Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016

Gừng tươi chữa bệnh mất ngủ hiệu quả

Hiện nay xu hướng dùng thảo dược chữa bệnh mất ngủ một cách tự nhiên đang được sử dụng nhiều. Một trong số những thảo dược có tác dụng chữa bệnh mất ngủ có ngay trong nhà, chúng ta không thể quên được củ gừng tươi, một vị thuốc quý giúp chữa bệnh mất ngủ rất hiệu quả.
Vì sao gừng là vị thuốc có tác dụng điều trị mất ngủ? Dùng gừng điều trị mất ngủ như nào thì hiệu quả? Cần lưu ý những gì khi sử dụng gừng? Để tránh những tác dụng phụ mà thuốc điều trị mất ngủ mang lại, người ta đã và đang tin dùng các loại thảo dược trong điều trị mất ngủ mang lại hiệu quả cao. Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về công dụng điều trị mất ngủ của củ gừng, một dược vị có ngay trong gian bếp mỗi nhà.
Tại sao gừng lại có tác dụng tốt với người bệnh mất ngủ.
Gừng trong Y học cổ truyền là vị thuốc rất phổ biến, gừng có tác dụng đối với các kinh phế, tỳ, vị, thận, đại tràng, có tác dụng làm ấm, chống lạnh, hồi dương, thông kinh lạc. Thông thường, gừng được dùng chữa các bệnh về tiêu hóa như đau bụng, đầy bựng, lạnh bụng... hay những bệnh do lạnh như cảm lạnh, ho, thấp khớp do lạnh, chân tay lạnh... Các đơn thuốc trong YHCT có 70% chứa dược vị gừng, điều này cho thấy gừng có vị trí cực kỳ quan trong trong việc chữa bệnh.
Đối với bệnh mất ngủ, nhờ tinh chất cineole có trong gừng giúp giải tỏa áp lực, giảm stress, chữa bệnh đau nhức nửa đầu, giúp tinh thần thư thái và tạo điều kiện cho giấc ngủ ngon. Qua đó, có thể thấy gừng có công hiệu chữa bệnh mất ngủ rất tốt, nhưng không phải tác dụng trực tiếp ngay trong việc điều trị mất ngủ mà phải dùng gừng để cải thiện tình trạng mất ngủ dần dần mà đạt kết quả lâu dài.
Dùng gừng chữa bệnh mất ngủ như nào thì hiệu quả.
Trước công dụng giúp chữa mất ngủ của gừng, ông cha ta có nhiều cách chữa mất ngủ bằng gừng rất hiệu quả như sau:
- Nấu nước gừng dùng để ngâm chân mỗi tối trước khi ngủ, có tác dụng giúp các kinh mạch thư gian, tạo cơn buồn ngủ nhanh hơn và giấc ngủ ngon hơn.
- Dùng nửa củ gừng nấu cới đường đỏ và 500ml nước, dùng để uống vào trưa và chiều sẽ mang lại tác dụng tốt với giấc ngủ buổi tối. Cách chữa mất ngủ này áp dụng với người mất ngủ mạn tính, kết hợp với ngâm chân bằng nước nấu gừng cho kết quả rất tốt.
- Dùng gừng tươi ngâm giấm cho vào chậu nước ấm ngâm chân trước khi ngủ 30 phút, làm thường xuyên hàng ngày là bệnh mất ngủ sẽ hết.
Những lưu ý khi sử dụng gừng.
- Không nên gọt vỏ: vỏ gừng cũng như thịt gừng cũng có tác dụng chữa bệnh như nhau.
- Không ăn gừng trong thời gian dài: gừng tuy là dược vị có nhiều công dụng, nhưng những người mắc các bệnh sau đây thì không nên ăn gừng liên tục trong thời gian dài như âm hư hỏa vượng, nóng trong, mụn nhọt, viêm phổi, phù thũng phổi, viêm dạ dày, viêm gan, viêm thận, bệnh tiểu đường...
- Không lạm dụng gừng: mặc dù gừng vừa là gia vị vừa là dược vị tốt với nhiều công dụng chữa bệnh, nhưng chúng ta không nên ăn quá nhiều gừng.
Kết luận: Như vậy, chúng ta biết rằng gứng là một thảo dược quý, có công dụng chữa bệnh mất ngủ và nhiều bệnh khác nữa. Qua đây, các bạn cùng tham khảo và sử dụng gừng đúng cách để cải thiện tình trạng mất ngủ của bản thân.

(Nguồn internet)

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2016

Chữa bệnh mất ngủ hiệu quả bằng quả dâu

Những người mắc bệnh mất ngủ chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, họ luôn cảm thấy cơ thể uể oải, mệt mỏi, làm việc không hiệu quả. Tuy nhiên, để chữa khỏi bệnh mật ngủ không phải dễ dàng, cần phải tìm được nguyên nhân gây ra bệnh mới có thể chữa bệnh mất ngủ tận gốc được.

Chữa bệnh mất ngủ hiệu quả bằng quả dâu

Trong dân gian, ông cha ta đã sử dụng quả dâu để chữa bệnh mất ngủ và cho kết quả rất tốt, người bệnh chỉ cần sử dụng nước ngâm từ quả dâu mỗi ngày là có thể chữa bệnh mất ngủ cho bản thân. Quả dâu được biết đến trong đông y với công hiệu bổ thận, dưỡng huyết, trừ phong, tiêu khát, thông khí huyết... sử dụng quả dâu lâu ngày giúp an thần, tâm thư thái, tai thính mắt tính, nâng cao sức khỏe. Còn theo y học hiện đại quả dâu có 84% nước, 9,2% đường glucoza và fructoza, 80% axit malic và axit sucinic, 0,4% protit và các loại vitamin C, caroten, tanin.

Quả dâu khi chín có màu đỏ đậm hoặc tím đen, quả dâu càng chín càng thơm ngọt, nhiều chất bổ dưỡng. Quả dâu chín mềm, nhiều nước có thể ăn ngay hoặc ngâm làm nước giải khát, làm mứt, làm vị thuốc... Nước quả dâu có vị mát, giúp tinh thần sảng khoái và có nhiều tác dụng chữa bệnh.

- Quả dâu có nhiều công dụng chữa các bệnh như can thận hư, váng đầu mất ngủ, ù tai, mờ măt, tiêu khát, táo bón, viêm khớp dạng thấp...
- Lá dâu có vị đắng ngọt, tính hàn, có công hiệu mát gan sáng mắt, thư phong tán nhiệt, lợi ngũ tạng, thông khớp xương, dưỡng tân dịch, dùng chữa cảm sốt, ho, đau đầu, chóng mặt, đau sưng họng, xuất huyết do chấn thương, chân phù...
- Cành dâu vị đắng, tính bình, có tác dụng trừ phong, thông kinh lạc, lợi tiểu, dùng chữa các bệnh ho hen do phế nhiệt, phù chân, khó tiểu tiện.

Các nghiên cứu y học hiện đại cho thấy quả dâu chứa nhiều đường gluco, axit axetic và nhiều loại vitamin A, B1, B2, C...

Còn trong đông y, quả dâu được dùng điều trị suy nhược thần kinh, điều trị mất ngủ, can thận âm hư, tân dịch thiếu, táo bón...ngoài ra còn có công hiệu bổ huyết, an thần, nhuận tràng.

Chữa bệnh mất ngủ hiệu quả bằng quả dâu


- Cách chữa mất ngủ bằng quả dâu:
  • Cách chữa mất ngủ thứ nhất: dùng nước sắc quả dâu mỗi ngày 2 lần là có thể giúp ngon giấc vào mỗi tối.
  • Cách chữa mất ngủ thứ hai: sử dụng 60gr quả dâu tươi hoặc 30gr quả dâu khô, đem sắc lấy nước uống ngày 2 lần và sáng và chiều, sẽ giúp ngủ ngon vào tối.
- Tác dụng quả dâu chữa bệnh khác:
  • Chữa thong manh, đau mắt: Lá dâu tươi đem về giã nát, phơi khô, đốt thành than, nấu lấy nước rửa mắt.
  • Để chữa đau mắt gió hay chảy nước mắt: Lá dâu hái vào tháng Chạp, hãm lấy nước rửa hằng ngày.
  • Viêm khớp: Dâu quả 250 gam, cành dâu 150 gam, tầm gửi cây dâu 100 gam, ngâm rượu uống.
  • Ho lâu ngày do phế hư: Quả dâu 150 gam, lá dâu 100 gam, vừng đen 100 gam, giã nát, đun thành loại nước đặc sền sệt, tra 500 gam đường, nấu thành cao. Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 15 gam.
  • Chữa say rượu: Quả dâu cho vào vải trắng sạch, bóp lấy nước uống vài lần.
  • Táo bón do huyết hư: Quả dâu nấu thành cao, ngày 2 lần, mỗi lần dùng 20 gam.
  • Chữa hen suyễn: Lá dâu già, lá thầu dầu già, trấu (sao mật) tán nhỏ, thắng mật làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống một viên với nước sôi.
  • Chữa viêm tuyến vú: Đọt dâu non 1 nắm, giã nhỏ đắp vào chỗ vú sưng, bên ngoài lấy giấy dấp nước đắp, khi khô lại thay, đến khi tan hết thì thôi.
Kết luận: Qua đây chúng ta có thể thấy rằng  quả dâu có tác dụng tốt với chứng mất ngủ, giúp an thần, tâm sáng khoải. Vì vậy, khi bị mất ngủ chúng ta không nên bỏ qua cách chữa mất ngủ hiệu quả bằng quả dâu.

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2016

Biến chứng tim mạch do bệnh tiểu đường

Việc điều trị tiểu đường cho người bệnh cần được tiến hành sớm và kịp thời nhất, bởi người mắc bệnh tiểu đường thường có nguy cơ xơ vữa động mạch xảy ra sớm và phát triển nhanh hơn ở người bình thường. Khi không được điều trị tiểu đường kịp thời và tích cực, người bệnh có thể phải đối mặt với nguy cơ bị tai biến mạch máu não, viêm tắc động mạch chi dưới, huyết áp, suy tim...
Người mắc bệnh tiểu đường xẩy ra biến cố trên hệ tim mạch thường có mức độ trầm trọng và làm tăng nguy cơ: bệnh mạch vành 1,8 lần; tai biến mạch má não tăng 2,4 lần; viêm tác động mạch chi dưới 4,5 lần. Biến chứng bệnh tiểu đường là rất nguy hiểm, bởi khả năng gây tử vong của người bệnh raatts cao. Vì vậy cần phải điều trị tiểu đường sớm và tích cực để tránh các biến cố tim mạch, những biến cố tim mạch càng tăng cao nếu kết hợp với những yếu tố nguy cơ khác như rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá, cao huyết áp...
Dưới đây là những biểu hiện thường gặp ở người bệnh tiểu đường gặp phải biến chứng tim mạch:
Viêm tắc động mạch chi dưới: là nguyên nhân gây nguy cơ hoại tử chi. Bệnh tiểu đường diễn ra lâu ngày, nếu không được điều trị tiểu đường tốt số người mắc viêm tắc động mạch chi dưới chiếm tới 50%. Người bệnh có cảm giác đau cách hồi, lạnh bàn chân, đau chân về đêm... viêm tắc động mạch chi dưới kết hợp với tổn thương thần kinh làm tăng nguy cơ hoại tử chi tới 7 lần, nguyên nhân của 50% số ca cắt đoạn chi không do chấn thương.
Bệnh tim: bệnh lý tim ở người bệnh tiểu đường thường gặp và có tiên lượng manh là bệnh mạch vành. Người bệnh có những cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim không biểu hiện, thiếu máu đột ngột, đột quỵ. Để phát hiện được bệnh mạch vành cần phải được đo điện tâm đồ khi có sự nghi ngờ lâm sáng áp dụng biện pháp gắng sức hay điện tim. Để cải thiện tình trạng của bệnh, người bệnh tiểu đường cần kiểm soát tốt đường huyết bản thân.
Cao huyết áp: có thể xuất ở 50% số người bệnh tiểu đường type 2 sau độ tuổi 45 hoặc trước khi mắc bệnh. Cao huyết áp là nguyên nhân gây tổn thương thận ở người bệnh tiểu đường, nó đồng thời làm trầm trọng hơn biến chứng vi mạch và là yếu tố nguy cơ dấn đến biến chứng tim mạch. Vì vậy, cao huyết áp cần được phát hiện sớm và điều trị thường xuyên, giữ ổn định huyết áp dưới mức 140/90 mmHg và thấp hơn nếu có thêm các yếu tô nguy cơ khác.
Đột quỵ nao (hay tai biến mạch máu não): xảy ra do thiếu máu não đột ngột hoặc chảy máu não, vì vậy cần phát hiện sớm các cơn tai biến mạch máu não thoáng qua. Để phòng tránh đột quỵ não, cần điều trị tiểu đường và các yếu tố nguy cơ khác như tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu.
Các rối loạn mỡ máu như tăng triglicerid máu, tăng HDL cholesterol hay giảm HDL cholesterol. Các rối loạn mỡ máu này có thể được cải thiện nhờ kiểm soát tốt đường huyết bản thân, nếu vẫn chưa đạt được mức an toàn nhất thì cần phải điều trị rối loạn mỡ máu bằng thuốc và chế độ ăn hợp lý. Để nắm được tình trạng mỡ máu bản thân, người bệnh cần thăm khám và kiểm tra mỡ máu định kì mỗi năm một lần. Nếu đang trong quá trình điều trị rối loạn mỡ máu, nên 3 tháng kiểm tra 1 lần.
Kết luận: Để giảm thiểu các yếu tố nguy cơ đến tim mạch ở người bệnh tiểu đường, người bệnh cần giảm trọng lượng cơ thể, tăng cường tập luyện thể thao, cai và bỏ thuốc lá, rượu bia. Từ đó giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc và tử vong vì biến chứng tim mạch do tiểu đường.

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2016

Các dấu hiệu trên cơ thể cảnh báo bệnh tiểu đường

Thông thường không có nhiều triệu chứng rõ rệt ở người mắc bệnh tiểu đường, nhưng khi thăm khám lại được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Điều này hoàn toàn đúng, vì tiểu đường là chứng bệnh mạn tính, bệnh không có nhiều dấu hiệu rõ rệt nên thường bị bỏ qua, chỉ đến khi thăm khám và được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường người bệnh mới biết, hoặc chỉ đến khi có các dấu hiệu rõ ràng nhất là lúc bệnh tiểu đường trở năng gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Vì vậy khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, người bệnh cần thường xuyên kiểm tra các triệu chứng trên cơ thể để nắm được mức độ của bệnh tiểu đường. Vì việc điều trị tiểu đường cần tiến hành sớm và kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra, thậm chí dẫn tới tử vong. Vì vậy, bạn hãy lưu ý đến những dấu hiệu ở các cơ quan trên cơ thể để nhận biết và có hướng điều trị tiểu đường sớm nhất, đạt hiệu quả cao.
Chúng ta cùng nhau tìm hiểu và tham khảo về một số dấu hiệu giúp nhận biết bệnh tiểu đường ở các cơ quan trên cơ thể.
1. Dấu hiệu ở mắt.
Khi bạn bị mắc bệnh tiểu đường, đường huyết trong cơ thể tăng cao khiến các mạch máu nhỏ trong mắt yếu đi, tích tụ nhiều cholesterol trong vong mạc. Đường huyết tăng cao lâu ngày khiến mắt giảm thị lực, có thể dẫn đến hậu quả nặng nề là mù lòa nếu điều trị tiểu đường không được tiến hành sớm và kịp thời. Mỗi khi bạn có cảm giác bỏng rát hoặc đau nhức mắt hãy đi khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa để sớm phát hiện tình trạng bệnh. Ngoài ra bạn nên khám bệnh định kỳ 6 tháng một lần để đảm bảo sức khỏe mắt luôn tốt.
2. Dấu hiệu ở da.
Khi bạn bị mắc tiểu đường, da trên cơ thể bạn sẽ trở nên kho dáp và ngứa ngáy. Đường huyết tăng cao là nguyên nhân khiến cho các loại nấm da phát triển mạnh, làm tăng nguy cơ nhiễm nấm và vi khuẩn trên cơ thể. Đường huyết tăng cao cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuyến mồ hôi, khiến da đầu và da chân luôn ngứa ngáy khó chịu. Các chuyên gia cũng cho rằng ngứa da đầu được coi là một dấu hiệu nhận biết tăng đường huyết trong cơ thể.
3. Dấu hiệu ở chân.
Người bệnh tiểu đường thường có những dấu hiệu không bình thường xuất hiện ở bàn chân, do sự suy giảm bài tiết mồ hôi và việc sản sinh dầu gây ra. Những yếu tố này khi kết hợp với nhau có thể dẫn đến những tổn thương ở chân. Khi chân bị tổn thương quá trình liền sẹo sẽ rất chậm, vì máu cung cấp không thích hợp và hệ miễn dịch bị suy yếu đáng kể. Nguyên do là đường huyết không được kiểm soát tốt khiến cho hệ miễn dịch trở nên yếu, các tổn thương chân không được điều trị tích cực có thể bị hoại tử và đe dọa tới tính mạng. Vì vậy chú ý tới bàn chân không chỉ giúp điều trị tiểu đường đạt kết quả cao mà còn tránh được những tổn thương nặng tại chân do tiểu đường.
4. Nướu răng.
Răng lợi cũng là bộ phận chịu ảnh hưởng bởi bệnh tiểu đường, sâu răng hay chảy máu nướu răng là những dấu hiệu xảy ra ta có thể nhận biết. Các vấn đề phổ biến nhất ở miệng là các biểu hiện như sâu răng, khô miệng và viêm nướu răng nặng. Nguyên nhân là do đường trong nước bọt tăng cao dẫn tới tăng cường sự phát triển của nấm gây ra nhiều vấn đề về răng miệng. Vì vậy, nếu bạn bị sưng nướu răng thường xuyên hay có bất cứ bệnh răng miệng nào hãy kiểm tra đường huyết bản thân ngay.
Kết luận: Việc nhận biết được các triệu chứng tiểu đường xảy ra ở các cơ quan trên cơ thể, là cách nhanh nhất giúp quá trình điều trị tiểu đường diễn ra nhanh và kịp thời. Điều trị tiểu đường chỉ đạt hiệu quả khi ta phát hiện sớm tình trạng bệnh qua các biểu hiện trên cơ quan của cơ thể.
(Nguồn internet)

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016

Các món ăn có lợi cho giấc ngủ bà bầu

Tình trạng khó ngủ và ngủ thường xảy ra đối với phụ nữ mang thai. Không thể sử dụng thuốc để điều trị mất ngủ cho phụ nữ mang thai được, vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Để khắc phục tình trạng khó ngủ, mất ngủ ở phụ nữ mang thai cần tìm đến những món ăn có tác dụng an thần, vừa tốt cho sức khỏe thai nhi vừa giúp điều trị mất ngủ hiệu quả.
Vậy sử dụng các món ăn nào giúp chữa bệnh mất ngủ cho bà bầu? Vào những tháng đầu va cuối thai kỳ, là giai đoạn các bà bầu thường xuyên đối mặt với tình trạng khó ngủ do sự phát triển của thai nhi gây ra khó chịu cho mẹ. Để khắc phục tình trạng này, các mẹ bầu nên sử dụng các loại thực phẩm có tác dụng an thần vừa chữa bệnh mất ngủ an toàn mà còn đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi. Dưới đây là một số món ăn giúp chữa bệnh mất ngủ ở phụ nữ mang thai, chúng ta cùng tìm hiểu và tham khảo:
1. Hạt sen hầm tim lợn.
Như chúng ta đã biết hạt sen và tim sen đều có công dụng giúp điều trị mất ngủ hiệu quả, đã được dân gian sử dụng nhiều và lành tính không có tác dụng phụ với bà bầu. Để chữa bệnh mất ngủ, mẹ bầu có thể dùng hạt sen hay tim sen hãm với nước sôi thành trà dùng uống hàng ngày hoặc chế biến thành món ăn bổ dương như sau:
  • Nguyên liệu gồm: 300-500g tim lợn, 200g hạt sen tươi, hành tím, gia vị.
  • Cách chế biến: Tim lợn làm sạch, ngâm nước muối pha loãng khoảng 15 phút. Hạt sen rửa sạch bỏ tâm, ngâm với nước nóng. Hành tím băm nhỏ phi thơm, cho tim lợn vào xào cùng, thêm khoảng 4 bát nước rồi cho hạt sen vào hầm nhừ, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi dùng ăn nóng.
  • Công dụng: Đây là món ăn giúp chữa bệnh mất ngủ và suy nhược cơ thể rất hiệu quả.
2. Canh bông thiên lý cua đồng.
Hoa thiên lý là thảo dược có tác dụng chữa bệnh rất tốt, nhất là trong điều trị mất ngủ. Theo Đông y, hoa thiên lý có mùi thơm, tính mát, vị ngọt. Hoa thiên lý có thể dùng nấu canh hay xào với thịt đều rất ngon:
  • Nguyên liệu gồm: 200g thịt cua đồng xay nhuyên, 200g hoa thiên lý, hành và gia vị.
  • Cách chế biên: Rửa sạch hoa thiên lý, để cho ráo nước. Cua đông đem rửa với nước muối pha loãng, đem xay nhuyễn thêm 500ml nước và lọc qua vải sạch, bỏ bã chỉ lấy phần riêu cua. Hành tím băm nhuyên phi thơm, cho vào nồi 4 bát nước nhỏ, đổ riêu cua vào nấu cùng đến khi sôi thì cho hoa thiên lý vào đảo đều, nêm nếm gia vị vừa ăn và dùng ăn nóng.
Ngoài ra, các bà bầu có thể chữa mất ngủ từ hoa thiên lý bằng cách dùng 30g hoa thiên lý, 15g tâm sen, 10g hoa nhài tất cả đem hãm với 500ml nước sôi, dùng uống như nước trà hàng ngày, để có hiệu quả cao cạc mẹ nên uống trước khi ngủ khoảng 1 tiếng và mỗi ngày uống 2 lần là đủ.
3. Canh rau nhút.
Rau nhút có vị ngọt, tính mát, không độc có tác dụng an thần, giải nhiệt cơ thể, mát gan, trị nóng trong người. Để điều trị mất ngủ, các thai phụ có thể dùng món canh rau nhút bổ dương dưới đây:
  • Nguyên liệu gồm có: rau nhút 300g, khoai sọ 25g, lá sen 10g, thịt nạc băm 200g (có thể dùng thịt tôm).
  • Chế biến: Rau nhút nhặt bỏ cọng già đem rửa sạch. Khoai sọ gọt vỏ, cắt thành khúc vuông nhỏ. Lá sen và thịt nạc đem rửa sạch rồi băm nhuyễn. Bắc nồi thêm 4 bát nước nhỏ, cho khoai sọ vào nấu trước đến khi sôi bỏ thịt nạc băm vào, rồi cho rau nhút và lá sen vào đảo đều, nêm nếm gia vị là dùng được nên ăn nóng.
Kết luận: Trên đây là các món ăn có lợi cho sức khỏe bà bầu, đồng thời giúp bà bầu tránh được tình trạng khó ngủ, mất ngủ. Các mẹ bầu đang gặp phải tình trạng khó ngủ, mất ngủ nên tham khảo và áp dụng để có được giấc ngủ ngon, tạo điều kiện cho thai nhi phát triển tốt.

(Nguồn internet)

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016

Bệnh tiểu đường type 2 nguyên nhân và triệu chứng

Để duy trì mạng sống và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra, cần phải điều trị tiểu đường tích cực sớm và kịp thời. Tuy nhiên không phải bệnh nhân tiểu đường nào cũng sớm phát hiện ra tình trạng bản thân.
Bệnh tiểu đường là chứng bệnh mạn tính gồm có hai thể chính phổ biến hơn cả là tiểu đường type 2. Người mắc bệnh tiểu đường type 2 không giống như người bệnh tiểu đường type 1, cơ thể người bệnh tiểu đường type 2 vẫn sản sinh ra insulin nhưng không tạo đủ hoặc insulin không hoạt động tốt chức năng, đây gọi là tình trạng kháng insulin. Khi này đường sẽ tích tụ lại trong máu khiến các tế bào hoạt động không ổn định, gây nên các tổn thương cho cơ thể như hủy hoại các dây thần kinh, mạch máu nhỏ ở mắt, xơ vữa động mạch, suy tim, đột quỵ, gây mất nước trong cơ thể...
Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2 ? Triệu chứng nào nhận biết mắc bệnh tiểu đường type 2 ? Việc nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh giúp chúng ta có biện pháp điều trị tiểu đường sớm và kịp thời. Qua bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về nguyên nhân và triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2 nhé.
Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường type 2.
Tuy số người mắc bệnh tiểu đường type 2 phổ biến hơn cả, nhưng nguyên nhân của bệnh thì chưa được nhận biết cặn kẽ. Bệnh tiểu đường type 2 có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, có thể do di truyền hoặc lây nhiễm nhưng không rõ xẩy ra bằng cách nào.
Triệu chứng nhận biết bệnh tiểu đường type 2.
Triệu chứng nhận biết mắc bệnh tiểu đường type 2 ban đâu là không rõ rệt. Nhưng khi bệnh phát triển các triệu chứng xuất hiện sẽ đa dạng hơn và tùy vào thể trạng từng người bệnh. Dưới đây là một số triệu chứng của người bệnh tiểu đường type 2 mà chúng ta có thể tìm hiểu và nhận biết, để sớm phát hiện và điều trị tiểu đường kịp thời hiệu quả nhất.
- Luôn có cảm giác khát nước nhiều
- Ngay sau khi ăn vẫn cảm thấy đói nhiều
- Thường xuyên đi tiểu nhiều lần
- Luôn thấy khô miệng
- Cảm giác luôn mệt mỏi
- Mắt nhìn mờ
- Chân tay tê bì, cảm giác kim chích hoặc ngứa ngáy
- Thường xuyên bị nhiễm trùng ở da, đường tiết niệu hoặc âm đạo
- Các vết thương khó lành
- Trường hợp hiếm gặp hơn người mắc bệnh tiểu đường có thể được chẩn đoán khi bị hôn mê do tiểu đường gây ra.
Biến chứng bệnh tiểu đường type 2.
Việc nhận biết được các dấu hiệu của bệnh tiểu đường nói chung, tiểu đường type 2 nói riêng là điều rất quan trọng. Bởi bệnh tiểu đường là chứng bệnh mạn tính rất nguy hiểm nếu không được điều trị tiểu đường kịp thời và tích cực. Điều trị tiểu đường tích cực giúp kiểm soát tốt đường huyết cơ thể và ngăn ngừa một số biến chứng nguy hiểm xảy ra. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường mà người bệnh có thể gặp phải.
- Biến chứng võng mạc mắt: người bệnh có thể gặp phải các tổn thương ở mắt do liên quan tới bệnh tiểu đường. Điều trị tiểu đường tích cực nhằm kiểm soát đường huyết, kiểm soát huyết áp và chất béo là điều quan trọng để tránh các biến chứng ở mắt do tiểu đường. Tuy nhiên, không phải hầu hết người bệnh tiểu đường đều gặp phải vấn đề ở mắt.
- Biến chứng gây tổn thương thận: nếu không có biện pháp điều trị tiểu đường kịp thời nguy cơ suy thận rất cao. Người mắc bệnh tiểu đường càng lâu nguy cơ bị tổn thương thận càng tăng cao.
- Biến chứng thần kinh và mạch máu: người bệnh tiểu đường lâu ngày nếu không được điều trị tiểu đường sớm và tích cực, có thể khiến các mạch máu bị tổn thương dẫn đến nguy cơ đau tim và đột quỵ xảy ra, cùng các bệnh về động mạch biên. Bệnh tiểu đường có thể khiến các dây thần kinh và mạch máu bị tổn thương, lâu ngày mất dần cảm giác và tuần hoàn bàn chân suy giảm. Dẫn tới dễ bị nhiễm trùng gây loét da, nguyên nhân khiến người bệnh chịu tổn thương cắt cụt chi.
Kết luận: Nhận biết các triệu chứng của bệnh tiểu đường giúp người bệnh sớm có biện pháp điều trị tiểu đường kịp thời và tích cực. Điều trị tiểu đường tích cực không chỉ đem lại nhiều cơ hội sống mà còn giúp kiểm soát đường huyết và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra.
(Nguồn internet)

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016

Sử dụng lá vông nem điều trị mất ngủ như nào

Khi điều trị mất ngủ có rất nhiều người tìm đến các bài thuốc đông y, với mong muốn chữa bệnh mất ngủ mà không phải dùng thuốc tây. Nhưng tác dụng điều trị mất ngủ của lá vông nem không phải ai cũng biết. Lá vông nem có tác dụng tốt với người bệnh mất ngủ, nhưng không phải ai cũng biết cách chữa mất ngủ bằng lá vông nem.
Lá vông hay còn được gọi là hải đồng, thích đông... Từ lâu, lá vông được người dân sử dụng làm thuốc an thần, chống lo âu, phiền muộn, chữa nhức đầu, chóng mặt. Để chữa bệnh mất ngủ người dân lấy lá vông (lá bánh tẻ) đem rửa sạch, luộc hay nấu canh ăn hàng ngày hoặc phối hợp lá vông với các cây thảo dược khác cũng giúp chữa bệnh mất ngủ hiệu quả.
Vậy sử dụng lá vông nem điều trị mất ngủ như nào? Để giúp bạn có những thông tin cần thiết, bài viết này chia sẻ cách sử dụng lá vông chữa bệnh mất ngủ mà chúng ta nên tham khảo và áp dụng khi cần.
Các cuộc nghiên cứu cho thấy kết quả, lá vông có tác dụng làm ức chế hệ thần kinh trung ương, giúp tĩnh tâm, gây ngủ, giúp hạ huyết áp mà lại rất lành tính. Có nhiều cách chữa mất ngủ bằng lá vông đã được bào chế ở nhiều dạng, tiện cho việc sử dụng như:
Dạng nước sắc: Dùng khoảng 8-16g lá vông đã phơi khô, đem thái nhỏ sắc với 200ml nước khi còn 50ml nước là được, dùng để uống một lần trong ngày. Có tác dụng tốt với người mắc bệnh mất ngủ.
Dạng thuốc hãm: Phối kết hợp các vị thuốc như tao nhân 10g (đã sao đen), 5g tâm sen sao thơm và 16g lá vông. Tất cả đem trộn đều, vò nát và hãm với 1 lít nước sôi. Đến khi nguội thêm 2-3 bông nhài tươi, dùng nước uống nhiều lần trong ngày.
Dạng cao long: kết hợp gồm các vị thuốc sau: lạc tiên, lá vông nem mỗi loại 400g, lá gai và rau má mỗi loại 100g. Tất cả đem thái nhỏ phơi khô, nấu với nước khoảng 2-3 lần, chắt lọc lấy nước rồi cô lấy 700ml nước. Thêm khoảng 1kg đường rồi cô còn khoảng 1 lít thành cao lỏng thành phẩm. Mỗi ngày sử dụng 40ml và chia uống làm hai lần.
Viên hoàn vông sen: là sự kết hợp cao lá vông với cao lá sen, với cân lượng của mỗi loại như sau: cao lá vông 0,06g tương đương 1g lá khô, cao lá sen 0,05g tương đương 1g lá khô, 0,03g hoạt chất củ bình vôi, tá dược vừa đủ cho một viên hoàn. Sử dụng 2-4 viên hoàn mỗi ngày với người lớn, điêu trị mất ngủ trong 10-15 ngày, có tác dụng an thần tốt, giúp ngủ nhanh, ngủ sâu giấc, ngủ kéo dài và êm dịu, tỉnh giấc không có cảm giác mệt mỏi.
Kết luận: Lá vông với những công dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, giúp an thần, gây buồn ngủ... là dược liệu quý giúp điều trị mất ngủ rất hiệu quả. Bạn muốn chữa mất ngủ không phải dùng thuốc tay, thì sử dụng cách chữa mất ngủ bằng lá vông rất hiệu quả mà lại an toàn. Chúc bạn có giấc ngủ ngon.

(Nguồn internet)