Chứng bé khóc dạ đề tưởng như vô hại vì bé vẫn phát triển bình thường, khi bé lớn hơn 6 tháng tuổi hiện tượng quấy khóc đêm sẽ giảm và hết hẳn, khoa học tiên tiến chỉ ra các hậu quả ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của các trẻ mắc chứng khóc dạ đề, người ta mới biết và tìm phương pháp phòng ngừa, điều trị cho các bé.
Trẻ khóc dạ đề ảnh hưởng lớn tới tâm sinh lý trẻ sau này (minh họa).
Khóc dạ đề là hiện tượng sinh lý ở trẻ
Đầu tiên thì bạn cần biết hiện tượng này xảy ra ở khoảng 26% số trẻ (4 trẻ thì có 1 trẻ bị) rất phổ biến, nên đừng lấy làm lạ nếu bé nhà bạn chẳng may lại đang mắc phải tình trạng này.
Hiện tượng khóc dạ đề được xem là hiện tượng sinh lý (bé không sốt, không bị sút cân, ngoài thời gian quấy khóc bé vẫn sinh hoạt vui chơi bình thường). Khi bé được 5-6 tháng tuổi thì tình trạng khóc dạ đề sẽ giảm và hết hẳn.
Khóc dạ đề có hậu quả gì không? xin thưa là có, các nhà khoa học đã nghiên cứu 10 năm trên những trẻ khóc dạ đề, và họ có những kết luận sau:
Theo kết quả nghiên cứu này, bạn có thể thấy những trẻ khóc dạ đề hồi nhỏ, tâm lý của trẻ khi lớn lên sẽ bị ảnh hưởng, cơ thể, nhất là hệ vi sinh trong cơ thể...
- Trẻ nóng tính hơn 7 lần trẻ thường.
- Có sự rối loạn giấc ngủ gấp 4,5 lần.
- Cái tôi cá nhân tự cao rất lớn.
- Trẻ dễ bị dị ứng hoặc mắc nhiều bệnh do nhiễm khuẩn…
Do đó hãy lựa chọn giải pháp phòng ngừa và chữa trị cho bé nếu bé ở giai đoạn từ 0 - 6 tháng, hoặc đang mắc phải hội chứng khóc dạ đề.
=> Mẹ phải làm gì để không lo bé hay ốm vặt.
Tiêu chuẩn chẩn đoán
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Rome III (tiêu chuẩn quốc tế), một trẻ sơ sinh bị Colic nếu trẻ có những lúc quấy khóc quá mức mà không thể giải thích được nguyên nhân:
- Tối thiểu 3 giờ/ ngày và > 3 ngày / một tuần, kéo dài ít nhất một tuần và không bị sút cân.
(Vậy là chỉ cần theo dõi và biết được thời gian quấy khóc không rõ lý do của bé >3h/ngày và >3 ngày/ tuần là có thể kết luận)
Kiểu quấy khóc này thường đạt đỉnh điểm ở 6 tuần tuổi và kết thúc ở khoảng tháng thứ 5.
=> Giải pháp cho bé biếng ăn mẹ biết chưa.
Nguyên nhân và giải pháp
Hiện tại vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác của hiện tượng này.
Bệnh học về đau bụng co thắt ở trẻ sơ sinh hiện vẫn chưa được hiểu một cách đầy đủ. Rối loạn nhu động ruột và sự nhạy cảm quá mức ở ruột được xem là các nhân tố chính đằng sau bệnh lý này.
Trong thập kỷ gần đây, vai trò của hệ vi sinh đường ruột đã được quan tâm nhiều hơn. Các nghiên cứu đã chỉ ra những trẻ bị đau bụng co thắt có số lượng Lactobacilli thấp hơn và số lượng vi khuẩn coliform cao hơn so với những trẻ không bị đau bụng co thắt.