Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Cha Mẹ Cần Lưu Ý Tới Thừa Thiếu Canxi Trong Sự Phát Triển Của Trẻ

Vi chất Canxi là thành phần quan trọng trong khẩu phần dinh dưỡng cho mọi người, đặc biệt là cho trẻ nhỏ. Vậy trẻ thiếu canxi có triệu chứng gì? Trẻ dư thừa canxi có biểu hiện ra sao? Việc thừa hay thiếu canxi có ảnh hưởng như nào tới sự phát triển của trẻ nhỏ?

Cha Mẹ Cần Lưu Ý Tới Thừa Thiếu Canxi Trong Sự Phát Triển Của Trẻ

Canxi thúc đẩy chiều cao (minh họa)

Như ta biết Canxi tập trung chủ yếu ở xương và răng tới 99%, chỉ có 1%  canxi ở trong máu, mô mềm nhưng có ý nghĩa quan trọng khác. Canxi sẽ giúp cho xương bé phát triển và cao lớn hơn những trẻ thiếu canxi và răng của trẻ cũng chắc khỏe hơn. Trẻ nhỏ thiếu canxi thường có những dấu hiệu sau theo từng giai đoạn:

-Trẻ sơ sinh: trẻ thường giật mình, quấy khóc khi ngủ, có thể quấy khóc nhiều giờ, đỏ mặt hoặc tím mặt, toàn thân co cứng, hơi thở khó… trường hợp nặng bé có biểu hiện như thở nhanh, tim đập nhanh…

-Trẻ dưới 6 tháng tuổi: trẻ hay quấy khóc về đêm, trẻ ra nhiều mồ hôi vùng đầu và vùng gáy, tóc trẻ rụng theo hình vành khăn, có thể đầu bé bẹp như đầu cá trê… Mẹ quan tâm đến tình trạng bé khóc đêm

-Trẻ trên 6 tháng tuổi: trẻ thường ra mồ hôi trộm, trẻ hay quấy khóc, trẻ ngủ không ngon giấc, trẻ chậm mọc răng, chậm biết bò, chậm biết đứng, chậm biết đi, chậm phát triển chiều cao so với các trẻ khác. Trường hợp trẻ bị thiểu canxi kéo dài, trẻ có thể bị chân vòng kiềng, cong vẹo cột sống…

=> Mẹ quan tâm tới tình trạng Bé mọc răng

Canxi mặc dù cần cho sự phát triển của trẻ nhỏ, nhưng dư thừa canxi cũng ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của trẻ. Có nhiều bà mẹ, mong muốn con mình cao lớn và khỏe mạnh hơn, nên lạm dụng thuốc bổ sung canxi cho trẻ, đã vô tình gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Cha Mẹ Cần Lưu Ý Tới Thừa Thiếu Canxi Trong Sự Phát Triển Của Trẻ 1

Thừa Canxi có thể dẫn đến táo bón ở trẻ (minh họa)

Khi lượng canxi đưa vào không được cơ thể hấp thu hêt, dẫn đến dư thừa canxi trong cơ thể có thể gây biến chứng từ nhẹ tới nặng như bé ăn không ngon miệng, bé bị táo bón, bé buồn nôn, mệt mỏi, đau cơ và đau xương… Nếu lượng canxi dư thừa quá lớn trong cơ thể, canxi có thể tích tụ gây vôi hóa thận, sinh sỏi thận, làm giảm chức năng của thận, làm giảm hấp thụ các khoáng chất khác như sắt, kẽm, magie… và còn làm tăng canxi trong máu.

=> Mẹ tìm hiểu tình trạng Bé biếng ăn

Vậy nên, cha mẹ cần cho con ăn uống đầy đủ dưỡng chất với đa dạng nguồn thực phẩm, tăng cường bổ sung thực phẩm giàu hàm lượng canxi như tôm, cua, ốc, cá, trứng… Canxi cũng có nhiều trong rau xanh như rau muống, cải bó xôi, bông cải xanh… cha mẹ cũng nên cho trẻ ăn nhiều.

Các Dấu Hiệu Của Rối Loạn Tuần Hoàn Não

Như chúng ta biết, chứng rối loạn tuần hoàn não hay thiếu máu não đều thuộc bệnh lý mạch máu não, đây là một bệnh lý nguy hiểm của bệnh học thần kinh. Ngày nay, với các bệnh mạn tính như máu nhiễm mỡ, tăng huyết áp, béo phì, thừa cân, rượu bia, thuốc lá… và áp lực cuộc sống, công việc là những yếu tố làm xu hướng mắc bệnh này tăng lên. Rối loạn tuần hoàn não thường gặp ở người độ tuổi trung niên trở lên. Tuy nhiên, ngay cả đối với người trẻ tuổi cũng đang là đối tượng có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn tuần hoàn não.

Các Dấu Hiệu Của Rối Loạn Tuần Hoàn Não

Làm việc trí óc căng thẳng, stress nguyên nhân của rối loạn tuần hoàn (minh họa)

Các biểu hiện của rối loạn tuần hoàn não

Rối loạn tuần hoàn não ở giai đoạn đầu có sự bù trừ, về sau chuyển sang giai đoạn mất bù với cơn thiếu máu thoáng qua, biểu hiện khu trú hoặc có thể toàn thân và sẽ mất đi trong 24 tiếng.  Tuy nhiên, đây là dấu hiệu sớm báo nguy cơ mắc tai biến mạch máu não về sau ít được chú ý, đặc biệt là ở người trẻ. Những dâu hiệu như mỏi tay chân, tê bì, co giật chi, mất trí nhớ tạm thời…. nếu không được phát hiện và sớm điều trị sẽ phát triển nặng hơn khi trong người có sắc các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, bệnh tiểu đường, tim mạch….

Rối loạn tuần hoàn não ít nhiều đều có phù não, làm ảnh hưởng tới tâm lý người bệnh: dễ nóng giận, buồn vui, đãng trí… và các rối loạn thần kinh thực vật dễ gặp nữa là cảm giác nóng bừng, toát mồ hôi, thở khó, nổi da gà…

Trong rối loạn tuần hoàn não, nó còn được chia theo vị trí não tổn thương như: bán cầu, vùng trán, vùng chẩm, tiểu não, thân não,…

Người mắc chứng rối loạn tuần hoàn não cấp tính, sẽ có biểu hiện là tai biến mạch máu não, đây là bệnh rất nguy hiểm. Biểu hiện thường thấy của tai biến mạch máu não là đau đầu dữ dội, hôn mê, nôn và buồn nôn, liệt chi, miệng méo, xuất huyết não, nhồi máu não… bệnh nhân rất dễ tử vong.

Rối loạn tuần hoàn não mãn tính là tình trạng thiếu máu não mãn tính, với các biểu hiện như tê mỏi chân tay, đau đầu, mất ngủ, hoa mắt,… chúng ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và công việc.

Những yếu tố nguy cơ của rối loạn tuần hoàn não

Một trong những nguyên nhân quan trọng, dẫn đến chứng rối loạn tuần hoàn não là từ các bệnh mạn tính như: tăng huyết áp, xơ cứng mạch máu não, đường huyết cao, các bệnh lý về tim…

Sự tác động của thời tiết, khí hậu cũng là yếu tô gây bệnh. Các cơn tai biến mạch máu não thường dễ phát sinh trong mùa lanh. Giờ sinh học, người dễ gặp rủi ro về tuần hoàn não nhất là vào 4-5 giờ sáng và 5-6 giờ chiều.

Các yếu tố xã hội như: rượu bia, thuốc lá là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển rối loạn tuần hoàn não. Xu hướng béo phì, thừ cân, lười vận động làm gia tăng bệnh huyết áp, đái tháo đường, tim mạch. Và ở những người thường xuyên lao động trí óc với cường đọ cao, stress cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.

Xong thực tế cho thấy, ngày nay thói quen sống thụ động, phụ thuộc máy móc, phương tiện, chế độ ăn giàu đạm, làm việc quá sức, không chú ý tới tình trạng thay đổi sức khỏe chính là tiền đề phát sinh bệnh. Vì thế, rối loạn tuần hoàn não không chỉ là bệnh người cao tuổi mà còn là bệnh ủa người trẻ.

Phòng bệnh vẫn là quan trọng nhất

Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, hạn chế đồ kích thích như rượu bia, thuốc là; cần tích cực vận động thường xuyên để phòng ngừa bệnh tật, kể cả rối loạn tuần hoàn não. Đối với người lao động trí óc nhiều, càn có chế độ nghỉ ngơi định kỳ để tránh não làm việc quá tải.

Khi có các dấu hiệu như chóng mặt, đau đầu, nôn và buồn nôn, tê mỏi chân tay,.. cần thăm khám bác sỹ ngay để có được chẩn đoán chính xác và sớm điều trị, nhất là những người trẻ tuổi vì chủ quan cho rằng còn trẻ sức khỏe còn dẻo dai. Khi phát hiện mắc rối loạn tuần hoàn não, người bệnh cần tuân thủ tư vấn của bác sĩ về chế độ ăn, luyện tập và dùng thuốc. Cần lưu ý, không tắm nước lạnh khi mới đi trời ngắng về, tránh ngủ nơi gió lùa… nhất là người cao tuổi. Bởi khi bị rối loạn tuần hoàn não dễ kéo theo thay đổi đột ngột về nhiệt độ cơ thể và tư thế vận động cũng khiến có thể khiến mạch máu não bị tắc nghẽn nhất thời, dễ sinh ra tai biến mạch máu não

Sử Dụng Khoai Lang Trắng Trong Chữa Trị Bệnh Tiểu Đường

Các giống khoai lang nói chung và giống khoai lang trắng nói riêng, là loại cây trồng quen thuộc đối với người dân, giống khoai lang trắng có nhiều công dụng. Toàn bộ các bộ phận của dây khoai lang trắng đều được sử dụng, chúng vừa làm thức ăn vừa dùng làm thuốc chữa bệnh. Mà theo các nghiên cứu, cho thấy kết quả củ khoai lang trắng có tác dụng chữa bệnh tiểu đường thể tuýp 2 rất hiệu quả.

Sử Dụng Khoai Lang Trắng Trong Chữa Trị Bệnh Tiểu Đường
Tác dụng chữa trị bệnh tiểu đường tuýp 2 từ khoai lang trắng (minh họa)

Tại sao khoai lang trắng có tác dụng trị bệnh tiểu đường?

Củ khoai lang trắng ngoài dùng để làm thực phẩm mà nó còn được dùng để phòng và chữa nhiều căn bệnh trong dân gian như béo phì, thiếu sữa, táo bón,.. hiệu quả. Khác với suy nghĩ của nhiều người vẫn cho rằng khoai lang chứa nhiều tinh bột và đường không tốt cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, trong thực tế lại ngược lại. Củ khoai lang có nhiều loại như khoai lang tím, khoai lang đỏ, khoai lang  vàng nghệ, khoai lang trăng,… trong đó khoai lang trắng có tác dụng trị bệnh tiểu đường thể tuýp 2 rất hiệu quả.

Khoai lang trắng được coi là có khả năng chữa trị bệnh tiểu đường tuýp 2 là do trong thành phần của nó có chứa chất caiapo chiết xuất, nó có khả năng kiểm soát tốt lượng đường huyết và hàm lượng cholesterol trong bệnh tiểu đường thể tuýp 2. Chất này đã được các nhà khoa học Nhật chiết xuất và điều chế thành dược phẩm bổ sung danh cho bệnh nhân đái tháo đường. Kết quả thử nghiệm trên các bệnh nhân tiểu đường thể tuýp 2 cho thấy hiệu quả hàm lượng đường huyết giảm đáng kể so với người khác. Vì vậy, có thể khẳng định caiapo dịch chiết tốt cho người bệnh tiểu đường giúp kiểm soát bệnh hiệu quả.

=> Công dụng ổn định đường huyết của Bonidiabet

Cách sử dụng khoai lang trắng chữa bệnh tiểu đường type 2

Tất cả các bộ phận của dây khoai lang trắng (như thân, củ, lá) đều là một loại thảo dược, được sử dụng phổ biến như một loại thực phẩm phát huy tác dụng của nó. Trong đó củ và lá khoai lang trắng đều có tác dụng trị bệnh tiểu đường. Một cách đơn giản, người bệnh tiểu đường chỉ cần ăn khoai lang hàng ngày cũng có thể kiểm soát lượng đường dư thừa trong máu hiệu quả. Hoặc có thể làm theo các cách sau:

-Lấy 50g vỏ khoai lang trắng tươi, đem nấu nước dùng uống hàng ngày. Sử dụng cách này có tác dụng giúp cơ thể kích thích tuyến tụy tăng sinh insulin giúp kiểm soát lượng đường huyết ở mức an toàn mà bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường luôn mong muốn.

-Sử dụng củ khoai lang trắng và củ mài nấu thành món canh dùng ăn hàng ngày. Hoặc có thể dùng lá khoai lang trắng và bí đao đem sắc lấy nước dùng uống hàng ngày, mỗi ngày 1 thang cũng có tác dụng chữa bệnh tiểu đường.

-Ta cũng có thể dùng củ khoai lang và củ mài phơi khô, tán hoặc nghiền thành bột mịn cả 2 loại củ với lượng bằng nhau, dùng nấu chè với hạt vừng để ăn hàng ngày cũng có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường một cách hiệu quả.

=> Bạn quan tâm tới Tai biến mạch máu não

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2016

Người Bị Tai Biến Mạch Máu Não Nên Ăn Và Kiêng Ăn Gì?

Hiện tại chế độ ăn uống của bạn như thế nào? Chế độ ăn uống này có đảm bảo cho sức khỏe không? Với người có chế độ ăn uống hợp lý, nó không những có lợi cho sức khỏe mà còn tránh được những tác nhân gây bệnh, ngoài gia còn giảm bớt sự phát triển của bệnh tật cũng như giúp các chức năng trong cơ thể phục hồi tốt hơn. Vì vậy, chế độ ăn uống được chỉ định như một biện pháp chữa trị bệnh tật, trong đó không ngoại lệ với người bệnh tai biến mạch máu não, vậy người bị tai biến mạch máu não nên an gì, không nên ăn gì? Để có thể phục hồi nhanh nhất và cũng tránh những biến chứng xảy ra.

Người Bị Tai Biến Mạch Máu Não Nên Ăn Và Kiêng Ăn Gì?

Thực phẩm tốt cho người tai biến mạch máu não (minh họa)

1. Bệnh tai biến mạch máu não ăn gì?

Hiện nay ăn uống được xem như một phương pháp trong việc điều trị bệnh tât, bởi sở dĩ nguyên nhân gây bệnh cũng xuất phát từ ăn uống mà sinh ra. Vậy nên việc điều trị bệnh cần được kết hợp giữa ăn uống và các phương pháp khác mới có hiệu quả thực sự. Như chúng ta đã biết, bệnh tai biến mạch máu não là căn bệnh nguy hiểm và để lại nhiều di chứng nặng nề, vì thế vấn đề ăn uống  cần được đặc biệt chú ý để ngăn ngừa những tác nhân gây bệnh.

Người bệnh tai biến mạch máu não cần được đảm bảo dưỡng chất đầy đủ cũng như cân đối, với một chế độ ăn phù hợp. Để người bệnh dễ ăn, dễ tiêu và dễ hấp thụ thì các thức ăn nên chế biện để dạng mềm và được chia thành nhiều bữa trong ngày. Các loại thực phẩm tốt cho người mắc tai biến mạch máu não bao gồm:

Chất đạm: chất đạm quan trọng nhưng cần sử dụng ở mức vừa phải, cần tránh những thực phẩm có nhiều cholesterol, nê tăng cường sử dụng các chất đạm từ thực vật hoặc từ động vật (như sữa, cá, thịt nạc…)

Các vitamin và khoáng chất: Vitamin và khoáng chất có nhiều trong các loại quả cũng như rau xanh. Cung cấp thực phẩm giàu các chất này trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp giảm huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ; đặc biệt khoáng chất Kali có nhiều trong các loại rau quả nhất là quả chuối. Vậy nên, người bị tai biến mạch máu não ăn chuối rất tốt.

Chất béo: cần hạn chế sử dụng các chất béo từ động vật, thay vào đó nên bổ sung các chất béo từ thực vật, trong dầu thực vật có các axit béo giúp làm giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể, ngăn ngừa và hạn chế hiện tượng xơ vữa động mạch cũng như giảm nguy cơ xảy ra đột quỵ.

=> Bạn quan tâm tới Thiểu năng tuần hoàn não

Người Bị Tai Biến Mạch Máu Não Nên Ăn Và Kiêng Ăn Gì 1?

Nhóm thực phẩm nên kiêng với người tai biến mạch máu não (minh họa)

2. Bệnh tai biến mạch máu não kiêng ăn gì?

Với chệ độ ăn uống cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho người bệnh, thì trong chế độ ăn uống cũng cần tránh một số thực phẩm làm tăng nguy cơ gây bệnh. Người mắc tai biến mạch máu não cần kiêng ăn một số loại thực phẩm bao gồm:

Hạn chế sử dụng muối: muối là một gia vị được sử dụng phổ biến trong chế biến thức ăn, nên khi sử dụng muối cho người bệnh cần phải cẩn thận vì muối hấp thu nước trong máu gây nên tình trạng tăng huyết áp. Vì vậy, nên không sử dụng muối hoặc chỉ một lượng rất nhỏ khi chế biến thức ăn.

Chất kích thích và chất béo động vật: nên hạn chế hoặc từ bỏ các loại đồ ăn thức uống chứa nhiều chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc là, thực phẩm cay nóng... chúng là những chất làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, và ảnh hưởng rất lớn tới quá trình điều trị. Vì vậy để có được kết quả điều trị tốt, nên từ bỏ hoặc hạn chế tối đa các chất này.

Tuy nhiên, chế độ ăn uống hợp lý hay không cũng cần phải tùy vào thể trạng và tình trạng của người bệnh. Với người bệnh bị hạn chế hoạt động thì lượng thức ăn cung cấp nên ít hơn người bệnh vẫn có thể hoạt động được. Ngoài việc duy trì chế độ ăn lành mạnh, những hoạt động nhẹ nhàng cũng như chế độ nghỉ ngơi hớp lý sẽ giúp phòng tránh những tác nhân gây bệnh và sự phát triển của bệnh tai biến mạch máu não.

Tuyệt Chiêu Giảm Đau Không Ngờ Khi Bé Mọc Răng

Giai đoạn khi bé mọc răng, nhiều bé sẽ đau lợi, sưng má, quấy khóc. Cha mẹ cần chú ý và giúp con giảm đau kịp thời. Thông thường, trẻ bắt đầu nhú những chiếc răng đầu tiên từ 6-7 tháng tuổi. Hàm răng của bé được hoàn thiện khi bé được 2-3 tuổi, khi này bé có tất cả 20 chiếc răng sữa.

Tuyệt Chiêu Giảm Đau Không Ngờ Khi Bé Mọc Răng

Trẻ thích cắn, gặm, chảy rãi.. dấu hiệu báo trẻ mọc răng (minh họa)

Dấu hiệu khi bé mọc răng là: chảy rãi, cằm và quanh miệng nổi ban, thích cắn, ho, dễ nổi cáu, bỏ bú, tiêu chảy, sốt,… Khi này, cha mẹ cần theo dõi và nhận biết rõ các dấu hiệu mọc răng của con để có biện pháp giúp con vượt qua giai đoạn này.

Để giảm đau mọc răng cho bé cha mẹ hãy tham khảo một số cách sau:

1. Nhai rau củ làm dịu cơn đau

Trong rau xanh có chứa nhiều axit tự nhiên, có tác dụng làm giảm cơn đau khi bé mọc răng. Hai loại củ quả lý tưởng nhất là carrot và dưa chuột ( dựa chuột bao tử), mẹ cũng có thể cho con nhai những lát củ cải hoặc khoai tây được nấu chín.

Các loại củ quả này rất phù hợp cho bé nhai liên tục, nó không dễ bị bé cắn đứt, mùi vị không nồng và không gây nguy hiểm nếu mẹ có chế biến sai cách.

2. Ăn uống đồ mát

Trong giai đoạn mọc răng trẻ hay quấy khóc, một cốc đồ uống mát có thể xoa dịu cơn đau của bé. Các bé trên 6 tháng tuổi, thì lựa chọn nước ép trái cây rất tố để giúp bé giảm đau.

Với các bé trên 12 tháng tuổi, các bé rất thích sữa lạnh. Mẹ có thể cho bé dùng thường xuyên hơn khi bé mọc răng, nhằm cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho bé, việc này cũng góp phần làm bé bình tâm và bớt quấy khóc hơn khi đau.

Ngoài ra một số thực phẩm để lạnh vừa phải như chuối, cà rốt… cũng đem lại những hiệu quả trong việc làm dịu những con đau do sưng, viêm nướu khi bé mọc răng mà còn có tác dụng đánh lừa cảm giác bé vào cơn đau.

= Cha mẹ quan tâm tới Bé biếng ăn

3. Cho con tắm nước ấm

Cho bé ngâm mình trong bồn nước ấm, nhẹ nhàng massage cho bé và thả vào đó vài món đồ chơi dưới nước thú vị. Điều này giúp bé phần nào quên đi con đau.

4. Cho bé ngậm núm ti lạnh

Mẹ có thể cho bé ngậm núm ti giả được làm lạnh, việc ngậm núm ti lạnh có thể xoa dịu bớt sự khó chịu và những cơn đau mà bé đang chịu đựng.

5. Thực phẩm xay nhuyễn dành cho trẻ em

Các loại thực phẩm này xốp mềm, giúp trẻ ăn nhiều mà không phải nhai. Ngay cả các bé lớn hơn cũng có thể ăn loại thức ăn dạng này nếu nếu bé cảm thấy khó khăn khi nhai thức ăn khác. Cha mẹ có thể cho trẻ ăn loại thực phẩm xay nhuyễn ở dạng ấm hoặc lạnh đều được, tuy nhiên khi bé đang mọc răng bé sẽ dễ dàng tiếp nhận thực phẩm lạnh hơn.

6. Massage nướu

Cha mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ, dùng dụng cụ massage nướu chuyên dụng rồi nhẹ nhàng chà nhẹ lên phần nướu răng đang sưng của bé. Massage giúp bé có được cảm giác dịu êm và phân tán sự chú ý của bé vào cơn đau, đồng thời giúp tăng cường tình cảm mẹ con.

7. Phân tán sự chú ý

Giúp bé quên đi cơn đau khi mọc răng, mẹ có thể tạo phân tán sự chú ý của trẻ. Thu hút trẻ bằng những trò chơi thú vị, những lời âu iếm ngọt ngào với bé, cho bé nghe những loại nhạc êm dịu… cũng là cách giúp trẻ quên đi sự khó chịu của mình.

Các mẹ cũng nên lưu ý chỉ sử dụng thuốc giảm đau cho bé khi có chỉ định của bác sĩ tư vấn sức khỏe. Khi những chiếc răng đã xuất hiện, mẹ càng nên lưu ý đến việc giữ gìn vệ sinh răng miệng cho bé. Dùng gạc thấm nước ấm lau sạch răng sau khi bé ăn và trước khi đi ngủ. Khi bé mọc nhiều răng hơn, mẹ nên dùng bàn chải và một lượng nhỏ kem đánh răng dành cho trẻ em để chải sạch răng cho bé

Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Với Nỗi Lo Biến Chứng

Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường đều phải đối mặt với biến chứng mãn tính như: biến chứng tim mạch, biến chứng thần kinh, biến chứng thận và nhiều biến chứng khác. Ở những người mắc chứng bệnh tiểu đường khi gặp phải những biến chứng nguy hiểm, không chỉ để lại cho bản thân mà cả gia đình gánh nặng về chi phí điều trị và tinh thần.

Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Với Nỗi Lo Biến Chứng

Các biến chứng xảy ra với bệnh nhân đái tháo đường (minh họa)

Giai đoạn người bệnh đái tháo đường gặp biến chứng?

Trong quá trình phát triển của bệnh tiểu đường, người bệnh có thể gặp phải biến chứng cấp tính ở bất cứ giai đoạn nào trong quá trình. Những biến chứng mãn tính thường khó xác định được thời điểm bắt đầu gặp phải. Với người mắc đái tháo đường tuýp 1 thường có các triệu chứng rầm rộ hơn, nên có thể được phát hiện và điều trị sớm hơn, sẽ cho kết quả tốt hơn. Ở bệnh nhân mắc đái tháo đường tuýp 2, vì bệnh đái tháo đường tuýp 2 thường diễn biến âm thầm, nên đa phần người bệnh mắc phải biến chứng chỉ tình cờ phát hiện khi thăm khám hoặc biến chứng đã vào giai đoạn muộn, khi đó việc điều trị những biến chứng đó trở nên khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều. Nguy cơ biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 khó kiểm soát hơn bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1. Để phòng tránh và điều trị sớm biến chứng do bệnh tiểu đường, không thể tách rời mục tiêu kiểm soát đường huyết.

Dấu hiệu nhận biết các biến chứng mãn tính như thế nào?

Người bệnh gặp biến chứng mạch máu sẽ có các biểu hiện ở mắt như nhìn mờ, thì lực kém. Biến chứng ở thận với triệu chứng ban đầu là phù mắt cá chân, cẳng chân hay cẳng tay. Một số bệnh lý về tim mạch như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch và cao huyết áp ở người bệnh đái tháo đường đều có thể là những biến chứng. Còn riêng biến chứng thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường chiếm khoảng 50%, với các dấu hiệu ban đầu như: tê bì, châm chích, bỏng rát và đau bắt đầu ở đầu ngón và lan lên phía trên… Ngoài ra một số biến chứng khác cũng có thể được phát hiện như: nhiễm trùng dai dẳng ở nhiều cơ quan khác nhau trên cơ thể (như miệng, răng nướu, phổi, da, chân…). Các biến chứng này được giải thích là do hàm lượng đường trong máu cao dẫn đến làm tổn thương mạch máu, thần kinh, làm giảm khả năng miên dịch dẫn tới tăng nguy cơ nhiễm trùng ở bệnh nhân đái tháo đường.

=> Đột quỵ tai biến mạch máu não có thể bạn quan tâm

Bệnh nhân cần làm gì để phòng ngừa biến chứng xảy ra.

Do mạch máu bị tổn thương, dẫn đến sự nuôi dưỡng kém hiệu quả là nguyên nhân chính xảy ra biến chứng. Vì vậy bệnh nhân đái tháo đường cần phối hợp điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, giảm cân và có chế độ tập luyện đều đặn, cùng với sự kết hợp với các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường nhằm duy trì nồng độ đường huyết sát với ngưỡng bình thường, từ đó giảm tỉ lệ xảy ra biến chứng. Giải pháp hỗ trợ điều trị từ thực phẩm chức năng giúp ổn định đường huyết đang là xu hướng được nhiều bệnh nhân lựa chọn, vì độ an toàn và thích hợp với việc sử dụng lâu dài. Nhưng những sản phẩm này cần đáp ứng được đồng thời cả 2 yếu tố là bảo vệ mạch máu, tế bào và ổn định đường huyết thì mới mang lại hiệu quả thực sự cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

=> Bonidiabet đã được người dùng tin tưởng và chia sẻ

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016

Điều Trị Thiểu Năng Tuần Hoàn Não Hiệu Quả

Thiểu năng tuần hoàn não là một chứng bệnh thường gặp ở những người trên 50 tuổi. Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh. Bệnh thiểu năng tuần hoàn não diễn biến lâu ngày, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như đột quỵ nhồi máu não hệ sống nền rất nguy hiểm khi một động mạch bị huyết khối gây tắc hoàn toàn, người bị đột quỵ có thể tử vong do suy hô hấp, tuần hoàn vì thân não bị nhồi máu hoại tử cấp tính, phù não.

Điều Trị Thiểu Năng Tuần Hoàn Não Hiệu Quả

Nguyên nhân dẫn đến thiểu năng tuần hoàn não (minh họa)

Để có phương pháp chữa trị hiệu quả, chúng ta cần phải hiểu được các nguyên nhân gây thiểu năng tuần hoàn não như:

Một số nguyên nhân gây thiểu năng tuần hoàn não

-Lòng mạch máu bị hẹp cản trở vận chuyển máu, do xơ mỡ động mạch gây nên (nguyên nhân chính chiếm đến 80%).

-Lòng mạch máu bị hẹp do dị dạng bẩm sinh, u sùi, bóc tách thành mạch.

-Cục máu đông làm cản trở lưu thông máu trong động mạch

-Mạch máu bị chèn ép do thoái hóa, vôi hóa đốt sống cổ.

-Do các chèn ép từ bên ngoài lên thành động mạch làm cản trở lưu chuyển máu.

=> Bệnh tiểu đường những điều bạn muốn biết

Phương pháp điều trị thiểu năng tuần hoàn não

Để việc điều trị thiểu năng tuần hoàn não có hiệu quả, cần phải tìm ra nguyên nhân để điều trị tận gốc. Kết hợp với điều trị các triệu chứng khác. Khi huyết áp thường thấp hơn mức bình thường nên dùng thuốc nâng huyết áp, hoặc uống trà gừng, trà sâm vào buổi sáng hàng ngày.

Bệnh nhân cần được phát hiện và điều trị sớm: Do thiểu năng tuần hoàn não không biểu hiện, chỉ thoáng qua, nên dễ bị hiểu nhầm là suy nhược thần kinh, rối loạn tiền đình. Vậy nên, khi nghi ngờ mắc thiểu năng tuần hoàn não với biểu hiện như: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn…, cần được điều trị ngay; ngoài ra cần đi khám bệnh định kỳ. Điều trị ngay khi có cơn cấp thiểu năng tuần hoàn não: khi có xơ mỡ động mạch nặng sẽ dẫn đến tai biến mạch máu não. Giúp cải thiện tuần hoàn não, có thể cho bệnh nhân dùng thuốc hỗ trợ. Tuy nhiên để có được kết quả cao trong điều trị và an toàn, việc dùng thuốc cần được các bác sĩ chuyên khoa khám và kê đơn, người nhà bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc vì có những triệu chứng của bệnh giống nhau.

Với bệnh nhân này, thuốc có thể được chỉ định nhưng bệnh nhân khác, thuốc lại là chống chỉ định. Vậy nên, không thể chỉ dựa vào thông tin tác dụng cung cấp trên bao bì thuốc mà dùng ngay, điều này rất có hại và nguy hiểm cho bản thân. Khi được xác định mắc bệnh thiểu năng tuần hoàn não, bệnh nhân cần tuân thủ tư vấn của bác sĩ, nhất là chế độ ăn uống, tập luyên và dùng thuốc. Người nhà cần phải biết được tình trạng của bệnh nhân, nhất là các bệnh liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não để được giúp đỡ, giám sát và tạo điều kiện thuận lợi trong chế độ ăn, ngủ nghỉ, và dùng thuốc. Người bệnh không nên vừa đi nắng về đã tắm ngay, nên mặc ấm, ngủ nới gió lùa. Vào mỗi sáng mùa đông, khi tỉnh giấc cần tĩnh dưỡng trước khi ra khỏi chăn, tránh lạnh đột ngột, nhất là ở người cao tuổi bởi người cao tuổi khi bị thiểu năng tuần hoàn não có nhiều nguyên nhân gây nên nhưng có liên quan đến các bệnh tim mạch (huyết áp cao) mà khi lạnh đột ngột, mạch máu bị co lại làm cản trở máu lưu thông, dẫn đến thiếu máu cục bộ dễ gây ra tai biến mạch máu não.

Các biện pháp phòng ngừa thiểu năng tuần hoàn não

Để có thể phòng ngừa bệnh thiểu năng tuần hoàn não một cách hiệu quả và hợp lý nhất, bệnh nhân cần một chế độ ăn hợp lý hàng ngày như ăn nhiều rau, quả, cá nên ăn vài ba bữa mỗi tuần. Bệnh nhân hạn chế ăn nhiều thịt, thay mỡ động vật bằng dầu ăn thực vật. Hạn chế không dùng đồ uống có cồn như rượu bia, hạn chế hút thuốc lá hay thuốc lào. Chăm chỉ tập luyện thể thao đều đặng, giúp ngăn ngừa một số bệnh như huyết áp cao, xơ vữa động mạch, thừa cân béo phì, vì chúng là nguyên nhân giác tiếp làm xuất hiện bệnh thiểu năng tuần hoàn não.