Ở những người bị bệnh mất ngủ không chỉ ảnh hưởng đến trí nhớ hôm sau mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ lâu dài hay còn gọi là bệnh Alzheimer.
Các chuyên gia tiến hành nghiên cứu cho biết, khi bị mất ngủ sẽ khiến một loại protein gây mất trí nhớ dần tích tụ trong não. Nồng độ cao của protein này sẽ làm rối loạn giấc ngủ, tạo nên một quá trình độc hại là nguyên nhân dẫn tới bệnh Alzheimer. Nhờ các phát hiện này, các chuyên gia nghiên cứu cho biết đây là hy vọng chữa trị bệnh mất trí nhớ ở người cao tuổi và những người có triệu chứng mắc bệnh.
Các chuyên gia còn cho biết, những đêm mất ngủ không chỉ ảnh hưởng đến trí nhớ của bạn vào hôm sau mà còn là yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer về sau. Bệnh Alzheimer và các dạng bệnh mất trí nhớ khác, đã và đang ảnh hưởng tới phần đông người dân trên thế giới, nhất là khi dân số thế giới đang có xu hướng già hóa với tốc độ nhanh hiện nay. Điều này là một thách thức lớn cho giới y khoa.
Việc sử dụng thuốc ít có tác dụng với bệnh alzheimer và những thất bại trong quá trình chữa trị căn bệnh Alzheimer, các chuyên gia cho rằng thay đổi chế đọ ăn uống và cách sống là cách tốt nhất để phòng chống bệnh mất ngủ giảm nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ lâu dài.
>> Bạn cần biện pháp chữa bệnh mất ngủ hiệu quả không cần dùng thuốc.
Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của các chuyên gia đến từ Đại học California Mỹ, tiến hành tìm hiểu mối quan hệ giữa poterin beat-amyloid với chất lượng giấc ngủ và khả năng ghi nhở ở cả nam giới và phụ nữ từ 60 đến 80 tuổi. Nghiên cứu tiến hành kiểm tra lượng beta-amyloid trong não, và hỏi 100 câu hỏi thử thách trí nhớ rồi tiến hành đo kiểm tra lại sau khi ngủ 8 giờ.
Kết quả cho thấy, người có lượng beta-amyloid cao trong não có chất lượng giấc ngủ thấp nhất, ngủ không sâu giấc để phục hồi khả năng lưu trí nhớ. Những người này cũng là nhóm đối tượng có kết quả kiểm tra trí nhớ thấp nhất. Những nghiên cứu trước đây cho thấy kết quả, giấc ngủ sâu tăng khả năng làm sạch beta-amyloid trong não, qua đấy các chuyên gia cho biết rằng tình trạng mất ngủ thường xuyên sẽ tạo nên quá trình độc hại khiến trí nhớ càng suy giảm tồi tệ.
Càng tích tụ nhiều beta-amyloid trong các phần nhất định của não bộ, càng khiến giấc ngủ sâu ít hơn dẫn tới trí nhớ càng trở nên kém và tệ hơn. Thêm vào đó, càng ít có giấc ngủ sâu càng khó để làm sạch loại bỏ beta-amyloid trong não. Bạn hãy chú ý điều trị mất ngủ để cải thiện giấc ngủ bản thân, qua đó phá vỡ chu trình độc hại phát sinh gây bệnh mất trí nhớ lâu dài.
Một chuyên gia phụ trách nghiên cứu bệnh Alzheimer cho biết, chúng ta cần tiến hành nghiên cứu ở diện rộng hơn để hiểu sâu hơn xem bệnh mất ngủ có thể dẫn tới các vấn đề về trí nhớ và có thể đưa ra các phương pháp chữa trị hiệu quả.
>> Cách chữa mất ngủ hiệu quả không cần dùng thuốc.
Kết luận: Từ kết quả các nghiên cứu, các chuyên gia đầu ngành chỉ ra tác hại của chứng mất ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng tới trí nhớ của bạn. Càng không đạt được giấc ngủ sâu, trí nhớ càng suy giảm. Vì thế, cải thiện giấc ngủ là biện pháp tối ưu đẩy lùi quá trình suy giảm trí nhớ.
(Nguồn internet)