Hiển thị các bài đăng có nhãn tăng huyết áp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tăng huyết áp. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

Ngăn Ngừa Biến Chứng Nguy Hiểm Do Bệnh Tiểu Đường

Đái tháo đường là một bệnh lý rất nguy hiểm, được coi là chứng bệnh mạn tính, bệnh không dễ dàng chữa trị, không chưa khỏi được hoàn toàn mà người bệnh phải học cách chung sống hòa bình với nó và bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Đái tháo đường thường phát triển thầm lặng nhưng tỉ lệ tử vong cao. Cuộc sống ngày càng hiện đại thì nỗi lo mắc bệnh tiểu đường ngày càng nhiều.

Ngăn Ngừa Biến Chứng Nguy Hiểm Do Bệnh Tiểu Đường

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường (minh họa)

Người mắc bệnh tiểu đường nếu không được chăm sóc tốt, bệnh lâu ngày thường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường thường xuất hiện từ 15-20 năm sau khi có dấu hiệu đường huyết cao rõ rệt. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bệnh nhân không có biến chứng nào xuất hiện hoặc bệnh nhân xuất hiện biến chứng sớm hơn. Vậy tất cả những biến chứng của bệnh tiểu đường là gì?

Những biến chứng của bệnh tiểu đường

Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường

- Bệnh nhân hôn mê do đường huyết tăng.

- Bệnh nhân hôn mê do nhiễm toan ceton.

- Bệnh nhân hôn me do áp lực thẩm thấu tăng.

- Bệnh nhân bị hạ đường huyết và hôn me do hạ đường huyết.

Biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường

- Các biến chứng về tim mạch.


+ Bệnh nhân xuất hiện những cơn đau thắt ngực.

+ Bệnh nhân dễ mắc phải những cơn nhồi máu cơ tim.

- Bệnh lí võng mạc.

- Nhiễm khuẩn da và niêm mạc.

- Bệnh lí thần kinh.

- Bệnh lí về thận: Khi hàm lượng đường trong máu luôn tăng cao sẽ khiến suy giảm các chức năng quan trọng của thận như lọc, bài tiết của thận và trường hợp nặng hơn nữa có thể dẫn đến suy thận không phục hồi.

- Bệnh lí bàn chân.

Ngăn ngừa biến chứng cho người bệnh tiểu đường

- Luôn luôn nhắc nhở bệnh nhân tuân thủ thực hiện đúng những lời khuyên từ bác sĩ, luôn uống thuốc đầy đủ và đúng giờ.

- Thực hiện và áp dụng chế độ dinh dưỡng hơp lý, giảm tối đa muối, giảm đường bột, giảm chất béo, tăng cường thực phẩm giàu đạm, tăng cường ăn rau xanh và hoa quả tươi nhưng hạn chế các loại quả có nhiều đường

- Luôn thực hiện đo và kiểm soát đường huyết hàng ngày.

- Cơ thể bệnh nhân cần được vệ sinh sạch sẽ, kiểm tra thân thể tránh để xảy ra các vết trầy xước, cần kiểm tra chân hàng ngày để sớm phát hiện các biến chứng xảy ra, người bệnh không nên đi chân trần, đi giày quá chặt hay giày cao gót, giày mũi nhọn nhằm tránh tổn thương da. Nếu phát hiện có vết thương ở chân và trên da, có sự phồng rộp, phù nề, đỏ da… cần đi khám ngay để sớm phát hiện các biến chứng có thể xảy ra

Hiểu và nắm bắt được tình trạng bệnh tình, giúp chúng ta ngăn ngừa và làm chậm sự phát triển của bệnh tiểu đường, cũng như những biến chứng nguy hiểm do tiểu đường gây ra.

=> Bonidiabet là TPCN giúp bệnh nhân ổn định đường huyết

[MEDIA=youtube]oMx3MXXPx1k[/MEDIA]
Cô Minh chia sẻ Bonidiabet giúp cô ổn định đường huyết

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

Nguyên Nhân Và Các Yếu Tố Tăng Nguy Cơ Tai Biến Mạch Máu Não

Đột quỵ não hay tai biến mạch máu não đều là bệnh lý về mạch máu não bao gồm: Nhồi máu não do tắc mạch máu gây thiếu máu não dẫn đến tai biến mạch máu não; Xuất huyết não do vỡ mạch máu não gây chảy máu trong hộp sọ dẫn tới tai biến mạch máu não.

Nguyên Nhân Và Các Yếu Tố Tăng Nguy Cơ Tai Biến Mạch Máu Não

Tắc vỡ mạch máu não gây tai biến mạch máu não (minh họa)

Nguyên nhân gây tai biến mạch máu não

1. Nguyên nhân do nhồi máu não

a. Nhồi máu não do cục máu đông

Cục máu đông gây tắc mạch máu tuần hoàn não, chặn dòng chảy cung cấp máu cho não, gây thiếu máu não cục bộ. Dẫn đến tế bào não bị chết do không được máu nuôi dưỡng.

Nguyên nhân hình thành cục máu đông: hình thành từ tim do rung nhĩ, nhồi máu cơ tim, bệnh cơ tim giãn, van lá tim, van nhân tạo,… Cục máu đông hình thành từ động mạch do bong vỡ mảng xơ vữa động mạch, bắt nguồn từ động mạch chủ hay động mạch cảnh. Triệu chứng lâm sáng thường đột ngột, có thể phát hiện các ổ nhồi máu não mới, cũ, rải rác các mảng xơ vữa động mạch bằng máy chụp cắt lớp.

b. Nhồi máu do nghẽn mạch

Nghẽn mạch là hiện tượng mạch máu co thắt gây hẹp hoặc tắc dòng tuần hoàn, có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào cả ở mạch máu lớn, vừa và nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu do xơ vữa động mạch cảnh, mạch não. Mảng xơ vữa có thể gây tắc tại chỗ hoặc làm nứt động mạch, bong vỡ mảng xơ vữa, tổn thương nội mạc, kích thích quá trình đông máu, hình thành cục máu đông dẫn đến gây tắc mạch máu. Ngoài ra có thể tắc do nguyên nhân khác như bệnh lý tăng động, phình động mạch, tăng xinh cơ động mạch.

c. Nhồi máu não do các nguyên nhân khác

- Thuốc tránh thai: làm nguy cơ tăng 10 lần bình thường.

- Bóc tách động mạch não: chiếm tỉ lệ 5% chủ yếu gặp ở người trẻ từ 25-45 tuổi.

- Loạn sản xơ cơ thành mạch

- Viêm động mạch: do viêm động mạch ở người nghiện ma túy hoặc viêm động mạch do các bệnh nhiễm trùng ...

- Các bệnh máu: đa hồng cầu, rối loạn đông máu...

2. Xuất huyết não

Tăng huyết áp: chiếm đến hơn 70% nguyên nhân xuất huyết não, đặc biệt là người già.

- Dị dạng mạch não: Vỡ túi phồng động mạch thường hay gây xuất huyết dưới nhện, nguyên nhân này có 20% kèm xuất huyết trong não; U mạch máu kiểu thông động tĩnh mạch cũng thường hay gây xuất huyết dưới nhện, nguyên nhân này có 50% kèm xuất huyết trong não.

- Rối loạn đông máu: do dùng thuốc chống đông, giảm tiểu cầu, xơ gan…

- Do mạch máu não nhiễm tinh bột: thường hay gặp ở người lớn tuổi, gây chảy máu ở vỏ não, khoang dưới nhện, xuất huyết có thể xảy ra nhiều nơi và hay tái phát.

- Do u não, viêm mạch máu…

Các yếu tố gia tăng nguy cơ tai biến mạch máu não

- Cao huyết áp: làm nguy cơ tai biến mạch máu não tăng lên 5 lần.

- Thiếu máu não thoáng qua: làm tăng nguy cơ mắc tai biến mạch máu não gấp 2 lần.

- Hút thuốc: làm tăng nguy cơ so với tuổi là 1,5 lần.

- Rối loạn lipid máu: làm tăng nguy cơ từ 1,3-2,9 lần.

- Các bệnh về tim mạch: tăng nguy cơ tai biến gấp 2 lần.

Đái tháo đường: nguy cơ mắc tai biến mạch máu não, tăng 1,5- 2 lần

- Rượu

- Thuốc tránh thai

- Vữa xơ động mạch

- Một số các yếu tố khác: đa hồng cầu, béo phì, tiền sử gia đình... đều có nguy cơ mắc tai biến mạch máu não tăng

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2016

Người Bị Tai Biến Mạch Máu Não Nên Ăn Và Kiêng Ăn Gì?

Hiện tại chế độ ăn uống của bạn như thế nào? Chế độ ăn uống này có đảm bảo cho sức khỏe không? Với người có chế độ ăn uống hợp lý, nó không những có lợi cho sức khỏe mà còn tránh được những tác nhân gây bệnh, ngoài gia còn giảm bớt sự phát triển của bệnh tật cũng như giúp các chức năng trong cơ thể phục hồi tốt hơn. Vì vậy, chế độ ăn uống được chỉ định như một biện pháp chữa trị bệnh tật, trong đó không ngoại lệ với người bệnh tai biến mạch máu não, vậy người bị tai biến mạch máu não nên an gì, không nên ăn gì? Để có thể phục hồi nhanh nhất và cũng tránh những biến chứng xảy ra.

Người Bị Tai Biến Mạch Máu Não Nên Ăn Và Kiêng Ăn Gì?

Thực phẩm tốt cho người tai biến mạch máu não (minh họa)

1. Bệnh tai biến mạch máu não ăn gì?

Hiện nay ăn uống được xem như một phương pháp trong việc điều trị bệnh tât, bởi sở dĩ nguyên nhân gây bệnh cũng xuất phát từ ăn uống mà sinh ra. Vậy nên việc điều trị bệnh cần được kết hợp giữa ăn uống và các phương pháp khác mới có hiệu quả thực sự. Như chúng ta đã biết, bệnh tai biến mạch máu não là căn bệnh nguy hiểm và để lại nhiều di chứng nặng nề, vì thế vấn đề ăn uống  cần được đặc biệt chú ý để ngăn ngừa những tác nhân gây bệnh.

Người bệnh tai biến mạch máu não cần được đảm bảo dưỡng chất đầy đủ cũng như cân đối, với một chế độ ăn phù hợp. Để người bệnh dễ ăn, dễ tiêu và dễ hấp thụ thì các thức ăn nên chế biện để dạng mềm và được chia thành nhiều bữa trong ngày. Các loại thực phẩm tốt cho người mắc tai biến mạch máu não bao gồm:

Chất đạm: chất đạm quan trọng nhưng cần sử dụng ở mức vừa phải, cần tránh những thực phẩm có nhiều cholesterol, nê tăng cường sử dụng các chất đạm từ thực vật hoặc từ động vật (như sữa, cá, thịt nạc…)

Các vitamin và khoáng chất: Vitamin và khoáng chất có nhiều trong các loại quả cũng như rau xanh. Cung cấp thực phẩm giàu các chất này trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp giảm huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ; đặc biệt khoáng chất Kali có nhiều trong các loại rau quả nhất là quả chuối. Vậy nên, người bị tai biến mạch máu não ăn chuối rất tốt.

Chất béo: cần hạn chế sử dụng các chất béo từ động vật, thay vào đó nên bổ sung các chất béo từ thực vật, trong dầu thực vật có các axit béo giúp làm giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể, ngăn ngừa và hạn chế hiện tượng xơ vữa động mạch cũng như giảm nguy cơ xảy ra đột quỵ.

=> Bạn quan tâm tới Thiểu năng tuần hoàn não

Người Bị Tai Biến Mạch Máu Não Nên Ăn Và Kiêng Ăn Gì 1?

Nhóm thực phẩm nên kiêng với người tai biến mạch máu não (minh họa)

2. Bệnh tai biến mạch máu não kiêng ăn gì?

Với chệ độ ăn uống cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho người bệnh, thì trong chế độ ăn uống cũng cần tránh một số thực phẩm làm tăng nguy cơ gây bệnh. Người mắc tai biến mạch máu não cần kiêng ăn một số loại thực phẩm bao gồm:

Hạn chế sử dụng muối: muối là một gia vị được sử dụng phổ biến trong chế biến thức ăn, nên khi sử dụng muối cho người bệnh cần phải cẩn thận vì muối hấp thu nước trong máu gây nên tình trạng tăng huyết áp. Vì vậy, nên không sử dụng muối hoặc chỉ một lượng rất nhỏ khi chế biến thức ăn.

Chất kích thích và chất béo động vật: nên hạn chế hoặc từ bỏ các loại đồ ăn thức uống chứa nhiều chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc là, thực phẩm cay nóng... chúng là những chất làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, và ảnh hưởng rất lớn tới quá trình điều trị. Vì vậy để có được kết quả điều trị tốt, nên từ bỏ hoặc hạn chế tối đa các chất này.

Tuy nhiên, chế độ ăn uống hợp lý hay không cũng cần phải tùy vào thể trạng và tình trạng của người bệnh. Với người bệnh bị hạn chế hoạt động thì lượng thức ăn cung cấp nên ít hơn người bệnh vẫn có thể hoạt động được. Ngoài việc duy trì chế độ ăn lành mạnh, những hoạt động nhẹ nhàng cũng như chế độ nghỉ ngơi hớp lý sẽ giúp phòng tránh những tác nhân gây bệnh và sự phát triển của bệnh tai biến mạch máu não.

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016

Cao Huyết Áp Và Những Hiểu Biết Sai Lầm

Cao huyết áp hay tăng huyết áp là một trong các nguyên nhân của các bệnh ở động mạch vành, tim, xơ cứng động mạch thận. Biểu hiện cao huyết áp ở từng người là khác nhau và không dõ. Vậy làm sao để nhận biết đúng về cao huyết áp?

thường xuyên đo hyết áp đê nắm được tình trạng
Thường xuyên đo huyết áp để biết diễn biến của bệnh (minh họa)

Cao huyết áp là tình trạng huyết áp vượt cao hơn mức tối đa và hơn mức tối thiểu (140mmHg/90mmHg). Tăng huyết áp có thể là tăng một trong hai chỉ số này, hoặc cả hai. Trường hợp nguy hiểm, dễ gây tai biến nhất là khi huyết áp tối thiểu tăng cao. Bệnh có  biểu hiện lâm sàng rất phức tạp, tùy theo thể trạng của từng người. Cao huyết áp nhẹ bệnh nhân gặp phải các triệu chứng như đau đầu,mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt, tai ù... Cao huyết áp nặng bệnh dễ gặp phải những cơn đau vùng tim, đầu đau dữ dội, giảm sút thị lực; người bệnh thở gấp, mặt đỏ bừng hoặc tái xanh, thậm chí có thể nôn hoặc buồn nôn, hốt hoảng...

Một sô hiểu biết sai lầm về bệnh cao huyết áp như:

1.Tăng huyết áp là hiện tượng bình thường với tuổi tác

Huyết áp sẽ tăng theo độ tuổi tỷ lệ thuận với nhau; Người cao tuổi bước vào giai đoạn lão hóa, huyết áp tối đa tăng cao rõ nhất. Đây không phải là một hiện tượng sinh lý bình thường, mà nó rất có hại cho sức khỏe. Người bị cao huyết áp mức trên có nguy cơ mắc các tai biến cao hơn nhiều lần so với người có chỉ số bình thường. Vì vậy cần có phương pháp điều trị hiệu quả, để phòng ngừa được các bệnh về tim mạch, máu não…

2.Khi căng thẳng thần kinh chỉ cần uống thuốc hạ áp?

Một số người già cho rằng khi tinh thần bị kích thích hay căng thẳng thần kinh mới bị tăng huyết áp. Vị vậy, khi cảm thấy khó chịu, căng thẳng thần kinh họ mới chỉ uống thuốc. Tuy nhiên, tăng huyết áp không chỉ do căng thẳng thần kinh, hay tinh thần bị kích thích vì có nhiều người có điều kiện sống thư thái nhẹ nhàng vẫn bị huyêt áp cao. Vì vậy, việc dùng thuốc không đúng cách có thể dẫn đến nhiều tai biến nguy hiểm.

3.Tự ý đánh giá tình trạng bệnh nặng, nhẹ qua cảm giác?

Nhiều người mức độ bệnh không đồng nhất với triệu chứng của tăng huyết áp. Có nhiều trường hợp huyết áp không cao nhưng triệu chứng lại rất rõ ràng. Tuy nhiên, có những người huyết áp rất cao nhưng triệu chứng lâm sàng nghèo nàn và không rõ ràng nên chủ quan không uống thuốc, dẫn đến nhiều chứng bệnh cùng phát sinh như tim phì đại, nhồi máu cơ tim...

Vì vậy, cần kiểm tra sức khỏe định kỳ, bao gồm cả đo huyết áp để phát hiện bệnh. Đo huyết áp thường xuyên để nắm được diễn biến của bệnh tăng huyết áp, với những người đã có chẩn đoán tăng huyết áp.

4.Chỉ cần thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt là đủ?

Khi bác sĩ thường khuyên rằng bên cạnh việc uống thuốc hạ huyết áp hằng ngày, bệnh nhân cần chú ý thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt như giảm béo, năng tập thể dục thể thao, ăn giảm muối. Nhưng một số người lại hiểu nhầm rằng, họ không cần uống thuốc mà chỉ cần chọn lấy một trong những cách trên là có thể cải thiện bệnh. Thực ra phần lớn các biện pháp này chỉ có vai trò bổ trợ, chứ không thể thay thế thuốc. Nếu không dùng thuốc mà bác sĩ đã chỉ định, bạn có thể gặp nguy hiểm.

5.Nên ngừng thuốc khi thấy bệnh giảm?

Rất nhiều bệnh nhân sau khi điều trị thấy huyết áp trở lại mức bình thường đã tự ý ngừng thuốc vì cho rằng mình đã hoàn toàn khỏe mạnh trở lại. Trên thực tế, số người bị tăng huyết áp điều trị khỏi rất hiếm, vì vậy cần phải cảnh giác, liên tục kiểm tra điều chỉnh nhằm phòng chống những biến chứng. Phần lớn bệnh nhân phải uống thuốc suốt đời.

Không phải người có huyết áp 150 mmHg thì sẽ an toàn hơn người có huyết áp 200 mmHg. Sự an toàn tính mạng chủ yếu là do ý thức bảo vệ sức khỏe. Người huyết áp cao 200 mmHg mà biết cách chú ý giữ gìn, uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, sống điều độ thì sẽ giúp huyết áp ổn định lại. Ngược lại, người huyết áp vốn chỉ ở mức 150 mmHg mà không chịu giữ gìn, ăn uống vô tội vạ, không tập luyện thường xuyên thì rất dễ tiến triển thành bệnh nặng.


Xem thêm về Cao Huyết Áp tại đây: http://botania.com.vn/tin-tuc/cao-huyet-ap-can-benh-cua-thoi-dai.html

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2016

Cải Thiện Tình Trạng Mất Ngủ Ở Bệnh Nhân Cao Huyết Áp

Người cao tuổi ngủ không đủ giấc, cũng có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tăng nguy cơ bệnh tim mạch, thừa cân béo phì, tiểu đường, ung thư vú ở phụ nữ, nhất là bệnh nhân cao huyết áp. Một vài gợi ý giúp ngăn ngừa chứng rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân cao huyết áp.

cao huyết áp ở người cao tuồi
Người bệnh tăng huyết áp cần theo dõi huyết áp thường xuyên (minh họa).

Bệnh nhân tăng huyết áp ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định, người bệnh dễ bị chứng khó ngủ, mất ngủ. Các yếu tổ ảnh hưởng tới giấc ngủ như ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ và các yếu tố khác, giấc ngủ bị rối loạn không ngon giấc có thể là tình trạng bệnh cao huyết áp trở nên nghiêm trọng hơn. Để có được giấc ngủ ngon, người mắc bệnh cao huyết áp phải chuẩn bị phòng ngủ thật yên tĩnh, vào buổi tối không để hắt ánh đèn vào, buông rèm cửa sổ vào buổi trưa. Phòng ngủ cần sạch sẽ, mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Nếu có tiếng ồn do xe cộ hoặc âm thanh xung quanh nên sử dụng nút tai để tránh tiếng ồn bên ngoài.

Người bệnh mất ngủ, cần đi ngủ theo lịch cố định bằng cách ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày, kể cả cuối tuân hay khi đang mệt mỏi. Việc này giúp cơ thể quen dần với chu kỳ giấc ngủ thường xuyên.

Không chỉ riêng bệnh nhân cao huyết áp, mà cả những người mắc chứng mất ngủ nói chung nên hạn chế ngủ trưa quá nhiều, nhằm tránh ảnh hưởng tới giấc ngủ chính vào buổi tối. Giấc ngủ nên trong khoảng 30 phút. Tránh tập luyện mạnh, tranh luân lớn, xem tivi hay máy tính.. trước khi đi ngủ, các hoạt động này làm căng thẳng và kích thích đến não gây ảnh hưởng giấc ngủ. Thay vào đó, bệnh nhân cao huyết áp nên tập đọc sách, nghe nhạc nhẹ, hoạt động nhẹ nhàng… Tránh sử dụng các loại chất kích thích như rượu, bia, café và thuốc lá… các loại chất này gây ảnh hưởng tới giấc ngủ.

Nếu tình trạng mất ngủ, khó ngủ nhiều, người bệnh cần sử dụng một cuốn nhật ký để xác định thói quen gây mất ngủ. Một số thói quen ăn xấu mà có thể bỏ qua chúng như là một nguyên nhân có thể gây mất ngủ. Nhiều khi thói quen hàng ngày ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ. Có thể chúng ta chưa bao giờ để ý đến việc xem ti vi khuya và tình trạng khó ngủ. Tạo một cuốn nhật ký giấc ngủ là một cách hữu ích để xác định những thói quen và hành vi góp phần gây ra triệu chứng mất ngủ của người bệnh.

Ghi lại chi tiết hàng ngày về những thói quen vào ban ngày, thói quen ngủ và các triệu chứng mất ngủ để giúp bác sĩ điều trị bệnh và khắc phục tình trạng mất ngủ.

Thứ Hai, 9 tháng 5, 2016

CHỮA BỆNH CAO HUYẾT ÁP BẰNG THẢO DƯỢC

Xu hướng gia tăng bệnh cao huyết áp ngày càng cao, đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao trên thế giới. Trong y học cổ truyền có rất nhiều loại thảo dược, cây thuốc quý có tác dụng chữa trị làm giảm  huyết áp ở bệnh nhân cao huyết áp. Nội dung bài viết này, giới thiệu đến các bạn một số loại thảo dược có tác dụng hạ huyết áp.

1. Hoa hòe

Hoa Hòe có tác dụng tốt với người cao huyết áp
Hoa hòe có tác dụng giảm huyết áp rất tôt (minh họa)

Cách dùng: 12g hoa hòe, 6g quyết minh tử, 2g cam thảo nam, dùng sắc uống ngày một thang.

Công dụng của Hoa hòe

Hoa hòe trong Đông y gọi là hòe mễ, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, được dùng làm thuốc. Vậy nên ta mới phải thu hái hoa hòe khi còn ở dạng nụ, hoa hòe khi được thu hái tuốt lấy nụ hoa, đem sao.

Y học đã chứng minh được tác dụng sinh học của hoa hòe: hoạt chất Rutin trong hoa hòe có tác dụng làm bền vững và giảm tính thấm của mao mạch, chống co thắt và giảm trương lực cơ trơn… Trong thực tế, hoa hòe được dùng để dự phòng tai biến của bệnh xơ vữa động mạch, chưa bệnh cao huyết áp, ngoài ra hoa hòe còn có tác dụng trong trường hợp phụ nữ bị băng huyết, ho ra máu, chảy máu cam, làm vết thương chóng liền sẹo…

2. Hoa cúc vàng

Hoa cúc có tác dụng tốt với người cao huyết áp
Hoa cúc có tác dụng tốt với người cao huyết áp (minh họa)

Cách dùng: 12g hoa cúc, 12g quyết minh tử sao thơm, 6g lá dâu, 6g hòe hoa, 2g cam thảo nam, dùng sắc uống ngày một thang, chia uống nhiều lần trong ngày.

Công dụng Hoa cúc vàng

-Trong y học cổ truyền: Hoa cúc vị đắn,ngọt, tính hơi hàn. Tác dụng thanh nhiệt, mát gan, giải độc, sáng mắt.

-Theo y học hiện đại: Dịch triết cồn hoa cúc vàng có tác dụng làm hạ huyết áp kéo dài thông qua tác dụng giãn mạch ngoại vi. Trong thực tiễn lâm sàng, hoa cúc vàng là loại hoa giúp chữa bệnh cao huyết áp bằng thảo dược bằng cách làm giảm nhẹ các triệu chứng như đau đầu, mất ngủ, choáng váng. Ngoài ra còn được sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh cảm lạnh, viêm não, cảm cúm…

3. Ích mẫu

Cách dùng: 12g Ích mẫu thảo, 12g lá dâu, 12g cam thảo nam, dùng sắc uống ngày một thang.

Công dụng Ích mẫu

Ích mẫu được dùng cả thân lá và quả. Thường được dùng để chữa các bệnh phụ nữ, ngoài ra còn dùng để chưa cao huyết áp, mạch vành, rối loạn thần kinh…

Tác dụng sinh học của ích mẫu trên tim mạch đã được các nhà khoa học chứng minh. Cao lỏng ích mẫu có tác dụng làm hạ huyết áp thông qua cơ chế làm giảm tác dụng co mạch của adrenalin… Ngoài ra, ích mẫu còn có tác dụng tốt đối với cơ tim có bệnh. Tác dụng an thần của ích mẫu đã được ghi nhận sẽ chữa bệnh cao huyết áp bằng thảo dược.

4. Cây xú ngô đồng

Cách dùng: 12g Lá xú ngô đồng, 12g cúc hoa, 6g hoa hòe, 2g cam thảo nam, dùng sắc uống ngày một thang.

-Xích đồng nam còn được gọi: bấn hoa đỏ, mò đỏ, xú ngô đồng

-Bạch đồng nữ còn được gọi: bấn trắng, mò trắng, vậy trắng.

Lá của hai cây này được dùng để làm thuốc, dưới dạng chè thuốc. Theo các nhà khoa học, lá xú ngô đồng có tác dụng hạ huyết áp. Các thí nghiệm trên động vật cho thấy huyết áp hạ rõ rệt.

Lá xú ngô đồng trong lâm sàng được sử dụng để chữa bệnh cao huyết áp bằng thảo. Liều dùng hàng ngày 9-16g, chia 3-4 lần uống. Chè lá còn có tác dụng an thần, giảm đau và chống viêm.

5. Đỗ trọng

Cách dùng: 100g đỗ trọng, 12g nhân sâm dùng ngâm với 1 lít rượu trắng. Mỗi lần dùng 5ml, ngày 2-3 lần. Hay 5-12g đỗ trọng dùng sắc uống ngày một thang. Hoặc 5-12g đỗ trọng, 12g cúc hoa, 6g hoa hòe dùng sắc uống ngày một thang.

Công dụng cây đỗ trọng

Là vỏ của cây đỗ trọng, chưa thấy mọc hoang ở nước ta. Vị thuốc này ta vẫn còn phải nhập. Trong đỗ trọng, có các alkaloid, D.glucosid, resin, acid hữu cơ, albumin, tinh dầu, chất béo…

Tác dụng sinh học của đỗ trọng trên tim mạch đã được chứng minh là tác dụng hạ huyết áp do ức chế trong tâm vận mạch ở hành tủy. Ngoài ra còn có tác dụng làm mạnh sự co bóp cơ tim, lợi tiểu… Liên Xô (cũ) đã chính thức công nhận đỗ trọng được dùng để chữa bệnh cao huyết áp bằng thảo dược, được dùng dưới dạng cao lỏng, thuốc sắc hoặc ngâm rượu.

Cần chú ý: liều thấp có tác dụng giãn mạch, liều cao lại gây co mạch.

Đỗ trọng có thể dùng để điều trị tăng huyết áp có biến chứng suy tim. Ngoài ra còn có thể chữa các bệnh đau lưng, ra mồ hôi trộm, phụ nữ hay sẩy thai, trẻ em bị co giật.


Xem thêm bệnh Cao huyết áp tại đây : http://botania.com.vn/tin-tuc/cao-huyet-ap-can-benh-cua-thoi-dai.html

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

CAO HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI TRẺ TUỔI

Cao huyết áp ở người trẻ hiện nay là dạng bệnh lý rất phổ biến, tỉ lệ người trẻ mắc bệnh khác cao. Người trẻ bị cao huyết áp sẽ có nhiều tác động xấu đến sức khỏe và hiệu quả công việc.

cao huyết áp ở người trẻ tuổi
cao huyết áp ở người trẻ tuổi (minh họa)

Tăng huyết áp ở người trẻ không có triệu chứng điển hình

Người trẻ mắc cao huyết áp thường không có triệu chứng điển hình như đau nhức đầu, chóng mặt… chỉ tình cờ phát hiện khi khám sức khỏe định kì, hay thăm khám bệnh lý khác.

Cao huyết áp ở người trẻ thường bị tăng chỉ số huyết áp dưới, trong khi cao huyết áp ở người cao tuổi thường là tăng chỉ số huyết áp trên. Người trẻ tuổi mắc bệnh tăng huyết áp có thể gặp những dấu hiệu không điển hình như khó kiềm chế cảm xúc, dễ nóng giận, dễ mất tập trung, dễ ảnh hưởng đến công việc, giao tiếp…

Tăng huyết áp ở người trẻ không chỉ gây các biến chứng trên tim mạch, tai biến mạch máu não… mà còn bị rối loạn chức năng sinh lý cao gấp 2,5 lần người không bị tăng huyết áp. Tỉ lệ này còn cao hơn khi người trẻ bị tăng huyết áp kèm theo các bệnh khác như đái tháo đường, bệnh lý thận mạn… Ngoài ra, người bệnh cũng dễ bị rối loạn cảm xúc theo chiều hướng dễ nóng giận, mất kiềm chế, mất khả năng kiểm soát bản thân…

Điều trị cao huyết áp ở người trẻ thường mắc phải các yếu tố cản trở xuất phát từ tâm lý không chấp nhận mình bị tăng huyết áp vì cảm thấy cơ thể khỏe mạnh bình thường, tâm lý che giấu bệnh vì sợ ảnh hưởng việc thăng tiến trong công việc.

Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tăng huyết áp ở người trẻ

Người cao tuổi mắc cao huyết áp, có đến 95% không có nguyên nhân, chỉ khoảng 5% có nguyên nhân. Tăng huyết áp ở người trẻ có nguyên nhân cao hơn so với người cao tuổi. Các nguyên nhân có thể gặp người có bệnh lý thận mạn tính, rối loạn nội tiết tố, sử dựng nhiều rượu bia…Tuy nhiên, ở người trẻ, tỉ lệ tăng huyết áp có nguyên nhân cao hơn so với người lớn tuổi. Các nguyên nhân có thể gặp là bệnh lý thận mạn tính, mất thăng bằng nội tiết tố, dùng nhiều rượu, bia … Ngoài ra,còn nhiều các yếu tố góp phần người trẻ mắc cao huyết áp như là hút thuốc lá, béo phì, stress, lối sống tĩnh tại, ăn quá mặn.

Phòng ngừa bệnh tăng huyết áp ở người trẻ tuổi

Để phòng ngừa cao huyết áp ở người trẻ, cần thực hiện giảm cân theo chế độ ăn kiêng khoa học: nếu bị béo phì cần ăn ít đường, ít mỡ, tăng nhiều chất đạm và chất xơ. Ngoài ra, khẩu phần ăn nên giảm bớt lượng chats trong mỗi bữa ăn chứ không nên giảm bớt số bữa ăn hằng ngày. Không nên ăn quà bánh vặt, nên ăn nhạt. Hàng ngày chỉ nên ăn không quá 2g đến 4g muối, lượng muối này bao gồm cả lượng muối có trong thức ăn và nước chấm. Tăng cường ăn thức ăn có chứa nhiều các chất để hoạt động của hệ tim mạch được ổn định như sau:

-Kali: có nhiều trong chuối, nước dừa, đậu trắng..

-Can-xi: có nhiều trong sữa, tôm, cua…

-Ma-giê: có nhiều trong thịt

Hạn chế các chất đạm từ các loại thịt heo, bò, gà.. thay thế bằng chất đạm có nguồn gốc thực vật. Hạn chế đồ ăn quá ngọt, mỡ động vật... Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây để cung cấp nhiều chất khoáng, vitamin và chất xơ.

Hạn chế uống nhiều rượu. Nên rèn luyện thân thể, thường xuyên tập thể dục đều đặn mỗi ngày, mỗi lần khoảng 30 – 45 phút. Nên dùng các loại hình như dưỡng sinh, đi bộ, chạy bộ và tuyệt đối không được gắng sức khi cảm thấy tim đập nhanh. Giữ nếp sinh hoạt điều độ, ổn định, tránh trạng thái xúc động, lo âu. Ngưng hút thuốc lá.

Khi điều trị dùng thuốc, người bệnh nên tuân thủ lời dặn của bác sĩ, không nên tự ý ngừng thuốc.