Hiển thị các bài đăng có nhãn benh tieu duong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn benh tieu duong. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2017

Những lời khuyên cho bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ

Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ không nên quá lo lắng, bởi thực hiện chế độ ăn uống khoa học phù hợp kết hợp luyện tập thể thao đều đặn, bà bầu hoàn toàn kiểm soát được tình trạng bệnh tiểu đường trong thai kỳ dễ dàng.

Chúng ta biết rằng tiểu đường thai kỳ hay tiểu đường khi mang thai là chỉ những mẹ bầu mắc tiểu đường trong khi mang thai, dù trước đó họ không bị bệnh tiểu đường.

Những lời khuyên cho bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng tới bà bầu dễ bị nhiễm độc thai nghén, nguy cơ sảy thai cao...và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Chính vì thế các thai phụ khi biết mình mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên thực hiện một số lời khuyên sau để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Có chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Những lời khuyên cho bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ

Các bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần hạn chế món ăn nhiều đường và tinh bột. Nên sử dụng thực phẩm chứa carbohydrate phức hợp như bánh mì từ lúa mì, táo, cam, lê, đậu, bắp... sẽ giúp giữ ổn định lượng đường trong máu. Bà bầu nên duy trì chế độ ăn khoa học phù hợp như: ăn sáng đầy đủ, bổ sung chất xơ, chia nhỏ bữa ăn hàng ngày và không bỏ bữa.

Đi kiểm tra thường xuyên.

Đối với các mẹ bầu nên đi kiểm tra bác sỹ nhiều hơn so với bà bầu bình thường khác, bởi cần phải theo dõi chặt chẽ lượng đường huyết. Việc thường xuyên đi khám, thực hiện các xét nghiệp sẽ giúp đánh giá sức khỏe của thai nhi, và sớm phát hiện những thay đổi có thể làm tổn hại đến thai nhi.

Luôn kiểm soát nồng độ đường trong máu.

Để có thể luôn biết và kiểm soát nồng độ đường trong máu, các bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ nên có sẵn thiết bị đo kiểm nồng độ đường huyết. Đường huyết giao động bất thường sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ.

Hạn chế sử dụng thuốc.

Đối với bà bầu mắc bệnh tiểu đường type 2 được khuyến cáo nên ngưng sử dụng các loại thuốc điều trị tiểu đường, bởi có thể áp dụng biện pháp bổ sung insulin nhằm đảmbảo lượng đường trong máu ổn định trong suốt thai kỳ.
Đối với mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường type 1 thì biện pháp bổ sung insulin gần như là bắt buộc trong quá trình điều trị tiểu đường. Vì thế, các bà bầu nên thăm khám để điều chỉnh lượng insulin bổ sung phù hợp với việc mang thai.

Tập thể dục đều đặn.

Những lời khuyên cho bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ

Cũng như các mẹ bầu khác, thai phụ bị tiểu đường thai kỳ nên đi bộ hoặc bơi lội là tốt nhất, nhằm hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả. Bởi khi bơi sức nâng của nước làm giảm áp lực các khớp, tránh gây chấn thương cho các khớp ở bàn chân và cẳng chân.

Hỏi kinh nghiệm từ thai phụ khác từng bị tiểu đường thai kỳ.

Việc hỏi kinh nghiệm của mẹ, bạn bè, chị em… – những người có thể đã từng trải quả tiểu đường thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu đúc rút được những lời khuyên bổ ích và hiệu quả nhất. Qua đó có kế hoạch hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả nhất.

Kết luận: Các thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cần chú ý tới lượng đường trong máu, thực hiện chế độ ăn phù hợp, thường xuyên khám bác sĩ... thực hiện những lời khuyên hữu ích, nhằm hỗ trợ điều trị tiểu đường tốt nhất. Chúc các bà bầu sức khỏe, thai nhi phát triển tốt.

(Nguồn internet)

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2017

Bệnh tiểu đường trong thai kỳ là gì?

Hầu hết thai phụ khi được xác định mắc tiểu đường thai kỳ, đều có tâm lý lo lắng và hoang mang. Đúng vậy, bệnh tiểu đường thai kỳ không hề đơn gian, mẹ và bé có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tuy là chứng bệnh nguy hiểm, nhưng cũng đừng quá lo lắng các mẹ bầu nhé bởi khi được phát hiện sớm và điều trị tiểu đường thai kì tốt, mẹ bầu hoàn toàn yên tâm sinh con khỏe mạnh, mẹ và con đều tránh được những ảnh hưởng của bệnh tiểu đường. Vậy bệnh tiểu đường thai kỳ là gì? Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tiểu đường thai kỳ? Đối tượng dễ mắc tiểu đường thai kỳ? Qua bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu và nhận biết sớm về bệnh, để có biện pháp điều trị tiểu đường thai kỳ hiệu quả.
Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?
Bệnh tiểu đường thai kỳ là khi mang thai xảy ra tình trạng đường huyết tăng cao và thường khỏi sau khi sinh em bé.
Nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ bị tiểu đường thai kỳ là do hormone tiết ra từ nhau thai là giảm độ nhạy của insulin với tế bào, hay còn gọi là đề kháng insulin. Thông thường khi ăn xong đường trong máu tăng cao, tuyến tụy tiết insulin giúp vận chuyển đường vào tế bào và chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể hoạt động, giúp đường trong máu ở mức ổn định. Trong khi mang thai, insulin hoạt động kém hiệu quả dẫn đến đường huyết tăng cao tiền đề cho bệnh tiểu đường phát triển.
Những đối tượng dễ mắc tiểu đường thai kỳ.
Nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao với thai phụ, khi nằm trong các nhóm đối tượng sau đây:
- Đã mắc tiểu đường thai kỳ lần mang thai trước.
- Đã có tiền sử tăng đường huyết.
- Mẹ bầu mang thai khi tuổi trên 35.
- Gia đình có người mắc tiểu đường.
- Béo phì.
- Có tiền sử sinh con to.
- Hội chứng buồng trứng đa nang.
Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tiểu đường thai kỳ.
Tuy bệnh tiểu đường thai kỳ không có nhiều biểu hiện đáng kể nào, nhưng vẫn có thể xuật hiện các dấu hiệu như người mắc bệnh tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2.
Vậy nên, khi nhận thấy dấu hiệu sau đây, hãy gặp bác sĩ để kiểm tra về bệnh tiểu đường các mẹ bầu nhé.
- Khát nhiều và uống nhiều nước.
- Tiểu nhiều lần hơn so với mẹ bầu bình thường và lượng nước tiểu nhiều.
- Viêm nhiễm vùn kín.
- Các vết trầy xước, vết thương khó lành.
- Sụt cân nhanh, mệ mỏi thường xuyên, kiệt sức và thiếu năng lượng.
- Nước tiểu có ruồi kiến bu quanh.
Mặc dù trên đây là những biểu hiện nhận biết tiểu đường, nhưng nó dễ bị nhầm lẫn với các dấu hiệu của thai phụ bình thường. Vậy nên, để xác định sớm có bị bệnh tiểu đường thai kỳ không, mẹ bầu phải làm xét nghiệm theo sự chỉ định của bác sĩ.
Thời gian làm xét nghiệm đường huyết vào khoảng tuần thai 24-28 của thai kỳ. Với đối tượng có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao, bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm sớm hơn hoặc ngay trong lần khám thai đầu tiên để sớm phát hiện và có biện pháp điều trị tiểu đường hiệu quả cho mẹ bầu.
Kết luận: trên đây là những thông tin về bệnh tiểu đường thai kỳ, các mẹ bầu cùng tìm hiểu và nhận biết sớm các dấu hiệu của bạn thân, để sớm có kế hoạch điều trị tiểu đường hiệu quả. Chúc mẹ bầu sức khỏe, sinh con thuận lợi và khỏe mạnh.

(Nguồn internet)

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2017

Quá trình điều trị tiểu đường thai kỳ cho thai phụ

Trong điều trị tiểu đường thai kỳ hay cho người bị tiểu đường khác thì mục tiêu hàng đầu là kiểm soát và duy trì đường huyết ổn định. Việc điều trị tiểu đường thai kỳ nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con, bà bầu cần cố gắng kiểm soát đường huyết ở mức ổn định trong giới hạn cho phép. Nhưng cũng không để đường huyết hạ quá thấp vì sẽ gây biến chứng hạ đường huyết rất nguy hiểm.

Quá trình điều trị tiểu đường thai kỳ cho thai phụ

Đối với thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ phải điều trị như nào cho phù hợp? Điều trị bệnh tiểu đường trong thai kỳ bằng thuốc và không dùng thuốc cần những lưu ý nào? Qua bài viết này, chúng ta cùng nhau tham khảo về quá trình điều trị tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu vừa hiệu quả, vừa an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Điều trị tiểu đường thai kỳ không dùng thuôc.

Với biện pháp điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ không dùng thuốc, yêu cầu cần thiết vẫn là kiểm soát tốt đường huyết. Muốn kiểm soát tốt đường huyết, bà bầu cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện thể lực là những yếu tố phụ trợ cho việc điều trị tiểu đường của thai phụ, vừa đảm bảo ổn định đường huyết, vừa phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường trong thai kỳ mà lại không phải sử dụng thuốc điều trị.

Quá trình điều trị tiểu đường thai kỳ cho thai phụ

Khi mang thai, dưỡng chất mẹ đưa vào là rất lớn nên thay đổi thói quen ăn uống dường như là một điều rất kho khăn với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, thực tế mẹ bầu không cần phải ăn quá nhiều về lượng mà vẫn đảm bảo đủ chất và kiểm soát đường huyết an toàn. Để có chế độ ăn phù hợp, cân bằng về năng lượng và dưỡng chất cho mẹ cùng thai nhi, bà bầu nên tham khảo ý kiến chuyên gia.

Để kiểm soát tốt đường huyết, thai phụ nên kiêng thức ăn và đồ uống chứa nhiều đường cũng như hạn chế đồ ăn giàu chất béo. Bà bầu nên tăng cường ăn rau xanh, chất xơ và ngũ cốc nguyên hạt.

Quá trình mang thai, thai phụ cần nhiều năng lượng nên luôn có cảm giác thèm ăn dễ làm đường trong máu tăng cao. Vì thế, bà bầu cần điều chỉnh thói quen ăn uống, chia nhỏ bữa ăn với lượng vừa phải mỗi bữa, cần hạn chế ăn đêm và đồ ăn vặt...

Một chế độ ăn uống phù hợp, kết hợp hoạt động thế chất thường xuyên sẽ giúp kiểm soát tốt đường huyết, nhờ tăng sử dụng glucose và giảm đề kháng insulin. Mẹ bầu có thể lựa chọn những môn luyện tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lợi, thiền, yoga và duy trì ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng hiệu quả kiểm soát đường huyết và tăng cường sức khỏe.

Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng thuốc.

Nếu biện pháp điều trị tiểu đường thai kỳ tự nhiên không có hiệu quả, thai phụ sẽ được bác sĩ xem xét cho sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường phù hợp. Các loại insulin có nguồn gốc từ người, là thuốc được dùng cho điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ. Phác đồ điều trị tiểu đường thai kỳ sẽ phụ thược vào tình trạng bệnh tiểu đường thai kỳ, đáp ứng của mẹ, tuổi thai nhi và cân nặng của mẹ và tuân thủ nghiêm chỉ định của bác sĩ.

Quá trình điều trị tiểu đường thai kỳ cho thai phụ

Với mỗi loại insulin mà thời gian từ khi tiêm đến khi ăn là khác nhau. Thông thường tại thời điểm ăn là khi insulin có tác dụng, cần lưu ý ăn đúng giờ sau khi tiêm bởi ăn muộn dễ bị hạ đường huyết rất nguy hiểm.

Hàng ngày, nên đo đường huyết 4-6 lần vào trước bữa ăn, sau bữa ăn 2 giờ và trước khi đi ngủ, để sớm phát hiện những thất thường còn có hướng xử lý kịp thời.

Kết luận: Thai phụ khi được xác định mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, cần sớm có biện pháp điều trị tiểu đường kịp thời, để đảm bảo an toàn cho sự phát triển của thai nhi, sức khỏe của cả mẹ và bé. Bởi bệnh tiểu đường thai kỳ không được điều trị tốt sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm xảy ra cho mẹ và thai nhi.

(Nguồn internet).

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2017

Mắc tiểu đường trong thai kỳ nguy hiểm như nào tới mẹ và thai nhi

Khi mang thai, sản phụ mắc bệnh tiểu đường cần kiểm soát tốt đường huyết nhằm tránh tăng lượng đường cho thai nhi, khiến thai nhi lớn hơn bình thường gây khó khi sinh nở.

Mắc tiểu đường trong thai kỳ nguy hiểm như nào tới mẹ và thai nhi

Vì thế, khi mang thai các chị em nên có chế độ ăn uống hợp lý để tránh mắc bệnh tiểu đường. Bởi khi mắc tiểu đường thai kỳ, cả người mẹ và thai nhi đều phải đối mặt với nhiều nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, nếu được điều trị tiểu đường thai kỳ tốt và đảm bảo khoa học thì mẹ và thai nhi sinh ra sẽ có sức khỏe tốt.

Qua bài viết này, các chuyên gia đầu ngành về Nội tiết sẽ giúp các mẹ bầu hiểu hơn về bệnh tiểu đường trong thai kỳ, những nguy cơ với thai nhi và người mẹ, chế độ dinh dưỡng cho thai phụ…

Thời gian chẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường thai kỳ.

Chứng bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn đường trong máu khi phụ nữ mang thai. Các chuyên gia cho biết: thai phụ có nguy cơ mắc tiểu đường trong thai kỳ là những thai phụ trên 35 tuổi, mang thai nhiều lần, cơ thể béo phì trước khi mang thai, trong khi mang thai tăng cân nhiều hoặc có tiền sử bị bệnh tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước, gia đình có người bị tiểu đường.

Những triệu chứng bị tiểu đường thai kỳ là không rõ ràng, chủ yếu được phát hiện khi thăm khám thai định kỳ. Theo chuyên gia, tăng đường máu xảy ra vào thai kỳ tuần 24-28 và biến mất khi sinh con ra.

Tuy nhiên, nếu không được điều trị tiểu đường trong thai kỳ, thai phụ và thai nhi có thể gặp phải nhiều biến chứng, thậm chí người mẹ có nguy cơ bị tiểu đường thực sự sau sinh.

Nguy cơ khi mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường.

Theo chuyên gia cho biết, khi thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ không kiểm soát tốt đường huyết sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và con.

Mắc tiểu đường trong thai kỳ nguy hiểm như nào tới mẹ và thai nhi

Ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ:
- Tăng nguy cơ tiền sản giật (sản giật 4 lần).
- Dễ gây sang chấn lúc sinh do thai to như: gẫy xương, trật khớp vai…
- Dễ bị băng huyết sau sinh.
- Tăng tỉ lệ phải mổ bắt thai và những hệ lụy do phẫu thuật.
- Đa ối là tình trạng nhiều nước ối, khiến sản phụ khó chịu và đau nhiều khi đẻ. Thậm chí có thể khiến sinh non hay vỡ ối gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Ảnh hưởng tới thai nhi:
- Gia tăng tỉ lệ dị dạng thai nhi: nếu không kiểm soát tốt đường huyết, thai nhi có nguy cơ bị dị tất bẩm sinh khá cao như dị tật hệ tiết niệu, hệ thần kinh và phổ biến nhất là các bệnh tim mạch.
- Thai to hoặc kém phát triển.
- Suy hô hấp cấp do dự trưởng thành của phổi bị ảnh hưởng do insulin tăng cao.
- Rối loạn chuyển hóa như hạ canxi huyết, hạ đường huyết.
- Tỉ lệ tử vong sau sinh tăng gấp 2-5 lần.

Kết luận: Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, khi mang thai mà thai phụ mắc tiểu đường trong thai kỳ, cần phải hết sức cẩn trọng và có biện pháp điều trị tiểu đường hiệu quả, nhằm mang lại sức khỏe cho cả mẹ và con.


(Nguồn Internet)

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2017

Báo động biến chứng khôn lường của bệnh tiểu đường

Tại Việt Nam theo kết luận nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới WHO, bệnh tiểu đường đang tiến triển rất nhanh. So với bệnh sốt rét số ca tử vong do mắc bệnh tiểu đường tăng cao hơn 10 lần. Vì thế kẻ giết người thầm lặng nhằm chỉ bệnh tiểu đường gây ra, bệnh tiểu đường phát triển từ từ nhưng hậu quả gây ra cực kỳ nghiêm trọng.

Báo động biến chứng khôn lường của bệnh tiểu đường

Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

Hiện nay trong điều trị tiểu đường ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là việc nhận thức về bệnh còn rất hạn chế. Nên cứ 10 người được xác định mắc bệnh tiểu đường thì có tới 6 người đã bị biến chứng.

Nếu điều trị tiểu đường không sớm và kịp thời, tình trạng đường huyết tăng cao và không ổn định trong thời gian dài chính là nguyên nhân dẫn tới biến chứng xảy ra. Cholesterol tích tụ do đường huyết tăng cao gây tổn thương các mạch máu nhỏ, làm suy giảm khả năng cung cấp dưỡng chất đến các cơ quan. Thành mạch máu bị thu hẹp lại bởi sự lắng đọng cholesterol kéo dài dẫn tới tắc nghẽn mạch, khiến máu không cung cấp dinh dưỡng nuôi các cơ quan thiết yếu như: não, tim, phổi... Hay có thể gây vỡ mạch máu. Những yếu tố này dễ dẫn tới chứng tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, mù mắt, tê bì chân tay, hệ thần kinh... ở những người mắc bệnh tiểu đường.

Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

Kiểm soát tốt đường huyết và mỡ máu là cách tốt nhất để ngăn ngừa biến chứng tiểu đường xảy ra. Với nền Y học hiện đại phát triển, sử dụng thảo dược trong điều trị tiểu đường đang là xu hướng mới bởi kết quả ổn định đường huyết cũng như giảm mỡ máu hữu hiệu mà thảo dược mang lại. Trong số các loại thảo dược dùng trong điều trị tiểu đường hiện nay, phải kể đến Dây thìa canh một thảo dược là khắc tinh của đường và được sử dụng từ xa xưa trong việc điều trị tiểu đường.

Ở Việt Nam cũng đã có công trình nghiên cứu khoa học chứng minh được tác dụng của thảo dược Dây thìa canh trong hỗ trợ điều trị tiểu đường.

- Dây thìa canh có tác dụng giúp hạ và giữ ổn định đường huyết, giảm trị số HbA1c nhờ các tác động: Hấp thu và chuyển hóa đường, ức chế hấp thu đường ở thành ruột khi tiêu hóa thức ăn, tăng cường sản sinh và độ nhạy của insulin, giảm giải phóng đường từ gan vào máu, tăng chuyển hóa đường từ máu vào tế bào.
- Dây thìa canh còn giúp giảm Cholesterol, giảm LDL-c, giảm Triglyceride. Hoạt chất trong dây thìa canh làm tăng bài tiết Cholesterol qua đường phân, giảm mỡ máu xấu, giảm Lipid trong máu và gan, giúp ngăn ngừa tình trạng xơ vữa mạch máu, giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, tai biến mạch máu não...

Báo động biến chứng khôn lường của bệnh tiểu đường

Đặc biệt Dây thìa canh theo chuẩn hóa từ tiêu chuẩn quốc tế về vùng trồng, giống, cách bảo quản... sẽ cho hàm lượng hoạt chất cao, đảm bảo hiệu quả điều trị tiểu đường cho người bệnh. Dây thìa canh chuẩn hóa với những công dụng tốt mà người bệnh tiểu đường có được những hy vọng mới về giải pháp giúp hạ và ổn định đường huyết trong điều trị tiểu đường an toàn từ thảo dược thiên nhiên, giúp ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Kết luận: Các biến chứng của bệnh tiểu đường xảy ra ở các cơ quan trên cơ thể là vô cùng nguy hiểm và nghiêm trọng. Vì thế, người bệnh tiểu đường cần có phương pháp điều trị tiểu đường hiệu quả, nhằm ổn định đường đường huyết giúp phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của tiểu đường xảy ra.

(Nguồn Internet)

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2017

Người bệnh tiểu đường nên tránh đồ ăn chế biễn sẵn

Như chúng ta đã biết bệnh tiểu đường là chứng bệnh mạn tính, người bệnh phải học cách chung sống hòa bình với nó vì không có phương thức điều trị rứt điểm. Khi được xác định mắc bệnh tiểu đường, có không ít bệnh nhân đã ý thức được tầm ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng và tránh một số thực phẩm không tốt đến quá trình điều trị tiểu đường. Vì thế người bệnh tiểu đường nên tránh các loại đồ ăn chế biến sẵn trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Người bệnh tiểu đường nên tránh đồ ăn chế biến sẵn

Vậy để trợ giúp tốt quá trình điều trị tiểu đường hiệu quả nhất, những loại thực phẩm chế biến sẵn nào người bệnh nên tránh? Vì sao hạn chế đồ ăn chế biến sẵn lại trợ giúp tích cực cho quá trình điều trị tiểu đường? Qua bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu thông tin về quá trính điều trị tiểu đường thì người bệnh vì sao không nên ăn đồ chế biến sẵn, các loại đồ chế biến sẵn nào mà người bệnh tiểu đường nên tránh.

Tại sao không nên ăn đồ ăn sẵn.

Người bệnh tiểu đường nên tránh đồ ăn chế biến sẵn

Tránh ăn đồ ăn sẵn để quá trình điều trị tiểu đường đạt kết quả cao.

Hiện nay trong xã hội đồ ăn sẵn mang lại nhiều lợi ích về sự tiện dụng, vì thế mà một số người có xu hướng thường xuyên dùng đồ ăn chế biến sẵn mà không biết được những tác hại của chúng gây ra. Các loại đồ ăn sẵn thường chứa nhiều calo, các cholesterol xấu và trans. Chất béo bão hòa và cholesterol xấu có nhiều trong thịt mỡ, thịt đỏ, lòng đỏ trứng gà, nội tạng động vật, bơ, sữa, pho mát; nước cốt dừa, sữa dừa. Ngoài ra bạn cần tránh các loại thực phẩm chứa chất béo trans như dầu ăn chiên đi chiên lại; thực phẩm chế biến sẵn như bánh nướng, bánh ngọt, xúc xích, đồ đông lạnh, thức ăn nhanh.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nguy cơ mắc tiểu bệnh tiểu đường tăng cao với nhưng người thường xuyên dùng đồ ăn chế biến sẵn. Người mắc tiểu đường nếu còn sử dụng những đồ ăn chế biến sẵn sẽ tăng nguy cơ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm, như biến chứng tim mạch, biến chứng thận, biến chứng mắt...

Một số thực phẩm chế biến sẵn người bệnh tiểu đường nên kiêng.

Bệnh nhân tiểu đường nên tránh ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, nhưng đôi khi lại không có lựa chọn nào khác ngoài đồ ăn nhanh thì bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý và cân nhắc đến mức năng lượng mà thực phẩm chế biến sẵn mang tới. Sau đây là một số lưu ý về các loại thức ăn chế biến sẵn cho bệnh nhân tiểu đường tham khảo:

- Vào bữa sáng, lựa chọn đơn giản có thể chỉ là bánh quy và xúc xích cho tiện, nhưng phần năng lượng thực phẩm này cung cấp tới 570 calo và 13gr chất béo.
- Hambuger là thực phẩm có hàm lượng chất béo bão hòa cao, đây là yếu tố nguy cơ dẫn tới cholesterol máu cao hàng đầu. Trường hợp vẫn muốn thưởng thức hamburger thì bệnh nhân tiểu đường nên phối hợp ăn với các loại salad củ quả để cân bằng năng lượng.
- Các loại thịt nguội, chân giò muối... là những thực phẩm chứa nhiều natri là chất không tốt với người bị tiểu đường. Người bệnh tiểu đường nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng các loại thực phẩm này.
- Thực phẩm đông lạnh, dù dễ dàng chế biến nhưng lại chứa rất nhiều natri, lượng natri cao gây ảnh hưởng lớn tới huyết áp của người bệnh.
- Pizza là món ăn nhanh rất ngon miệng và khá phổ biến hiện nay cũng như độ thuận tiện của nó. Nhưng pizza lại có lượng calo rất cao, nếu người bệnh tiểu đường vẫn muốn sử dụng pizza hãy chọn pizza chay hoặc pizza đế mỏng có nhiều rau, thịt nạc và không có bơ hay phomat.

Kết luận: Các loại đồ ăn nhanh nên tránh xa, không chỉ giúp đảm bảo sức khỏe mà còn hỗ trợ điều trị tiểu đường hiểu quả. Trên đây là những thông tin về thực phẩm nhanh ảnh hưởng tới người bệnh tiểu đường, phần nào giúp người bị tiểu đường có những thông tin để tham khảo và quyết định lựa chọn cho mình.

(Nguồn internet)

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

Đề phòng biến chứng loét bàn chân ở người tiểu đường

Ở những bệnh nhân mắc tiểu đường lâu ngày dễ gặp phải nhiều biến chứng nặng nề ở các cơ quan, bộ phận trên cơ thể như tim, gan, thận, mắt, hệ thần kinh... Trong đó biến chứng xảy ra ở bàn chân là biến chứng người bị tiểu đường hay gặp nhất, thực tế cho thấy có 6-7% người bệnh tiểu đường mắc chứng loét bàn chân và có nguy cơ hoại tử phải cắt cụt chi rất cao nếu không điều trị tiểu đường tích cực và kịp thời.


Đề phòng biến chứng loét bàn chân ở người tiểu đường

Vậy tại sao người bệnh tiểu đường lại dễ bị loét bàn chân như vậy? Phải làm sao để phòng ngừa loét bàn chân ở người bệnh tiểu đường? Qua bài viết này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về lý do người bệnh tiểu đường dễ bị loét bàn chân và biện pháp phòng ngừa loét bàn chân ở người bệnh tiểu đường.

Tại sao người bệnh tiểu đường dễ bị loét bàn chân?

Người mắc tiểu đường lâu ngày, nếu không điều trị tiểu đường tích cực và kịp thời, khiến nồng độ đường trong máu tăng cao và không ổn định, dễ sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng tới các bộ phận trên cơ thể. Vì vậy chúng ta phải điều trị tiểu đường sớm và tích cực để phòng ngừa các biến chứng xảy ra. Dưới đây là một số lý do khiến người bệnh tiểu đường dễ bị loét bàn chân.

- Mắc biến chứng thần kinh: khi này người bị tiểu đường mất dần khả năng cảm nhận đau, nóng hay lạnh vì thế người bệnh không nhận biết được mình bị thương, chỉ đến khi vế thương nghiêm trọng làm bàn chân sưng to, vết thương nhiễm trùng nặng mới nhận ra. Lúc này, các vết thương tổn đã ở giai đoạn trầm trọng và quá trình điều trị kết quả không được tốt.

- Biến chứng mạch máu: có khoảng 20% số bệnh nhân tiểu đường bị hẹp hoặc tắc các động mạch chi dưới bởi người bệnh tiểu đường dễ bị sơ vữa động mạch. Khi này máu lưu thông đến chi dưới trở nên khó khăn, khiến khả năng điều trị nhiễm trùng và làm lành vết loét gặp khó khăn. Khi các mạch máu bị tắc hoàn toàn, bàn chân và các ngón chân không còn được bảo vệ dễ bị hoại tử.

- Dễ bị nhiễm trùng: người mắc bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm trùng hơn người thường, lý do là do đường trong máu của người bị tiểu đường luôn cao, khiến tuần hoàn máu kém dẫn đến cá kháng thể chống nhiễm trùng diễn ra chậm và kém hiệu quả hơn.

Vì vậy cần điều trị tiểu đường nhanh chóng, giữ ổn định đường huyết để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra, trong đó có biến chứng loét bàn chân. Vậy làm sao để phòng ngừa loét bàn chân.

Một số biện pháp đề phòng loét bàn chân.

- Rửa chân bằng nước ấm với xà phòng nhạt một cách nhẹ nhàng, lau khô từng kẽ chân bằng khăn mềm.
- Nên thường xuyên kiểm tra bàn chân xem có tổn thương nào không.
- Cắt móng chân thường xuyên và tránh để bị trầy xước khi cắt. Luôn giữ ấm chân.


Đề phòng biến chứng loét bàn chân ở người tiểu đường

Điềutrị tiểu đường bằng thuốc tây chỉ có tác dụng hạ đường huyết, nhưng không giúp ngăn ngừa biến chứng xảy ra được. Hiện nay, việc áp dụng các thảo dược cùng các nguyên tố vi lượng vào điều trị tiểu đường, không chỉ có tác dụng hạ đường huyết mà còn giữ ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng xảy ra.


Kết luận: biến chứng loét bàn chân ở người bệnh tiểu đường, là một trong những biến chứng hay gặp ở người bị tiểu đường. Để phòng ngừa biến chứng xảy ra, chúng ta phải điều trị tiểu đường sớm và tích cực, ngoài dùng thuốc cần phải kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện thể thao.

(Nguồn internet)