Một giấc ngủ ngon là nhu cầu của cơ thể giúp các cơ quan thư
gian. Nhưng cuộc sống hiện đại, bạn dễ gặp phải những rối loạn về giấc ngủ.
Tuy nhiên, ít có ai biết được những điều kỳ là có thể xảy ra
khi cơ thể chìm sâu vào giấc ngủ. Các nhà khoa học, các chuyên gia đang tiến
hành nghiên cứu để giải đáp những bí ẩn mà giấc ngủ sâu đem đến cho cơ thể. Dưới
đây là những điều kỳ lạ xảy ra với cơ thể khi chìm sâu vào giấc ngủ, được các
chuyên gia ghi nhận. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
>> Bạn biết gì về
cách chữa mất ngủ không cần dùng thuốc.
Cơ thể bị tê liệt.
Khi bước vào giai đoạn sâu nhất của giấc ngủ, cơ bắp hoàn
toàn bị tê liệt và không còn hoạt động. Ở một số người mắc phải chứng rối loạn
giấc ngủ, cơ thể vẫn có thể bị liệt trong vài giây hoạc vài phút sau khi thức
giấc.
Mắt chuyển động tốc độ
cao.
Toàn bộ giấc ngủ đều nhằm mục đích giúp cơ thể và não bộ thư
gian. Toàn bộ giấc ngủ chia làm 5 giai đoạn, giai đoạn sau luôn sâu hơn giai đoạn
trước.
Trong đó giai đoạn sâu nhất của giấc ngủ, là giai đoạn hoạt
động nhiều nhất xảy ra khoảng 60-90 phút kể từ lúc đi vào giấc ngủ. Giai đoạn này, mắt chuyển động qua lại với tốc
độ rất nhanh. Tuy nhiên, cơ thể lại không cảm nhận được điều này bởi toàn bộ
tâm trí đang tập trung vào giấc mơ.
>> Căn bệnh mất ngủ gây ảnh hưởng lớn tới tâm
lý của bạn như nào?
Hormone tăng trưởng
được giải phóng.
Một loại hormone tăng trưởng của cơ thể, có nhiệm vụ tái tạo
xương, cơ và mô. Hormone này được kích hoạt khắp cơ thể khi chìm vào giấc ngủ,
quá trình này góp phần việc chữa lành vết thương và tái tạo tế bào.
Ở người trẻ tuổi, hormone này thúc đẩy sự tăng trưởng và có
nhiều tác dụng khác lên cơ thể, chính vì vậy có một số người cao lên trong giấc
ngủ.
>> Cần có biện
pháp thoát khỏi chứng mất ngủ gây ảnh
hưởng tới sức khỏe.
Cổ họng bị thu hẹp .
Khi chìm vào giấc ngủ, các cơ giữ cho cổ hỏng mở rộng được
thư giãn dẫn tới cổ họng bị thu nhỏ lại. Đây là nguyên nhân của tình trạng ngủ
ngáy.
Hiện tượng nghiến
răng.
Có một số người khi ngủ thường nghiến răng, hiện tượng này
do lỗi hình thái với cấu tạo xương hàm không bằng phẳng.
Đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể muốn giải phóng
tâm lý căng thẳng trong ngày. Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn chưa lý giải được tại
sao hiện tượng nghiến răng chỉ xảy ra với một vài người.
>> Nhu cầu chữa bệnh mất ngủ không cần dùng thuốc
mà vẫn đạt hiệu quả cao.
Não bộ giải phóng
thông tin và tạo nên những giấc mơ.
Ngày nay, con người đã biết được giấc mơ được hình thành từ
miền ký ức trong não bộ. Hay nói cách khác, giấc mơ kỳ bí và đôi khi vô lý lại
là sự kết hợp giữa những ký ức gần và thông tin tích lũy trong nhiều năm: ký ức,
chấn thương tâm lý, cảm xúc và cảm giác.
Tuy nhiên, vẫn chưa xác định được tại sao giấc mơ trong tâm
trí con người chỉ hiện diễn những địa điểm nhất định hay vì sao chỉ chọn những
ký ức, màu sắc, giọng nói, cảnh vật về nhưng con người này mà không phải là người
khác.
Hội chứng nổ trong đầu.
Hiện tưởng nổ trong đầu hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra.
Người gặp phải triệu chứng này sẽ cảm thấy vừa có tiếng nổ trong đầu hay một âm
thanh rất lớn khiến họ rất sợ hãi.
Nhưng thực tế, thế giới bên ngoài vẫn an toàn và những hiện
tượng đó chỉ xảy ra trong đầu họ. Hiện tượng nổ trong đầu không gây đau đớn,
nhưng ảnh hưởng lớn tới tâm lý.
>> Giải pháp điều trị mất ngủ hiệu quả giúp bạn chia
tay căn bệnh mất ngủ mãn tính.
Não bộ được phục hồi
và thải độc.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia của một trường Đại học,
đã phát hiện khi ngủ não bộ của con người xảy ra cơ chế xả chất thải tích tụ
trong ngày, cơ chế này được coi là hệ thống làm sạch hệ thần kinh trung ương.
Khi được kích hoạt, não bộ sẽ loại bỏ thông tin vô ích và chỉ giữ những thông
tin được cho là có ích.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét