Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

Những dấu hiệu nhận biết bệnh mất ngủ

Bệnh mất ngủ (hay khó ngủ) là biểu hiện của chứng rối loạn giấc ngủ. Bệnh mất ngủ có nhiều dạng như khó đi vào giấc ngủ, ngủ không yên giấc, dậy sớm không ngủ lại được hay tỉnh dậy nhiều lần trong khi ngủ mỗi lần kéo dài 30 phút.


Vậy làm sao nhận biết bệnh mất ngủ? Đâu là các triệu chứng của bệnh mất ngủ? Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu và nhận diện một số triệu chứng của bệnh mất ngủ, qua đó có cách chữa bệnh mất ngủ hiệu quả nhất.

Các triệu chứng dễ nhận thấy của bệnh mất ngủ.

- Khó ngủ vào ban đêm: dù bạn lên giường đi ngủ đúng giờ nhưng vẫn không ngủ được. Đây là triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh mất ngủ, tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Nguyên nhân của triệu chứng này có thể do bị stress khiến bạn lo âu, bồn chồn, suy nghĩ nhiều. Hoặc trước khi ngủ bạn ăn quá no gây khó chịu cho cơ thể hay do thói quen uống trà, cafe vào buổi tối khiến bạn trở nên khó ngủ. Mất ngủ thường có tỉ lệ ở nữ cao hơn nam, lý do phụ nữ bước vào độ tuổi tiền mãn kinh cơ thể thay đổi, nóng nhiệt, khó chịu gây khó thở khi ngủ. Để điều trị mất ngủ dạng này, tốt nhất nhất chúng ta cần phải loại bỏ được các nguyên nhân vừa nêu.


- Thức dậy trong đêm: Hậu quả của triệu chứng mất ngủ này là đau nhức đầu và ảnh hưởng không tốt tới hệ thần kinh của người bệnh. Nguyên nhân có thể do mắc tiểu đêm, đau nhức xương khớp, đau bụng hay những bệnh lý khác gây khó chịu khiến thức dậy nửa đêm.

- Thức dậy quá sớm vào buổi sáng: Giấc ngủ của bạn không kéo dài tới sáng, bạn thức dậy quá sớm và không ngủ lại được. Đây là triệu chứng của bệnh mất ngủ thường thấy ở người già, tuổi càng cao lượng melatonin sụt giảm khiến người già ngủ ít hơn. Triệu chứng này kéo dài dẫn tới bệnh mất ngủ mãn tính, người bệnh cần đến các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ điều trị mất ngủ hiệu quả. mất ngủ hiệu quả hơn.


- Vẫn cảm thấy mệt mỏi sau một đêm ngủ: Đây là triệu chứng của bệnh mất ngủ mà nhiều người không nhận biết đến. Nguyên nhân do thần kinh bị kích thích quá mức khiến cơ thể kiệt sức và ngủ thiếp đi. Bệnh mất ngủ dạng này thường xảy ra ở người bị trầm cảm hay lo lắng, suy nghĩ nhiều về đêm hoặc do uống rượu, khiến cơ thể mệt mỏi ngủ thiếp đi, thực tế giấc ngủ kiểu này khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, khó tập trung công việc.

- Ban ngày mệt mỏi hoặc buồn ngủ: biểu hiện thường thấy vào ban ngày hay ngáp, cảm thấy uể oải và luôn cảm thấy thiếu ngủ trong khi vẫn ngủ đủ giấc. Đây cũng là một trong những triệu chứng của bệnh mất ngủ, nguyên nhân có thể là do bạn ngủ không được sâu giấc vào đêm. Giấc ngủ không sâu và chập chờn. Nguyên nhân của triệu chứng này có thể do môi trường ngủ không tốt, nhiều ánh sáng, tiếng ốn, nhiệt độ khiến giấc ngủ nông. Ngoài ra có thể do tư thế ngủ cũng làm ảnh hưởng tới giấc ngủ. Để khắc phục tình trạng này, ta có thể massage, tắm nước ấm giúp cơ thể thư giãn, thoải mái tạo điều kiện cho giấc ngủ ngon, được coi là một cách chữa mất ngủ.

Kết luận: Trên đây là một số triệu chứng của bệnh mất ngủ và nguyên nhân gây ra tình trạng đấy. Việc điều trị mất ngủ có hiệu quả không, chúng ta cần lưu ý và loại bỏ các nguyên nhân gây ra, qua đó giúp người mắc bệnh mất ngủ có giấc ngủ ngon hơn. Qua đó, chúng ta cũng tìm được cách chữa mất ngủ cũng như biện pháp chữa bệnh mất ngủ hiệu quả nhất. Chúc các bạn có được giấc ngủ ngon, sâu giấc, cơ thể khỏe khoắn, tinh thần thoải mái.

(Nguồn interntet)

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2016

Hiệu quả chữa bệnh tiểu đường bằng các bài thuốc dân gian

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường một chứng bệnh mạn tính, việc điều trị bằng thuốc tân dược đắt tiền đã là tốt. Thực tế trong dân gian lưu truyền nhiều cách chữa bệnh tiểu đường bằng cây nhà lá vườn rất hiệu quả mà chúng ta không biết. Chúng ta cùng tìm hiểu và khám phá những loại cây cỏ trong tự nhiên có tác dụng tốt cho người bệnh tiểu đường.
Chữa bệnh tiểu đường bằng cây chuối hột.
Cây chuối hột từ xưa nay chúng ta mới chỉ biết đến việc dùng quả để làm thuốc, chứ không nhiều người biết rằng cả thân cây và củ chuối hột cũng là một vị thuốc rất tốt nhất là với người bệnh tiểu đường.
Theo kết quả nghiên cứu và chứng minh của các nhà khoa học, trong cây chuối hột có hoạt chất giúp ổn định đường huyết rất tốt với người bệnh tiểu đường. Một phương pháp phổ biến nhất giúp điều trị tiểu đường bằng cây chuối hột đó là đào củ chuối, rửa sạch đem giã hoặc ép lấy nước cho người bệnh tiểu đường uống.
Vì nguồn cung cây chuối hột không phải nhiều, nên người ta đã nghĩ ra cách tận dụng để tăng nguồn cung, qua đó người ta chặt ngang thân cây chuối, khoét lỗ giữa thân để cho nước tiết ra và dùng cho người bệnh dùng cũng có tác dụng điều trị tiểu đường rất hiệu quả, tuy nhiên để tránh côn trùng xâm hại ta cần úp một bát tô hoặc bịt nilon tại vị trí cắt và về mùa mưa nước của thân cây chuối hột loãng hơn nên cần sử dụng uống nhiều hơn mùa nắng.
Vỏ dưa hấu làm thuốc điều trị tiểu đường.
Ít ai biết được rằng, dưa hấu ngoài là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao tốt cho sức khỏe và là thực phẩm giải khát cho mùa hè nóng nực, mà còn là một dược liệu dùng để điều trị tiểu đường rất hiệu quả.
Dưa hấu đã được các nhà khoa học chứng minh, cứ 100g dưa hấu có tới 95% nước, 1,2% protit, 2,5% gluxit, 0,5 xenluloza, giàu các muối khoáng canxi, phốt pho, sắt và cá vitamin B1, B2, C, caroten... Đặc biệt, dưa hấu có chứa nhiều axit folic một hoạt chất quan trọng trong quá trình tái tạo máu, tốt cho người bệnh tiểu đường.
Bên cạnh việc ăn phần ruột dưa hấu, người mắc bệnh tiểu đường cũng không nên bỏ qua vỏ dưa hấu, bởi chúng cũng được tạo thành một bài thuốc có tác dụng điều trị tiểu đường rất tốt. Người bệnh tiểu đường có thể dùng 30g vỏ dưa hấu, 30g vỏ bí xanh cho vào nồi sắc lấy nước uống 3 lần mỗi ngày, thực hiện liên tục trong vòng 1 tháng sẽ có kết quả tốt trong điều trị tiểu đường.
Lá ổi điều trị tiểu đường.
Từ xa xưa lá ổi đã được các thầy thuốc Đông y sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Ngày nay khoa học hiện đại cũng đã chứng minh, quả ổi và lá ổi đều có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu.
Để sử dụng lá ổi làm bài thuốc điều trị tiểu đường chúng ta cần: lá ổi non hay búp ổi càng tốt, lá sa kê rụng, đậu bắp. Đem 3 nguyên liệu này rửa sạch, cho vào nồi với khoảng 2 lít nước đun sôi đến khi còn lại khoảng 500ml là được, chia ra để uống làm 3 lần trong ngày. Các hợp chất flavonoid trong lá ổi hay búp ổi nôn giúp hạ đường huyết nhanh chóng tốt với người bệnh tiểu đường.
Ngoài cách kết hợp trên ra, người bệnh tiểu đường có thể ăn quả ối hay dùng lá ổi tươi sắc nước uống hàng ngày cũng có tác dụng tốt cho sức khỏe.
Kết luận: Để điều trị tiểu đường hiệu quả, ngoài việc dùng thuốc tây chúng ta cũng không nên bỏ qua các loại cây cỏ trong tự nhiên xung quanh ta, cũng có tác dụng tốt giúp hỗ trợ trị bệnh tiểu đường rất tốt.

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

Điều trị mất ngủ từ cây thuốc thảo dược

Phải điều trị mất ngủ như thế nào? Để điều trị mất ngủ trước tiên phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh mất ngủ mới có phương pháp chữa bệnh mất ngủ tận gốc. Nếu mất ngủ do những thay đồi trong lối sống bản thân, môi trường sống thì chúng ta nên tự điều chỉnh cho hợp lý, dần dần bệnh mất ngủ sẽ hết. Nếu nguyên nhân bệnh mất ngủ do các bệnh lý khác như bệnh dạ dầy, xương khớp, xoang... thì cần phải điều trị kịp thời các tác nhân đó mới mong điều trị mất ngủ dứt điểm.

bệnh mất ngủ

Người mắc bệnh mất ngủ luôn mong muốn có giấc ngủ ngon và sâu giấc, mà không phải dùng thuốc tây. Nên ngoài việc điều chỉnh lối sống, sinh hoạt hàng ngày chúng ta có thể dùng một số thảo dược để chữa bệnh mất ngủ cũng mang lại hiệu quả cao. Dưới đây là một số thảo dược hay cây thuốc nam sẵn có tốt cho người bệnh mất ngủ.

1. Hoa tam thất.
Cây tam thất thuộc họ nhân sâm là cây thuốc quý, cả hoa và củ tam thất đều được dùng làm thuốc. Củ tam thất có nhiều tác dụng quý trong chữa bệnh. Hoa tam thất cũng là một thảo dược được dùng làm trà có tác dụng điều trị mất ngủ hiệu quả. Hoa tam thất đang được coi là thảo dược tốt nhất để chữa bệnh mất ngủ, mỗi ngày chỉ cần dùng 1 ấm trà hoa tam thất, bạn sẽ có một giấc ngủ ngon buổi tối. Có nhiều người mắc bệnh mất ngủ mãn tính đã tìm lại được giấc ngủ sau 1 tháng dùng trà hoa tam thất.

Hoa tam thất chữa bệnh mất ngủ


3. Lá vông.
Theo y học cổ truyền, lá vông có vị đắng nhạt, hơi chát, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, an thần, kích thích ngủ, điều trị huyết áp cao. Lá vông đã được các thầy thuốc sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh. Bài thuốc chữa bệnh mất ngủ từ lá vông và một số thảo dược khác: gồm cây lạc tiên 50g, lá vông 30g, lá dâu tằm 10g, sắc với 1 lít nước uống trong ngày, đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ, bạn sẽ ngủ rất ngon nhé.

Lá vông điều trị mất ngủ

3. Cây lạc tiên.
Lạc tiên có vị ngọt nhẹ, tính bình, có tác dụng an thần, thanh tâm, dưỡng can, giải độc, lợi tiểu…Lạc tiên phơi khô hãm nước uống hàng ngày dùng điều trị mất ngủ, hồi hộp, khó ngủ. Ngoài ra lạc tiên còn là vị thuôc nam chữa mất ngủ hiệu quả và không có tác dụng phụ gồm: lá vông, lạc tiên, lá dâu tằm, tâm sen.

4. Tâm sen.
Tâm sen là trồi mầm bên trong của hạt sen, tâm sen có màu xanh, đây là vị thuốc thường được dùng rất nhiều trong y học cổ truyền làm thuốc an thần, điều trị mất ngủ, suy nhược cơ thể. Ngày nay tâm sen còn được chế biến thành dạng trà để tiện sử dụng. Để điều trị bệnh mất ngủ ta có thể dùng tâm sen hãm trà uống hàng ngày hoặc dùng bài thuốc gồm 4 vị như ở trên.

Trà tâm sen điều trị mất ngủ


5. Củ bình vôi.
Từ xa xưa Củ bình vôi đã được sử dụng như một cách chữa mất ngủ có tác dụng tốt trong dân gian.Tác dụng điều trị mất ngủ của bình vôi đã được nghiên cứu chỉ ra tác dụng an thần, gây ngủ, hạ huyết áp. Cách dùng củ bình vôi làm thuốc chữa bệnh mất ngủ như sau: Ngày dùng 8-10g sắc với 500ml nước uống trong ngày.

6. Cây xạ đen.
Là cây thuốc nam có tác dụng chính: Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, xạ đen còn là một cây thuốc nam điều trị bệnh mất ngủ rất tốt.
Cách dùng: Xạ đen 60g thân và lá sắc nước uống hàng ngày.

(Nguồn internet)

Phương pháp điều trị tiểu đường type 1


Phương pháp nào điều trị tiểu đường type 1 hiệu quả nhất? Điều trị tiểu đường type 1 cần lưu ý những điểm gì? Bài viết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu về phương pháp điều trị tiểu đường type 1 cho kết quả điều trị hiệu quả.

bệnh tiểu đường type 1

Bệnh tiểu đường type 1 hay còn gọi là bệnh tiểu đường vị thành niên hay tiểu đường phụ thuộc insulin. Trong đó tuyến tụy sản xuất insulin ít hoặc không sản xuất, một hormone cần thiết giúp vận chuyển đường vào tế bảo để sản sinh năng lượng. Bệnh tiểu đường type 1 có thể do các yếu tố khác nhau, bệnh thường xuất hiện ở thanh thiếu niên cũng có thể phát triển ở mọi lứa tuổi.

Phương pháp điều trị tiểu đường type 1.

Mặc dù các nhà khoa học tích cực nghiên cứu tìm phương pháp điều trị tiểu đường type 1, nhưng vẫn chưa tìm ra được phương pháp điều trị tiểu đường đặc trị, tuy nhiên chúng ta vẫn có thể quản lý được tình trạng của bệnh tiểu đường type 1. Kết hợp các phương pháp điều trị thích hợp, người bệnh tiểu đường type 1 có thể sống lâu, sống khỏe hơn. Vì vậy, điều trị tiểu đường type 1 là một quá trình điều trị kết hợp theo dõi đường huyết, insulin, ăn uống lành mạnh, tập luyện thể thao thường xuyên.

tiêm insulin điều trị tiểu đường type 1

Theo dõi đường huyết: là yếu tố cần thiết trong quá trình điều trị tiểu đường. Đảm bảo được giữ ổn định lượng đường huyết bản thân trong phạm vi mục tiêu là yếu tố cần thiết, người bệnh nên thường xuyên kiểm tra và theo dõi đường huyết 3 lần trong ngày.

Theo dõi insulin và các thuốc khác: với những người mắc bệnh tiểu đường type 1 thì điều trị bằng insulin là điều bắt buộc để duy trì sự sống. Tuy nhiên, điều trị tiểu đường bằng insulin không thể đưa insulin vào cơ thể qua đường ăn vì trong dạ dày chứa enzym dễ phân hủy insulin, vì vậy để insulin đạt hiệu quả cần tiêm insulin trực tiếp vào cơ thể. Khi sự dụng insulin điều trị tiểu đường, cần phải lựa chọn insulin phù hợp với diễn biến và mức độ cơ thể của người mắc bệnh tiểu đường type 1.

Có chế độ ăn uống lành mạnh: lập kế hoạch ăn uống phù hợp và khoa học là yếu tố giúp tăng cao hiệu quả trong điều trị tiểu đường. Người bệnh nên ăn nhiều trái cây tươi, ngũ cốc nguyên vỏ lụa, thực phẩm dàu dinh dưỡng, ít chất béo và calo cao. Cần hạn chế các loại đồ ăn có đường, đồ ăn ngọt và các sản phẩm động vật nhiều mỡ.

Hoạt động thể chất: người mắc bệnh tiểu đường nên thường xuyên vận động thể lực như tập luyện thể thao, để tăng cường sức khỏe bản thân, giảm lượng đường trong máu, chống béo phì. Mỗi khi bắt đầu tập luyện thể thao người bệnh tiểu đường nên kiểm tra lượng đường trong máu, để điều chỉnh hoạt động, ăn uống và liều lượng tiêm insulin phù hợp với lượng đường trong máu.


Kết luận: Trên đây là một số phương pháp điều trị tiểu đường type 1 cho hiệu quả khả quan, dù không điều trị bệnh tiểu đường tận gốc và khỏi hoàn toàn được, nhưng chúng có tác dụng làm chậm và ngăn chặn sự phát triển của bệnh cũng như biến chứng của bệnh tiểu đường.

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

Hiệu quả điều trị mất ngủ bằng trà hoa cúc

Từ xa xưa ông bà ta đã biết công dụng và sử dụng trà hoa cúc để điều trị mất ngủ, trà hoa cúc có tác dụng mang lại giấc ngủ ngon cho người khó ngủ. Ngoài giúp điều trị mất ngủ hiệu quả cho giấc ngủ ngon, hoa cúc còn là thảo dược quý giúp chữa một số bệnh như chóng mặt, giải độc...

hoa-cuc-tot-cho-nguoi-benh-mat-ngu

Vậy hoa cúc có công dụng như nào? Sử dụng hoa cúc điều trị mất ngủ như nào? Khi sử dụng hoa cúc chữa bệnh mất ngủ cần lưu ý gì không? Bài viết này sẽ cho chúng ta biết rõ hơn về công dụng của hoa cúc và tác dụng điều trị mất ngủ của hoa cúc.

Công dụng của hoa cúc
  • Hoa cúc có vị đắng, tính mát vào 3 kinh can, phế, vị có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải cảm rất tốt.
  • Hoa cúc có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm nhiễm nên rất tốt cho những người bị bệnh ngoài ra như nấm da, mụn nhọt.
  • Hoa cúc có tính an thần nhẹ nên sau những ngày làm việc mệt mỏi sẽ giúp cơ thể được thoải mái và dễ chịu, những ai hay bị mất ngủ thường xuyên nên uống một ly trà hoa cúc trước khu ngủ sẽ giúp tinh thần thư thái và dễ đi vào giấc ngủ.
Sử dụng hoa cúc chữa bệnh mất ngủ.
Hoa cúc giúp chữa bệnh mất ngủ đã được áp dụng từ xa xưa, trà hoa cúc mang lại cho bạn cảm giác thư thái và dễ đi vào giấc ngủ. Dưới đây là một số cách phối hợp hoa cúc để chữa bệnh mất ngủ rất hiệu quả.

- Trà hoa cúc và mật ong:

Tra-hoa-cuc-mat-ong-dieu-tri-mat-ngu

  • Nguyên liệu cần có gồm 10g hoa cúc, cam thảo, mật ong.
  • Cách pha chế: hoa cúc khô và cam thảo cho vào nôi thêm nước đun sôi, khi nước sôi ta đổ ra cốc đợi trà nguội một chút thì thêm 1 thìa cafe mật ong vào khuấy đều và uống. Có tác dụng giúp bạn thư thái dễ vào giấc ngủ. Ngoài ra, khi uống hết nước trà hoa cúc ta có thể lấy bã pha với nước ấm để rửa mặt, có tác dụng loại sạch vi khuẩn trên da nhờ tính kháng khuẩn chống viêm của hoa cúc.
- Trà hoa cúc và các thảo mộc khác:

Tra-hoa-cuc-phoi-hop-chua-benh-mat-ngu

  • Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm: 10g hoa cúc, 8g rau má, 8g lá đinh lăng, 10g hoa thiên lý và 12g ngải cứu.
  • Cách pha chế: tất cả các nguyên liệu trên đem rửa sạch, cho vào nồi với khoảng 0,7-0,8 lít nước, sắc đến khi nào còn lại khoảng 250ml là được. Bạn chia uống 2 lần trong ngày. Trà này có tác dụng tốt cho giấc ngủ của bạn.
Ngoài ra, bạn có thể làm gối hoa cúc giúp điều trị mất ngủ rất hiệu quả bằng cách lấy cánh hoa cúc phơi khô và cho vào gối ngủ. Phương pháp này giúp cải thiện giấc ngủ của bạn.
Lưu ý: Không phải bất cứ người nào mắc bệnh mất ngủ cũng uống trà hoa cúc được.
  • Phụ nữ đang mang thai, người hay bị dị ứng phấn hoa thì không nên sử dụng trà hoa cúc.
  • Những người bị chứng hư hàn, lạnh bụng, huyết áp thấp, chức năng gan bị hư tổn, mắc bệnh hen suyễn thì nên hạn chế sử dụng trà hoa cúc.
  • Những người bị rối loạn chảy máu nên tránh hoa cúc vì nó có coumarin làm tăng nguy cơ chảy máu.
  • Chỉ nên dùng trà hoa cúc 1-2 lần mỗi ngày.
  • Không nên dùng trà hoa cúc ngay sau khi ăn.
Kết luận: Hoa cúc là thảo dược quý có tác dụng tốt tới giấc ngủ, vì vậy nó được người sưa áp dụng như một cách chữa mất ngủ rất hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng thích hợp sử dụng hoa cúc, vì vậy bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi dùng trà hoa cúc để điều trị mất ngủ. Chúc các bạn có sức khỏe tốt.

(Nguồn internet)

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

5 Ưu điểm điều trị tiểu đường type 1 bằng tế bào gốc

Bệnh tiểu đường type 1 là một trong 2 dạng tiểu đường phổ biến hiện nay, bệnh do cơ chế tự miễn khiến tế bào beta sản xuất insulin bị phá hủy. Khiến insulin không được sản sinh để đáp ứng như cầu vận chuyển đường trong máu vào cơ. Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường type 1 chủ yếu dựa vào việc bổ sung insulin bằng tiêm hay viên nén, tuy nhiên khi sử dụng insulin lâu ngày dễ dẫn tới kháng insulin và khiến insulin trong máu tăng cao, dẫn đến các biến chứng khác.

Bệnh tiểu đường type 1

Dùng insulin điều trị tiểu đường type 1 có thể đạt được kết quả không phụ thuộc insulin, nhưng không thể điều trị rứt điểm bệnh tiểu đường mà phải dùng thuốc cả đời. Tuy nhiên hiện nay nền y học hiện đại, sử phát triển nhanh chóng của ngành công nghệ tế bào gốc đã mang lại hy vọng điều trị tiểu đường rất hiệu quả. Với liệu pháp tế bào gốc người bệnh tiểu đường có hy vọng thay thế trong việc cấy ghép tế bào đảo tụy giúp điều trị tiểu đường. Việc điều trị tiểu đường bằng liệu pháp tế bào gốc đã đem lại kết quả khả quan cho người bệnh tiểu đường.

Nguyên tắc điều trị tiểu đường type 1 bằng tế bào gốc.
Tế bào gốc được ví như những hạt giống, cấy ghép tế bào gốc trong điều trị tiểu đường là chuyển những hạt giống này tới môi trường tuyến tụy thông qua hệ mạch máu. Tại môi trường của tổ chức tuyến tụy, hạt giống tế bào gốc được định hướng và chuyên biệt hóa, tăng sinh thành các tế bào giống tế bào đảo tụy, thay thế các tế bào đảo tụy bị tổn thương không còn khả năng sản xuất insulin.

Điều trị tiểu đường

5 Ưu điểm của tế bào gốc trong điều trị tiểu đường type 1.
  • Nguồn tế bào gốc có được rất phong phúc, với khả năng sinh sôi mạnh ở môi trường bên ngoài nên khả năng cung cấp lượng tế bào gốc cần thiết là không hạn chế. Việc điều trị tiểu đường type 1 bằng tế bào gốc giúp tránh được tình trạng phải thay thế thận do biến chứng của bệnh tiểu đường và những hiện tượng khác.
  • Phương pháp điều trị tiểu đường type 1 bằng tế bào gốc rất an toàn, không độc hại và không có tác dụng phụ.
  • Có tính tương thích cao không có phản ứng thải ghép, nên không phải lo lắng sự đào thải giữa nguồn tế bào tự thân và nguồn tế bào gốc được cấy vào cơ thể.
  • Điều trị tiểu đường type 1 bằng biện pháp tế bào gốc không cần phải phẫu thuật, không gây đau đớn cho người bệnh, chỉ cần tiêm tế bào gốc vào cơ thể và dựa vào tính định hướng đặc trưng của tế bào gốc, chúng sẽ di chuyeernt ới cơ quan tuyến tụy, tại đây tế bào gốc sửa chữa và phục hồi lại chức năng của tế bào đảo tụy bị tổn thương không còn khả năng sản sinh insulin.
  • Liệu pháp cấy ghép tế bào gốc đã được kiểm chứng lâm sàng, cho kết quả điều trị tiểu đường rất rõ ràng với tỉ lệ chữa khỏi bệnh khá cao.
Kết luận: Bệnh tiểu đường type 1 là loại tiểu đường rất nghiêm trọng. Để giảm các nguy cơ xảy ra biến chứng, những nguy hiểm cho sức khỏe thì việc theo dõi và điều trị giảm đường huyết sẽ có tác dụng tốt nhất. Bệnh tiểu đường là chứng bệnh mãn tính, vì vậy điều trị tiểu đường hiệu quả cần phải tìm được phương pháp điều trị và can thiệp tận gốc của bệnh, mới mong có hy vọng điều trị tiểu đường hoàn toàn. Từ những ưu điểm trên, cho thấy phương pháp điều trị tiểu đường type 1 bằng tế bào gốc là niềm hy vọng lớn cho người bệnh tiểu đường.

Hiệu Quả Chữa Bệnh Mất Ngủ Từ Các Loại Trà Thảo Mộc

Bệnh mất ngủ khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, lờ đờ thiếu sức sống. Bạn phụ thuộc vào thuốc tây để có giấc ngủ, nhưng bạn không lường được hậu quả từ những tác dụng phụ. Bạn muốn có giấc ngủ ngon mà không phải phụ thuộc vào thuốc tây. Vậy thay vì sử dụng thuốc, bạn hãy tận dụng một số loại trà thảo mộc giúp điều trị mất ngũ hiệu quả. Các loại thảo mộc thiên nhiên vừa lành vừa an toàn rất tốt cho cơ thể.
Vậy loại trà thảo mộc nào có tác dụng chữa bệnh mất ngủ hiệu quả? Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng uống trà sẽ gây mất ngủ, tuy nhiên không phải loại trà nào cũng khiến chúng ta khó ngủ. Thực tế có một số loại trà giúp an thần, dưỡng tâm, tĩnh trí và đem lại giấc ngủ ngon, sâu hơn cho bạn. Bài viết này giới thiệu đến các bạn một số loại trà thảo mộc hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ rất tốt
Trà hoa cúc.
Tác dụng của trà hoa cục giúp chữa bệnh mất ngủ rất công hiệu, làm giảm căng thẳng, ngoài ra trà hoa cúc còn giúp giảm đau và giảm viêm nhiêm.
Cách pha chế trà hoa cúc chữa bệnh mất ngủ như sau: hoa cúc khô loại dùng pha trà (được bán ở siêu thị và hiệu thuốc Đông y), lấy một nhúm nhỏ hoa cúc cho vào ấm, châm nước sôi hãm trong 5 phút là sử dụng được. Để tăng vị bạn có thể thêm chút đường, mất ong.
Trà tâm sen.
Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy, tâm sen có tác dụng làm giãn cơ trơn thành mạch máu, giảm trở lực huyết quản, phòng ngừa rối loạn nhịp tim, hay hồi hộp, đánh trống ngực, chống oxy hóa, giúp cải thiện lưu lượng tuần hoàn máu, giúp ngủ ngon giấc hơn.
Cách pha chế trà tâm sen giúp điều trị mất ngủ như sau: dùng 3g tâm sen cho vào cốc hoặc ấm, châm nước sôi hãm trong 5-10 phút cho ngấm là dùng được. Dùng trà tâm sen uống ngày 3 lần, có tác dụng tốt giúp ngủ ngon giấc hơn.
Trà hoa tam thất.
Trà hoa tam thất có tác dụng an thần, tốt cho hệ thần kinh, dùng chữa bệnh bệnh mất ngủ rất hiệu quả, ngủ không sâu giấc, ngủ nghiến răng, ngủ hay mơ…
Cách pha trà hoa tam thất: hoa tam thất phơi khô hoặc sao vàng, lấy hoa tam thất bánh tẻ là tố nhất hoặc nụ hoa tam thất, dược liệu này được bán ở quầy thuốc Đông Y hoặc Siêu thị. Cách chế trà hoa tam thất, lấy 3-4g hoa tam thất kho cho vào ấm, châm nước sôi hãm trong 5-10 phút cho ngấm, dùng uống thay nước lọc hàng ngày. Khi uống hết nước trà lại châm thêm nước nóng và dùng tiếp đến khi trà hết vị ngọt đắng thì thôi.
Kết luận: các loại trà này có tác dụng tốt với phụ nữ mãn kinh bị như một cách chữa mất ngủ, gặp phải trở ngại của hoạt động thần kinh thực vật. Ngoài uống trà thảo mộc giúp chữa bệnh mất ngủ, nên uống bổ sung các loại thực phẩm chức năng có chiết xuất thảo dược thiên nhiên giúp cân bằng nội tiết tố, giảm bốc hỏa, giảm cảm giác khó chịu thời kỳ mãn kinh, qua đó giúp ngủ ngon hơn.

(Nguồn internet)