Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

Điều Trị Bệnh Mất Ngủ Từ Những Món Canh

Những người bị mất ngủ sử dụng thuốc chỉ là chữa trị từ ngọn. Cần tìm đúng nguyên nhân để chữa bệnh mất ngủ tận gốc, đồng thời cũng cần duy trì nếp sống theo quy luật đồng hồ sinh học là đêm ngủ ngày thức, nếu thức đêm ngủ ngày sẽ khiến thần kình không vững vàng, cơ thể mệt mỏi.
Nhằm cải thiện tình trạng mất ngủ, thì ngoài đi bộ, tập thể dục chúng ta cũng có thể dùng một số món ăn chữa bệnh mất ngủ rất tốt như: món canh rau rút, thịt lợn, hạt sen, tim heo...giúp đỡ suy nhược cơ thể vì mất ngủ mà lại dễ làm.
Dưới đây là những món canh giúp chữa bệnh mất ngủ mà chúng ta có thể làm khi cần:
Canh rau rút: bao gồm các nguyên liệu như rau rút non, lá vông nem non, khoai sọ, củ súng, củ sen, tôm hoặc thịt lợn nạc tùy theo khẩu vị.
  • Chế biến: rau rút chọn cọng non để nguyên lá, loại bỏ lớp lông trắng, cắt khúc ngắn. Khoai sọ gọt vỏ rồi cắt miếng. Củ sen, củ súng đem ngâm nước cho hết chát và bớt nhựa, rồi xắt lát mỏng, cho vào nồi thêm nước vừa đủ đem nấu nhừ, thêm tôm, thịt nạc và nêm gia vị. Sau cùng cho rau rút và lá vông nem non vào, chỉ cần chín tái là ăn được.
  • Lưu ý: muốn dễ ngủ thì ta dùng nhiều rau rút, lá vông. Lá vông chỉ nên dùng những ngày đầu khi mất ngủ.
Tim lợn hầm đương quy: Nguyên liệu bao gồm có 1 quả tim lợn, đương quy 60g. Chế biến, ta cắt đôi tim heo rồi nhết đương quy vào trong, cho vào nồi thêm nước vừa đủ, nấu chín, vớt ra bỏ đương quy đi, thêm nếm gia vị vừa miệng. Món ăn có tác dụng điều trị mất ngủ, kèm dưỡng huyết, bổ âm, an thần, bệnh tiểu đường.
Canh thịt lợn, hàu biển: Nguyên liệu bao gồm 150g thịt hàu tươi, 150g thịt lợn nạc, gia vị. Chế biến, thịt lợn ta đem rửa sạch thái miếng, cho vào nồi cùng với thịt hàu, thêm nước vừa đủ đem nấu canh, khi thịt chín thì nêm gia vị cho vừa miệng là ăn được. Món ăn này ăn bất kể khi nào muốn, có tác dụng chữa bệnh mất ngủ, hồi hộp, tim đập dồn.
Canh thịt nấu hạt sen, khiếm thực: nguyên liệu bao 200g lợn, 50g hạt sen, 50g khiếm thực. Chế biến, cho thịt, hạt sen, khiếm thực vào nồi và thêm nước vừa đủ, nấu canh chín và thêm gia vị cho vừa. Món ăn có tác dụng an thần, chữa bệnh mất ngủ hiệu quả, chữa đi tiểu nhiều về đêm, lo âu, hồi hộp. Dùng bất cứ lúc nào trong ngày đều được.
Canh hạt sen: chuẩn bị nguyên với 30g hạt sen, chế biến đơn giản đem nấu chín hạt sen với nước thành canh, nêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn trước khi ngủ khoảng 2 giờ đồng hồ. Món ăn có tác dụng định tâm, an thần rất thích hợp với người bệnh tiểu đường mất ngủ, tỳ vị hư nhược, tâm thần bất an.
Canh hành táo: nguyên liệu gồm hành củ 7 cây, táo tàu 20 quả. Chế biến, táo tàu rửa sạch, ngâm nước nóng cho nở, vớt táo cho vào nồi thêm nước vừa đủ rồi đun khoảng 20 phút thì cho hành vào, đun thêm 10 phút nữa là được. Món ăn dùng được bất cứ khi nào trong ngày, có tác dụng an thần, ích tâm trí, chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ mạn tính, ngủ hay mộng mị, trí nhớ suy giảm.

(Nguồn internet)

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2016

Chữa Bệnh Mất Ngủ Từ Tâm Sen Một Dược Liệu Quý

Chữa bệnh mất ngủ bằng tâm sen là phương pháp khá phổ biến và được áp dụng rộng rãi. Tâm sen là một dược liệu quý, có tác dụng an thần, giúp dễ ngủ, ngủ ngon giấc và ngủ sâu hơn.

bệnh mất ngủ

Nếu bạn đang bị bệnh mất ngủ hành hạ, bạn muốn chữa bệnh mất ngủ mà không phải dùng thuốc tây vì lo sợ tác dụng phụ. Trong tự nhiên từ xa xưa ông cha ta đã biết sử dụng tâm sen để điều trị mất ngủ rất hiệu quả. Bài viết này giới thiệu với chúng ta những phương pháp điều trị mất ngủ từ tâm sen giúp mang lại giấc ngủ ngon, cùng tìm hiểu nhé.

Công dụng chữa bệnh mất ngủ của tâm sen.
Tâm sen hay tim sen chính là mầm của hạt sen, trong y học cổ truyền nó được gọi là liên tâm. Theo Đông y, tâm sen có tác dụng thanh tâm, an thần, giải nhiệt, giúp hạ huyết áp và tâm sen có nhiều tác dụng trong chữa bệnh, đặc biệt là điều trị mất ngủ rất hiệu quả.

Tâm sen chữa bệnh mất ngủ

Theo y khoa hiện đại, tâm sen có chứa các thành phần như asparagin, nelubin, nuciferin có tác dụng chống rối loạn nhịp tim, giúp hạ huyết áp, chống oxy hóa, cải thiện tình trạng thiếu máu... Điều này cho thấy tâm sen có tác dụng lớn đến việc ổn định thàn kinh, giúp an thần, dễ ngủ.
Với những tác dụng tốt giúp thanh tâm, an thần mà tâm sen được cả y học hiện đại và cổ truyền công nhận có hiệu quả và được sử dụng nhiều trong chữa bệnh mất ngủ.

Phương pháp dùng tâm sen chữa bệnh mất ngủ.

Để sử dụng tâm sen chữa bệnh mất ngủ, chúng ta có thể áp dụng theo các cách sau:
Sử dụng trà tâm sen: rửa sạch tâm sen, cho vào ấm hãm với nước sôi khoảng 15 phút, dùng nước trà tâm sen thay cho nước uống hàng ngày giúp an thần, dễ ngủ.

Trà tâm sen chữa bệnh mất ngủ

Thuốc uống từ tâm sen:
Bài 1: dùng 8g tâm sen, 12g hoa hòe, 20g sinh thảo quyết minh. Tất cả đem sắc lấy nước uống hàng ngày.
Bài 2: dùng 10g tâm sen, 10g hoa nhài, 12g hạt muồng sao đen. Tất cả các vị thuốc này đem sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần sử dụng liên tục trong 3-5 ngày.
Bài 3: dùng 20g củ mài đã sao vàng, 20g hạt sen đã sao để cả tim, 10g long nhãn, 10g áo nhân đã sao, 10g lá dâu, 10g bá tử nhân, 10g lá vông. Tất cả đem sắc uống hằng ngày điều trị mất ngủ hay mơ, dễ tỉnh giấc, hay quên, tinh thần rối loạn.
Bài 4: dùng 20g đậu đen, 20g lá dâu tằm, 20g hạt sen đã sao để cả tim, 10g lạc tiên, 20g lá vông, 10g mè đen, 10g thảo quyết minh, 6g vỏ núc nác. Đem tất cả các vị thuốc sắc nước uống mỗi ngày, giúp chữa bệnh mất ngủ, đau lưng, buồn bực, nóng nảy, miệng khô, ra mồ hôi trộm, choáng vàng.

Chế biến món ăn từ tâm sen:
Ngoài cách sử dụng tâm sen làm trà, phối hợp với các vị thuốc, chúng ta cũng có thể chế biến món ăn từ tâm sen cũng có tác dụng điều trị mất ngủ hiệu quả. Cách thực hiện như sau:

Món ăn chữa bệnh mất ngủ

  • Nguyên liệu gồm 100g gạo tẻ và 5g tâm sen.
  • Cách chế biến: cho gạo và tâm sen vào nồi nấu thành cháo, khi cháo nhừ có thể thêm ít đường phèn cho dễ ăn.
Món ăn này giúp cơ thể thanh nhiệt, an thần dễ vào giấc ngủ, những người suy nhược, chóng mặt, đau đầu, huyết áp cao, táo bón kéo dài...sử dụng cũng hiệu quả.

Mất Ngủ Và Cách Chữa Bệnh Mất Ngủ Đêm Lâu Ngày

Mất ngủ là một dạng rối loạn của giấc ngủ, trước cuốc sống hiện đại và nhộn nhịp ngày nay, bệnh mất ngủ đang trở nên phổ biến mà gặp ở mọi lứa tuối. Tuy nhiên, có không ít người không để ý hay nhận biết được triệu chứng cũng như mức độ nguy hiểm của mất ngủ.

bệnh mất ngủ

Vậy đâu là các triệu chứng của bệnh mất ngủ? Cách chữa bệnh mất ngủ đêm kéo dài như nào? Bài viết này sẽ giúp chúng ta nhận biết các dấu hiệu và cách điều trị mất ngủ.

Triệu chứng của bệnh mất ngủ.
Bệnh mất ngủ được phân làm hai loại là mất ngủ cấp tính (mất ngủ ngắn hạn) và mất ngủ mạn tính (mất ngủ kéo dài). Để có phân loại này, người ta dựa trên mức độ mất ngủ người bệnh gặp phải có thường xuyên không? Mất ngủ kèo dài bao nhiêu lâu, một ngày, hai ngày, 1 tháng, 2 tháng hay lâu hơn.

triệu chứng mất ngủ

Những biểu hiện thường thấy khi mất ngủ như:
  • Người bệnh trằn trọc khó ngủ, ngủ chập chờn, ngủ không yên giấc, thức dậy sớm.
  • Thường hay tỉnh ngủ nhiều lần, những khi này khó ngủ lại được.
  • Ngủ dậy mà thấy cơ thể mỏi mệt, tinh thần uể oải, đầu đau.
  • Mất ngủ ở giai đoạn đầu, người bệnh có các biểu hiện tâm lý như trầm cảm, xương và cơ bắp nhức mỏi, rối loạn hành vi, hay cáu gắt, giảm tập trung... Khi mất ngủ kéo dài người bệnh gặp phải các hội chứng như khủng hoảng tâm thần, buồn bã chán nản, lo âu và sợ hãi.
  • Mất ngủ xảy ra ở phụ nữ cao hơn nam giới, nhất là phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh. Người bệnh có cảm giác khó thở, khó chịu khi ngủ.
Chữa bệnh mất ngủ mạn tính
Điều trị mất ngủ thực chất là chữa trị các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh. Dựa vào các triệu chứng mà ta có các nguyên tắc trong điều trị mất ngủ dưới đây:

Xác định nguyên nhân gây mất ngủ và có biện pháp điều trị:
Một số nguyên nhân khiến bị bệnh mất ngủ, do sử dụng các chất cafein như cafe, nước tăng lực, socola...trước khi ngủ; ăn nhiều thực phẩm cay nóng, ăn quá no; căng thẳng, stress, thay đổi múi giờ.. Khi xác định được đâu là nguyên nhân gây mất ngủ, ta sẽ có biện pháp điều chỉnh mà không nhất thiết phải dùng thuốc.

Áp dụng các liệu pháp tâm lý vào trong điều trị mất ngủ:
Việc áp dụng liệu pháp tâm lý vào chữa bệnh mất ngủ thường là ngồi thiền giúp tâm thần thư giãn, tâm thư thái cho dễ ngủ. Các bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp thả lỏng cơ thể cũng giúp người bệnh dễ ngủ hơn. Tuy nhiên cũng cần lưu ý trước khi ngủ người bệnh không nên lo nghĩ quá nhiều, hãy gạt mọi suy nghĩ để có được giấc ngủ ngon.

chữa mất ngủ bằng thiền


Tạo điều kiện thuận lợi để có một giấc ngủ ngon:
Tạo điều kiện thuận lợi để có giấc ngủ ngon, đó là những lựa chọn phù hợp như giường ngủ phù hợp với cơ thể, đêm mềm và êm ái, chăn gối mềm mại và sạch sẽ, tất cả là những yếu tố tạo cảm giác thư thái cho giấc ngủ ngon.

Điều trị bằng thuốc:
Việc điều trị mất ngủ bằng thuốc tây cần có sự hướng dẫn và chỉ định thuốc của các bác sĩ chuyên khoa. Ngoài thuốc tây, người bệnh mất ngủ có thể sử dụng một số bài thuốc đông y để chữa bệnh mất ngủ như gừng, tâm sen, hoa cúc, lá vông nem, long nhãn...

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2016

Những Cách Chữa Bệnh Mất Ngủ Đơn Giản Mà Hiệu Quả

Mất ngủ xảy ra lâu ngày ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống, gây nhiều mệt mỏi, đờ đẫn cho người bệnh. Để có giấc ngủ ngon, chúng ta cần lưu tâm đến:
  • Trước khi ngủ không nên ăn quá nhiều hay để đói.
  • Không nên xem tivi khi đi ngủ vì có thể làm bạn tỉnh ngủ hơn.
  • Nên đi ngủ và thức dậy đúng giờ quy định phù hợp với đồng hồ sinh học của bạn.
  • Tránh xa rượu, caffein và các đồ uống có cồn
  • Nếu thường xuyên mất ngủ đêm cần tránh ngủ ngày
  • Để có giấc ngủ ngon thì phòng ngủ cần thoáng đãng và mất mẻ

Mất ngủ đã được ghi nhận từ xa xưa và ngày nay lại càng trở nên phổ biến. Vậy làm sao chữa bệnh mất ngủ hiểu quả nhất? Dưới đây là những cách chữa bệnh mất ngủ đơn giản mà hiệu quả:

1. Uống trà tâm sen và trà hoa cúc.
Không ít người có thói quen uống trà xanh trước khi ngủ, điều này không có lợi cho giấc ngủ. Tanin có trong trà xanh sẽ kích thích não bộ luôn ở trạng thái tỉnh táo khiến bạn khó ngủ, vì vậy để có được giấc ngủ ngon bạn có thể thay trà xanh bằng trà tâm sen hay trà hoa cúc. Theo đông Y tâm sen có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, hạ huyết áp nên được dùng chữa đau đầu, tim đập nhanh, hồi hộp và đặc biệt là chữa bệnh mất ngủ rất hiệu quả.


Cách sử dụng trà tâm sen hay trà hoa cúc rất đơn giản:
  • Trà tâm sen: cho một nhúm tâm sen vào ấm, hãm với nước sôi khoảng 3-5 phút là có thể dùng trà tâm sen có tác dụng điều trị mất ngủ.
  • Trà hoa cúc: hoa cúc sấy khô cùng một ít đường phèn, đem đun sôi lấy nước uống hàng ngày. Trà hoa cúc có tính mất và có thể chữa bệnh mất ngủ hiệu quả.

2. Uống nước Táo tàu.
Táo tàu chứa nhiều vitamin C, axit hữu cơ, phốt pho, kẽm, sắt tốt cho cơ thể. Theo Đông y táo tàu chứa chất bổ tỳ và an thần, nên được sử dụng chữa bệnh mất ngủ rất tốt.
Cách sử dụng táo tàu để chữa bệnh mất ngủ: dùng 200g táo tàu đun sôi với 1 lít nước, khi sôi đun nhỏ lửa trong vòng 10 phút. Uống nước táo tàu thay hàng ngày giúp chữa bệnh mất ngủ hiệu quả và giúp tìm lại giấc ngủ ngon nhanh chóng.

3. Uống sữa nóng.
Sữa có hàm lượng vitamin và canxi cao giúp tăng nồng độ serotonin một chất có tác dụng điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ. Nhất là, trong sữa có 1 loại axit amin có tác dụng giống như thuốc an thần giúp cơ thể ngủ ngon. Vậy nên, trước khi ngủ hãy uống 1 cốc sữa nóng có tác dụng chữa bệnh mất ngủ tốt hơn.

4. Tắm hoặc ngâm chân bằng nước ấm.
Một cách chữa bệnh mất ngủ đơn giản khác là tắm hoặc ngâm chân vào nước ấm trước khi ngủ. Ta có thể hòa một ít muối vào nước ấm giúp lưu thông khi huyết và tuần hoàn máu, giúp giải tỏa căng thẳng và có được giấc ngủ ngon.

5. Day huyệt ấn đường.
Đầu óc căng thẳng, thường xuyên nhức đầu rất dễ gặp mất ngủ. Một cách chữa bệnh mất ngủ đơn giản được áp dụng dễ dàng là xoa bóp huyệt ấn đường vị trí ở giữa 2 chân mày. Day xoa nhẹ nhàng khoảng 30 lần tại huyệt ấn đường, tiếp theo 2 bên thái dương đồng thời nhắm mắt thư giãn khi nằm ngủ, giúp cảm giác thư thái vào giấc ngủ ngon.


6. Thả lỏng và hít thở sâu.
Đây là cách chữa bệnh mất ngủ đơn giản nhất, chỉ cần nằm ngửa trên giường và thả lỏng cơ thể, chỉ cần hít thở sâu đều đặn sẽ giúp chìm vào giấc ngủ nhanh hơn.

Kết luận: Bài viết này cho chúng ta biết được những cách chữa bệnh mất ngủ đơn giản mà hiệu quả. Chúng ta chỉ cần thực hiện đều đặn và kiên trì là có được kết quả điều trị mất ngủ tốt, chúng ta cần phải biết rằng để tìm lại giấc ngủ ngon cần cả một quá trình dài. Tuy nhiên, nếu thực hiện những cách chữa bệnh mất ngủ đơn giản trên mà vẫn không ngủ được, bạn cần đến cơ sở y tế khám để được tư vấn điều trị mất ngủ, vì có thể cơ thể bạn đang gặp phải bệnh lý liên quan tới bệnh mất ngủ.


(Nguồn internet)

Điều trị tiểu đường không dùng thuốc mà hiệu quả

Ngày nay, có rất nhiều phương pháp điều trị tiểu đường cho kết quả tốt. Tuy nhiên, hiện nay điều trị tiểu đường không dùng thuốc cũng đang là xu thế mới trong điều trị tiểu đường, kết hợp và thực hiện tốt phác đồ điều trị đặt ra, người mắc bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể điều trị tiểu đường hiệu quả mà không phải dùng thuốc.
Dieu tri tieu duong khong dung thuoc ma hieu qua

Phương pháp điều trị tiểu đường không dùng thuốc.
Dưới đây là những phương pháp điều trị tiểu đường không dùng thuốc mà người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà vừa có kết quả, vừa giảm chi phí.

Giảm cân: Kết quả nghiên cứu ở Mỹ cho biết, những người béo phì nếu giảm được 5% trọng lượng cơ thể sẽ giảm được 70% nguy cơ phát bệnh tiểu đường, kể cả khi không luyện tập thể thao thường xuyên. Vì thế, giữ cân nặng ở mức trung bình và cách điều trị tiểu đường hiệu quả nhất. Để giữ ổn định cân nặng, cần thường xuyên luyện tập thể thao, tăng cường ăn rau, củ, quả và hạn chế thực phẩm nhiều giầu mỡ, giàu chất béo.

Không uống nước ngọt và ăn thức ăn nhanh: Việc thường xuyên dùng nước ngọt khiến nguy cơ mắc tiểu đường tăng tới 85%. Ngoài ra, thường xuyên ăn thức ăn nhanh 2 lần trên tuần cũng tăng gấp 2 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường so với người không ăn. Các loại nước ngọt, thức ăn nhanh như chà bông, xúc xích, gà rán, nước uống có ga... chứa nhiều carbonhydrat tinh chế và chất béo không tốt cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường ngay cả khi cân nặng ổn định Vì vậy, hạn chế và tránh xa các loại đồ ăn nhanh và nước ngọt là cách điều trị tiểu đường hiệu quả không phải dùng thuốc.
Dieu tri tieu duong khong dung thuoc ma hieu qua

Ăn giấm: kết quả nghiên cứu của ĐH Arizona Mỹ cho thấy, những người có nguy cơ mắc tiểu đường nhất là tiểu đường type2 nếu dùng 2 muỗng cafe giấm trước mỗi bữa ăn giàu tinh bột sẽ giúp hạ thấp nồng độ đường huyết. Có được như vậy vì trong giấm có chứa nhiều axit axetic nên có thể khử một số enzim tiêu hóa tinh bột làm chậm quá trình tiêu hóa tinh bột. Vì vậy, giấm được coi là có tác dụng điều trị tiểu đường hiệu quả.

Ngủ ngon, ngủ đủ giấc: nguy cơ mắc tiểu đường type2 tăng cao khi thiếu ngủ, ảnh hưởng tới cách cơ thể xử lý glucose. Kết quả từ một nghiên cứu cho thấy người ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm có nguy cơ mắc tiểu đưởng cao hơn những người ngủ đủ 7 tiếng mỗi đêm. Vậy ngủ đủ giấc là cách giúp điều trị tiểu đường hiệu quả.

Sử dụng các loại thảo dược trị tiểu đường:
  • Quế: là loại thảo mộc có thể thay thế insulin. Sử dụng quế ngâm giúp giảm nồng độ đường huyết và phòng ngừa tiểu đường hiệu quả.
  • Cây kim thất tai: là loại cây thân thảo, được gọi là rau lúi, rau lùi, thiên hắc địa hồng hay khảm khon. Cây có vị cay ngọt thơm, tính bình, tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, tiêu ứ, tiêu thũng, lợi tiểu... Cây kim thất tai giúp điều hòa đường huyết rất hiệu quả, người mắc bệnh tiểu đường nên nhai nuốt lá vào buổi sáng chiều mỗi lần 7-9 lá. Lá cây kim thất tai không có độc tính, không tác dụng phụ, có thể kết hợp với các vị thuốc khác giúp điều trị tiểu đường.
  • Người bệnh cũng có thể lấy 100g lá sa kê tươi (khoảng 2 lá), quả đậu bắp tươi 100g, lá ổi non 50g, rửa sạch cho vào nồi nấu lấy nước uống hàng ngày để điều trị bệnh tiểu đường.

Thứ Ba, 15 tháng 11, 2016

Tác dụng của cây chuối hột trong điều trị tiểu đường

Trong dân gian lưu truyền về tác dụng điều trị tiểu đường từ cây chuối hột rất tốt, và được coi là vị cứu tinh cho những người bệnh tiểu đường. Dù hiện nay, nền y học hiện đại phát triển vượt bậc trong điều trị tiểu đường nhưng cây chuối hột vẫn giữ được vị thế nhất định trong quá trình điều trị tiểu đường mà dân gian đã lưu truyền lại.

Tác dụng điều trị tiểu đường từ cây chuối hột

Điều trị tiểu đường từ cây chuối hột có tác dụng nhừ nào? Vì sao cây chuối hột lại giữ được vị thế trong điều trị tiểu đường? Trong dân gian, người ta thường lấy và sử dụng quả chuối hột phơi khô, dùng ngâm rượu để chữa một số bệnh, nhưng tác dụng chữa bệnh tiểu đường còn nằm cả ở thân và rễ của cây chuối hột. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin, hướng dẫn chúng ta cách sử dụng các bộ phận của cây chuối hột để điều trị tiểu đường.

Tác dụng của cây chuối hột trong điều trị tiểu đường.

Nước ép từ củ của cây chuối hột có tác dụng giúp ổn định đường huyết, rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Để sử dụng điều trị bệnh tiểu đường, chúng ta đào lấy củ của cây chuối hột, đem rửa sạch, giã nát và ép lấy nước để uống. Thường xuyên sử dụng nước ép từ củ cây chuối hột trong thời gian lâu dài có tác dụng giúp ổn định đường huyết rất tốt, từ đó bệnh tiểu đường sẽ thuyên giảm.

Tuy nhiên, nguồn cung cấp cây Chuối hột là không nhiều, vì thế các thầy thuốc Đông Y đã nghĩ ra cách: cắt ngăng cây chuối hột, khoét lỗ giữa thân, đậy túi nilon lên, đợi nước từ thân cây chuối hột tiết ra đọng lại. Những người mắc tiểu đường chỉ cần lấy nước đọng tiết ra từ thân cây chuối dùng để uống hằng ngày. Cách làm này, từ một cây chuối hột ta sử dụng được nhiều lần, khi đoạn trên héo thì cắt ngăng cây chuối hột thấp xuống phía dưới. Tuy nhiên, về mùa mưa nước tiết ra loãng hơn thì người bệnh tiểu đường nên uống nhiều hơn. Tác dụng điều trị tiểu đường theo hướng này cũng cho kết quả rất rõ rệt.

Kết luân: Dù điều trị tiểu đường theo bất kỳ phương pháp nào để có được kết quả tốt, nhất thiết người bệnh tiểu đường phải chú tới chế độ ăn uống khoa học, luyện tập thể thao duy trì thể lực.

(Nguồn internet)

Tác Hại Của Bệnh Mất Ngủ Như Thế Nào?

Cuộc sống hiện đại ngày nay, con người đang phải đố mặt với tình trạng mất ngủ gia tăng, gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của con người. Vậy bệnh mất ngủ là gì? Đâu là nguyên nhân của bệnh mất ngủ? Mất ngủ có những tác hại gì? Điều trị mất ngủ như nào? Bài viết này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bệnh mất ngủ.
1. Bệnh mất ngủ là gì?
Bệnh mất ngủ là một dạng rối loán về giấc ngủ, người bệnh mất ngủ rơi vào trạng thái không thể đi vào giấc ngủ, giấc ngủ chập chờn khó duy trì hay ngủ dậy vẫn cảm thấy mệt mỏi.
Tac hai cua benh mat ngu nhu the nao?

Bệnh mất ngủ có thể được chia làm 3 loại như sau:
  • Mất ngủ thoáng qua: thường có biểu hiện mất ngủ dưới 1 tuần.
  • Mất ngủ ngắn hạn: tình trạng mất ngủ kéo dài từ 1 – 4 tuần.
  • Mất ngủ mạn tính: mất ngủ kéo dài trên 1 tháng.
2. Nguyên nhân gây mất ngủ.
a. Do tuổi tác: khi con người bước vào giai đoạn cao niên tâm sinh lý có nhiều thay đổi, chu kỳ thức và ngủ cũng thay đổi, thời gian cho giấc ngủ sẽ ít đi, thường ngủ muộn và thức dậy sớm, thậm chí trằn trọc khó ngủ vào ban đêm dù ngày ngủ ít hoặc không ngủ.
b. Do ngoại cảnh: sự tác động của ngoại cảnh như tiếng ồn, ánh sáng cũng ảnh hưởng không ít tới giấc ngủ. Chúng ta thường thắc mắc tại sao lại mất ngủ khi công việc không quá bận rộn? Nguyên nhân rất có thể là tiếng động từ hàng xóm, xe cộ, hay công trình thi công gần đó, hoặc cũng có thể đến từ ánh đèn trong phòng ngủ.
c. Do bệnh lý: bạn có thể mất ngủ do một số bệnh như đau xương khớp, cảm cúm, viêm xoang, huyết áp, rối loạn tiểu tiện...làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn. Ngoài ra có thể do đang sử dụng một số loại thuốc có thành phần cafein gây kích thích não bộ trở nên hưng phấn khiến bạn khó ngủ hơn.
d. Do bị stress: bạn sẽ không thể có được một giấc ngủ ngon khi phải đối mặt với những gánh nặng và áp lực từ công việc, cuộc sống khiến thần kinh của bạn luôn căng thẳng, cơ thể luôn mệt mỏi và stress. Khi này, não bộ và các cơ quan luôn trong tình trạng kích ứng không thả lỏng được sẽ dẫn tới tình trạng rối loạn giấc ngủ dẫn tới mất ngủ xảy ra.
3. Tác hại của bệnh mất ngủ.
Những triệu chứng ban đầu của bệnh mất ngủ có thể chỉ làm cơ thể mệt mỏi, lảo đảo, thiếu sức sống. Nhưng khi kéo dài thành mất ngủ mạn tính, cơ thể trở nên mệt mỏi, thiếu linh hoạt, thiếu kiên nhân trong các mối quan hệ xã giao, tâm trạng luôn chán nản, năng suất làm việc giảm, trí nhở suy giảm.
Bệnh mất ngủ lâu ngày có thể là nguyên nhân gây ra nhiều ảnh hưởng to lớn tới cơ thể và tinh thần, có tác động xấu tới sức khỏe, ảnh hưởng tới khả năng làm việc, học tập, vận hành máy móc và dễ gây tai nạn khi tham gia giao thông.
4. Phương pháp chữa bệnh mất ngủ.
Để việc nghỉ ngơi tốt hơn bạn nên tạo môi trường thích hợp như: tắt hết thiết bị phát sáng có thể là nguyên nhân gây mất ngủ như đèn, tivi, điện thoại, máy tính; sử dụng giường đệm, gối ngủ thích hợp duy trì nhiệt độ thích hợp trong phòng…
Chúng ta có thể tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng, uyển chuyển trước khi ngủ khoảng 1 tiếng, nó không đánh thức sự nghỉ ngơi của cơ thể, mà còn giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ hơn. Ngoài ra, bạn cũng không nên giữ tâm trạng lo âu, bất an, bởi điều này sẽ làm bạn trở nên khó ngủ hơn.