Hiển thị các bài đăng có nhãn bé mọc răng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bé mọc răng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

Vai Trò Của Bữa Phụ Với Trẻ Biếng Ăn Suy Dinh Dưỡng

Suy dinh dưỡng thường gặp ở bé biếng ăn và sợ ăn. Bố mẹ cần thay đổi thực đơn và cách trang trí món ăn bắt mắt thì trẻ sẽ chịu ăn hơn. Với những trẻ lớn đã có khẩu vị khi ăn, trước khi nấu ăn cha mẹ hãy hỏi thăm ý kiến con về món ăn, trẻ được tạo điều kiện ăn đúng với sở thích sẽ ăn nhiều hơn và ăn tốt hơn so với việc áp đặt.
Ngày nay, điều kiện kinh tế phát triển rất nhiều trẻ em thích đồ ăn nhanh như khoai tây chiên, gà rán, bánh mì hamburger, mì sốt thịt bò xay… Nhưng nhiều cha mẹ cho rằng đây là thức an nhanh chứa nhiều đạm và chất béo không tốt cho sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, trẻ lại đang cần nhiều chất đạm động vật để có đủ các axit amin quý và chất béo cho các chức năng tăng trưởng của cơ thể thì lại phù hợp với những kiểu đồ ăn này. Vì thế rất nên tạo điều kiện cho trẻ ăn theo thực đơn và đồ ăn nhanh nếu giúp trẻ ăn ngon miệng và ăn nhiều hơn.

Vai Trò Của Bữa Phụ Với Trẻ Biếng Ăn Suy Dinh Dưỡng


Cần tăng cường các bữa phụ cho những trẻ suy dinh dưỡng, cha mẹ có thể cho bé ăn 2-3 bữa phụ mỗi ngày vào các giờ như: giữa buổi sáng, giữa buổi chiều, hoặc có thể tăng thêm bữa phụ sau khi trẻ tan học, cũng có thể tăng thêm bữa phụ tối trước khi trẻ ngủ. Các bữa phụ cho bé nên thay đổi theo mùa. Vào mùa đông trẻ cần nhiều năng lượng để giữ ấm cơ thể, cha mẹ nên cho bé ăn những món ăn giàu năng lượng như súp khoai tây thịt bò xay, súp bí đỏ kem tươi, cháo gà, phomai, socola, nước ca cao nóng… các loại hoa quả nhiều năng lượng như chuối, xoài; Vào mùa hè nên cho trẻ ăn bữa phụ ít năng lượng nhưng nhiều vitamin và nước như sữa chua, sữa tươi, các loại chè, bánh caramen…
=> Bé hay ốm và những điều cha mẹ cần lưu ý.
Các bữa phụ cho trẻ, để tăng năng lượng cần chú trọng tới các thành phần chất béo, đạm động vật, sữa và các chế phẩm từ sữa như phomai, sữa chua, váng sữa…
Cung cấp đầy đủ chất béo cho trẻ, đây là nguồn năng lượng quan trọng và cao gấp đôi so với chất đạm và chất bột. Ngoài ra, chất béo cũng giúp hấp thu tốt các vitamin như vitamin A, D, E, K cần thiết cho phát triển xương và mắt, cũng như cung cấp các axit béo no cần thiết.
Sữa cung cấp nhiều đạm với các axit amin quý và dễ hấp thu, cung cấp nhiều canxi hữu cơ và các nguyên tố vi lượng rất dễ hấp thu. Vì thế, sữa rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ và cho cả sức khỏe của mọi người. Các bữa phụ, cha mẹ có thể cho trẻ uống sữa, ăn pho mát mềm, ăn sữa chua đều rất phù hợp.
=> Canxi rất cần thiết cho bé mọc răng và xương chắc khỏe mẹ nhé.
Trứng gà là thực phẩm bổ dưỡng và rất tốt cho trẻ nhỏ. Trứng chứa nhiều đạm, chất béo, muối khoáng và các loại vitamin. Đạm trong trứng chứa nhiều axit amin cần thiết và dễ hấp thu ở trẻ. Vì lòng đỏ trứng chứa nhiều đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng hơn lòng trắng, nên với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi cha mẹ chỉ nên cho con ăn lòng đỏ, với trẻ trên 1 tuổi thì nên cho ăn cả lòng trắng vì nó cũng chứa nhiều đạm. Cha mẹ có thể luộc trứng và cho trẻ đem ăn thành bữa phụ ở trường.
Cũng nên tăng cường cho trẻ ăn nhiều hoa quả tươi hàng ngày từ 1-2 bữa phụ. Hoa quả chứa nhiều axit hữu cơ có tác dụng kích thích tiêu hóa tốt. Các loại quả như dứa có men bromelin và đu đủ có men papain giúp trẻ tiêu hóa thức ăn rất tốt. Chuối và hồng xiêm có tác dụng tốt với tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa. Cha mẹ cũng nên cho trẻ ăn đa dạng các loại quả để có được nhiều loại vitamin và khoáng chất, nhất là các loại hoa quả ngọt có nhiều đường fructose cao năng lượng và dễ hấp thu.
Với một số thông tin trên, hy vọng sẽ giúp các gia đình có thể chuẩn bị những bữa ăn phụ ngon miệng, năng lượng cao cho các bé suy dinh dưỡng biếng ăn và chậm lớn.

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

Lý Do Trẻ Khóc Dạ Đề , Và Cách Khắc Phục

Tình trạng khóc d đ ở trẻ không hẳn là hiếm gặp, nhưng không xác định được lý do cụ thể, khiến cho những bậc cha mẹ rất lo lắng và gặp khó khăn trong việc dỗ bé. Dưới đây là một số nguyên do có thể khiến cho bé khóc đêm cha mẹ cần phải biết.

Lý Do Trẻ Khóc Dạ Đề , Và Cách Khắc Phục

tr khóc d đ làm cha m lo lng , mt mi (minh ha)

Nguyên do bé khóđêm

-Trẻ gặp ác mộng: bé có thể thức dậy giữa đêm, khóc lóc, la hét. Lý do có thể do bé gặp ác mộng hoặc chỉ là chứng sợ hãi vào ban đêm.

-Trẻ thiếu canxi: thiếu canxi có liên quan tới chứng còi xương của bé, có thể xuất hiện kèm triệu chứng như trẻ mọc răng chậm, rụng tóc hình vành khăn, hoặc ra mồ hôi trộm…

- Bé thường giật mình: giật mình có thể chỉ là triệu chứng bất thường do cấu trúc của não bộ. Vì vậy, trẻ bị giất mình khi ngủ có thể chỉ là biểu hiện bình thường nhưng không được chủ quan. Hiện tượng này lặp lại rất nhiều lần cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để có được lời khuyên hữu ích.

- Trẻ bị đau và khó chịu khi mọc răng: Trong giai đoạn bé mc răng và do lợi xưng viêm đau bé khó chịu quấy khóc là chuyện bình thường, lúc bé mọc xong răng bẽ sẽ ngủ ngon lại như cũ.

- Quấy khóc do tiểu dầm: tã lót ướt sũng nước thải, khiến bé khó chịu ngủ không ngon giấc, lăn qua lăn lại, quấy khóc… bởi vậy, cha mẹ buộc phải thay tã cho trẻ, không cho trẻ uống quá lắm nước trước lúc ngủ. Mẹ cũng có thể chủ động thay tã cho trẻ khi nắm rõ quy luật tiểu đêm của bé để giảm thiểu sự khó chịu cho bé.

- trẻ bị nghẹt mũi: khi trẻ bị nghẹt mũi cơ thể sẽ tự chuyển qua thở băng miệng. Thở bằng miếng làm cho họng bé bị khô dẫn đến ho khan gây cảm giác khó chịu làm cho bé quấy khóc. lúc này, mẹ cần rửa mũi thông thoáng cho trẻ hít thở dễ dàng , tiếp tục ngủ ngon

- Nhiệt độ phòng ngủ: cần được điều chỉnh thích hợp không quá nóng hay quá lạnh, cũng nên cho trẻ mặc ấm hơn là đắp chăn vì có thể bé sẽ đạp bỏ chăn lúc ngủ dễ gây cảm lạnh cho trẻ.

- Trẻ bị dị ứng: bé bị dị ứng làm đường hô hấp của trẻ bị kích ứng dẫn tới quấy khóc, lý do có thể do khói thuốc, thuốc xịt côn chùng, dầu thơm… do vậy, mẹ cần đảm bảo phòng ngủ của trẻ thoáng mát, không khí lưu thông tốt, giữ phòng sạch sẽ và trong lành.

- Tiếng ồn: âm thanh, tiếng động bất ngờ có thể khiến cho trẻ giật mình và quấy khóc. Cha mẹ nên giữ phòng ngủ được yên tĩnh, để con ngủ ngon giấc hơn.

- Trẻ bị cảm sốt: làm cho bé hô hấp khó khăn khiến cho bé dễ thức đêm quấy khóc. Mẹ phải phòng bị cho bé khỏi tình trạng bé hay ốm nguyên do gây khó chịu cho trẻ.

=> Bé hay m cha mẹ cần chú ý gì?

- Tiêu hóa không tốt: thức ăn khó tiêu dễ bị dị ứng, bé sẽ khó chịu và quấy khóc. Mẹ cần lưu ý bụng bé có bị chướng không. Nếu có mẹ nên tham khảo BS để được hướng dẫn thuốc tăng cường tiêu hóa. Quan trọng hơn mẹ hãy quan tâm đến các loại thức ăn cho bé ăn cần là các loại dễ tiêu hóa.

- Rời mẹ một cách đột ngột: có sự thay đổi đột ngột người chăm sóc bé, làm bé có cảm giác bất an, lo lắng gây tình trạng khóc đêm. bởi vậy, cha mẹ hay người thân nên vỗ về, an ủi trẻ giúp bé nhanh chóng thích ứng với hoàn cảnh mới.

- Các biến đổi trong tâm trạng của người lớn: lúc người thân có các bất ổn tâm lý cũng có thể lây sang bé, khi mối quan hệ gia đình có sự xáo trộn cũng làm trẻ có cảm giác lo lắng và quấy khóc.

- Hoạt động quá mức: Dó trước khi ngủ bé hoạt động quá mức, não bộ của bé vẫn còn trong trạng thái hưng phấn khiến bé la khóc khi ngủ. Ngoài ra trước khi ngủ không để bé hoạt động quá mức.

[MEDIA=youtube]tBEu-IJ0-hM[/MEDIA]
M cháu Nht Duy bt mí Bonikiddy giúp bé tăng cường h min dch

Khc phc tình trng khóc d đ  bé

Trẻ sơ sinh liên tục giật mình lúc ngủ, ngủ không đủ giấc, ngủ chập chờn… sẽ dấn tới nguy cơ bé bị nhiễm khuẩn, chậm tăng trưởng về cân nặng và chiều cao. Để giảm điều này, cha mẹ hãy lưu ý: không vỗ lưng trẻ khi bé giật mình trong lúc ngủ hoặc cho bé bú ngay mà phải quan sát xem trẻ có ngủ tiếp không. khi bé bật khóc hay cử động mạnh thì cha mẹ mới buộc phải dỗ dành trẻ và cho trẻ bú. Không quấn bé quá chặt trong chăn giảm thiểu cho bé toát mồ hôi có thể bị cảm lạnh. Phòng ngủ cho bé không để đèn quá sáng. Sau lúc bé bú xong nên cho trẻ chơi, nghe nhạc để bé ý thức được thời gian đang vui chơi. lúc trẻ thiu thiu ngủ thì đặt trẻ xuống giường hoặc nôi và vịn hai tay trẻ để trẻ không giật mình, giữ 1 lúc lâu mới thả ra. Cha mẹ giảm để bé thường xuyên ngủ trên tay, bắt buộc bổ sung vitamin D và canxi cho bé bằng sữa mẹ và những sản phẩm bổ sung dưỡng chất đành cho trẻ nhỏ, vì còi xương cũng là nguyên do làm cho bé khóc dạ đề.

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Cách Chữa Bé Khóc Dạ Đề Mà Mẹ Nên Biết

Trong dân gian chứng khóc dạ để ở trẻ nhỏ được gọi là khóc dã tràng, nhằm chỉ việc những trẻ nhỏ tự nhiên khóc rất dữ vào một thời điểm nhất định trong ngày, trẻ khóc kéo dài nhiều ngày mà không dỗ trẻ nín được Dưới đây là những cách chữa cho bé khóc dạ đề một cách hiệu quả, cha mẹ cùng tham kháo kinh nghiệm để có kiến thức chăm sóc bé yêu nhé.

Cách Chữa Bé Khóc Dạ Đề Mà Mẹ Nên Biết

Sữa mẹ có thể kích thích bé khiến bé khóc đêm (minh họa)

1. Khóc dạ đề là gì?

Tại sao khóc dạ đề không ai thật sự lý giải được là gì. Khóc dạ đề không phải là chứng bệnh hay một chẩn đoán do bác sĩ đưa ra. Thực tế, theo nhận biết về tình trạng khóc hàng đêm của bé mà cha mẹ và người thân hiểu rằng bé đang ở tình trạng khóc dạ đề, khi có sự kết hợp của các yếu tố như: bé đang ở độ tuổi từ 3 tuần đến 3 tháng tuổi, bé khóc vào giờ nhất định, mỗi lần bé khóc kéo dài 3 tiếng, mỗi tuần ít nhất 3 lần, thường khóc vào đêm và kéo dài 3 tuần trở lên.

Đa số các bé khóc vào khoảng chiều tối, ngày não cũng khóc vào một giờ nhất định. Trẻ khóc to, liên tục, nghe như tiếng hét. Mỗi khi bé khóc, bé thường co chân vào người, nắm chặt tay và co bụng, bé có thể xì hơi, ợ trớ. Nếu bé khóc gằn dữ quá mặt bé sẽ đỏ cả lên.

=> Mẹ quan tâm tới Bé hay ốm

2. Cách chữa cho bé khóc dạ đề

-Khi bé đang trong giai đoạn bú mẹ: mẹ hãy tránh xa những thực phẩm như hành, tỏi, cay họ cải (như cải bắp, bông cải xanh, củ cải,…), cà ri, caffe… Vì những thức ăn này có thể thông qua sữa mẹ gây kích ruột dẫ đến trẻ hay quấy khóc.

-Khi trong phòng quá nhiều gió thì không nên cho trẻ bú mẹ. Tạo môi trường yêu tĩnh, hạn chế tiếng ồn và tắt bớt ánh sáng.

-Cung cấp bổ sung lợi khuẩn đường ruột qua men si sinh để đảm bảo bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh, gần như vô trùng vì thế bé rất dễ phản ứng với các yếu tố bên ngoài vào. Lợi khuẩn đường ruột quan trọng nhất với bé là vi khuẩn ruột kết, mẹ nên bổ sung men vi sinh vào sữa hoặc rắc một chút ít lên núm vú trước khi cho bé bú.

-Để chữa chứng đầy hơi cho bé mẹ có thể dùng trà thảo mộc theo công thức sau: hoa cúc khô 50g, lá bạc hà 50g, lá tía tô đất 50g, hạt thì là 50g. Mỗi lần dùng một muỗng trà thảo mộc hãm với nước sôi trong khoảng 10 phút. Nếu bé còn đang bú mẹ, mỗi ngày mẹ uống khoảng 3 tách trà kể trên. Với bé lớn hơn chút, mẹ có thể cho bé uống 1-2 muỗng mỗi lần và khoảng 3 lần mỗi ngày sau mỗi lần bú hoặc pha 1-2 tách trà vào nước tắm cho bé cũng có tác dụng tương tự.

=> Mẹ quan tâm tới Bé mọc răng

Thật không dễ để dỗ dành khi bé đang khóc thét lên. Tuy nhiên mẹ có thể tìm hiểu một số cách giúp phòng ngừa lần khóc tiếp theo cũng như giúp bé khóc ít hơn. Chú ý rằng, việc sử dụng bất kỳ loại thảo dược nào hay thay đổi nhiều trong khẩu phần ăn của mẹ cần được thông qua tư vấn của bác sĩ. Chúc gia đình bạn luôn mạnh khỏe và đừng quên đồng hành cùng mecuti.vn nhé!

Cha Mẹ Cần Lưu Ý Tới Thừa Thiếu Canxi Trong Sự Phát Triển Của Trẻ

Vi chất Canxi là thành phần quan trọng trong khẩu phần dinh dưỡng cho mọi người, đặc biệt là cho trẻ nhỏ. Vậy trẻ thiếu canxi có triệu chứng gì? Trẻ dư thừa canxi có biểu hiện ra sao? Việc thừa hay thiếu canxi có ảnh hưởng như nào tới sự phát triển của trẻ nhỏ?

Cha Mẹ Cần Lưu Ý Tới Thừa Thiếu Canxi Trong Sự Phát Triển Của Trẻ

Canxi thúc đẩy chiều cao (minh họa)

Như ta biết Canxi tập trung chủ yếu ở xương và răng tới 99%, chỉ có 1%  canxi ở trong máu, mô mềm nhưng có ý nghĩa quan trọng khác. Canxi sẽ giúp cho xương bé phát triển và cao lớn hơn những trẻ thiếu canxi và răng của trẻ cũng chắc khỏe hơn. Trẻ nhỏ thiếu canxi thường có những dấu hiệu sau theo từng giai đoạn:

-Trẻ sơ sinh: trẻ thường giật mình, quấy khóc khi ngủ, có thể quấy khóc nhiều giờ, đỏ mặt hoặc tím mặt, toàn thân co cứng, hơi thở khó… trường hợp nặng bé có biểu hiện như thở nhanh, tim đập nhanh…

-Trẻ dưới 6 tháng tuổi: trẻ hay quấy khóc về đêm, trẻ ra nhiều mồ hôi vùng đầu và vùng gáy, tóc trẻ rụng theo hình vành khăn, có thể đầu bé bẹp như đầu cá trê… Mẹ quan tâm đến tình trạng bé khóc đêm

-Trẻ trên 6 tháng tuổi: trẻ thường ra mồ hôi trộm, trẻ hay quấy khóc, trẻ ngủ không ngon giấc, trẻ chậm mọc răng, chậm biết bò, chậm biết đứng, chậm biết đi, chậm phát triển chiều cao so với các trẻ khác. Trường hợp trẻ bị thiểu canxi kéo dài, trẻ có thể bị chân vòng kiềng, cong vẹo cột sống…

=> Mẹ quan tâm tới tình trạng Bé mọc răng

Canxi mặc dù cần cho sự phát triển của trẻ nhỏ, nhưng dư thừa canxi cũng ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của trẻ. Có nhiều bà mẹ, mong muốn con mình cao lớn và khỏe mạnh hơn, nên lạm dụng thuốc bổ sung canxi cho trẻ, đã vô tình gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Cha Mẹ Cần Lưu Ý Tới Thừa Thiếu Canxi Trong Sự Phát Triển Của Trẻ 1

Thừa Canxi có thể dẫn đến táo bón ở trẻ (minh họa)

Khi lượng canxi đưa vào không được cơ thể hấp thu hêt, dẫn đến dư thừa canxi trong cơ thể có thể gây biến chứng từ nhẹ tới nặng như bé ăn không ngon miệng, bé bị táo bón, bé buồn nôn, mệt mỏi, đau cơ và đau xương… Nếu lượng canxi dư thừa quá lớn trong cơ thể, canxi có thể tích tụ gây vôi hóa thận, sinh sỏi thận, làm giảm chức năng của thận, làm giảm hấp thụ các khoáng chất khác như sắt, kẽm, magie… và còn làm tăng canxi trong máu.

=> Mẹ tìm hiểu tình trạng Bé biếng ăn

Vậy nên, cha mẹ cần cho con ăn uống đầy đủ dưỡng chất với đa dạng nguồn thực phẩm, tăng cường bổ sung thực phẩm giàu hàm lượng canxi như tôm, cua, ốc, cá, trứng… Canxi cũng có nhiều trong rau xanh như rau muống, cải bó xôi, bông cải xanh… cha mẹ cũng nên cho trẻ ăn nhiều.

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2016

Tuyệt Chiêu Giảm Đau Không Ngờ Khi Bé Mọc Răng

Giai đoạn khi bé mọc răng, nhiều bé sẽ đau lợi, sưng má, quấy khóc. Cha mẹ cần chú ý và giúp con giảm đau kịp thời. Thông thường, trẻ bắt đầu nhú những chiếc răng đầu tiên từ 6-7 tháng tuổi. Hàm răng của bé được hoàn thiện khi bé được 2-3 tuổi, khi này bé có tất cả 20 chiếc răng sữa.

Tuyệt Chiêu Giảm Đau Không Ngờ Khi Bé Mọc Răng

Trẻ thích cắn, gặm, chảy rãi.. dấu hiệu báo trẻ mọc răng (minh họa)

Dấu hiệu khi bé mọc răng là: chảy rãi, cằm và quanh miệng nổi ban, thích cắn, ho, dễ nổi cáu, bỏ bú, tiêu chảy, sốt,… Khi này, cha mẹ cần theo dõi và nhận biết rõ các dấu hiệu mọc răng của con để có biện pháp giúp con vượt qua giai đoạn này.

Để giảm đau mọc răng cho bé cha mẹ hãy tham khảo một số cách sau:

1. Nhai rau củ làm dịu cơn đau

Trong rau xanh có chứa nhiều axit tự nhiên, có tác dụng làm giảm cơn đau khi bé mọc răng. Hai loại củ quả lý tưởng nhất là carrot và dưa chuột ( dựa chuột bao tử), mẹ cũng có thể cho con nhai những lát củ cải hoặc khoai tây được nấu chín.

Các loại củ quả này rất phù hợp cho bé nhai liên tục, nó không dễ bị bé cắn đứt, mùi vị không nồng và không gây nguy hiểm nếu mẹ có chế biến sai cách.

2. Ăn uống đồ mát

Trong giai đoạn mọc răng trẻ hay quấy khóc, một cốc đồ uống mát có thể xoa dịu cơn đau của bé. Các bé trên 6 tháng tuổi, thì lựa chọn nước ép trái cây rất tố để giúp bé giảm đau.

Với các bé trên 12 tháng tuổi, các bé rất thích sữa lạnh. Mẹ có thể cho bé dùng thường xuyên hơn khi bé mọc răng, nhằm cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho bé, việc này cũng góp phần làm bé bình tâm và bớt quấy khóc hơn khi đau.

Ngoài ra một số thực phẩm để lạnh vừa phải như chuối, cà rốt… cũng đem lại những hiệu quả trong việc làm dịu những con đau do sưng, viêm nướu khi bé mọc răng mà còn có tác dụng đánh lừa cảm giác bé vào cơn đau.

= Cha mẹ quan tâm tới Bé biếng ăn

3. Cho con tắm nước ấm

Cho bé ngâm mình trong bồn nước ấm, nhẹ nhàng massage cho bé và thả vào đó vài món đồ chơi dưới nước thú vị. Điều này giúp bé phần nào quên đi con đau.

4. Cho bé ngậm núm ti lạnh

Mẹ có thể cho bé ngậm núm ti giả được làm lạnh, việc ngậm núm ti lạnh có thể xoa dịu bớt sự khó chịu và những cơn đau mà bé đang chịu đựng.

5. Thực phẩm xay nhuyễn dành cho trẻ em

Các loại thực phẩm này xốp mềm, giúp trẻ ăn nhiều mà không phải nhai. Ngay cả các bé lớn hơn cũng có thể ăn loại thức ăn dạng này nếu nếu bé cảm thấy khó khăn khi nhai thức ăn khác. Cha mẹ có thể cho trẻ ăn loại thực phẩm xay nhuyễn ở dạng ấm hoặc lạnh đều được, tuy nhiên khi bé đang mọc răng bé sẽ dễ dàng tiếp nhận thực phẩm lạnh hơn.

6. Massage nướu

Cha mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ, dùng dụng cụ massage nướu chuyên dụng rồi nhẹ nhàng chà nhẹ lên phần nướu răng đang sưng của bé. Massage giúp bé có được cảm giác dịu êm và phân tán sự chú ý của bé vào cơn đau, đồng thời giúp tăng cường tình cảm mẹ con.

7. Phân tán sự chú ý

Giúp bé quên đi cơn đau khi mọc răng, mẹ có thể tạo phân tán sự chú ý của trẻ. Thu hút trẻ bằng những trò chơi thú vị, những lời âu iếm ngọt ngào với bé, cho bé nghe những loại nhạc êm dịu… cũng là cách giúp trẻ quên đi sự khó chịu của mình.

Các mẹ cũng nên lưu ý chỉ sử dụng thuốc giảm đau cho bé khi có chỉ định của bác sĩ tư vấn sức khỏe. Khi những chiếc răng đã xuất hiện, mẹ càng nên lưu ý đến việc giữ gìn vệ sinh răng miệng cho bé. Dùng gạc thấm nước ấm lau sạch răng sau khi bé ăn và trước khi đi ngủ. Khi bé mọc nhiều răng hơn, mẹ nên dùng bàn chải và một lượng nhỏ kem đánh răng dành cho trẻ em để chải sạch răng cho bé

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2016

Những Dấu Hiệu Bé Mọc Răng Và Cách Chăm Sóc

Bước vào giai đoạn bé mọc răng từ 6-8 tháng tuổi và hoàn thiện hàm răng cho đến khi 3 tuổi. Giai đoạn này trẻ hay gặp nhiều vấn đề về sức khỏe do quá trình hình thành răng gây nên, vậy cha mẹ cần chuẩn bị tâm lý và kiến thức chăm sóc bé, phòng ngừa các vấn đề sức khỏe có hại cho bé yêu. Sau đây là một số triệu chứng khi bé mọc răng và cách chăm sóc trẻ mà cha mẹ cần biết.

Những Dấu Hiệu Bé Mọc Răng Và Cách Chăm Sóc

Dấu hiệu bé mọc răng và cách chăm sóc (minh họa)

Triệu chứng, cách chăm sóc khi trẻ mọc răng

Bé chảy nước dãi

Giai đoạn trẻ mọc răng cha mẹ sẽ nhận thấy bé có hiện tượng chảy dãi quanh miệng, đây là hiện tượng sinh lý bình thường cha mẹ không nên quá lo lắng, chỉ cần lấy khăn mềm lau sạch dãi cho trẻ để tránh nước dãi chảy xuống cổ gây mẩn ngứa là bé khó chịu…

Bé ngứa răng và thích căn

Lợi bé bị kích thích khi mầm răng nhú lên khiến lợi bé ngứa ngáy. Trẻ có xu hướng đút tay vào miệng gặm, hay nhai đồ vật mà trẻ cầm nắm được. Để đảm bảo vệ sinh và không làm hỏng lợi bé, cha mẹ nên chuẩn bị đồ chơi chuyên dụng. Nếu trẻ khi bú hay cắn, mẹ có thể dùng trợ ti cho bé.

Bé bị ho

Cha mẹ không nên quá lo lắng nếu trẻ ho nhẹ không kèm theo sốt, sổ mũi, hắt hơi vì đây là biểu hiện do việc trẻ tiết nhiều nước dãi. Nếu trẻ ho nhiều, dặn cố để lấy hơi khi ho, ho mà mặt đỏ bừng hay hơi tái, trẻ bỏ bú, mệt mỏi.. cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay.

Trẻ quấy khóc

Bố mẹ cần quan sát kĩ trẻ nhé, vì không phải trẻ nào cũng quấy khóc hay khó chịu trong giai đoạn mọc răng, quá trình này ở mỗi bé là không giống nhau.

==> Có thể là do bé khóc dạ đề

Bé bỏ ăn

Vào giai đoạn mọc răng bé hay bỏ bú hoặc biếng ăn, do mọc răng gây khó chịu cho trẻ. Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám nếu trẻ bỏ bú thời gian dài và không chịu ăn, để có cách chăm sóc phù hợp. Cha mẹ cũng có thể kéo dài thời gian giữa các kì bú hay ăn để trẻ thấy đói và muốn ăn.

==>Cha mẹ quan tâm đến tình trạng Bé biếng ăn

Sốt khi bé mọc răng

Cha mẹ cần hết sức lưu ý khi thấy bé bị sốt, vì hiện chưa có bằng chứng nào chứng minh trẻ sốt trong giai đoạn mọc răng là bình thường, do có trẻ sốt nhẹ, có trẻ sốt cao thậm chí co giật và kéo dài nhiều ngày. Tuyệt đối không chườm lạnh để hạ sốt dễ khiến trẻ bị sốc do lạnh đột ngột, cha mẹ chỉ cần dùng khăn ấm và cho trẻ mặc thoáng nếu trẻ sốt dưới 39 độ. Trẻ sốt trên 39 độ, cha mẹ có thể cho trẻ uống hạ sốt theo liều lượng chỉ định và thường xuyên đo thân nhiệt bé. Nếu tình trạng này kéo dài cần đưa trẻ đi khám đề phong trẻ sốt do nguyên nhân khác gây nên.

Bé khó ngủ

Khi thấy bé khó ngủ, hay thức giấc vào ban đêm, cha mẹ có thể để bé tự ngủ hoặc dỗ bé ngủ băng cách xoa lưng, vỗ nhẹ…

Những hiện tượng trên chỉ xảy ra trong giai đoạn ủ răng, sau khi răng bé đã mọc, bé sẽ trở lại bình thường. Do đó bố mẹ không nên quá lo lắng. Tuy nhiên cũng cần chú ý quan sát trẻ, theo dõi các triệu chứng khi bé mọc răng và cách chăm sóc khi bé mọc răng để giúp trẻ phát triển tốt nhất, nếu nhận thấy những vấn đề bất thường cần đưa trẻ đi kiểm tra để có biện pháp chăm sóc kịp thời. Hy vọng các biện pháp Chăm sóc khi bé mọc răng trên đây sẽ giúp ích cho bố mẹ bổ sung kiến thức và kinh nghiệm để chăm sóc bé tốt hơn

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2016

Chế Biến Các Món Ăn Từ Khoai Lang Cho Bé Biếng Ăn

Khoai lang có thể trị chứng bé biếng ăn được nhiều bà mẹ dỉ tai nhau gần đây, nhưng chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào chứng tỏ khả năng chữa trị chứng bé biếng ăn của khoai lang. Tuy nhiên có thể thấy khoai lang có rất nhiều ích lợi không thể phủ nhận. Vậy nên chế biến các món ăn từ khoai lang cho bé biếng ăn nhé cha mẹ.

Chế Biến Các Món Ăn Từ Khoai Lang Cho Bé Biếng Ăn
Món ăn ngon từ khoai lang cho bé biếng ăn (minh họa)

Việc chế biến các món ăn từ khoai lang dễ làm, dễ ăn mà lại nhiều dinh dưỡng, đây cũng là nguồn bổ sung dưỡng chất cần thiết cho bé, đặc biết là bé biếng ăn đối tượng dễ thiếu hụt dưỡng chất. Dưới đây là một số món ăn được chế biến từ khoai lang, cha mẹ tham khảo nhé.

==> Thông tin thêm về tình trạng bé hay ốm do biếng ăn

1.Cháo cá khoai lang

Nguyên liệu: thịt cá quả 100gr, khoai lang 50gr, cháo trắng 1 bát, dầu oliu 1 muỗng.

Cách chế biến:

-Cá quả hấp cách thủy, xé nhỏ thịt, lọc bỏ xương răm.

-Luộc chín khoai lang rồi tán nhuyễn.

-Dùng một bát cháo trắng cho vào nồi đun sôi rồi cho thịt cá và khoai lang vào, nêm nếm vừa đủ gia vị và cho một ít dầu oliu, tiếp tục đun sôi vài phút tắt bếp, để nguội rồi cho bé ăn.

Đây là món ăn thơm ngon lại hỗ trợ điều trị táo bón ở trẻ, cha mẹ nên nấu cho bé thưởng thức nhé.

2.Khoai lang bột thịt gà cho bé biếng ăn

Món ăn được chế biến từ bột thịt gà kết hợp khoai lang, với khoai lang là nguyên liệu chính, giúp kích thích hệ tiêu hóa cho bé cảm giác ăn ngon miệng và đủ chất dinh dưỡng với thịt gà.

Nguyên liệu: thịt gà nạc 170g, khoai lang 350g, dầu ăn, gia vị

Cách chế biến:

-Rửa sạch thịt gà, luộc chín trong vòng 15 phút. Thịt gà có thể thái xé nhỏ hoặc xay nhuyễn sao cho phù hợp độ tuổi của bé, để bé dễ ăn.

-Rửa sạch khoai lang rồi luộc chín trong khoảng 15-20 phút, chắt hết nước đun tiếp khoảng 2 phút cho khoai chín bằng hơi.

-Khoai chín thêm nước tán nhuyễn thành hỗn hợp sền sệt. Cho tiếp bột thịt gà và một chút nước  vào hỗn hợp. Cho vào nồi đun sôi, thêm dầu ăn và gia vị cho vừa khẩu vị của bé.

3.Chè khoai lang nước cốt dừa

Thêm món chè khoai lang nước cốt dừa vào thực đơn cho bé yêu cha mẹ nhé. Nước cốt dừa vị thơm, cùng vị bùi bùi của khoai lang chắc chắn sẽ khơi dậy vị giác và giúp bé yêu ăn ngon.

Nguyên liệu: nước cốt dừa, khoai lang tím, đường, bột năng.

Cách chế biến:

-Sơ chế khoai lang: Rửa sạch khoai lang tím, hấp hoặc luộc chín, bỏ vỏ dằm hoặc tán nhuyễn.

-Nấu chè: Cho khoảng 1-2 bát nước vào nồi, cho đường vào khuấy tan tiếp đến cho khoai lang được dằm nhỏ hay tán nhuyễn vào quấy đều cho tới khi nước sôi. Hòa bột năng với một ít nước rồi đổ từ từ vào nồi, khuấy đều tay cho đến khi hỗ hợp chè sánh và sôi trở lại, tiếp đến thêm 100ml nước cốt dừa vào đảo đều rồi tắt bếp.

-Để kích thích trẻ, múc chè ra bát, dùng nước cốt dừa còn lại trang trí bát chè khoai lang bằng hình ảnh bắt mắt hoa hoặc các hình họa dễ thương.

Trên đây là một vài món ăn được chế biến kết hợp với khoai lang, đơn giản mà cũng thật ngon và bổ dưỡng cha mẹ nên làm cho bé ăn nhé.
==> Ngoài ra bé mọc răng cũng là nguyên nhân khiến bé biếng ăn

Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2016

Thực Phẩm Tốt Cho Bé Mọc Răng Biếng Ăn

Giai đoạn bé mọc răng có những thay đổi làm bé khó chịu dẫn đến tình trạng bé biếng ăn. Bé mọc răng gây nên tình trạng biếng ăn khiến bố mẹ luôn đau đầu để giúp bé. Cha mẹ lúng túng không biết nên cho trẻ ăn gì trong giai đoạn bé mọc răng để vừa đảm bảo đủ dinh dưỡng vừa giúp trẻ ăn ngon miệng hơn tránh tình trạng bé biếng ăn.

Thực phẩm tốt cho bé mọc răng
Bé mọc răng và tình trạng bé biếng ăn (minh họa)

Mọc răng khiến trẻ biếng ăn

Thời gian bắt đầu bé mọc răng khi bước vào tháng thứ 6, nhưng cũng có trường hợp bé mọc răng sớm hơn vào tháng thứ 5 hoặc muộn hơn vào tháng thứ 7 và 8. Trong giai đoạn bé mọc răng sẽ gặp phải những khó chịu như: chảy nước dãi, ngứa lợi, mệt mỏi.. những rắc rối này dẫn đến tình trạng bé biếng ăn trong giai đoạn bé mọc răng. Mọc răng khiến lợi bé sưng, bé bị đau nên không muốn ăn uống gì, thậm chí bỏ bữa. Vậy, khi bé mọc răng để đảm bảo trẻ được bổ sung đủ chất dinh dưỡng, cha mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ.

Các loại thực phẩm phù hợp với trẻ trong giai đoạn mọc răng

Giai đoạn bé mọc răng, thì các loại thực phẩm mềm mịn như khoai tây nghiền, lòng đỏ trứng, cháo ngũ cốc là những loại thức ăn phù hợp và có lợi cho bé. Ngoài ra cha mẹ cần chú ý:

-Chỉ cần cho bé bú sữa mẹ là đủ, nếu sữa mẹ đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cung cấp cho bé.

-Trường hợp sữa mẹ không đáp ứng đủ, lựa chọn bổ sung dinh dưỡng cho bé bằng các món cháo xay nhuyễn trộn sữa, nước ép hoa quả…

-Khi bé mọc răng bé thường ngứa lợi, vậy nên bé thường hay cho tay hay bất kỳ vật gì vào miệng để cắn, cha mẹ nên cắt các loại rau củ quả như cà rốt, bí xanh… thành hình khối để trẻ chơi và cắn khi trẻ ngứa lợi mà không ảnh hưởng đến trẻ.

-Trường hợp bé đã mọc răng hàm, mẹ không nên xay nhuyễn thức ăn nữa mà nên băm, thái nhỏ để bé tập nhai, cha mẹ cũng nên thường xuyên thay đổi món ăn để trẻ quen với các thức ăn mới. Trẻ cũng rất hào hứng khi được đút ăn bằng thìa. Đây cũng là thời điểm cha mẹ cần tăng cường cho trẻ ăn các thức ăn rắn như bánh mì mềm, cơm, rau, thịt… Khi trẻ biết nhai, trẻ sẽ ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau, trẻ sẽ ít mắc chứng biếng ăn hơn khi mà chỉ ăn đò ăn xay nhuyễn, ăn nhai giúp bé tiết nhiều nước bọt hơn, đây chính là men tiêu hóa chất bột đường giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Điều quan trọng nữa là ăn nhai giúp bé phát triển xương hàm, cung hàm không bị hẹp để khi thay răng trẻ không bị răng mọc lệch.

Ngoài ra trong giai đoạn bé mọc răng, cha mẹ nên tích cực trò chuyện cùng bé có thể giúp bé quen đi những khó chịu hoặc những con đau do mọc răng.

Bố mẹ hãy kiên trì cùng trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn này. Sẽ nhanh chóng qua thôi mẹ nhé và mẹ sẽ cảm thấy hạnh phúc vì con mình đang lớn khôn từng ngày.

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2016

Các Vấn Đề Về Răng Miệng Thường Gặp Ở Trẻ Nhỏ

Trẻ dưới 3 tuổi là thời điểm có nhiều biến chuyển về vấn đề răng miệng. Các bệnh răng miệng ở trẻ thường xuất hiện theo từng giai đoạn. Giai đoạn này cha mẹ cần chú chăm sóc răng miệng cho bé thật tốt.

Vấn đề răng miệng thường gặp ở trẻ
Vệ sinh răng miệng hàng ngày cho bé yêu hàm răng khỏe mạnh (minh họa)

Giai đoạn từ lúc mới sinh tới 6 tháng tuổi

1. Nanh: Đây là trường hợp thường gặp ở trẻ sơ sinh, không phân biệt giới tính của trẻ.

Biểu hiện lâm sàng: Là những nanh nhỏ, màu trắng, nằm rời rạc hay thành đám trên miêm mạc miệng hoặc niêm mạc xương hàm. Nanh có thể không gây ảnh hưởng gì, có thể làm bé biếng ăn bỏ bú.

Xử trí:

-Trường hợp không gây ảnh hưởng tới ăn uống nah sẽ tự rụng.

-Trường hợp ảnh hưởng làm bé biếng ăn, bỏ bú thì phải chích nanh tại cơ sở y tế.

2. Tưa miệng

Triệu chứng: Có những mảng trắng sữa bám vào niêm mạc miệng, mảng trắng có thể đông đặc toàn bộ niêm mạc miệng và hàm họng, lớp mảng trắng này khi đánh đi để lại lớp niêm mạc phía dưới chảy máu.

Xử trí: Dùng thuốc kháng nấm Nystattin, mật ong hay glyxerin borat đánh sạch nấm ngày 3-4 lần.

Giai đoạn từ 6 tháng tới 3 tuổi

1.Thời kỳ bé mọc răng sữa. Giai đoạn này, trẻ cần được bổ sung canxi vì có sự biến động trên xương hàm do vào thời kỳ bé mọc răng. Cũng trong giai đoạn này, bé sẽ mọc đủ 20 răng sữa.

2.Viêm loét miệng

Biểu hiện lâm sàng:

-Thường xuất hiện khi bé sốt do bệnh toàn thân như: thủy đậu, sởi, sốt mọc răng sữa, trẻ vệ sinh răng miệng kém.

-Nốt loét to hoặc nhỏ có giả mạc trắng hay vàng dễ chảy máu.

-Trẻ bỏ ăn vì đau miệng.

Xử trí:

-Sau khi ăn cần vệ sinh răng miệng ngay

-Kết hợp kháng sinh toàn thân.

-Cho thuốc giảm đau.

-Bôi thuốc chữa viêm loét.

3.Viêm lợi cấp: xuất hiện sau sốt mọc răng, thường gặp ở trẻ 6 tháng tuổi đến 3 hoặc 4 tuổi.

Biểu hiện lâm sàng:

-Trẻ quấy khóc, sốt, bỏ ăn do lợi viêm đau, chảy máu, hơi thở hôi.

-Tại các viền và núm lợi có viêm tấy đỏ, không bám vào cổ răng, dễ chảy máu.

Xử trí: Đưa trẻ tới bác sỹ chuyên khoa để được điều trị và hướng dẫn chăm sóc.

4.Viêm lưỡi bản đồ mãn tính: Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể do thiếu vitamin B, dị ứng, di truyền hoặc do sự xáo trộn của chu kỳ thay thế tế bào lưỡi.

Biểu hiện lâm sàng: mặt lưỡi có vùng trơn láng màu đỏ, viền trắng. Các mảng này thay đổi từ vùng này sang vùng khác, có khi tự mất sau lại xuất hiện.

Xử trí: Chủ yếu vệ sinh tốt răng miệng, nếu có viêm loét lưỡi có thể dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ.

5.Sâu răng, viêm tủy răng và abse răng: do sâu răng mà không được chữa trị kịp thời dẫn đến viêm tủy răng.

Biểu hiện lâm sàng:

-Sâu men: Lớp men răng bị axit phá hủy, làm răng ê buốt thoáng qua. Xử trí bằng cách đánh răng có hoạt chất flour.

-Sâu ngà: ngà răng bị axit phá hủy, trẻ bị ê buốt khi uống nước nóng hay lạnh hoặc khi nhai. Xử trí bằng cách đi hàn răng.

-Viêm tủy: Do răng bị sâu nặng hại tới tủy răng. Gây ra đau nhức từng cơn kể cả khi không nhai, thường đau nhiều về đêm. Xử trí bằng cách chữa tủy răng.

-Viêm cuống răng - abse lợi vùng răng tương ứng. Có biểu hiện đau nhức tự nhiên, liên tục có sưng tấy mủ vùng lợi hoặc mặt bên răng đau.

Xử trí:

+Với răng sữa: điều trị bằng kháng sinh và bảo tồn răng nếu răng sưng tấy lần đầu ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Trường hợp trẻ trên 6 tháng tuổi bị sưng tấy nhiều lần thì cần nhỏ bỏ.

+Với răng vĩnh viễn: Cố gắng chữa và bảo tồn răng.

Giai đoạn 6-12 tuổi

1.Viêm lợi

Biểu hiện lâm sàng:

-Hơi thở hôi.

-Khi đánh răng lợi bị chảy máu.

-Lợi sưng đỏ, mềm, căng bóng.

-Răng và cổ răng có mảng bám xốp.

-Khi ấn vào lợi có mủ chảy quanh răng, răng lung lay, lợi không bám sát cổ răng.

Xử trí:

-Tích cực vệ sinh răng miệng sáng tối.

-Lấy sạch cao răng.

-Dùng thuốc điều trị viêm lợi.

-Dùng kháng sinh chống nhiễm trùng (theo chỉ định của bác sĩ răng hàm mặt).

2.Thiểu sản men răng

Biểu hiện lâm sàng: Răng mất men, gồ ghề, màu vàng xám, dễ mủn nát và gãy răng.

Xử trí:

- Hàn răng nếu thiểu sản men trên thân răng để lại hố sâu.

- Cho bổ sung canxi (theo chỉ định của bác sĩ tai mũi họng).

3.Răng mọc lệch lạc

Nguyên nhân:

- Do cung hàm quá hẹp.

- Răng vĩnh viễn mọc thiếu chỗ.

- Do nhổ răng sữa sớm dẫn đến xô lệch răng.

Xử trí:

- Nhổ răng sữa.

- Chỉnh nha thẩm mỹ (theo chỉ định của bác sĩ tai mũi họng).

Cách chăm sóc và dự phòng các bệnh răng miệng cho trẻ:

- Đánh răng thường xuyên: 2 lần/ngày từ lúc trẻ 3 tuổi.

- Dùng kem đánh răng có flour.

- Khám răng định kỳ 6 tháng/lần.

- Ăn uống đủ chất: Đặc biệt là bổ sung canxi (theo chỉ định của bác sĩ răng hàm mặt) đảm bảo sự hình thành và phát triển của răng.