Hiển thị các bài đăng có nhãn trẻ biếng ăn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trẻ biếng ăn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Những Sai Lầm Của Phụ Huynh Khiến Trẻ Biếng Ăn Hơn

Tình trạng trẻ biếng ăn là những vần đề khiến các bậc cha mẹ lo lắng nhất. Ở các nước phương tây, tình trạng bé biếng ăn thường xảy ra ở trẻ trên 1 tuổi. Trong khi phần lớn các trẻ ở Châu Á (gồm cả Việt Nam), tình trạng trẻ biếng ăn lại có biểu hiện ngay từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm và kéo dài đến 4 tuổi.
Kết quả từ một nghiên cứu về hành vi ăn uống của trẻ em Châu Á, các chuyên gia chỉ ra các vấn đề mà cha mẹ Châu Á thường mắc sai lầm. Từ những thói quen sai lầm này, đã góp phần tạo nên hành vi trẻ biếng ăn trước khi bé biếng ăn do phát triển não bộ. Dưới đây là những sai lầm được các chuyên gia chỉ ra.

Cha mẹ thiếu tự tin và hay lo lắng trong cách nuôi dạy bé.
Tự tạo áp lực cho bạn thân và chịu tác đồng từ người khác là vấn đề nhiều cha mẹ gặp phải. Và vô tình cha mẹ đã chuyển áp lực bản thân lên trẻ, điều này càng làm trẻ biếng ăn và trẻ hay ốm nhiều hơn do thiếu chất đề kháng.
Những áp lực về so sánh, về văn hóa, về cân nặng là những điều mà cha mẹ thường xuyên phải chịu tác động trong cách chăm sóc con.

trẻ biếng ăn


Ngay từ khi bắt đầu ăn dặm, trẻ không được tập ăn từ nhỏ trên ghế.
Vào mỗi bữa ăn ở hầu hết trẻ nhỏ ở Châu Á cũng như ở Việt Nam, thường được cha mẹ bé ẵm đi lòng vòng khắp nơi mới chịu ăn. Điều này càng nghiêm trọng khi trẻ lớn lên, bé có nhận biết cảnh vật xung quanh và bé đòi hỏi phải được đi nhiều hơn, trẻ dần xây dụng hành vi ăn và chơi song hành. Trẻ nhỏ thì luôn ham chơi, nên sẽ hình thành tính ham chơi hơn là ăn. Vì vậy, các bậc cha mẹ càng sớm càng tốt nên tập cho trẻ ăn ngồi trên ghế ăn của bé, không cho trẻ chơi bất kỳ trò chơi nào để dụ bé. Khi cho bé ăn, không nên bật tivi hay gần các vật dụng dễ thu hút bé hơn trong việc ăn. Ban đầu có thể gặp khó khăn, nhưng kiên trì bé sẽ làm quen với cách ăn không đồ chơi và tivi thì trẻ sẽ ăn ngoan và rút ngắn thời gian bữa ăn.
=> Biếng ăn thiếu dinh dưỡng khiến trẻ mọc răng chậm.

Kéo dài thời gian bữa ăn.
Bữa ăn cho trẻ thường kéo dài hơn 30 phút bắt nguồn từ thói quen xấu phải được dong chơi mới chịu ăn. Thời gian bữa ăn càng kéo dài lâu ngày sẽ làm trẻ biếng ăn hơn. Hành vi càng khó thay đổi hơn khi trẻ càng lớn tuổi. Khi này bé sẽ trở nên ương bướng hơn, thậm chí trẻ còn biểu lộ cảm xúc khó chịu mỗi khi ăn.
Các chuyên gia từ cuộc nghiên cứu cũng gửi tới các cha mẹ nuôi con thông điệp: Cha mẹ nên được tư vấn và học cách nhận biết ựu phát triển bình thường về thể chất và hành vi ăn uống bình thường của trẻ. Việc cha mẹ thiếu hiểu biết hay tiếp nhận thông tin không khoa học sẽ tạo tâm lý lo lắng thái hóa khi đối diện tịnh trạng bé biếng ăn. Tâm lý này có thể dẫn tới sự thúc ép con ăn, sử dụng các thuốc giúp bé ăn ngon một cách thiếu khoa học và biến trẻ bình thường thành biếng ăn bệnh lý.

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

Có Củ Sen Khỏi Lo Con Khóc Dạ Đề

Ám ảnh lớn nhất của mình sau khi sinh Sáo là những đêm bé khóc dạ đề.

khóc dạ đề

Củ sen giúp bé sơ sinh hết khóc dạ đề (minh họa)
Hồi bầu bí, mình vẫn nghe đàn chị đi trước phàn nàn về chứng khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh nhưng hiện tượng này không phải bé nào cũng trải qua. Có những mẹ nuôi con nhẹ như lông hồng nhưng cũng có mẹ mất ngủ suốt 3 tháng đầu vì con khóc đêm triền miên. Các chị còn bảo chứng khóc dạ đề chẳng có cách nào chữa trị được cả, gia đình phải “sống chung với lũ” khoảng 3 tháng sau sinh chứng bệnh này mới hết.
Nghe thế mình cũng lo lắng lắm vì vốn tính mình rất ham ngủ. Những tháng cuối thai kỳ do bụng bầu lớn mình đã chẳng được đêm nào ngủ ngon nên từng ngày mong ngóng bé chào đời để được ngủ “xả phanh”. Nhưng cầu mong là con không bị chứng khóc dạ đề thì mới có thời gian mà ngủ chứ Sáo mà cũng như con các chị cùng cơ quan thì mình chắc mệt mỏi lắm.
=> Bạn muốn biết giải pháp hiệu quả cho trẻ biếng ăn .
Rồi cũng đến ngày Sáo chào đời, niềm hạnh phúc chẳng được bao lâu sau ca sinh nở mẹ tròn con vuông thì gia đình mình phải đối mặt với chứng khóc dạ đề của con. Hai tuần đầu sau khi ở bệnh viện về Sáo ngủ ngon lành lắm, thế mà từ tuần thứ 3, cứ đến 11 giờ đêm là con khóc suốt cho đến 2 giờ sáng. Ban ngày thì bé ngủ ngon lành, chẳng khóc một tiếng nào ấy thế mà cứ đều như vắt chanh 11 giờ đêm là con khóc. Thời gian đó lại đúng lúc mình bắt đầu vào giấc ngủ say nên mệt mỏi vô cùng vì phải thức và dỗ dành con.
khóc dạ đề

Bài thuốc từ củ sen giúp bé sơ sinh hết khóc dạ đề.
Lo lắng vì sợ con bị làm sao, hai vợ chồng đành khăn áo đến bệnh viện thì bác sĩ nói đó là chứng khóc dạ đề, bác sĩ cũng kê cho con mình một vài loại thuốc nhưng chẳng ăn thua vì ngay tối hôm đi khám về con vẫn khóc đều đặn. Mình nghe mọi người nói chứng khóc dạ đề này phải hết 3 tháng 10 ngày bé mới khỏi nên lo lắng lắm. Mới chỉ tầm 2 tuần đầu mà cân nặng của mình đã sụt trầm trọng, chẳng cần đến biện pháp giảm cân nào vì đêm nào cũng phải thức cùng con.
Đúng là 'có bệnh thì vái tứ phương', từ hôm đó hầu như trong cuộc điện thoại với ai gọi đến hỏi thăm, mình cũng phàn nàn về chứng khóc dạ đề của con với hy vọng tìm được phương cách nào đó. Và thật may mắn vì những nỗ lực của mình đã được đền đáp. Sau khi nghe mình phàn nàn, một bác bên nội đã mách cho mình cách chữa bé sơ sinh khóc dạ đề rất hay đó là dùng bài thuốc với củ sen.
Bác bảo hồi trước cháu nội bác cũng bị khóc dạ đề, được bác sĩ Đông y mách cho bài thuốc này đó là dùng hạt sen (khoảng 20 hạt, để cả tâm), sắc lấy nước, chia thành 2 lần cho trẻ uống trong ngày. Để bé dễ uống, có thể pha thêm chút đường vào đó. Bác còn nói rõ là hạt sen có vị ngọt, sáp, tính bình (không nóng, không lạnh), rất tốt cho người bị mất ngủ, khó ngủ. Uống nước sắc từ hạt sen sẽ giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ, ngủ ngon và hạn chế được chứng khóc dạ đề về đêm.
=> Giải pháp nào cho trẻ hay ốm có sức khỏe tốt hơn.
Ngoài ra, bác còn dặn mình để bé đỡ khóc về đêm cần phải chú ý đến sức khỏe của con, xem bé có mắc bất cứ chứng bệnh nào không. Thêm vào đó, không nên để bé ngủ ngày quá nhiều và phải tạo không gian thông thoáng chứ không nên ủ bé kín mít suốt ngày.
Nghe được bí kíp đó, mình đã thực hiện ngay và cho Sáo uống. Chỉ khoảng 3 ngày, chứng khóc đêm của Sáo đã dần được cải thiện. Đêm đến, Sáo ngủ ngon và không còn quấy mẹ nữa. Từ hôm đó mình mới có được những giấc ngủ ngon thật sự kể từ ngày sau sinh nở.
Các mẹ có con khóc dạ đề cũng thử phương cách này nhé. Bài thuốc này rất an toàn với trẻ sơ sinh đấy.
Nguồn: xaluan.vn

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

Vai Trò Của Bữa Phụ Với Trẻ Biếng Ăn Suy Dinh Dưỡng

Suy dinh dưỡng thường gặp ở bé biếng ăn và sợ ăn. Bố mẹ cần thay đổi thực đơn và cách trang trí món ăn bắt mắt thì trẻ sẽ chịu ăn hơn. Với những trẻ lớn đã có khẩu vị khi ăn, trước khi nấu ăn cha mẹ hãy hỏi thăm ý kiến con về món ăn, trẻ được tạo điều kiện ăn đúng với sở thích sẽ ăn nhiều hơn và ăn tốt hơn so với việc áp đặt.
Ngày nay, điều kiện kinh tế phát triển rất nhiều trẻ em thích đồ ăn nhanh như khoai tây chiên, gà rán, bánh mì hamburger, mì sốt thịt bò xay… Nhưng nhiều cha mẹ cho rằng đây là thức an nhanh chứa nhiều đạm và chất béo không tốt cho sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, trẻ lại đang cần nhiều chất đạm động vật để có đủ các axit amin quý và chất béo cho các chức năng tăng trưởng của cơ thể thì lại phù hợp với những kiểu đồ ăn này. Vì thế rất nên tạo điều kiện cho trẻ ăn theo thực đơn và đồ ăn nhanh nếu giúp trẻ ăn ngon miệng và ăn nhiều hơn.

Vai Trò Của Bữa Phụ Với Trẻ Biếng Ăn Suy Dinh Dưỡng


Cần tăng cường các bữa phụ cho những trẻ suy dinh dưỡng, cha mẹ có thể cho bé ăn 2-3 bữa phụ mỗi ngày vào các giờ như: giữa buổi sáng, giữa buổi chiều, hoặc có thể tăng thêm bữa phụ sau khi trẻ tan học, cũng có thể tăng thêm bữa phụ tối trước khi trẻ ngủ. Các bữa phụ cho bé nên thay đổi theo mùa. Vào mùa đông trẻ cần nhiều năng lượng để giữ ấm cơ thể, cha mẹ nên cho bé ăn những món ăn giàu năng lượng như súp khoai tây thịt bò xay, súp bí đỏ kem tươi, cháo gà, phomai, socola, nước ca cao nóng… các loại hoa quả nhiều năng lượng như chuối, xoài; Vào mùa hè nên cho trẻ ăn bữa phụ ít năng lượng nhưng nhiều vitamin và nước như sữa chua, sữa tươi, các loại chè, bánh caramen…
=> Bé hay ốm và những điều cha mẹ cần lưu ý.
Các bữa phụ cho trẻ, để tăng năng lượng cần chú trọng tới các thành phần chất béo, đạm động vật, sữa và các chế phẩm từ sữa như phomai, sữa chua, váng sữa…
Cung cấp đầy đủ chất béo cho trẻ, đây là nguồn năng lượng quan trọng và cao gấp đôi so với chất đạm và chất bột. Ngoài ra, chất béo cũng giúp hấp thu tốt các vitamin như vitamin A, D, E, K cần thiết cho phát triển xương và mắt, cũng như cung cấp các axit béo no cần thiết.
Sữa cung cấp nhiều đạm với các axit amin quý và dễ hấp thu, cung cấp nhiều canxi hữu cơ và các nguyên tố vi lượng rất dễ hấp thu. Vì thế, sữa rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ và cho cả sức khỏe của mọi người. Các bữa phụ, cha mẹ có thể cho trẻ uống sữa, ăn pho mát mềm, ăn sữa chua đều rất phù hợp.
=> Canxi rất cần thiết cho bé mọc răng và xương chắc khỏe mẹ nhé.
Trứng gà là thực phẩm bổ dưỡng và rất tốt cho trẻ nhỏ. Trứng chứa nhiều đạm, chất béo, muối khoáng và các loại vitamin. Đạm trong trứng chứa nhiều axit amin cần thiết và dễ hấp thu ở trẻ. Vì lòng đỏ trứng chứa nhiều đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng hơn lòng trắng, nên với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi cha mẹ chỉ nên cho con ăn lòng đỏ, với trẻ trên 1 tuổi thì nên cho ăn cả lòng trắng vì nó cũng chứa nhiều đạm. Cha mẹ có thể luộc trứng và cho trẻ đem ăn thành bữa phụ ở trường.
Cũng nên tăng cường cho trẻ ăn nhiều hoa quả tươi hàng ngày từ 1-2 bữa phụ. Hoa quả chứa nhiều axit hữu cơ có tác dụng kích thích tiêu hóa tốt. Các loại quả như dứa có men bromelin và đu đủ có men papain giúp trẻ tiêu hóa thức ăn rất tốt. Chuối và hồng xiêm có tác dụng tốt với tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa. Cha mẹ cũng nên cho trẻ ăn đa dạng các loại quả để có được nhiều loại vitamin và khoáng chất, nhất là các loại hoa quả ngọt có nhiều đường fructose cao năng lượng và dễ hấp thu.
Với một số thông tin trên, hy vọng sẽ giúp các gia đình có thể chuẩn bị những bữa ăn phụ ngon miệng, năng lượng cao cho các bé suy dinh dưỡng biếng ăn và chậm lớn.

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Chuối Xay Nhuyễn Mềm Mịn Cho Bé Biếng Ăn

Đối với bé biếng ăn, không ít cha mẹ tỏ ra lo lắng và khó khăn trong việc cho bé biếng ăn ăn món ăn nào để trẻ vừa ngon miệng vừa dễ ăn. Một gợi ý cho cha mẹ có bé biếng ăn là món chuối nghiền giúp trẻ ăn ngon miệng và đầy đủ dưỡng chất.

Như chúng ta đã biết, từ lâu chuối là một loại thực phẩm lý tưởng cho trẻ. Trong chuối giàu hàm lượng vitamin và khoáng chất, chuối là một nguồn năng lượng tự nhiên tốt cho cơ thể. Chuối được chế biến mềm mịn như kem, dễ kết hợp với các loại trái cây khác, nếu kết hợp với sữa chua sẽ cho bé thêm một hương vị tuyệt với. Vậy nên, cha mẹ hãy ghi nhớ các hướng dẫn sau đây để cho bé những món ăn thật ngon, giúp cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn.

chuối xay mềm mịn cho bé biếng ăn
Chuối xay mềm mịn giúp bé biếng ăn ăn ngon miệng và đủ dưỡng chất (minh họa)

Lựa chọn chuối

Chuối có nhiều loại khác nhau, nên việc lựa chọn chuối cho con, cha mẹ cứ chọn loại chuối mà gia gia đình thường hay ăn nhất để làm món ăn cho bé nhà mình.

Cha mẹ cần chú ý lựa chọn chuối đã chín vừa đều, ngọt, không còn vị chát. Vỏ chuối còn xanh nghĩa là chuối chưa chín hẳn, còn vỏ có xuất hiện những điểm màu nâu thì chuối đã chín quá có thể bị hỏng. Một quả chuối kết hợp với khoảng 30ml sữa bột hoặc sữa mẹ sẽ tạo nên một hỗn hợp vừa đủ độ sệt dùng cho bé ăn là được.

Chuối cần được rửa sách trước khi chế biến.

Dù có lớp vỏ bao bọc, nhưng nếu cha mẹ không cẩn thận trong chế biến có thể làm ruột chuối nhiễm vi khuẩn có hại cho sức khỏe của trẻ. Vậy nên tốt nhất là rửa sạch chuối trước khi bóc chuối đem nghiền, để loại các vi khuẩn gây hại cho bé.

Nghiền mịn

Cha mẹ có thể dùng máy xay cho đến khi chuối mịn. Cha mẹ không nên lo lắng quá, nếu khi chuối được xay nhuyên chuyển màu tím hay nâu nhạt. Để có dượcđộ lỏng đặc như mong muốn, có thể thêm nước lọc, tuy nhiên tốt nhất nên thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức mà bé đang dùng thay vì dùng nước lọc.

Trẻ từ 10 tháng tuổi trở lên, bạn có thể cho hỗn hợp này đặc lại hoặc chỉ dầm chuối chứ không phải xay nữa để tập bé cách nuốt thức ăn thô.

Vài gợi ý để pha trộn tạo hương vị khác với chuối nghiền

Bản thân chuối đã rất ngon ngọt những sẽ càng hấp dẫn bé hơn nhiều, khi cha mẹ trộn hỗn hợp chuối nghiền với các loại trái cây hay thực phẩm lành tính cho bé. Cha mẹ hãy thử kết hợp chuối nghiền với: lê, xoài, đu đủ, táo, thanh long… hay bột yến mạch, sữa chua… để có được món ăn thơm ngon hấp dẫn cho bé biếng ăn ăn ngon miệng và đủ dưỡng chất.

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

6 Cách Giúp Cha Mẹ Cải Thiện Tình Trạng Bé Biếng Ăn

Nỗi lo lắng của không ít cha mẹ là tình trạng bé biếng ăn, lười ăn. Để cải thiện tình trạng bé biếng ăn đó, và giúp con ăn ngoan, ăn đa dạng các loại thức ăn, cha mẹ có thể tham khảo những cách dưới đây:

Cùng bé vào bếp cải thiện tình trạng bé biếng ăn
Cùng bé vào bếp giúp bé hào hứng với món ăn hơn (minh họa)

Cho trẻ thấy sự hào hứng với thức ăn

Cha mẹ nên nhớ rằng, trẻ đang ở độ tuổi tò mò và làm theo những điều trẻ thấy, nên đừng tỏ vẻ chán nản với thức ăn trước mặt trẻ, nhất là các mẹ hay thực hiện chế độ ăn kiêng khác với chế độ ăn của gia đình, điều này diễn ra trước mắt bé lâu ngày sẽ làm trẻ biếng ăn theo. Vì vậy, cha mẹ không thể ép con ăn ngoan, ăn nhiều trong khi chính bản thân lại không hào hứng với thức ăn, thường kết thúc bữa ăn quá sớm. Vậy nên, trong bữa ăn hãy ăn những món giống món của con và thể hiện sự thích thú, hào hứng với món ăn.

Cùng con cùng vào bếp

Với món ăn do tự tay trẻ làm ra, trẻ sẽ ăn nhiều hơn với thành quả của bản thân. Cha mẹ hãy để con vào bếp và giúp đỡ những công việc trong bếp như nhặt rau, khuấy trứng… Cảm giác được góp phần tạo ra bữa ăn, ý thức trách nhiệm cho bữa ăn sẽ kích thích trẻ muốn ăn hơn.

Đặt món mới cạnh món trẻ vốn yêu thích

Đây là một cách đơn giản mà rất hữu hiệu, trong bữa ăn vừa có món trẻ vốn thích ăn sẵn, vừa có món mới sẽ kích thích và giúp trẻ tiếp nhận món mới dễ dàng hơn. Trong khi đó cha mẹ hãy khuyến khích con nếm món mới, và cùng nếm món mới với con một cách hào hứng.

Rèn cho con nếp ăn cùng gia đình

Cả gia đình ăn cùng nhau không chỉ tạo không khí thân mật, ấm cúng mà còn kích thích trẻ trong việc ăn uống. Cha mẹ không nên tách riêng bữa ăn của con với bữa ăn gia đình khi thấy trẻ ăn chậm, khảnh ăn. Việc tách riêng bữa ăn của con với gia đình chỉ làm bé ăn kém hơn và không sửa được những tật xấu khi ăn của bé, vì xung quanh bé không có người để bé noi gương và bắt trước.

Hạn chế bánh kẹo, nước ngọt có ga trong nhà

Cha mẹ không nên tích các loại bánh kẹo, nước ngọt ở nhà và tuyệt đối không cho trẻ ăn những loại này trước mỗi bữa ăn. Khi trẻ được ăn thỏa thích bánh kẹo, bé sẽ không còn hứng thú với bữa ăn chính nữa. Ngoài ra, bánh kẹo và nước ngọt là những thực phẩm không tốt cho răng miệng của trẻ, làm trẻ nhanh đầy bụng nhưng lại nghèo chất dinh dưỡng.

Đừng vội bỏ cuộc

Đừng vội kết luận rằng con không thể ăn được cá, lươn,… hay một món ăn mới nào đó chỉ sau một lần thử nghiệm. Một đứa trẻ có thể phải mất tới 10-15 lần thử mới bắt đầu thích một món ăn mới. Do đó, nếu thấy con nhăn mặt lắc đầu trước đồ ăn lạ, hãy cứ đặt đĩa thức ăn xuống và thử tiếp ở lần sau. Chỉ trừ trường hợp trẻ bị dị ứng với thức ăn, còn không, trẻ em cần được ăn đa dạng các loại thức ăn để hấp thụ đầy đủ các dưỡng chất cần thiết và có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

Bé Biếng Ăn Và Những Sai Lầm Từ Cha Mẹ

Hầu hết trẻ sinh ra về bản năng đều tìm ăn (bú sữa mẹ), khi trẻ biết ăn (lớn lên) thì mùi vị của món ăn (về bản năng) tự động gây ra thích thú. Tuy nhiên hiện nay bé biếng ăn là hiện tượng khá phổ biến, đặc biệt là trẻ em ở thành thị, hiện tượng bé biếng ăn, lười ăn thì bữa ăn là một cực hình với bé còn cha mẹ thấy vậy thì lo lắng và bực bội.

Sợ hãi nguyên nhân của bé biếng ăn
Trẻ cảm thấy sợ hãi dẫn đến biếng ăn, lười ăn (minh họa)

Có nhiều nguyên nhân trẻ biếng ăn mà cha mẹ nên biết, trong đó có nguyên nhân là sự kỳ vọng của cha mẹ là làm sao giúp trẻ có được thân hình mập mạp. Để bé được như kỳ vọng, cha mẹ đi tư vấn từ bác sỹ dinh dưỡng để có được thực đon khoa học, đủ dưỡng chất và đủ calo (như ngày bé phải ăn bao nhiêu gram thịt, cá, rau, cà rốt…), ăn giờ nào trong ngày và ăn mấy bữa…

Tuy nhiên chưa chắc thực đơn bác sỹ cung chấp đã thích hợp với bé nhà mình, dẫn đến chế độ ăn theo thực đơn của bác sỹ được lặp đi lặp lại làm là mâu thuẫn giữa sở thích ăn uống của trẻ và chỉ dẫn của bác sỹ. Qua đó cha mẹ bỏ qua những phản ứng của trẻ, ép trẻ ăn.

Cha mẹ có cảm giác bực bội khi ép ăn mà trẻ không muốn, kèm đó sự nóng vội (do suy nghĩ sợ con gầy yếu) khiến cha mẹ căng thẳng và tiếp tục ép ăn nghiêm khắc hơn. Lâu ngày có thể làm trẻ có cảm giác sợ ăn, lười ăn là những dấu hiệu của bé biếng ăn. Quá trình ép trẻ ăn không được, cha mẹ với nét mặt căng thẳng trẻ sẽ sợ hãi và mất đi cảm giác thèm ăn. Tạo thành một vòng luẩn quẩn: ép trẻ ăn – trẻ không chịu ăn – cha mẹ căng thẳng lo sợ con gầy ốm – lại càng ép trẻ ăn nhiều hơn. Nét mặt căng thẳng chủa cha mẹ và sự sợ hãi của trẻ trước, trong mỗi bữa ăn làm bé biếng ăn.

Khi cha mẹ quá tuân thủ theo thực đơn của bác sỹ, các cha mẹ không còn quan tâm đến trẻ thích ăn món gì, ăn bao nhiêu là đủ và khi nào trẻ muốn ăn. Điều này sẽ làm tình trạng căng thẳng giữa mẹ và bé ngày càng tăng cao.

Tình trạng trẻ biếng ăn còn xảy ra do những sai lầm của cha mẹ, họ cho trẻ ăn trước khi trẻ có cảm giác thèm ăn, cho ăn khi trẻ chưa thực sự có ham muốn được ăn. Lâu ngày lặp đi lặp lại, đã vô tình làm mất đi cảm giác thèm ăn của trẻ. Tình trạng này không được khắc phục ngay trẻ sẽ rơi vào tình trạng biếng ăn tâm lý.

Tình trạng bé biếng ăn còn có thể xảy ra trong một môi trường có nhiều mâu thuân giữa cha mẹ, hàng ngày đi làm và thường xảy ra mâu thuân khi gặp nhau vào bữa ăn có sự góp mặt của bé. Với bầu không khí căng thẳng trong gia đình, nhất là vào mỗi bữa ăn khiên trẻ có cảm giác bất an, trẻ ăn uống không ngon miệng, dần dần trẻ trở nên lười ăn dẫn đến biếng ăn.

Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn tiếp theo có thể là do trẻ muốn nhận được sự quan tâm, chăm sóc từ cha mẹ như là một điều kiện. Mỗi khi trẻ biếng ăn, lười ăn trẻ nhận thấy được sự quan tâm từ cha mẹ hơn và lấy đó làm điều kiện với cha mẹ.

Nếu trẻ biếng ăn do nguyên nhân đến từ cha mẹ, thì những người lớn đã vô tình tước đi cảm giác thèm ăn - một nhu cầu căn bản và cấp bách của trẻ, lấy đi quyền được hưởng sung sướng của các em. Để giải quyết tốt mối quan hệ mẹ con trong ăn uống và giúp trẻ trọn vẹn thỏa mãn, trước hết các bậc cha mẹ nên lắng nghe sự mách bảo từ bản năng của mình xem trẻ thích ăn gì, trẻ không thích gì, ăn bao nhiêu là đủ, ăn khi nào. Còn các chỉ dẫn mang tình khoa học hay thực đơn hướng dẫn của bác sĩ nên chỉ dùng để tham khảo, định hướng cho cảm nhận bản năng của người mẹ.

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

Các Mẹo Hay Cho Mẹ Đối Phó Bé Biếng Ăn

Nhiều cha mẹ cảm thấy bất lực với tình trạng bé biếng ăn, trong khi các bé khác ăn uống rất ngon lành mà cha mẹ chúng không phải tốn quá nhiều công sức. Nhưng cha mẹ đừng quá lo lắng, hãy bình tĩnh vì vẫn còn nhiều cách khiến cho bé biếng ăn trở nên hứng thú với chuyện ăn uống mà các mẹ chưa biết. Dưới đây là các mẹo nhỏ giúp cha mẹ đối phó với tình trạng bé biếng ăn.

các mẹo hay giúp mẹ đối phé bé biếng ăn
Cùng con vào bếp giúp bé hào hứng với ăn uống (minh họa)

1. Thiết lập thói quen ăn uống khoa học

Dù cho trẻ biếng ăn hay ăn nhiều, cha mẹ cũng chỉ nên cho trẻ ăn 5 bữa mỗi ngày, gồm 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Để trẻ dần nhận biết cảm giác no, đói thì các bữa ăn chính và bữa ăn phụ cần được sắp xếp vào một giờ nhất định. Các bữa ăn vặt với các loại trái cây, nước ép, sữa xen kẽ trước bữa chính khoảng 2 tiếng.

2. Trẻ con ăn bằng mắt

Để hấp dẫn vị giác của trẻ các món ăn cần được trang trí đẹp mắt, nhiều màu sắc. Các mẹ hãy biến tấu các món ăn phổ biến thành những hình thù lạ mắt và hấp dẫn giác quan trẻ. Như vẽ các hình mặt cười, cắt tỉa rau củ quả theo hình ngộ nghinhx… Ngoài ra, mẹ cũng có thể  cho bé làm quen với các loại thực phẩm màu sắc, khuyến khích trẻ đã lớn cùng tham gia nấu ăn.

3. Khi bé ăn quá ít mà không hề kêu đói

Mẹ lo lắng khi thấy bé rất ít khi thèm ăn, dù thấy bé chạy nhảy hết chỗ này sang chỗ khác. Cha mẹ đừng lo lắng quá, vì trẻ không có thói quen ăn uống đều đặn như người lớn, nên lúc ngán thì trẻ ăn rất ít còn khi đói thì sẽ ăn rất nhiều. Nếu bé rơi vào trường hợp này, cha mẹ không nên tìm mọi cách ép trẻ ăn mà chỉ cho trẻ ăn vừa đủ sau đó cho bé ăn dặm thêm. Mẹ nên thường xuyên theo dõi biểu đồ tăng trưởng và trọng lượng của bé.

4. Mẹ hãy đa dạng các món ăn

Trẻ sẽ dễ ngán ngẩm không muốn ăn nếu ngày nào mẹ cũng dọn cho bé một món ăn như nhau. Vì vậy cha mẹ hãy thường xuyên làm mới các món ăn, thay đổi cách chế biến cho phù hợp với khẩu vị của bé.

5. Chiến thuật “bỏ đói”

Khi thấy bé phản ứng dữ dội mỗi khi ăn, các mẹ nên dừng lại cho bé nghỉ một chút, nhưng không quá lâu tránh phá vỡ toàn bộ bữa ăn. Sau khoảng thời gian nghỉ ngơi, mẹ tiếp tục từ tốn cho bé ăn.

6. Bữa ăn của trẻ chỉ nên kéo dài 15 – 30 phút.

Không nên kéo dài bữa ăn và cố gắng ép trẻ ăn thật nhiều trong một bữa, ngay cả khi bé chưa ăn đủ lượng, mẹ có thể khéo léo cho bé ăn bù vào bữa sau. Vì như vậy, nhiều lần trẻ sẽ có cảm giác sợ ăn, dần hình thành phản xạ lảng tránh bữa ăn.

7. Nguyên tắc 3 không khi ăn

Cần thực hiên nghiêm túc nguyên tắc ba không bao gồm: không đi rong, không đồ chơi, không tivi  ngay từ khi trẻ bắt đầu ăn dạm.

8. Giảm tiếng ồn khi cho trẻ ăn

Ba mẹ hãy vặn quạt số nhỏ, tắt tivi và giảm bớt âm nhạc khi bắt đầu cho con ăn. Như thế, bé sẽ nghe lời mẹ, mẹ cũng không phải quát to để bé ăn ngoan và cũng không phải lo bé lơ đễnh ăn uống vì đang có phim hoạt hình. Nếu cho trẻ ăn khi đang xem tivi, hoặc chơi đồ chơi dễ khiến trẻ phân tâm. Không tập trung ăn uống cũng không có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ.

9. Chào mừng thành công

Mỗi lần thấy con ăn ngoan, mẹ có thể khen ngợi bé và khuyến khích bé tiếp tục ăn. Mẹ cũng có thể cho bé một phần thưởng sau khi kết thúc bữa ăn, nhưng đừng tạo thành thói quen cho trẻ. Đơn giản chỉ là một câu khen ngợi, một lời động viên, một miếng dán bé ngoan cho bé 1-2 tuổi hoặc một nghìn đồng bỏ lợn nhựa cho bé tuổi đi học cũng có thể trở thành niềm vui trong bữa ăn của trẻ.

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

6 Loại Rau Củ Giàu Selen Giảm Tình Trạng Bé Biếng Ăn

Selen là một trong những khoáng chất vi lượng thiết yếu, không chỉ giảm thiểu tình trạng bé biếng ăn mà còn hỗ trợ phòng ung thư cho cả người lớn nữa. Cha mẹ nên tăng cường bổ sung 6 loại thực phẩm giàu selen vào thực đơn giúp cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn.

các loại thực phẩm giàu selem dành cho bé biếng ăn
Các loại rau củ quả giàu selen tốt cho bé biếng ăn (minh họa)

1. BỘT MÌ

Trong 100g bột mì có tời 28μg hàm lượng Selen. Với hàm lượng selen nhiều trong lúa mì, đây là loại ngũ cốc tốt cha mẹ nên tăng cường cho bé ăn các món từ bột mì như bánh hoặc mì tười.

2. NGÔ

Trong 100g ngô hàm lượng selen chiếm tới 15.5μg. Mặc dù ngô có chứa nhiều selen, mùi vị thơm ngon dễ ăn, nhưng cha mẹ chỉ nên cho trẻ ăn ngo khi được 1 tuổi, vì ngô dễ gây dị ứng ở trẻ nhỏ. Cha mẹ có thể luộc, nướng hay cầu kì thì có thể chế biến súp, chè, cháo ngô cho trẻ ăn.

3. CẢI BẮP

Trong 100g cải bắp hàm lượng sele là 2.2μg. Cha mẹ nên nấu chín kỹ trước khi cho bé ăn vì các loại rau họ cải có chứa nitrite và nitrate, khi con đang bị rối loạn tiêu hóa các mẹ không nên cho con ăn các loại rau cải.

4. CỦ CẢI

Trong 100g củ cái có 3.9μg hàm lượng Selen. Củ cải rất lành tính, mẹ có thể hấp, luộc hoặc nấu cháo cho con, tuy nhiên lưu ý không nấu chung củ cải với cà rốt, do trong cà rốt có enzym có thể phá huỷ vitamin C trong củ cải đó mẹ.

5. ĐẬU HÀ LAN

Trong 100g đậu Hà Lan có  1.8μg hàm lượng Selen. Đây là loại rau lành tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ, giúp chữa chứng kho tiêu, ngoài salen đậu Hà Lan còn chứa nhiều vi chất dinh dưỡng khác như canxi, vitamin A,C và sắt. Đậu Hà Lan có thể chế biến luộc, hấp, nấu cháo, làm salad…

6. TỎI

Hàm lượng Selen trong tỏi cực kỳ cao, 100g tỏi có chứa tới 77.1μg

Tỏi tuy chứa hàm lượng selen cao, rất tốt cho trẻ biếng ăn, tuy nhiên đây cũng là loại gia vị mạnh có tính nóng, vì vậy mẹ lưu ý kết hợp hợp lý trong các món ăn và không nên cho con ăn quá nhiều mẹ nhé.

Tỏi là loại gia vị chứa hàm lượng Selen cao, rất tốt cho trẻ biếng ăn.

Ngoài ra, với tình trạng biếng ăn và kém hấp thu, bên cạnh việc bổ sung vi chất qua đường ăn uống, mẹ cũng đừng quên các loại sữa có bổ sung men, enzym tiêu hóa, vitamin khoáng chất.. giúp bé tiêu hóa tốt, kích thích ăn ngon, nâng cao sức khỏe, tăng cường thể lực, tăng cường hệ miễn dịch,…. Cha mẹ cũng nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, giúp phòng và hỗ trợ rối loạn tiêu hóa, giúp bé ăn ngon và hấp thu tốt.

Xem thêm về BÉ BIẾNG ĂN tại: http://botania.com.vn/tin-tuc/Lam-sao-de-be-het-bieng-an-viem-duong-ho-hap.html

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

NGUYÊN NHÂN TRẺ BIẾNG ĂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Nỗi lo lắng của nhiều cha mẹ khi chăm trẻ là mỗi khi trẻ biếng ăn. Mà phần lớn nguyên nhân trẻ biếng ăn đều do các tác động của yếu tố bên ngoài đến bữa ăn của trẻ. Để cải thiện và chấm dứt tình trạng bé biếng ăn này, cha mẹ có thể tham khảo cách khắc phục những nguyên nhân chính dưới đây:

Trẻ biếng ăn do tâm lý sợ hãi (minh họa)

1. Tâm lý Sợ ăn là nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn

Nguyên nhân chính và thường gặp nhất ở trẻ biếng ăn là chứng tâm lý sợ ăn. Điều này là do cha mẹ không hiểu được tâm lý của con, thấy con ăn ít hoặc không ăn thì cố ép con phải ăn, mà không biết được con đã ăn đủ chưa, liệu con có muốn ăn món ăn đó không. Nhiều cha mẹ khi thấy con không ăn, hay ăn ít thì dọa nạt con trẻ khi không nịnh nọt được, khiến con sợ hãi khi ăn, khóc lóc khi ăn.

Cách khắc phục: Cha mẹ cần phải tìm hiểu được nguyên nhân trẻ biếng ăn.

Nếu trẻ ăn đủ no không ép trẻ ăn, khiến trẻ kinh hãi khi ăn quá nhiều một món ăn.

Nếu món ăn không hợp với khẩu vị của con, hãy tập cho trẻ ăn ít một đến khi đủ lượng yêu cầu, không bắt ép con ăn liền một lúc.

Tạo tâm lý thoải mái, vui vẻ, quan tâm và giành nhiều thời gian bên trẻ hơn, nhất là khi cho trẻ ăn.

Tuyệt đối không nên cho thuốc vào đồ ăn hay sữa của trẻ.

2. Thực đơn nhàm chán

Món ăn chế biến đơn điệu, ít thay đổi thành phần, cho trẻ ăn trong thời gian dài, khiến trẻ có cảm giác chán ngán mỗi khi ăn.

Cách khắc phục: Thường xuyên thay đổi thực đơn món ăn, cách chế biến thức ăn cho trẻ thật phong phú, cha mẹ có thể trang trí món ăn theo hình dáng bắt mắt kích thích vị giác của trẻ.

món ăn nhàm chán là nguyên nhân trẻ biếng ăn
Món ăn nhàm chán cũng là nguyên nhân trẻ biếng ăn (minh họa)

3. Chế biến món ăn không phù hợp với tuổi của trẻ

Cho trẻ ăn trong nhiều ngày món hầm rau củ rồi xay nhuyễn.

Trẻ bị thiếu dinh dưỡng do chỉ cho trẻ ăn nước hầm, không cho ăn trực tiếp thịt xương hầm.

Cho trẻ ăn dặm quá sớm hay quá muộn, hoặc nghiền nát thức ăn khi trẻ đã lớn.

Pha bột vào sữa, pha sữa quá đặc hoặc pha với nước hầm xương khiến trẻ khó tiêu hóa.

Cách khắc phục:

Cho bé ăn đồ ăn với độ thô theo từng giai đoạn phát triển của trẻ.

Thay đổi thường xuyên thực đơn và cách chế biến món ăn cho bé

4. Trẻ Biếng ăn do bị bệnh

Cha mẹ cần quan tâm con trẻ nhiều hơn khi trẻ bị bệnh, cơ thể yếu, mệt mỏi, trẻ có cảm giác chán ăn dẫn đến trẻ biếng ăn, không chịu ăn.

Cách khắc phục:

Kích thích bé ăn nhiều hơn, bằng những món ăn trẻ yêu thích khi trẻ bị bệnh.

Tăng cường bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé phát triển đều.

Tẩy giun cho bé theo định kỳ, giữ vệ sinh các nhân và vệ sinh chung cho trẻ, tránh bệnh tật.

5. Trẻ biếng ăn theo từng giai đoạn phát triển

Vào các thời điểm bé biết lẫy, ngồi, mọc răng… bé sẽ ăn ít trong một vài ngày hoặc kéo dài vài tuần. Sau đó bé sẽ ăn uống bình thường trở lại. Tuy nhiên, trường hợp trẻ biếng ăn trong vài tuần, nếu không lưu ý trẻ sẽ sinh ra thói quen lười ăn.

Cách khắc phục: Cha mẹ nắm dõ quá trình phát triển của con trẻ theo từng giai đoạn, để biết được nguyên nhân bé biếng ăn. Khi này cha mẹ nên chia nhỏ và chia thành nhiều bữa ăn để bổ sung được đầy đủ dinh đưỡng cần thiết cho trẻ, tránh trẻ bị còi cọc và suy dinh dưỡng.

6. Sử dụng thuốc cũng là nguyên nhân trẻ biếng ăn

Khi trẻ được điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh, sẽ làm loạn khuẩn đường ruột, giảm quá trình lên mem thức ăn dẫn đến trẻ biếng ăn. Hoặc sử dụng thuốc kích thích ăn cũng xảy ra tình trạng này.

Cách khắc phục: Cho trẻ ăn thêm bữa phụ bằng sữa chua hoặc các men vi sinh để hỗ trợ thiết lập lại hệ vi sinh ở ruột.

Lưu ý: không được sử dụng thuốc kích thích với trẻ dưới 2 tuổi, và nó sẽ làm nặng thêm tình trạng biếng ăn ở trẻ sau khi ngừng thuốc.

7. Bẩm sinh trẻ đã biếng ăn

Con số trẻ biếng ăn do bẩm sinh theo thống kê là 5%. Các bé này từ khi sinh ra đã biếng ăn, chúng chỉ ngủ, và chơi mà không bao giờ đòi bú hay đòi ăn.

Cách khắc phục: Do đây là tình trạng biếng ăn ngay từ khi bẩm sinh, nên cha mẹ cần đưa bé tới bác sĩ dinh dưỡng và chủ động cho trẻ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ.

NGUYÊN NHÂN TRẺ BIẾNG ĂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Nỗi lo lắng của nhiều cha mẹ khi chăm trẻ là mỗi khi trẻ biếng ăn. Mà phần lớn nguyên nhân trẻ biếng ăn đều do các tác động của yếu tố bên ngoài đến bữa ăn của trẻ. Để cải thiện và chấm dứt tình trạng bé biếng ăn này, cha mẹ có thể tham khảo cách khắc phục những nguyên nhân chính dưới đây:

trẻ biếng ăn do tâm lý sợ hãi
Trẻ biếng ăn do tâm lý sợ hãi (minh họa)

1. Tâm lý Sợ ăn là nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn

Nguyên nhân chính và thường gặp nhất ở trẻ biếng ăn là chứng tâm lý sợ ăn. Điều này là do cha mẹ không hiểu được tâm lý của con, thấy con ăn ít hoặc không ăn thì cố ép con phải ăn, mà không biết được con đã ăn đủ chưa, liệu con có muốn ăn món ăn đó không. Nhiều cha mẹ khi thấy con không ăn, hay ăn ít thì dọa nạt con trẻ khi không nịnh nọt được, khiến con sợ hãi khi ăn, khóc lóc khi ăn.

Cách khắc phục: Cha mẹ cần phải tìm hiểu được nguyên nhân trẻ biếng ăn.

Nếu trẻ ăn đủ no không ép trẻ ăn, khiến trẻ kinh hãi khi ăn quá nhiều một món ăn.

Nếu món ăn không hợp với khẩu vị của con, hãy tập cho trẻ ăn ít một đến khi đủ lượng yêu cầu, không bắt ép con ăn liền một lúc.

Tạo tâm lý thoải mái, vui vẻ, quan tâm và giành nhiều thời gian bên trẻ hơn, nhất là khi cho trẻ ăn.

Tuyệt đối không nên cho thuốc vào đồ ăn hay sữa của trẻ.

2. Thực đơn nhàm chán

Món ăn chế biến đơn điệu, ít thay đổi thành phần, cho trẻ ăn trong thời gian dài, khiến trẻ có cảm giác chán ngán mỗi khi ăn.

Cách khắc phục: Thường xuyên thay đổi thực đơn món ăn, cách chế biến thức ăn cho trẻ thật phong phú, cha mẹ có thể trang trí món ăn theo hình dáng bắt mắt kích thích vị giác của trẻ.

món ăn nhàm chán là nguyên nhân trẻ biếng ăn
Món ăn nhàm chán cũng là nguyên nhân trẻ biếng ăn (minh họa)

3. Chế biến món ăn không phù hợp với tuổi của trẻ

Cho trẻ ăn trong nhiều ngày món hầm rau củ rồi xay nhuyễn.

Trẻ bị thiếu dinh dưỡng do chỉ cho trẻ ăn nước hầm, không cho ăn trực tiếp thịt xương hầm.

Cho trẻ ăn dặm quá sớm hay quá muộn, hoặc nghiền nát thức ăn khi trẻ đã lớn.

Pha bột vào sữa, pha sữa quá đặc hoặc pha với nước hầm xương khiến trẻ khó tiêu hóa.

Cách khắc phục:

Cho bé ăn đồ ăn với độ thô theo từng giai đoạn phát triển của trẻ.

Thay đổi thường xuyên thực đơn và cách chế biến món ăn cho bé

4. Trẻ Biếng ăn do bị bệnh

Cha mẹ cần quan tâm con trẻ nhiều hơn khi trẻ bị bệnh, cơ thể yếu, mệt mỏi, trẻ có cảm giác chán ăn dẫn đến trẻ biếng ăn, không chịu ăn.

Cách khắc phục:

Kích thích bé ăn nhiều hơn, bằng những món ăn trẻ yêu thích khi trẻ bị bệnh.

Tăng cường bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé phát triển đều.

Tẩy giun cho bé theo định kỳ, giữ vệ sinh các nhân và vệ sinh chung cho trẻ, tránh bệnh tật.

5. Trẻ biếng ăn theo từng giai đoạn phát triển

Vào các thời điểm bé biết lẫy, ngồi, mọc răng… bé sẽ ăn ít trong một vài ngày hoặc kéo dài vài tuần. Sau đó bé sẽ ăn uống bình thường trở lại. Tuy nhiên, trường hợp trẻ biếng ăn trong vài tuần, nếu không lưu ý trẻ sẽ sinh ra thói quen lười ăn.

Cách khắc phục: Cha mẹ nắm dõ quá trình phát triển của con trẻ theo từng giai đoạn, để biết được nguyên nhân bé biếng ăn. Khi này cha mẹ nên chia nhỏ và chia thành nhiều bữa ăn để bổ sung được đầy đủ dinh đưỡng cần thiết cho trẻ, tránh trẻ bị còi cọc và suy dinh dưỡng.

6. Sử dụng thuốc cũng là nguyên nhân trẻ biếng ăn

Khi trẻ được điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh, sẽ làm loạn khuẩn đường ruột, giảm quá trình lên mem thức ăn dẫn đến trẻ biếng ăn. Hoặc sử dụng thuốc kích thích ăn cũng xảy ra tình trạng này.

Cách khắc phục: Cho trẻ ăn thêm bữa phụ bằng sữa chua hoặc các men vi sinh để hỗ trợ thiết lập lại hệ vi sinh ở ruột.

Lưu ý: không được sử dụng thuốc kích thích với trẻ dưới 2 tuổi, và nó sẽ làm nặng thêm tình trạng biếng ăn ở trẻ sau khi ngừng thuốc.

7. Bẩm sinh trẻ đã biếng ăn

Con số trẻ biếng ăn do bẩm sinh theo thống kê là 5%. Các bé này từ khi sinh ra đã biếng ăn, chúng chỉ ngủ, và chơi mà không bao giờ đòi bú hay đòi ăn.

Cách khắc phục: Do đây là tình trạng biếng ăn ngay từ khi bẩm sinh, nên cha mẹ cần đưa bé tới bác sĩ dinh dưỡng và chủ động cho trẻ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ.