Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Sử Dụng Khoai Lang Trắng Trong Chữa Trị Bệnh Tiểu Đường

Các giống khoai lang nói chung và giống khoai lang trắng nói riêng, là loại cây trồng quen thuộc đối với người dân, giống khoai lang trắng có nhiều công dụng. Toàn bộ các bộ phận của dây khoai lang trắng đều được sử dụng, chúng vừa làm thức ăn vừa dùng làm thuốc chữa bệnh. Mà theo các nghiên cứu, cho thấy kết quả củ khoai lang trắng có tác dụng chữa bệnh tiểu đường thể tuýp 2 rất hiệu quả.

Sử Dụng Khoai Lang Trắng Trong Chữa Trị Bệnh Tiểu Đường
Tác dụng chữa trị bệnh tiểu đường tuýp 2 từ khoai lang trắng (minh họa)

Tại sao khoai lang trắng có tác dụng trị bệnh tiểu đường?

Củ khoai lang trắng ngoài dùng để làm thực phẩm mà nó còn được dùng để phòng và chữa nhiều căn bệnh trong dân gian như béo phì, thiếu sữa, táo bón,.. hiệu quả. Khác với suy nghĩ của nhiều người vẫn cho rằng khoai lang chứa nhiều tinh bột và đường không tốt cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, trong thực tế lại ngược lại. Củ khoai lang có nhiều loại như khoai lang tím, khoai lang đỏ, khoai lang  vàng nghệ, khoai lang trăng,… trong đó khoai lang trắng có tác dụng trị bệnh tiểu đường thể tuýp 2 rất hiệu quả.

Khoai lang trắng được coi là có khả năng chữa trị bệnh tiểu đường tuýp 2 là do trong thành phần của nó có chứa chất caiapo chiết xuất, nó có khả năng kiểm soát tốt lượng đường huyết và hàm lượng cholesterol trong bệnh tiểu đường thể tuýp 2. Chất này đã được các nhà khoa học Nhật chiết xuất và điều chế thành dược phẩm bổ sung danh cho bệnh nhân đái tháo đường. Kết quả thử nghiệm trên các bệnh nhân tiểu đường thể tuýp 2 cho thấy hiệu quả hàm lượng đường huyết giảm đáng kể so với người khác. Vì vậy, có thể khẳng định caiapo dịch chiết tốt cho người bệnh tiểu đường giúp kiểm soát bệnh hiệu quả.

=> Công dụng ổn định đường huyết của Bonidiabet

Cách sử dụng khoai lang trắng chữa bệnh tiểu đường type 2

Tất cả các bộ phận của dây khoai lang trắng (như thân, củ, lá) đều là một loại thảo dược, được sử dụng phổ biến như một loại thực phẩm phát huy tác dụng của nó. Trong đó củ và lá khoai lang trắng đều có tác dụng trị bệnh tiểu đường. Một cách đơn giản, người bệnh tiểu đường chỉ cần ăn khoai lang hàng ngày cũng có thể kiểm soát lượng đường dư thừa trong máu hiệu quả. Hoặc có thể làm theo các cách sau:

-Lấy 50g vỏ khoai lang trắng tươi, đem nấu nước dùng uống hàng ngày. Sử dụng cách này có tác dụng giúp cơ thể kích thích tuyến tụy tăng sinh insulin giúp kiểm soát lượng đường huyết ở mức an toàn mà bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường luôn mong muốn.

-Sử dụng củ khoai lang trắng và củ mài nấu thành món canh dùng ăn hàng ngày. Hoặc có thể dùng lá khoai lang trắng và bí đao đem sắc lấy nước dùng uống hàng ngày, mỗi ngày 1 thang cũng có tác dụng chữa bệnh tiểu đường.

-Ta cũng có thể dùng củ khoai lang và củ mài phơi khô, tán hoặc nghiền thành bột mịn cả 2 loại củ với lượng bằng nhau, dùng nấu chè với hạt vừng để ăn hàng ngày cũng có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường một cách hiệu quả.

=> Bạn quan tâm tới Tai biến mạch máu não

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2016

Người Bị Tai Biến Mạch Máu Não Nên Ăn Và Kiêng Ăn Gì?

Hiện tại chế độ ăn uống của bạn như thế nào? Chế độ ăn uống này có đảm bảo cho sức khỏe không? Với người có chế độ ăn uống hợp lý, nó không những có lợi cho sức khỏe mà còn tránh được những tác nhân gây bệnh, ngoài gia còn giảm bớt sự phát triển của bệnh tật cũng như giúp các chức năng trong cơ thể phục hồi tốt hơn. Vì vậy, chế độ ăn uống được chỉ định như một biện pháp chữa trị bệnh tật, trong đó không ngoại lệ với người bệnh tai biến mạch máu não, vậy người bị tai biến mạch máu não nên an gì, không nên ăn gì? Để có thể phục hồi nhanh nhất và cũng tránh những biến chứng xảy ra.

Người Bị Tai Biến Mạch Máu Não Nên Ăn Và Kiêng Ăn Gì?

Thực phẩm tốt cho người tai biến mạch máu não (minh họa)

1. Bệnh tai biến mạch máu não ăn gì?

Hiện nay ăn uống được xem như một phương pháp trong việc điều trị bệnh tât, bởi sở dĩ nguyên nhân gây bệnh cũng xuất phát từ ăn uống mà sinh ra. Vậy nên việc điều trị bệnh cần được kết hợp giữa ăn uống và các phương pháp khác mới có hiệu quả thực sự. Như chúng ta đã biết, bệnh tai biến mạch máu não là căn bệnh nguy hiểm và để lại nhiều di chứng nặng nề, vì thế vấn đề ăn uống  cần được đặc biệt chú ý để ngăn ngừa những tác nhân gây bệnh.

Người bệnh tai biến mạch máu não cần được đảm bảo dưỡng chất đầy đủ cũng như cân đối, với một chế độ ăn phù hợp. Để người bệnh dễ ăn, dễ tiêu và dễ hấp thụ thì các thức ăn nên chế biện để dạng mềm và được chia thành nhiều bữa trong ngày. Các loại thực phẩm tốt cho người mắc tai biến mạch máu não bao gồm:

Chất đạm: chất đạm quan trọng nhưng cần sử dụng ở mức vừa phải, cần tránh những thực phẩm có nhiều cholesterol, nê tăng cường sử dụng các chất đạm từ thực vật hoặc từ động vật (như sữa, cá, thịt nạc…)

Các vitamin và khoáng chất: Vitamin và khoáng chất có nhiều trong các loại quả cũng như rau xanh. Cung cấp thực phẩm giàu các chất này trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp giảm huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ; đặc biệt khoáng chất Kali có nhiều trong các loại rau quả nhất là quả chuối. Vậy nên, người bị tai biến mạch máu não ăn chuối rất tốt.

Chất béo: cần hạn chế sử dụng các chất béo từ động vật, thay vào đó nên bổ sung các chất béo từ thực vật, trong dầu thực vật có các axit béo giúp làm giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể, ngăn ngừa và hạn chế hiện tượng xơ vữa động mạch cũng như giảm nguy cơ xảy ra đột quỵ.

=> Bạn quan tâm tới Thiểu năng tuần hoàn não

Người Bị Tai Biến Mạch Máu Não Nên Ăn Và Kiêng Ăn Gì 1?

Nhóm thực phẩm nên kiêng với người tai biến mạch máu não (minh họa)

2. Bệnh tai biến mạch máu não kiêng ăn gì?

Với chệ độ ăn uống cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho người bệnh, thì trong chế độ ăn uống cũng cần tránh một số thực phẩm làm tăng nguy cơ gây bệnh. Người mắc tai biến mạch máu não cần kiêng ăn một số loại thực phẩm bao gồm:

Hạn chế sử dụng muối: muối là một gia vị được sử dụng phổ biến trong chế biến thức ăn, nên khi sử dụng muối cho người bệnh cần phải cẩn thận vì muối hấp thu nước trong máu gây nên tình trạng tăng huyết áp. Vì vậy, nên không sử dụng muối hoặc chỉ một lượng rất nhỏ khi chế biến thức ăn.

Chất kích thích và chất béo động vật: nên hạn chế hoặc từ bỏ các loại đồ ăn thức uống chứa nhiều chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc là, thực phẩm cay nóng... chúng là những chất làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, và ảnh hưởng rất lớn tới quá trình điều trị. Vì vậy để có được kết quả điều trị tốt, nên từ bỏ hoặc hạn chế tối đa các chất này.

Tuy nhiên, chế độ ăn uống hợp lý hay không cũng cần phải tùy vào thể trạng và tình trạng của người bệnh. Với người bệnh bị hạn chế hoạt động thì lượng thức ăn cung cấp nên ít hơn người bệnh vẫn có thể hoạt động được. Ngoài việc duy trì chế độ ăn lành mạnh, những hoạt động nhẹ nhàng cũng như chế độ nghỉ ngơi hớp lý sẽ giúp phòng tránh những tác nhân gây bệnh và sự phát triển của bệnh tai biến mạch máu não.

Tuyệt Chiêu Giảm Đau Không Ngờ Khi Bé Mọc Răng

Giai đoạn khi bé mọc răng, nhiều bé sẽ đau lợi, sưng má, quấy khóc. Cha mẹ cần chú ý và giúp con giảm đau kịp thời. Thông thường, trẻ bắt đầu nhú những chiếc răng đầu tiên từ 6-7 tháng tuổi. Hàm răng của bé được hoàn thiện khi bé được 2-3 tuổi, khi này bé có tất cả 20 chiếc răng sữa.

Tuyệt Chiêu Giảm Đau Không Ngờ Khi Bé Mọc Răng

Trẻ thích cắn, gặm, chảy rãi.. dấu hiệu báo trẻ mọc răng (minh họa)

Dấu hiệu khi bé mọc răng là: chảy rãi, cằm và quanh miệng nổi ban, thích cắn, ho, dễ nổi cáu, bỏ bú, tiêu chảy, sốt,… Khi này, cha mẹ cần theo dõi và nhận biết rõ các dấu hiệu mọc răng của con để có biện pháp giúp con vượt qua giai đoạn này.

Để giảm đau mọc răng cho bé cha mẹ hãy tham khảo một số cách sau:

1. Nhai rau củ làm dịu cơn đau

Trong rau xanh có chứa nhiều axit tự nhiên, có tác dụng làm giảm cơn đau khi bé mọc răng. Hai loại củ quả lý tưởng nhất là carrot và dưa chuột ( dựa chuột bao tử), mẹ cũng có thể cho con nhai những lát củ cải hoặc khoai tây được nấu chín.

Các loại củ quả này rất phù hợp cho bé nhai liên tục, nó không dễ bị bé cắn đứt, mùi vị không nồng và không gây nguy hiểm nếu mẹ có chế biến sai cách.

2. Ăn uống đồ mát

Trong giai đoạn mọc răng trẻ hay quấy khóc, một cốc đồ uống mát có thể xoa dịu cơn đau của bé. Các bé trên 6 tháng tuổi, thì lựa chọn nước ép trái cây rất tố để giúp bé giảm đau.

Với các bé trên 12 tháng tuổi, các bé rất thích sữa lạnh. Mẹ có thể cho bé dùng thường xuyên hơn khi bé mọc răng, nhằm cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho bé, việc này cũng góp phần làm bé bình tâm và bớt quấy khóc hơn khi đau.

Ngoài ra một số thực phẩm để lạnh vừa phải như chuối, cà rốt… cũng đem lại những hiệu quả trong việc làm dịu những con đau do sưng, viêm nướu khi bé mọc răng mà còn có tác dụng đánh lừa cảm giác bé vào cơn đau.

= Cha mẹ quan tâm tới Bé biếng ăn

3. Cho con tắm nước ấm

Cho bé ngâm mình trong bồn nước ấm, nhẹ nhàng massage cho bé và thả vào đó vài món đồ chơi dưới nước thú vị. Điều này giúp bé phần nào quên đi con đau.

4. Cho bé ngậm núm ti lạnh

Mẹ có thể cho bé ngậm núm ti giả được làm lạnh, việc ngậm núm ti lạnh có thể xoa dịu bớt sự khó chịu và những cơn đau mà bé đang chịu đựng.

5. Thực phẩm xay nhuyễn dành cho trẻ em

Các loại thực phẩm này xốp mềm, giúp trẻ ăn nhiều mà không phải nhai. Ngay cả các bé lớn hơn cũng có thể ăn loại thức ăn dạng này nếu nếu bé cảm thấy khó khăn khi nhai thức ăn khác. Cha mẹ có thể cho trẻ ăn loại thực phẩm xay nhuyễn ở dạng ấm hoặc lạnh đều được, tuy nhiên khi bé đang mọc răng bé sẽ dễ dàng tiếp nhận thực phẩm lạnh hơn.

6. Massage nướu

Cha mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ, dùng dụng cụ massage nướu chuyên dụng rồi nhẹ nhàng chà nhẹ lên phần nướu răng đang sưng của bé. Massage giúp bé có được cảm giác dịu êm và phân tán sự chú ý của bé vào cơn đau, đồng thời giúp tăng cường tình cảm mẹ con.

7. Phân tán sự chú ý

Giúp bé quên đi cơn đau khi mọc răng, mẹ có thể tạo phân tán sự chú ý của trẻ. Thu hút trẻ bằng những trò chơi thú vị, những lời âu iếm ngọt ngào với bé, cho bé nghe những loại nhạc êm dịu… cũng là cách giúp trẻ quên đi sự khó chịu của mình.

Các mẹ cũng nên lưu ý chỉ sử dụng thuốc giảm đau cho bé khi có chỉ định của bác sĩ tư vấn sức khỏe. Khi những chiếc răng đã xuất hiện, mẹ càng nên lưu ý đến việc giữ gìn vệ sinh răng miệng cho bé. Dùng gạc thấm nước ấm lau sạch răng sau khi bé ăn và trước khi đi ngủ. Khi bé mọc nhiều răng hơn, mẹ nên dùng bàn chải và một lượng nhỏ kem đánh răng dành cho trẻ em để chải sạch răng cho bé

Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Với Nỗi Lo Biến Chứng

Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường đều phải đối mặt với biến chứng mãn tính như: biến chứng tim mạch, biến chứng thần kinh, biến chứng thận và nhiều biến chứng khác. Ở những người mắc chứng bệnh tiểu đường khi gặp phải những biến chứng nguy hiểm, không chỉ để lại cho bản thân mà cả gia đình gánh nặng về chi phí điều trị và tinh thần.

Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Với Nỗi Lo Biến Chứng

Các biến chứng xảy ra với bệnh nhân đái tháo đường (minh họa)

Giai đoạn người bệnh đái tháo đường gặp biến chứng?

Trong quá trình phát triển của bệnh tiểu đường, người bệnh có thể gặp phải biến chứng cấp tính ở bất cứ giai đoạn nào trong quá trình. Những biến chứng mãn tính thường khó xác định được thời điểm bắt đầu gặp phải. Với người mắc đái tháo đường tuýp 1 thường có các triệu chứng rầm rộ hơn, nên có thể được phát hiện và điều trị sớm hơn, sẽ cho kết quả tốt hơn. Ở bệnh nhân mắc đái tháo đường tuýp 2, vì bệnh đái tháo đường tuýp 2 thường diễn biến âm thầm, nên đa phần người bệnh mắc phải biến chứng chỉ tình cờ phát hiện khi thăm khám hoặc biến chứng đã vào giai đoạn muộn, khi đó việc điều trị những biến chứng đó trở nên khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều. Nguy cơ biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 khó kiểm soát hơn bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1. Để phòng tránh và điều trị sớm biến chứng do bệnh tiểu đường, không thể tách rời mục tiêu kiểm soát đường huyết.

Dấu hiệu nhận biết các biến chứng mãn tính như thế nào?

Người bệnh gặp biến chứng mạch máu sẽ có các biểu hiện ở mắt như nhìn mờ, thì lực kém. Biến chứng ở thận với triệu chứng ban đầu là phù mắt cá chân, cẳng chân hay cẳng tay. Một số bệnh lý về tim mạch như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch và cao huyết áp ở người bệnh đái tháo đường đều có thể là những biến chứng. Còn riêng biến chứng thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường chiếm khoảng 50%, với các dấu hiệu ban đầu như: tê bì, châm chích, bỏng rát và đau bắt đầu ở đầu ngón và lan lên phía trên… Ngoài ra một số biến chứng khác cũng có thể được phát hiện như: nhiễm trùng dai dẳng ở nhiều cơ quan khác nhau trên cơ thể (như miệng, răng nướu, phổi, da, chân…). Các biến chứng này được giải thích là do hàm lượng đường trong máu cao dẫn đến làm tổn thương mạch máu, thần kinh, làm giảm khả năng miên dịch dẫn tới tăng nguy cơ nhiễm trùng ở bệnh nhân đái tháo đường.

=> Đột quỵ tai biến mạch máu não có thể bạn quan tâm

Bệnh nhân cần làm gì để phòng ngừa biến chứng xảy ra.

Do mạch máu bị tổn thương, dẫn đến sự nuôi dưỡng kém hiệu quả là nguyên nhân chính xảy ra biến chứng. Vì vậy bệnh nhân đái tháo đường cần phối hợp điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, giảm cân và có chế độ tập luyện đều đặn, cùng với sự kết hợp với các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường nhằm duy trì nồng độ đường huyết sát với ngưỡng bình thường, từ đó giảm tỉ lệ xảy ra biến chứng. Giải pháp hỗ trợ điều trị từ thực phẩm chức năng giúp ổn định đường huyết đang là xu hướng được nhiều bệnh nhân lựa chọn, vì độ an toàn và thích hợp với việc sử dụng lâu dài. Nhưng những sản phẩm này cần đáp ứng được đồng thời cả 2 yếu tố là bảo vệ mạch máu, tế bào và ổn định đường huyết thì mới mang lại hiệu quả thực sự cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

=> Bonidiabet đã được người dùng tin tưởng và chia sẻ

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016

Điều Trị Thiểu Năng Tuần Hoàn Não Hiệu Quả

Thiểu năng tuần hoàn não là một chứng bệnh thường gặp ở những người trên 50 tuổi. Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh. Bệnh thiểu năng tuần hoàn não diễn biến lâu ngày, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như đột quỵ nhồi máu não hệ sống nền rất nguy hiểm khi một động mạch bị huyết khối gây tắc hoàn toàn, người bị đột quỵ có thể tử vong do suy hô hấp, tuần hoàn vì thân não bị nhồi máu hoại tử cấp tính, phù não.

Điều Trị Thiểu Năng Tuần Hoàn Não Hiệu Quả

Nguyên nhân dẫn đến thiểu năng tuần hoàn não (minh họa)

Để có phương pháp chữa trị hiệu quả, chúng ta cần phải hiểu được các nguyên nhân gây thiểu năng tuần hoàn não như:

Một số nguyên nhân gây thiểu năng tuần hoàn não

-Lòng mạch máu bị hẹp cản trở vận chuyển máu, do xơ mỡ động mạch gây nên (nguyên nhân chính chiếm đến 80%).

-Lòng mạch máu bị hẹp do dị dạng bẩm sinh, u sùi, bóc tách thành mạch.

-Cục máu đông làm cản trở lưu thông máu trong động mạch

-Mạch máu bị chèn ép do thoái hóa, vôi hóa đốt sống cổ.

-Do các chèn ép từ bên ngoài lên thành động mạch làm cản trở lưu chuyển máu.

=> Bệnh tiểu đường những điều bạn muốn biết

Phương pháp điều trị thiểu năng tuần hoàn não

Để việc điều trị thiểu năng tuần hoàn não có hiệu quả, cần phải tìm ra nguyên nhân để điều trị tận gốc. Kết hợp với điều trị các triệu chứng khác. Khi huyết áp thường thấp hơn mức bình thường nên dùng thuốc nâng huyết áp, hoặc uống trà gừng, trà sâm vào buổi sáng hàng ngày.

Bệnh nhân cần được phát hiện và điều trị sớm: Do thiểu năng tuần hoàn não không biểu hiện, chỉ thoáng qua, nên dễ bị hiểu nhầm là suy nhược thần kinh, rối loạn tiền đình. Vậy nên, khi nghi ngờ mắc thiểu năng tuần hoàn não với biểu hiện như: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn…, cần được điều trị ngay; ngoài ra cần đi khám bệnh định kỳ. Điều trị ngay khi có cơn cấp thiểu năng tuần hoàn não: khi có xơ mỡ động mạch nặng sẽ dẫn đến tai biến mạch máu não. Giúp cải thiện tuần hoàn não, có thể cho bệnh nhân dùng thuốc hỗ trợ. Tuy nhiên để có được kết quả cao trong điều trị và an toàn, việc dùng thuốc cần được các bác sĩ chuyên khoa khám và kê đơn, người nhà bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc vì có những triệu chứng của bệnh giống nhau.

Với bệnh nhân này, thuốc có thể được chỉ định nhưng bệnh nhân khác, thuốc lại là chống chỉ định. Vậy nên, không thể chỉ dựa vào thông tin tác dụng cung cấp trên bao bì thuốc mà dùng ngay, điều này rất có hại và nguy hiểm cho bản thân. Khi được xác định mắc bệnh thiểu năng tuần hoàn não, bệnh nhân cần tuân thủ tư vấn của bác sĩ, nhất là chế độ ăn uống, tập luyên và dùng thuốc. Người nhà cần phải biết được tình trạng của bệnh nhân, nhất là các bệnh liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não để được giúp đỡ, giám sát và tạo điều kiện thuận lợi trong chế độ ăn, ngủ nghỉ, và dùng thuốc. Người bệnh không nên vừa đi nắng về đã tắm ngay, nên mặc ấm, ngủ nới gió lùa. Vào mỗi sáng mùa đông, khi tỉnh giấc cần tĩnh dưỡng trước khi ra khỏi chăn, tránh lạnh đột ngột, nhất là ở người cao tuổi bởi người cao tuổi khi bị thiểu năng tuần hoàn não có nhiều nguyên nhân gây nên nhưng có liên quan đến các bệnh tim mạch (huyết áp cao) mà khi lạnh đột ngột, mạch máu bị co lại làm cản trở máu lưu thông, dẫn đến thiếu máu cục bộ dễ gây ra tai biến mạch máu não.

Các biện pháp phòng ngừa thiểu năng tuần hoàn não

Để có thể phòng ngừa bệnh thiểu năng tuần hoàn não một cách hiệu quả và hợp lý nhất, bệnh nhân cần một chế độ ăn hợp lý hàng ngày như ăn nhiều rau, quả, cá nên ăn vài ba bữa mỗi tuần. Bệnh nhân hạn chế ăn nhiều thịt, thay mỡ động vật bằng dầu ăn thực vật. Hạn chế không dùng đồ uống có cồn như rượu bia, hạn chế hút thuốc lá hay thuốc lào. Chăm chỉ tập luyện thể thao đều đặng, giúp ngăn ngừa một số bệnh như huyết áp cao, xơ vữa động mạch, thừa cân béo phì, vì chúng là nguyên nhân giác tiếp làm xuất hiện bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

Phương Pháp Dân Gian Trị Chứng Khóc Dạ Đề Ở Trẻ

Khóc dạ đề rất hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, hàng đêm chứng kiến tiếng khóc của con mà không cách nào dỗ được, đã làm phiền lòng rất nhiều bậc cha mẹ, nó không chỉ trẻ mà cả cha mẹ cũng mệt mỏi. Chứng khóc dạ đề hay khóc đêm ở trẻ, không được coi là  bệnh lý trong y khoa hiện đại, mà chỉ được đề cập trong y học cổ truyền. Vì vậy, khi trẻ mắc chứng khóc đêm, theo kinh nghiệm dân gian đã sử dụng một số loại cây cỏ có sẵn quanh ta như gừng tươi, hành, lá vông nem, rau má, dấp cá,… để chữa chứng khóc đêm ở trẻ nhỏ.

Phương Pháp Dân Gian Trị Chứng Khóc Dạ Đề Ở Trẻ

Bé khóc đêm nỗi lo lắng của không chỉ cha mẹ trẻ (minh họa)

Khóc đêm theo đông y còn gọi là chứng “tiểu nhi dạ đề” trẻ khóc vào mỗi đêm, trẻ khó chịu, ngủ không yên giấc, trẻ hay giật mình, tỉnh giấc và khóc thét. Có những trường hợp trẻ quấy khóc về đem do trẻ bi đói, tã quần ướt do đái dầm, do bị muỗi hay con trùng đốt… chúng không thuộc phạm vi chứng khóc dạ đề ở trẻ nhỏ.

Một nguyên do khác khiến trẻ khóc dạ đề là do hàng ngày trẻ không được chăm sóc đầy đủ, việc ăn ngủ thất thường, trước khi ngủ trẻ bị kích động quá độ khiến thần kinh non trẻ bị căng thẳng và kích thích quá mạnh. Hoặc có thể do trẻ bị thiếu vi chất dẫn đến còi xương suy dinh dưỡng cũng khiến bé hay khóc về đêm.

=> Có thể mẹ quan tâm tới Bé biếng ăn

Dưới đây là một số biểu hiện khóc dạ đề ở trẻ nhỏ, mà từ đó trong dân gian có những bài thuốc hay giúp cha mẹ cải thiện được chứng khóc đem của trẻ.

Biểu hiện 1: Bé khóc đêm, tiếng khóc nhỏ, hay ưỡn người khi khóc, trán vỗ mồ hôi. Trẻ xanh xao, uể oải, mệt mỏi hay buồn ngủ, hơi thở lạnh, bụng đau và lạnh, chán ăn, đại tiện lỏng, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng trắng. Trẻ cần được làm ấm và tăng cường tiêu hóa với bài thuốc nhu:

-Bài thuốc 1: Sử dụng 5g gừng tươi, 15g đường. Gừng rửa sạch, bỏ vỏ, thái chỉ,hãm với nước sôi khoảng 5 phút, sau đó cho đường vào quấy đều, chia cho trẻ uống trong ngày và trước khi ngủ.

-Bài thuốc 2: Sử dụng 5-10 củ hành cả rễ, rửa sạch, thái ngắn, 25g gạo tẻ, 3 lát gừng tươi. Gạo vo sạch cho vào nồi nấu cháo, cháo chín cho hành và gừng vào đun sôi trở lại là được. Chia ra cho trẻ ăn trong ngày.

-Bài thuốc 3: Sử dụng 6g bạch truật (sao vàng), 8g đẳng sâm, 6g phục linh, 3g cam thảo. Tất cả đem sắc lấy nước, cho trẻ uống thay nước trong ngày.

Biểu hiện 2: Bé khóc đêm, tiếng khó to, mặt đỏ, môi đỏ hơi thở nóng, quáy khó không yên, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, lưỡi đỏ, lưỡi rêu vàng mỏng. Bé cần được làm mát và giải nhiệt.

-Bài thuốc 1: Sử dụng 6g lá vông tẻ (lá vông nem), 8g diếp cá, 12g rau má, 2 lát gừng tươi. Tất cả đem sắc lấy nước, cho trẻ uống thay nước trong ngày.

-Bài thuốc 2: Sử dụng 15g đăng tâm thảo (hay còn gọi cỏ bấc đèn), đem sắc lấy 2 nước, rồi khuấy đều 2 nước lại, chia ra 2 lần cho trẻ uống trong ngày. Cỏ bấc đèn mọc ở khắp nơi, hay gặp ở những nơi ẩm ướt. Khi thu hoạch cắt toàn cây, rạch dọc thân lấy riêng lõi phơi khô để dùng dần

-Bài thuốc 3: Sử dụng 5g lá tre, 25g gạo tẻ. Lá tre đem sắc lấy nước, dùng nước này và cho gạo vào nồi nấu cháo cho trẻ ăn trong ngày.

Biểu hiện 3: Trẻ khóc đêm, hay bất chợt tỉnh dậy và khóc thét trong đêm, hay khiếp sợ, tính tình nhút nhát, lưỡi hồng nhạt, rêu trắng mỏng. Trẻ cần được dưỡng tâm an thần.

-Bài thuốc 1: Sử dụng khoảng 20 hạt sen, hạt sen để cả tâm đem sắc lấy nước, chia thành 2 lần cho trẻ uống trong ngày, để trẻ dễ uống có thể pha thêm chút đường.

-Bài thuốc 2: Sử dụng 3-5g xác ve sầu (trong đông y xác ve sầu được gọi là thiền y, thiền thoái), ve sầu bỏ đầu bỏ chân đem sắc lấy nước cho trẻ uống thay nước trong ngày. Hoặc đem sấy khô, nghiền thành bộ mịn, bỏ vào lọ cất dùng dần.

=> Mẹ quan tâm tới tình trạng Bé hay ốm

Một số cách dùng thuốc đắp bên ngoài

-Dùng lá trầu không hơ ấm, ấp vào rốn bé, ôm và ấp bụng bé vào bụng mẹ hoặc cha, để hơi ấm truyền sang cho con, một lát sau trẻ sẽ đỡ khóc và ngủ yêu. Cách này có tác dụng đối với trẻ thuộc dạng tỳ vị hư hàn.

-Dùng 7-9 hạt bìm bìm, giã nát trộn với nước ấm thành bột nhão. Trước khi trẻ ngủ, lấy bột đắp lên rốn và cố định lại. Cách này thích hợp với tất cả trẻ khóc dạ đề.

-Dùng những con tằm bị chết cứng tự nhiên, cong queo, màu trắng hơi lốm đốm, đem sấy khô bỏ lọ cất dùng dần. Loại tằm này dân gian gọi là tằm vôi, đông y gọi là cương tàm, cương trùng… Khi bé mắc chứng khóc đêm, trước khi ngủ lấy mấy con tằm giã nát hòa rượu, đem đắp vào 2 gan bàn chân trẻ và cố định lại. Thích hợp vợi tất cả dạng khóc dạ đề ở trẻ nhỏ.

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

Hiệu Quả Chữa Bệnh Tiểu Đường Từ Hạt Vải Bạn Chưa Biết

Chưa trị bệnh tiểu đường ngoài cách theo tây y, thì trong đông y cũng có rất nhiều bài thuốc hay chưa trị bệnh tiểu đường cho hiệu quả cao, được điều chế từ các nguyên liệu thiên nhiên. Trong đó, hạt vải cũng là một vị thuốc quý rất tốt cho việc chữa trị bệnh tiểu đường mà ta chưa biết đến. Hạt vải được biết đến là vị thuốc dùng từ lâu đời và các nghiên cứu hiện đại ngày nay, cũng chứng minh hạt vải có tác dụng chữa bệnh đái đường. Dưới đây là một vài thông thin về công dụng của hạt vải.

Hiệu Quả Chữa Bệnh Tiểu Đường Từ Hạt Vải Bạn Chưa Biết
Tác dụng chữa bệnh tiểu đường từ hạt vải mà bạn chưa biêt (minh họa)

Công dụng chữa bệnh của hạt vải

Từ xa xưa, trong đông y đã biết đến hạt vải là vị thuốc được dùng phổ biến chữa trị nhiều căn bệnh mang lại hiệu quả cao. Tên gọi vị thuốc của hạt vải là Lệ chi hạch, nó được xếp vào loại thuốc “lý khí” tức là dùng chữa trị các loại bệnh liên quan chức năng của khí.

Lệ chi hạch theo đông y, nó có vị ngọt chát, tính ôn (ấm) và không độc. Vị thuốc được đi vào 3 kinh can, vị và thận. Lệ chi hạch chủ yếu chữa trị âm nang sung sưng đau chân, tinh hoàn sưng đau, đau dạ dày thể can vị bất hòa, thông kinh và sản hậu đau bụng do can uất khí trệ, huyết ứ. Ngoài ra trong giân dan hạt vải dùng làm thuốc chữa tiêu chảy cho trẻ em hiệu quả.

Công dụng chữa bệnh tiểu đường của hạt vải

Vị thuốc từ hạt vải với nhiều công dụng chữa bệnh, trong đó công dụng chữa bệnh tiểu đường từ hạt vải được đánh giá cao. Theo các nghiên cứu khoa học hiện đại, cho thấy kết quả nghiên cứu và thử nghiệm công dụng chữa bệnh tiểu đường từ hạt quả vải trên động vật rất khả quan. Vị thuốc từ hạt vải có tác dụng cải thiện quá trình chuyển hóa đường, vậy nên có tác dụng phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường, và phòng ngừa các biến chứng thận ở người mắc bệnh đái đường.

Theo nhiều kết luận, chứng minh khoa học cho thấy hạt vải có tác dụng chữa bệnh tiểu đường rất tốt, mà không gây tác dụng phụ nào. Do vậy, bệnh nhân hoàn toàn yên tâm sử dụng loại hạt này làm thuốc chữa bệnh cho mình.

=> Bạn muốn biết công hiệu của Bonidiabet ?

Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường từ hạt quả vải

Sau đây là một số bài thuốc sử dụng hạt quả vải để chữa trị bệnh tiểu đường hiệu quả, mà người bệnh đái đường có thể áp dụng theo.

-Hạt vải phơi khô, thái lát nhỏ, sắc lấy nước, tiếp tục đun nhỏ lửa cho đến khi cận dần và cô lại thành cao.  Lấy lượng cao này, viên thành hoàn thuốc lượng 0,3g mỗi viên dùng uống. Sử dụng 3 lần trên ngày, mỗi lần 4-6 viên, sử dụng liên tiếp trong 3 tháng.

-Hạt vải đem sấy khô, tán mạn mịn và bảo vệ trong hũ kín để dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 10g, uống liên tục trong 3 tháng.

Để có tác dụng tốt với các bài thuốc này, bệnh nhân đái tháo đường cần kiên trì áp dụng, tham khảo ý kiến bác sĩ và thường xuyên kiểm tra khám bệnh định kỳ để có sự điều chỉnh phù hợp. Trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân cũng cần phải kết hợp với chế độ ăn uông, sinh hoạt hợp lý khoa học thúc đẩy hiệu quả điều trị bệnh nhanh tróng.