Hiển thị các bài đăng có nhãn tiểu đường thai kỳ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tiểu đường thai kỳ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2016

Điều Trị Bệnh Tiểu Đường Thai Kỳ

Tất cả những thai phụ mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ, cần được quản tâm và chăm sóc bởi sự phối hợp giữa các bác sỹ chuyên khoa điều trị bệnh tiểu đường và bác sỹ chuyên khoa sản.

Điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ
Phụ nữ mang thai cần được nghiệm pháp glucose máu để sớm phát hiện bệnh tiểu đường thai kỳ (minh họa)

Chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ

Để có thể chẩn đoán có mắc bệnh tiểu đường thai kỳ không, cần được chẩn đoán bằng xét nghiệm đường huyết, hiên nay tiêu chuẩn là nghiệm pháp với 100g monohydrat:

Những người phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thai kỳ là:

-Thai phụ tuổi từ 25 trở lên

-Thai phụ trước khi mang thai đã tăng cân

-Thai phụ có tiền sử mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

-Thai phụ đã sinh con trên 4 kg

-Thai phụ có tiền sự về sản khoa (sảy thai tự nhiên, thai chết lưu)

-Thai phụ đã có chẩn đoán rối loạn glucose máu lúc đói hoặc rối loạn dung nạp glucose. Những thai phụ này nên được làm nghiệm pháp dung nạp glucose trong thời gian thai kỳ từ 24-28 tuần. Mỗi khi mang thai lại phải làm xét nghiệm chẩn đoán lại, việc xét nghiệm bình thường trong một lần mang thai không loại trừ được khả năng mắc đái tháo đường thai kỳ trong những lần mang thai sau.

==> TPCN giúp ổn định đường huyết BoniDiabet đã được người dùng chia sẻ

Điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ chỉ có giá trị chẩn đoán trong thời gian mang thai và sau khi sinh khoảng 6 tháng, ngoài thời gian này không được coi là bệnh tiểu đường thai kỳ. Qua đó có hướng điều trị sau:

Trong  thời kỳ mang thai:

Trong thai kỳ, thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ này cần được quan tâm, chăm sóc giữa sự kết hợp bởi bác sĩ chuyên khoa về bệnh tiểu đường và bác sĩ chuyên khoa sản. Hướng điều trị nên bắt đầu bằng thay đổi từ chế độ ăn uống, và được theo dõi bằng kiểm tra glucose thường xuyên. Mục tiêu điều trị glucose phải đạt glucose lúc đói dưới 6mmol/l, sau ăn 1 giờ dưới 8mmol/l và 2 giờ sau ăn dưới 7mmol/l.

Không được điều trị bằng thuốc hạ đường huyết đường uống ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Khi không đạt được mục tiêu bằng điều chỉnh chế độ ăn và tập luyện thì nên sử dụng insulin. Bắt đầu sử dụng bằng insulin hỗn hợp (có thể dùng loại đã trộn sẵn bởi nhà sản xuất hay trộn trước khi tiêm) 2 lần trong một ngày, trước bữa ăn sáng 10 đơn vị, trước bữa tối 6 đơn vị, sau đó tăng liều theo tình trạng người bệnh căn cứ kết quả nồng độ glucose máu.

Sau đẻ:

Những thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ sau đẻ cần được đánh giá lại dể khẳng định có còn mắc bệnh tiểu đường không? Nếu không thì có khả năng xuất hiện bệnh tiểu đường thai kỳ lần sau không? Thai phụ sau khi sinh từ 6-12 tuần, những thai phụ mặc bệnh tiểu đường thai kỳ phải được kiểm tra đường huyết lúc đói. Nếu kết quả đường huyết lúc đói lớn hơn hoặc bằng 7mmol/l thì kết luận bị mắc bệnh tiểu đường, nếu glucose máu bình thường (sau nghiệm pháp tăng glucose máu) thì được chẩn đoán xác nhận là chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ. Thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cần những lời khuyên về chế độ ăn và chế đọ tập luyện sau sinh để giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường về sau, những thai phụ này cũng cần phải thường xuyên kiểm tra để phát hiện sự xuất hiện bệnh tiểu đường bằng kiểm tra glucose máu mỗi năm một lần.