não ở người trẻ do đâu và cách phòng ngừa ra sao?

tai biến mạch máu não ở người trẻ tuổi
Công việc căng thẳng (stress) nguyên nhân tai biến mạch máu não ở người trẻ tuổi (minh họa)

Nguyên nhân tai biến mạch máu não ở người trẻ tuổi

Thứ nhất: Tình trạng người trẻ tuổi ngày nay mắc tai biến mạch máu não chủ yếu là do lối sống, ăn uống không điều độ, uống quá nhiều bia rượu: việc hấp thụ các chất này có hàm lượng cholesterol khá cao, lâu ngày dẫn đến xơ vữa động mạch, nguyên nhân làm tắc hay vỡ động mạch dẫn đến tai biến. Vì vậy, người trẻ ngày nay, dễ mắc phải tai biến mạch máu não.

Thứ hai: Môi trường làm việc căng thẳng áp lực: dẫn đến stress, dưới áp lực của thời kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay là một trong những yếu tố làm tình trạng co thắt của mạch máu não xảy ra thường xuyên, dẫn đến nguy cơ tai biến mạch máu não ở người trẻ tuổi ngày càng cao.

Phòng ngừa tai biến mạch máu mão ở người trẻ tuổi

Ngày nay tai biến mạch máu não là căn bệnh rất là nguy hiểm có nguy cơ tử vong cao thứ 3 trong các bệnh về tim mạch. Tai biến mạch máu não sảy ra ở người trẻ tuổi để lại những di chứng kéo dài cả quãng đời còn lại, và có nguy cơ tử vong cao. Dấu hiệu ở người bị tai biến mạch máu não dễ nhận biết nhất là người bệnh có thể bị rối loạn cảm xúc, đau nhức đầu, chóng mặt, suy giảm trí nhơ, mất ngủ… làm cản trở và gây nhiều khó khăn trong cuộc sống và công việc.

-Ở người trẻ tuổi cần có chế độ sinh hoạt điều độ, khoa học như tăng cường tập luyện thể thao phù hợp nhằm phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu não xảy ra.

-Bên cạnh chế độ luyện tập và làm việc khoa học, cần phòng ngừa xơ vữa động mạch và viêm cột sống bằng cách thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, hạn chế sử dụng mỡ động vật, tăng cường đạm thực vật, rau và hoa quả. Giúp phòng ngừa tốt xảy ra tai biến mạch máu não ở người trẻ tuổi cũng như người cao tuổi.

-Ở người trẻ thường xuyên làm việc văn phòng, cần thay đổi tư thế từ từ kết hợp xoa bóp vùng cổ, tránh thay đổi tư thế đột ngột. Giúp tránh tình trạng thiều máu não xảy ra.

-Bên canh đó nên duy trì thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ, đo huyết áp đặc biệt nếu thấy cơ thể có sự khác lạ.

-Đối với các biện pháp phòng ngừa tai biến mạch máu não khác thì nên sử dụng các loại thực phẩm chức năng giúp ngăn ngừa tai biến ở người trẻ tuổi để có thể cải thiện tuần hoàn não.

Nếu như gặp một trường hợp bị tai biến mạch máu não thì cách tốt nhất là không nên cạo gió mà nên cho bệnh nhân nằm cao đầu, quay mặt về một bên để tránh các chất nôn trào ngược và giúp máu lưu thông lên não tốt hơn. Nếu có hiện tượng ngừng thở thì nên hô hấp nhân tạo và gọi xe cấp cứu một cách nhanh nhất.

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016

Điều Trị Thể Bệnh Tiểu Đường Bằng Các Bài Thuốc Đông Y

Trong Y học cổ truyền bệnh tiểu đường hay đái tháo đường, thuộc phạm vi chứng tiêu khát. Nguyên nhân cơ bản của chứng tiêu khát là âm hư táo nhiệt, âm hư là bản, táo nhiệt là gốc nên phương pháp điều trị chủ yếu là dưỡng âm sinh tân, thanh nhiệt nhuận táo. Có nhiều bài thuốc, vị thuốc có tác dụng điều trị giảm đường huyết, qua đó các vị dược sư đã phối ra các bài thuốc chữa trị đái tháo đường theo từng thể bệnh.

điều trị bệnh tiểu đường bằng đông y
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường bằng bài thuốc đông y (minh họa)

Thể tân thương táo nhiệt

Triệu chứng chính là khát nhiều, uống nhiều; miệng kho, lưỡi ráo, tiểu nhiều, ăn nhiều mau đói, gầy ốm kèm theo táo bón, da khô, chân tay vô lực. Điều trị: thanh nhiệt sinh tân.

Sử dụng bài thuốc: 30g thạch thảo, 5g chích thảo, 10g tri mẫu, 20g ngạnh mễ, tất cả dược vị đem sắc uống. Hoặc sử dụng bài Ngọc dịch thang gồm: 10g cát căn, 12g hoàng kỳ, 10g kê nội kim, 12g sơn dược, 12g thiên hoa phấn. Sắc uống ngày 1 thang. Hai bài thuốc có tác dụng ích khí, sinh tân trị tiêu khát.

Nếu phiền khát nhiều, gia thiên hoa phấn; táo nhiệt nội đàm, nhiệt độc sinh miệng lưỡi lở loét, gia hoàng liên; đại tiện táo kết, gia đại hoàng.

Thể âm tinh hư tổn

Triệu chứng chính là tiểu nhiều lần, lượng lớn, nước tiểu sẫm màu như mỡ; miệng khô; cơ thể gầy khô kèm ngũ tâm phiền nhiệt, cốt chưng triều nhiệt, đầu váng, tai ù; đau lưng, mỏi gối; di tinh, mất ngủ… Điều trị: tư bổ thận âm, ích tinh, dưỡng huyết.

Sử dụng nài thuốc:  12g thục địa, 8g sơn thù, 12g trạch tả, 12g phục linh, 10g đan bì, 12g hoàn sơn. Đem sắc uống ngày 1 thang, có tác dụng bổ can thận.

Nếu âm hư hỏa vượng sinh ngũ tâm phiền nhiệt; cốt chưng triều nhiệt; váng đầu, ù tai; đau lưng, mỏi gối; vô lực; di tinh, mất ngủ, đạo hãn gia tri mẫu, hoàng bá. Nếu tiểu nhiều, sẫm gia ích trí nhân, tang phiêu tiêu, ngũ vị tử. Nếu di tinh gia khiếm thực, kim anh tử. Nếu mất ngủ gia toan táo nhân, dạ giao đằng.

Thể khí âm lưỡng hư

Triệu chứng chính là khát muốn uống, ăn nhiều nhưng chóng đói; tiểu nhiều và nhiều lần; mệt mỏi vô lực. Kèm theo sắc mặt không nhuận, váng đầu, ngủ hay mê,.. hoặc ăn ít, bụng trướng, đại tiện lỏng; hoặc đau lưng mỏi gói, tê bì chân tay;…  Điều trị ích khí dưỡng âm.

Sử dụng bài thuốc: 12g thục địa, 8g sơn thù, 12g phục linh, 12g trạch tả, 12g hoài sơn, 8g nhân sâm, 10g đan bì, 8g ngũ vị, 12g mạch môn. Nếu âm hư hỏa vượng dẫn đến váng đầu, ngủ hay mê, ngũ tâm phiền nhiệt gia tri mẫu, hoàng bá.

Thể âm dương lưỡng hư

Triệu chứng chính là uống nhiều, tiểu nhiều, nước tiểu sẫm như sáp; sợ lạnh, tứ chi lạnh, sắc mặt tối, vành tai khô héo. Kèm theo vô lực, tự hãn hoặc ngũ canh tả hoặc thủy thũng, tiểu ít; hoặc liệt dương, xuất tinh sớm, rêu lưỡi trắng khô; mạch tế vô lực. Pháp điều trị: Tư âm ôn dương ích thận.

Sử dụng bài thuốc: 4g phụ tử, 4g quế chi, 12g hoài sơn, 10g đan bì, 10g ngưu tất, 10g ngũ vị tử, 12g phục linh, 8g sơn thù, 12g trạch tả, 12g thục địa, 12g xa tiền tử. Sắc uống ngày 1 thang. Tác dụng: tư âm, ôn dương, ích thận.

Nếu liệt dương, xuất tinh sớm gia ba kích thiên, nhuc dung, dâm dương hoắc, kim anh tử, tang phiêu tiêu, phúc bồn tử.

Thể ứ huyết trở trệ

Triệu chứng chính là miệng khô, tiểu nhiều, sắc mặt ảm đạm. Kèm theo: chân tay tê bì hay như có gai đâm, kiến bò, càng về đêm càng nặng; bì phu khô ráp, nứt nẻ; môi tím không nhuận. Chất lưỡi tối, có điểm ứ huyết hoặc dưới lưỡi nổi gân xanh, to, ngoằn ngoèo hoặc tím đen, rêu lưỡi mỏng, trắng hoặc ít rêu; mạch huyền hoặc trầm sáp, hoặc kết đại. Pháp điều trị: Hoạt huyết hóa ứ.

Sử dụng bài thuốc: 12g đương quy, 8g đào nhân, 6g chỉ xác, 10g sài hồ, 12g cát cánh, 10g ngưu tất, 5g đại hoàng,  8g hồng hoa, 8g xích thược, 12g xuyên khung, 4g cam thảo. Sắc uống ngày 1 thang. Tác dụng: hoạt huyết, hóa ứ, hành khí, chỉ thống.

Tìm Hiểu Bệnh Thiểu Năng Tuần Hoàn Não Và Dấu Hiệu Nhận Biết

Thiểu năng tuần hoàn não thường hay gặp ở người cao tuổi, là trạng thái nhất thời, đột ngột xảy ra do các thiếu sót về chức năng thần kinh, thường hồi phục hoàn toàn sau 24h, bệnh thường xảy ra nhiều lần, do não thiếu máu cung cấp, thiếu oxy.

Nguyên nhân bị thiểu năng tuần hoàn não thường hay gặp nhất là do vữa xơ động mạch… Bệnh diễn biến lâu ngày, hoặc có biến chứng nặng nề gây nên đột quỵ nhồi máu não rất nguy hiểm, khi động mạch bí tắc do cục máu đông trong lòng mạch.

thiểu năng tuần hoàn não dấu hiệu nhận biết
Thiểu năng tuần hoàn não thường gặp ở những người trung niên và cao tuổi (minh họa)

Tỷ lệ mắc bệnh

Bệnh thiểu năng tuần hoàn não thường gặp ở người cao tuổi, thậm chí tuổi trung niên, đặc biệt ở người lao động trí óc (do căng thẳng, áp lực công việc, stress..) tỷ lệ này ở nam nhiều hơn nữ. Hiện nay tủ lệ mắc bệnh thiểu năng tuần hoàn não rất cao, thông kê cho thấy có khoảng 2/3 số người đứng tuổi mắc chứng bệnh này.  người trung niên và có tuổi, đặc biệt nơi những người lao động trí óc, nam mắc bệnh nhiều hơn nữ. Trong tai biến mạch máu não thì nguyên nhân do thiểu năng tuần hoàn não gây nên chiếm từ 9% đến 25% tổng số ca tai biến mạch máu não.

Thiểu năng tuần hoàn não có nguy hiểm không?

Chúng ta nên lưu ý, bệnh thiểu năng tuần hoàn não có diễn tiến lâu ngày, kèm các biểu hiện dưới, hoặc có biến chứng nặng nề hơn như gây nên đột quỵ, nhồi máu não, xuất huyết não, bệnh nhân có thể bị liệt nửa người hoặc tử vong do suy hô hấp, suy tuần hoàn vì thân não bị nhồi máu dẫn đến hoại tử cấp tính, phù não, nhũn não.

Khi bệnh nặng lên sẽ có các biểu hiện sau:

Nhức đầu: đây là biểu hiện sớm và hay gặp nhất (chiếm tới 90%). Cơn nhức đầu lan tỏa khắp đầu, có cảm giác nặng trong đầu nhất là khi phải suy nghĩ nhiều. Người bệnh hay có thói quen xoa trán, vuốt hoặc gãi đầu…

Hoa mắt,chóng mặt:  người bệnh bị mất thăng bằng (gặp 87% trường hợp) hoặc cảm giác hơi loạng choạng khi đi hoặc đứng, cơ thể bập bềnh như say sóng. Có người cảm thấy hoa mắt, tối sầm mặt lại nhất là khi chuyển tư thế nằm sang tư thế đứng đột ngột. Hiện tượng này xảy ra mỗi khi thay đổi tư thế làm cho bệnh nhân phải nằm nhắm mắt nằm im, hễ cử động là chóng mặt, buồn nôn. Các cơn chóng mặt kiểu này có thể chỉ ngắn vài phút, có khi dài đến vài ngày.

Dị cảm: bệnh nhân tự cảm thấy những cảm giác không thật và bất thường. Ví như cảm giác đầu ngón chân tay tê bì, kiến bò. Có nhiều người có cảm giác đau dọc xương sườn, tai ù cả ngày cũng như đêm, các biểu hiện này ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt, giác ngủ và sức khỏe của người bệnh.

Rối loạn về giấc ngủ: biểu hiện này rất hay gặp, dai rẳng, khó chịu, khó. Nó tồn đa dạng, ở một số người là mất ngủ, ở người khác là rối loạn nhịp ngủ như lúc ngủ được lúc không, trằn trọc tới sáng mới ngủ được…

Rối loạn về sự chú ý: Bệnh nhân gặp khó khăn trong việc truyền sự chú ý. Lâu ngày bị suy nhược cả cơ thể lẫn tinh thần. Trước đây thu nhận tín hiệu dễ dàng và nhanh chóng thì nay chậm chạp, khó khăn, đòi hỏi người bệnh phải tập trung cao đọ. Bệnh nhân trở nên đãng trí, khả năng tập trung tư tưởng kém hẳn.

Rối loạn về cảm xúc: Trong người luôn cảm thấy bồn chồn, không hoàn toàn làm chủ được mình với những lý do rất vụn vặt chẳng đâu vào đâu, bệnh nhân cũng phản ứng mạnh mẽ. Bản thân bệnh nhân cũng cảm thấy phản ứng như vậy là không đúng nhưng không kìm chế được, dần dần trở thành người trái tính, trái nết. Ngoài ra, còn hay mủi lòng, dễ tủi thân, than vãn, ca cẩm hết việc này đến việc khác.

Thay đổi nhân cách: Ở những người trước kia nông nổi, nóng tính nay trở nên hay gây gổ, sinh sự. Người trước kia hiền lành an phận nay trở thành đa sầu đa cảm, tự ti… Trước kia thận trọng đúng mức, nay trở nên tủn mủn, đa nghi, trước kia căn cơ, tiết kiệm, nay trở nên hà tiện, bủn xỉn, chi li.

Trên đây là một số biểu hiện mà bệnh nhân và người thân có thể nhận biết được. Tuy nhiên, cách tốt nhất để đề phòng thiểu năng tuần hoàn não là khám sức khỏe định kỳ để có hướng dự phòng và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nhũn não.

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016

Một Số Bài Thuốc Đông Y Trị Bệnh Tiểu Đường

Trong Đông Y bệnh tiểu đường (hay đái tháo đương) được gọi là chứng “tiêu khát”. Có nhiều nguyên nhân và đều gây uất nhiệt hóa hỏa, gây tổn thương phần âm của các tạng phủ phế, thận, tim mạch… Uất nhiện hóa hỏa làm phế âm hư gây khát, vị âm hư gây đói nhiều làm người gầy, thận âm hư làm dịch bài tiết ra ngoài nhiều, nước tiểu có đường.

điều trị bệnh tiểu đường bằng thuốc đông y
Điều trị đái tháo đường bằng đông y (minh họa)

Cách điều trị đái tháo đường chủ yếu là phối hợp giữa chế độ ăn, vận động và thuốc. Trong Đông y, tùy bệnh ở tam tiêu hay thượng tiêu, trung tiêu mà dùng bài thuốc thích hợp.

Chứng đái tháo đường do thượng tiêu: Biệu hiện người bệnh khát nhiều, miệng khô, họng ráo, thích uống nước, đi tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu nhiều… Dùng một trong các bài:

Bài 1. Thiên hoa phấn thang: 36g thiên hoa phấn, 24g sinh địa, 24g mạch môn bỏ lõi, 16g đạo mễ, 8g cam thảo, 8g ngũ vị tử. Sắc các vị thuốc lấy 600ml, bỏ bã, cho đạo mễ vào nấu chín, lọc bỏ bã. Chia làm 4 lần: ngày uống 3 lần, tối uống 1 lần.

Bài 2. Nhị đông thang: 16g thiên môn (bỏ lõi), 24g mạch đông (bỏ lõi), 8g tri mẫu, 4g nhân sâm, 8g thiên hoa phấn, 8g hoàng cầm, 4g cam thảo, 8g lá sen. Sắc uống trong ngày.

Chứng đái đường do trung tiêu: Người bệnh ăn nhiều, chóng đói, cồn ruột, người gầy sút nhanh; rêu lưỡi vàng khô; mạch hoạt có lực. Dùng một trong các bài:

Bài 1. Tang dịch thang: 32g huyền sâm, 32g sinh địa, 32g mạch môn (bỏ lõi), 32g thiên hoa phấn, 10g hoàng liên. Sắc lấy 300ml nước thuốc, chia 4 lần (ngày uống 3 lần, tối uống 1 lần).

Bài 2. Điều vị thừa khí thang: 16g đại hoàng (bỏ vỏ tẩm rượu sao), 8g chích thảo, 12g mang tiêu. Cam thảo với đại hoàng sác kỹ lấy 300ml nước thuốc, bỏ bã, tiếp đến cho mang tiêu vào đun sôi nhẹ, dùng khi thuốc còn ấm, ngày 3 lần.

Bài 3. Sinh địa bát vật thang: 15g sinh địa, 8g tri mẫu, 6g hoàng cầm, 6g hoàng bá, 8g lá sen, 8g sơn dược, 15g mạch đông (bỏ lõi), 6g hoàng liên, 8g đơn bì. Sắc uống khi thuốc còn ấm.

Chứng đái tháo đường do hạ tiêu: Người bệnh đái nhiều, lượng nước nhiều và có đường, mỏi mệt, đau lưng, mỏi khớp, miệng khô, lưỡi ráo, lòng bàn tay bàn chân nóng, lưỡi ít rêu; mạch tế sác, vô lực. Dùng một trong các bài:

Bài 1. Lục vị địa hoàng hoàn: 16g hoài sơn, 12g trạch tả, 12g đan bì, 16g sơn thù, 12g bạch linh, 32g thục địa. Tất cả dược vị này đem xấy khô, tán bột, luyện mật làm hoàn, viên bằng hạt ngô. Ngày 2 lần, mỗi lần 15 viên, uống với rượu loãng.

Bài 2. Lục vị địa hoàng gia thạch hộc thiên hoa phấn: 16g hoài sơn, 12g trạch tả, 12g đan bì, 16g sơn thù, 12 bạch linh, 32g thục địa, 12g thiên hoa phấn, 12g thạch hộc. Sắc lấy 400 ml; chia uống làm 4 lần (ngày 3 lần, tối 1 lần).

Chứng đái tháo đường lâu ngày: Bệnh lâu ngày với đủ các triệu chứng của tiêu khát kèm theo đau lưng, chân tay lạnh, đại tiện lỏng hoặc ngũ canh tiết tả, sôi bụng, da sạm đen, mắt thâm quầng, mạch hư nhược. Dùng bài Tam nhân lộc nhung thang: 16g sơn thù du, 12g ngưu tất, 12g huyền sâm, 12g địa cốt bì, 12g lộc nhung, 16g mạch môn (bỏ lõi), 16g thục địa, 12g hoàng kỳ, 12g nhu.c thung dung, 8g kê nội kim, 8g phá cố chỉ (tẩm muối sao), 8g nhân sâm, 6g ngũ vị tử. Để riêng lộc nhung; các vị sắc lấy 400ml nước, cho lộc nhung vào đun tan. Uống nóng 4 lần (ngày 3 lần, tối 1 lần). Có thể làm viên hoàn dùng dần.

Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Bé Biếng Ăn

Có rất nhiều cha mẹ thấy bé biếng ăn, lười ăn lại có quan niệm rằng lơn lên rồi sẽ hết, tuy nhiên lại không ý thức được tác hại của việc biếng ăn đối với sự phát triển của trẻ. Vậy biếng ăn ở trẻ và những tác hại của chứng này nghiêm trọng tới mức nào. Dưới đây là dấu hiệu của bé biếng ăn mà cha mẹ cần lưu ý để có phương pháp điều trị kịp thời.

bé biếng ăn, bé hay ốm
Bé biếng ăn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển (minh họa)

Dấu hiệu nhận biết bé biếng ăn

Chứng biếng ăn là thuật ngữ dùng chỉ hiện tượng bé biếng ăn, lười ăn, ăn không đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết. Gần đây các nghiên cứu cho biết, biếng ăn ở trẻ có nhiều biểu hiện khác nhau, nhưng dễ gặp nhất là các biểu hiện sau:

1.Trẻ ăn ít hơn bình thường, hay ngậm thức ăn không chịu nuốt, bữa ăn thường kéo dài hơn bình thường (trên 30 phút).

2.So với các bé cùng độ tuổi, số bữa ăn hoặc lượng thức ăn của bé ăn được trong mỗi bữa ít hơn.

3.Trẻ không chịu ăn một số loại thức ăn như thịt, cá, trứng, sữa… hoặc từ chối ăn tất cả các loại thức ăn và trẻ có tâm trạng không thoải mái khi ăn.

4.Mỗi khi tới bữa ăn, hay nghe tiếng động của bát đĩa là bé có biểu hiện quấy nhiễu, chạy trốn, có phản ứng nôn, la khóc bướng bỉnh.

5.Cân nặng của trẻ nhẹ hơn cân năng chuẩn, trẻ không tăng cân trong nhiều tháng liên tiếp.

Nguyên nhân trẻ biếng ăn

Do trẻ nhiễm trùng: Cơ thể trẻ bị nhiễm virus hay vi khuẩn gây viêm nhiễm các cơ quan như: tai, mui, họng, đường tiêu hóa…khiến bé hay ốm dẫn đến không chịu ăn, hoặc ăn rất ít.

Do trẻ gặp khó khăn khi nhai nuốt: Trẻ bị viêm amidan, mọc răng, nấm lưỡi,… làm trẻ khó chịu cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn.

Do trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Cơ thể trẻ bị rối loạn khuẩn đường ruột, rối loạn sự co bóp và tiết dịch dạ dày ruột... dễ khiến trẻ đau bụng, tiêu chảy, ăn không tiêu, buồn nôn, nôn trớ,... Hệ tiêu hóa hoạt động không bình thường ảnh hưởng rất lớn đến việc ăn uống của trẻ.

Do chế độ dinh dưỡng thiếu vi chất: thực phẩm chưa đảm bảo về chất lượng, việc chế biến không đúng cách, trẻ chỉ chịu ăn một số loại thức ăn nhất định... dẫn đến trẻ biếng ăn, lười ăn kèm theo thiếu hụt vi chất.

Hậu quả lâu dài của chứng biếng ăn

-Hệ quả dễ dàng nhìn thấy nhất đó là vấn đề suy dinh dưỡng do chứng biếng ăn mang lại. Suy sinh dưỡng ở đây thể hiện hai cấp độ; trẻ không đáp ứng các chỉ số tăng trưởng, thể trạng còi cọc, thấp bé so với các trẻ khác đồng trang lứa, không tăng cân. Biếng ăn cũng dẫn đến tình trạng mất cân đối các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Nếu thiếu vi chất dinh dưỡng, trẻ có thể bị chậm phát triển, bệnh tật như da thô ráp, hay bị cảm lạnh, mắt khô, tóc khô và dễ gãy, da bị ngứa. Nhẹ hơn chậm phát triển, rối loạn tăng trưởng, dễ mắc các bệnh mãn tính do thiếu khả năng miễn dịch.

-Một hậu quả khác nữa là biếng ăn ảnh hưởng đến tâm sinh lý và tính cách của trẻ, những trẻ biếng ăn không có đủ dinh dưỡng thường không thích vận động do mệt mỏi, bé thường ủ rũ và không thiết chơi đùa. Điều đó dẫn đến việc hình thành sự chậm chạp và tính cách lập dị so với bạn bè và môi trường xung quanh. Tình trạng này lâu dài sẽ dẫn đến hiện tượng trầm cảm hay tự kỷ ở trẻ nhỏ.

Vì vậy, khi quan sát thấy những dấu hiệu biếng ăn đầu tiên, cha mẹ nên ngay lập tức kiểm tra lại chế độ dinh dưỡng, lượng thức ăn đang cung cấp cho bé hằng ngày. Đồng thời, thay đổi cách tiếp cận với trẻ trong suốt bữa ăn, nên gần gũi với con để phát hiện đâu là nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng chán ăn bỏ bữa của trẻ. Hạn chế tối đa việc để  bé biếng ăn lâu ngày và dẫn đến những hậu quả đáng tiếc cho thể chất và trí lực về sau. Và cuối cùng quan trọng nhất vẫn là việc ngăn chặn và trị dứt được chứng biếng ăn hay không là do sự quan tâm và nhẫn nại của cha mẹ.