Hiển thị các bài đăng có nhãn Mất ngủ mạn tính. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mất ngủ mạn tính. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2016

Mất Ngủ Và Cách Chữa Bệnh Mất Ngủ Đêm Lâu Ngày

Mất ngủ là một dạng rối loạn của giấc ngủ, trước cuốc sống hiện đại và nhộn nhịp ngày nay, bệnh mất ngủ đang trở nên phổ biến mà gặp ở mọi lứa tuối. Tuy nhiên, có không ít người không để ý hay nhận biết được triệu chứng cũng như mức độ nguy hiểm của mất ngủ.

bệnh mất ngủ

Vậy đâu là các triệu chứng của bệnh mất ngủ? Cách chữa bệnh mất ngủ đêm kéo dài như nào? Bài viết này sẽ giúp chúng ta nhận biết các dấu hiệu và cách điều trị mất ngủ.

Triệu chứng của bệnh mất ngủ.
Bệnh mất ngủ được phân làm hai loại là mất ngủ cấp tính (mất ngủ ngắn hạn) và mất ngủ mạn tính (mất ngủ kéo dài). Để có phân loại này, người ta dựa trên mức độ mất ngủ người bệnh gặp phải có thường xuyên không? Mất ngủ kèo dài bao nhiêu lâu, một ngày, hai ngày, 1 tháng, 2 tháng hay lâu hơn.

triệu chứng mất ngủ

Những biểu hiện thường thấy khi mất ngủ như:
  • Người bệnh trằn trọc khó ngủ, ngủ chập chờn, ngủ không yên giấc, thức dậy sớm.
  • Thường hay tỉnh ngủ nhiều lần, những khi này khó ngủ lại được.
  • Ngủ dậy mà thấy cơ thể mỏi mệt, tinh thần uể oải, đầu đau.
  • Mất ngủ ở giai đoạn đầu, người bệnh có các biểu hiện tâm lý như trầm cảm, xương và cơ bắp nhức mỏi, rối loạn hành vi, hay cáu gắt, giảm tập trung... Khi mất ngủ kéo dài người bệnh gặp phải các hội chứng như khủng hoảng tâm thần, buồn bã chán nản, lo âu và sợ hãi.
  • Mất ngủ xảy ra ở phụ nữ cao hơn nam giới, nhất là phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh. Người bệnh có cảm giác khó thở, khó chịu khi ngủ.
Chữa bệnh mất ngủ mạn tính
Điều trị mất ngủ thực chất là chữa trị các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh. Dựa vào các triệu chứng mà ta có các nguyên tắc trong điều trị mất ngủ dưới đây:

Xác định nguyên nhân gây mất ngủ và có biện pháp điều trị:
Một số nguyên nhân khiến bị bệnh mất ngủ, do sử dụng các chất cafein như cafe, nước tăng lực, socola...trước khi ngủ; ăn nhiều thực phẩm cay nóng, ăn quá no; căng thẳng, stress, thay đổi múi giờ.. Khi xác định được đâu là nguyên nhân gây mất ngủ, ta sẽ có biện pháp điều chỉnh mà không nhất thiết phải dùng thuốc.

Áp dụng các liệu pháp tâm lý vào trong điều trị mất ngủ:
Việc áp dụng liệu pháp tâm lý vào chữa bệnh mất ngủ thường là ngồi thiền giúp tâm thần thư giãn, tâm thư thái cho dễ ngủ. Các bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp thả lỏng cơ thể cũng giúp người bệnh dễ ngủ hơn. Tuy nhiên cũng cần lưu ý trước khi ngủ người bệnh không nên lo nghĩ quá nhiều, hãy gạt mọi suy nghĩ để có được giấc ngủ ngon.

chữa mất ngủ bằng thiền


Tạo điều kiện thuận lợi để có một giấc ngủ ngon:
Tạo điều kiện thuận lợi để có giấc ngủ ngon, đó là những lựa chọn phù hợp như giường ngủ phù hợp với cơ thể, đêm mềm và êm ái, chăn gối mềm mại và sạch sẽ, tất cả là những yếu tố tạo cảm giác thư thái cho giấc ngủ ngon.

Điều trị bằng thuốc:
Việc điều trị mất ngủ bằng thuốc tây cần có sự hướng dẫn và chỉ định thuốc của các bác sĩ chuyên khoa. Ngoài thuốc tây, người bệnh mất ngủ có thể sử dụng một số bài thuốc đông y để chữa bệnh mất ngủ như gừng, tâm sen, hoa cúc, lá vông nem, long nhãn...

Thứ Ba, 15 tháng 11, 2016

Tác Hại Của Bệnh Mất Ngủ Như Thế Nào?

Cuộc sống hiện đại ngày nay, con người đang phải đố mặt với tình trạng mất ngủ gia tăng, gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của con người. Vậy bệnh mất ngủ là gì? Đâu là nguyên nhân của bệnh mất ngủ? Mất ngủ có những tác hại gì? Điều trị mất ngủ như nào? Bài viết này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bệnh mất ngủ.
1. Bệnh mất ngủ là gì?
Bệnh mất ngủ là một dạng rối loán về giấc ngủ, người bệnh mất ngủ rơi vào trạng thái không thể đi vào giấc ngủ, giấc ngủ chập chờn khó duy trì hay ngủ dậy vẫn cảm thấy mệt mỏi.
Tac hai cua benh mat ngu nhu the nao?

Bệnh mất ngủ có thể được chia làm 3 loại như sau:
  • Mất ngủ thoáng qua: thường có biểu hiện mất ngủ dưới 1 tuần.
  • Mất ngủ ngắn hạn: tình trạng mất ngủ kéo dài từ 1 – 4 tuần.
  • Mất ngủ mạn tính: mất ngủ kéo dài trên 1 tháng.
2. Nguyên nhân gây mất ngủ.
a. Do tuổi tác: khi con người bước vào giai đoạn cao niên tâm sinh lý có nhiều thay đổi, chu kỳ thức và ngủ cũng thay đổi, thời gian cho giấc ngủ sẽ ít đi, thường ngủ muộn và thức dậy sớm, thậm chí trằn trọc khó ngủ vào ban đêm dù ngày ngủ ít hoặc không ngủ.
b. Do ngoại cảnh: sự tác động của ngoại cảnh như tiếng ồn, ánh sáng cũng ảnh hưởng không ít tới giấc ngủ. Chúng ta thường thắc mắc tại sao lại mất ngủ khi công việc không quá bận rộn? Nguyên nhân rất có thể là tiếng động từ hàng xóm, xe cộ, hay công trình thi công gần đó, hoặc cũng có thể đến từ ánh đèn trong phòng ngủ.
c. Do bệnh lý: bạn có thể mất ngủ do một số bệnh như đau xương khớp, cảm cúm, viêm xoang, huyết áp, rối loạn tiểu tiện...làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn. Ngoài ra có thể do đang sử dụng một số loại thuốc có thành phần cafein gây kích thích não bộ trở nên hưng phấn khiến bạn khó ngủ hơn.
d. Do bị stress: bạn sẽ không thể có được một giấc ngủ ngon khi phải đối mặt với những gánh nặng và áp lực từ công việc, cuộc sống khiến thần kinh của bạn luôn căng thẳng, cơ thể luôn mệt mỏi và stress. Khi này, não bộ và các cơ quan luôn trong tình trạng kích ứng không thả lỏng được sẽ dẫn tới tình trạng rối loạn giấc ngủ dẫn tới mất ngủ xảy ra.
3. Tác hại của bệnh mất ngủ.
Những triệu chứng ban đầu của bệnh mất ngủ có thể chỉ làm cơ thể mệt mỏi, lảo đảo, thiếu sức sống. Nhưng khi kéo dài thành mất ngủ mạn tính, cơ thể trở nên mệt mỏi, thiếu linh hoạt, thiếu kiên nhân trong các mối quan hệ xã giao, tâm trạng luôn chán nản, năng suất làm việc giảm, trí nhở suy giảm.
Bệnh mất ngủ lâu ngày có thể là nguyên nhân gây ra nhiều ảnh hưởng to lớn tới cơ thể và tinh thần, có tác động xấu tới sức khỏe, ảnh hưởng tới khả năng làm việc, học tập, vận hành máy móc và dễ gây tai nạn khi tham gia giao thông.
4. Phương pháp chữa bệnh mất ngủ.
Để việc nghỉ ngơi tốt hơn bạn nên tạo môi trường thích hợp như: tắt hết thiết bị phát sáng có thể là nguyên nhân gây mất ngủ như đèn, tivi, điện thoại, máy tính; sử dụng giường đệm, gối ngủ thích hợp duy trì nhiệt độ thích hợp trong phòng…
Chúng ta có thể tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng, uyển chuyển trước khi ngủ khoảng 1 tiếng, nó không đánh thức sự nghỉ ngơi của cơ thể, mà còn giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ hơn. Ngoài ra, bạn cũng không nên giữ tâm trạng lo âu, bất an, bởi điều này sẽ làm bạn trở nên khó ngủ hơn.