Hiển thị các bài đăng có nhãn trẻ hay ốm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trẻ hay ốm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Những Sai Lầm Của Phụ Huynh Khiến Trẻ Biếng Ăn Hơn

Tình trạng trẻ biếng ăn là những vần đề khiến các bậc cha mẹ lo lắng nhất. Ở các nước phương tây, tình trạng bé biếng ăn thường xảy ra ở trẻ trên 1 tuổi. Trong khi phần lớn các trẻ ở Châu Á (gồm cả Việt Nam), tình trạng trẻ biếng ăn lại có biểu hiện ngay từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm và kéo dài đến 4 tuổi.
Kết quả từ một nghiên cứu về hành vi ăn uống của trẻ em Châu Á, các chuyên gia chỉ ra các vấn đề mà cha mẹ Châu Á thường mắc sai lầm. Từ những thói quen sai lầm này, đã góp phần tạo nên hành vi trẻ biếng ăn trước khi bé biếng ăn do phát triển não bộ. Dưới đây là những sai lầm được các chuyên gia chỉ ra.

Cha mẹ thiếu tự tin và hay lo lắng trong cách nuôi dạy bé.
Tự tạo áp lực cho bạn thân và chịu tác đồng từ người khác là vấn đề nhiều cha mẹ gặp phải. Và vô tình cha mẹ đã chuyển áp lực bản thân lên trẻ, điều này càng làm trẻ biếng ăn và trẻ hay ốm nhiều hơn do thiếu chất đề kháng.
Những áp lực về so sánh, về văn hóa, về cân nặng là những điều mà cha mẹ thường xuyên phải chịu tác động trong cách chăm sóc con.

trẻ biếng ăn


Ngay từ khi bắt đầu ăn dặm, trẻ không được tập ăn từ nhỏ trên ghế.
Vào mỗi bữa ăn ở hầu hết trẻ nhỏ ở Châu Á cũng như ở Việt Nam, thường được cha mẹ bé ẵm đi lòng vòng khắp nơi mới chịu ăn. Điều này càng nghiêm trọng khi trẻ lớn lên, bé có nhận biết cảnh vật xung quanh và bé đòi hỏi phải được đi nhiều hơn, trẻ dần xây dụng hành vi ăn và chơi song hành. Trẻ nhỏ thì luôn ham chơi, nên sẽ hình thành tính ham chơi hơn là ăn. Vì vậy, các bậc cha mẹ càng sớm càng tốt nên tập cho trẻ ăn ngồi trên ghế ăn của bé, không cho trẻ chơi bất kỳ trò chơi nào để dụ bé. Khi cho bé ăn, không nên bật tivi hay gần các vật dụng dễ thu hút bé hơn trong việc ăn. Ban đầu có thể gặp khó khăn, nhưng kiên trì bé sẽ làm quen với cách ăn không đồ chơi và tivi thì trẻ sẽ ăn ngoan và rút ngắn thời gian bữa ăn.
=> Biếng ăn thiếu dinh dưỡng khiến trẻ mọc răng chậm.

Kéo dài thời gian bữa ăn.
Bữa ăn cho trẻ thường kéo dài hơn 30 phút bắt nguồn từ thói quen xấu phải được dong chơi mới chịu ăn. Thời gian bữa ăn càng kéo dài lâu ngày sẽ làm trẻ biếng ăn hơn. Hành vi càng khó thay đổi hơn khi trẻ càng lớn tuổi. Khi này bé sẽ trở nên ương bướng hơn, thậm chí trẻ còn biểu lộ cảm xúc khó chịu mỗi khi ăn.
Các chuyên gia từ cuộc nghiên cứu cũng gửi tới các cha mẹ nuôi con thông điệp: Cha mẹ nên được tư vấn và học cách nhận biết ựu phát triển bình thường về thể chất và hành vi ăn uống bình thường của trẻ. Việc cha mẹ thiếu hiểu biết hay tiếp nhận thông tin không khoa học sẽ tạo tâm lý lo lắng thái hóa khi đối diện tịnh trạng bé biếng ăn. Tâm lý này có thể dẫn tới sự thúc ép con ăn, sử dụng các thuốc giúp bé ăn ngon một cách thiếu khoa học và biến trẻ bình thường thành biếng ăn bệnh lý.

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

Có Củ Sen Khỏi Lo Con Khóc Dạ Đề

Ám ảnh lớn nhất của mình sau khi sinh Sáo là những đêm bé khóc dạ đề.

khóc dạ đề

Củ sen giúp bé sơ sinh hết khóc dạ đề (minh họa)
Hồi bầu bí, mình vẫn nghe đàn chị đi trước phàn nàn về chứng khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh nhưng hiện tượng này không phải bé nào cũng trải qua. Có những mẹ nuôi con nhẹ như lông hồng nhưng cũng có mẹ mất ngủ suốt 3 tháng đầu vì con khóc đêm triền miên. Các chị còn bảo chứng khóc dạ đề chẳng có cách nào chữa trị được cả, gia đình phải “sống chung với lũ” khoảng 3 tháng sau sinh chứng bệnh này mới hết.
Nghe thế mình cũng lo lắng lắm vì vốn tính mình rất ham ngủ. Những tháng cuối thai kỳ do bụng bầu lớn mình đã chẳng được đêm nào ngủ ngon nên từng ngày mong ngóng bé chào đời để được ngủ “xả phanh”. Nhưng cầu mong là con không bị chứng khóc dạ đề thì mới có thời gian mà ngủ chứ Sáo mà cũng như con các chị cùng cơ quan thì mình chắc mệt mỏi lắm.
=> Bạn muốn biết giải pháp hiệu quả cho trẻ biếng ăn .
Rồi cũng đến ngày Sáo chào đời, niềm hạnh phúc chẳng được bao lâu sau ca sinh nở mẹ tròn con vuông thì gia đình mình phải đối mặt với chứng khóc dạ đề của con. Hai tuần đầu sau khi ở bệnh viện về Sáo ngủ ngon lành lắm, thế mà từ tuần thứ 3, cứ đến 11 giờ đêm là con khóc suốt cho đến 2 giờ sáng. Ban ngày thì bé ngủ ngon lành, chẳng khóc một tiếng nào ấy thế mà cứ đều như vắt chanh 11 giờ đêm là con khóc. Thời gian đó lại đúng lúc mình bắt đầu vào giấc ngủ say nên mệt mỏi vô cùng vì phải thức và dỗ dành con.
khóc dạ đề

Bài thuốc từ củ sen giúp bé sơ sinh hết khóc dạ đề.
Lo lắng vì sợ con bị làm sao, hai vợ chồng đành khăn áo đến bệnh viện thì bác sĩ nói đó là chứng khóc dạ đề, bác sĩ cũng kê cho con mình một vài loại thuốc nhưng chẳng ăn thua vì ngay tối hôm đi khám về con vẫn khóc đều đặn. Mình nghe mọi người nói chứng khóc dạ đề này phải hết 3 tháng 10 ngày bé mới khỏi nên lo lắng lắm. Mới chỉ tầm 2 tuần đầu mà cân nặng của mình đã sụt trầm trọng, chẳng cần đến biện pháp giảm cân nào vì đêm nào cũng phải thức cùng con.
Đúng là 'có bệnh thì vái tứ phương', từ hôm đó hầu như trong cuộc điện thoại với ai gọi đến hỏi thăm, mình cũng phàn nàn về chứng khóc dạ đề của con với hy vọng tìm được phương cách nào đó. Và thật may mắn vì những nỗ lực của mình đã được đền đáp. Sau khi nghe mình phàn nàn, một bác bên nội đã mách cho mình cách chữa bé sơ sinh khóc dạ đề rất hay đó là dùng bài thuốc với củ sen.
Bác bảo hồi trước cháu nội bác cũng bị khóc dạ đề, được bác sĩ Đông y mách cho bài thuốc này đó là dùng hạt sen (khoảng 20 hạt, để cả tâm), sắc lấy nước, chia thành 2 lần cho trẻ uống trong ngày. Để bé dễ uống, có thể pha thêm chút đường vào đó. Bác còn nói rõ là hạt sen có vị ngọt, sáp, tính bình (không nóng, không lạnh), rất tốt cho người bị mất ngủ, khó ngủ. Uống nước sắc từ hạt sen sẽ giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ, ngủ ngon và hạn chế được chứng khóc dạ đề về đêm.
=> Giải pháp nào cho trẻ hay ốm có sức khỏe tốt hơn.
Ngoài ra, bác còn dặn mình để bé đỡ khóc về đêm cần phải chú ý đến sức khỏe của con, xem bé có mắc bất cứ chứng bệnh nào không. Thêm vào đó, không nên để bé ngủ ngày quá nhiều và phải tạo không gian thông thoáng chứ không nên ủ bé kín mít suốt ngày.
Nghe được bí kíp đó, mình đã thực hiện ngay và cho Sáo uống. Chỉ khoảng 3 ngày, chứng khóc đêm của Sáo đã dần được cải thiện. Đêm đến, Sáo ngủ ngon và không còn quấy mẹ nữa. Từ hôm đó mình mới có được những giấc ngủ ngon thật sự kể từ ngày sau sinh nở.
Các mẹ có con khóc dạ đề cũng thử phương cách này nhé. Bài thuốc này rất an toàn với trẻ sơ sinh đấy.
Nguồn: xaluan.vn

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2016

Những Sai Làm Tai Hại Khiến Bé Hay Ốm

Khi chăm sóc bé cha mẹ cần lưu ý tránh làm ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của bé, khi hệ miễn dịch của bé yếu ớt sẽ không chống lại được sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh khiến bé hay ôm yêu. Cha mẹ nên tránh các thói quen xấu sau đây, để tránh tình trạng bé hay ốm vặt.

Những sai lầm tai hại khiến bé hay ốm vặt
Hệ miễn dịch kém khiến trẻ hay ốm hơn (minh họa)

Cho con ăn nhiều đồ đóng gói sẵn, đồ ăn nhanh

Các loại thực phẩm ăn liền, thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh… đều chứa hàm lượng chất béo chưa bão hòa, muối và hàm lượng đường cao. Chất béo chưa bão hòa làm ngăn cản hoạt động của hệ miễn dịch, hàm lượng đường và muối gây cản trở sự thực bào (quá trình các tế bào bạch cầu tiêu diệt virut, vi khuẩn có hại).

Vậy nên, cần cho trẻ ăn những món ăn tươi ngon, lanh mạnh cha mẹ tự làm sẽ là cách tốt nhất để đảm bảo trẻ đủ năng lượng và chất dinh dưỡng giúp bé chống lại các nguy cơ bệnh tật.

Để con thiếu ngủ

Trẻ không ngủ sâu giấc hay trẻ thiếu ngủ làm giảm khả năng sinh sản tế bào bạch cầu, do đó hệ miễn dịch của trẻ không đủ sức chống lại virut và vi khuẩn có hại, tác nhân gây nên tình trạng trẻ hay ốm vật. Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, không chỉ trẻ nhỏ mà cả người lớn khi thiếu ngủ thì cũng dễ mắc bệnh, cơ thể ốm yếu hơn do bị vi rút, vi khuẩn xâm nhập và hay mắc các bệnh vặt như bệnh cảm cúm.

Không khuyến khích con vận động

Đa phần cha mẹ nghĩ con ăn no, ngủ khỏe thì sẽ có sức đề kháng tốt. Điều này chưa đúng hoàn toàn, bởi nếu trẻ không được rèn luyện thể lực sẽ không có được sức khỏe thực sự tốt. Việc tập luyện thường xuyên giúp máu lưu thông, thúc đẩy quá trình đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, tăng cường hoạt động của kháng thể và tế bào bạch cầu trong cơ thể bé. Hàng ngày cho bé vận động 15 phút sẽ giúp hệ miễn dịch của bé khỏe mạnh, hoạt động tốt hơn. Với các trẻ sơ sinh, việc kích thích tay chân bé hoạt động cũng có tác dụng tương tự. Vì vậy, cha mẹ không nên để cho bé ở nhà với các hoạt động thụ động như xem tivi, chơi game….

Ốm là dùng kháng sinh

Theo các nghiên cứu cho biết thuốc kháng sinh làm giảm lượng hooc môn cần thiết cho hệ miễn dịch. Khi dùng thuốc kháng sinh, trẻ mau khỏi bệnh hơn nhưng hậu quả là cơ thể bé sẽ càng yếu hơn, dễ có nguy cơ mác bệnh ở những lần sau. Do trẻ bị suy giảm khả năng hệ miễn dịch tự chống chịu viut và vi khuẩn.

Vậy nên, khi trẻ mới chớm ốm cha mẹ cần quan sát, đánh giá các biểu hiện của trẻ để có quyết định xem liệu cơ thể trẻ có thể tự kiểm soát tình trạng bệnh hay không.

Khói thuốc trong nhà

Việc trong nhà có người hút thuốc khiến trẻ bị hút thuốc thụ động. Điều này ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể và gây ra một số bệnh nguy hiểm nhiều hơn cả hút thuốc lá chủ động. Vì thế, gia đình cần khuyến nghị các thành viên cai thuốc hoặc tránh hút thuốc trước mặt trẻ.

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016

Nguyên Nhân Trẻ Hay Ốm Vặt - Biếng Ăn

Trẻ hay ốm vặt thường xảy ra ở những bé có sức đề kháng yếu, một vài tháng bé lại ốm. Trẻ hay ốm vặt các bệnh như: ho, sổ mũi, viêm phế quản, có khi hay nôn, trớ, tiêu chảy hoặc đi ngoài. Tại sao vậy?

bé hay ốm biếng ăn
Trẻ hay ôm do hệ miễn dịch - sức đề kháng kém (minh họa)

Có nhiều bé dưới 1 tuổi không ốm đau gì. Khi qua 1 tuổi lại bệnh liên miên, còi cọc. Có bé 5-6 tháng tuổi rất khỏe, nhưng sau lại sụt sịt, nóng sốt, ho, sổ mũi dẫn đến bé biếng ăn, cân nặng tăng chậm thậm chí chững lại không tăng khiến cha mẹ lo lắng. Tất cả các nguyên do bé hay ốm vặt trên là do hệ miễn dịch của trẻ yếu, sức đề kháng với môi trường không tốt. Hầu hết trẻ hay ốm vặt đều chậm lớn, dấu hiệu ban đầu sau khi ôm là do trẻ biếng ăn, ăn không tiêu, hay chướng bụng… dần dà trẻ bắt đầu sợ ăn dẫn đến chậm lên cân, trẻ gầy còm chậm lớn. Do sức đề kháng kém, trẻ còn hay bị các bệnh lây nhiễm như: sốt virut, bệnh sởi, viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết, chân tay miệng….

bé hay ốm biếng ăn
Nguyên nhân trẻ hay ôm - biến ăn  (minh họa)

Hệ miễn dịch là gì?

Hệ thống miễn dịch ở trẻ có được từ khi còn là bào thai, sau đó qua nguồn sữa mẹ, hệ miễn dịch này chứa các kháng thể giúp cơ thể bé chống lại các yếu tố gây bệnh như: virut, vi khuẩn và các bệnh khác. Tuy nhiên số kháng thể trong hệ miễn dịch của trẻ nhận được từ mẹ, chỉ tồn tại trong vài tháng đầu đời sau sinh và giảm đi nhanh chóng, khiến trẻ dễ bị tấn công bởi virut, vi khuẩn và các nguyên nhân gây bệnh khác. Nhất là các bé không được bú mẹ, hoặc bú mẹ không hoàn toàn, bú sữa mẹ hoàn toàn là cách tốt nhất để bù đáp lượng kháng thể bị suy giảm, các chất dinh dưỡng và kháng thể trong sữa mẹ giúp hệ miễn dịch của trẻ khỏe mạnh, ngăn ngùa bệnh tật cho bé. Vậy suy giảm hệ miễn dịch làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và hấp thu của cơ thể. Hệ miễn dịch khỏe mạnh cơ thể sẽ khỏe mạnh, linh hoạt, sảng khoái giúp các cơ quan hoạt động tích cự, hệ tiêu hóa cũng vậy.

Sức Đề Kháng Kém Thường Xảy Ra Ở Các Trẻ Nào?

Sức đề kháng kém khiến cá bé hay ốm vặt dẫn đến bé biếng ăn, chậm lớn thường gặp ở các trẻ: -Trẻ sơ sinh nhẹ cân (2.5kg trở xuống) –Trẻ sinh non (dưới 37 tuần) –Trẻ không được bú mẹ -Trẻ không bú mẹ hoàn toàn và cai sữa sớm –Trẻ mắc bệnh lý bẩm sinh. Theo khuyến cáo của tổ chức y tế, trẻ sơ sinh cần được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đến 2 tuổi hoặc lâu hơn, có kết hợp cho trẻ ăn bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng. Trẻ không được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ dẫn đến tình trạng bị giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.

Cần Làm Gì Để Giúp Trẻ Giảm Ốm Vặt Và Phát Triển Tốt

Cần cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bé bú đến 18 tháng bên cạnh các chế độ ăn uống khác để tăng sức đề kháng cho cơ thể của trẻ. - Tiêm phòng đầy đủ các bệnh cho bé. - Giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé, các vật dụng và đồ chơi của trẻ. Cha mẹ, người giữ trẻ luôn giữ vệ sinh khi tiếp xúc, chơi đùa, cho bé ăn, ... - Không cho bé tiếp xúc với trẻ đang bị ốm, người bệnh, các nơi có dịch bệnh, ... - Cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ theo từng giai đoạn phát triển của bé, mỗi giai đoạn để điều chỉnh hợp lý. - Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng nhiều hình thức, như bổ sung các vitamin thiên nhiên từ rau củ quả, bổ sung cho bé một số khoáng chất thiết yếu theo từng trường hợp ở trẻ. Quan trọng nhất là nên cho trẻ bú mẹ càng lâu càng tốt, trẻ đang bệnh thì cần bú mẹ nhiều hơn, mẹ cần tẩm bổ để có nhiều sữa hơn và cho bé bú nhiều lần trong ngày. Hãy luôn nhớ rằng sữa mẹ chứa rất nhiều kháng thể giúp bé tăng cường miễn dịch, giảm bệnh vặt và phát triễn thể chất tốt hơn, thông minh hơn.

Xem thêm Bé Hay Ốm tại: http://botania.com.vn/tin-tuc/Tuyet-chieu-danh-cho-be-bieng-an-hay-om.html

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHI BÉ HAY ỐM

Vấn đề trăn trở của nhiều cha mẹ khi bé hay ốm vặt, chậm lớn và chỉ vài ngày phải tới bệnh viện một lần. Là tại sao trẻ hay ốm? Làm sao để con khỏe hơn? Cha mẹ không nên quá bao bọc hay vội vàng đưa bé đến viện khi bẹ có biểu hiện ốm, hay để bé có cơ hội được “tập tành” miễn dịch.

nguyên nhân bé hay ốm
Tại sao trẻ hay ốm vặt? (minh họa)

Bé hay ốm vặt là do đâu?

Bé hay ốm vì hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Do đó trẻ rất nhạy cảm với các tác động từ bên ngoài và sực đề kháng kém dẫn đến bé hay ốm vặt. Khi còn nhỏ, hệ tiêu hóa của trẻ chưa tốt, chưa hoàn thiện hệ vi khuẩn đường ruột, chưa đủ các men tiêu hoá cũng là một trở ngại lớn cho việc tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, một số ít trường hợp có thể trẻ bị suy giảm miễn dịch, không có khả năng chống chọi với tác động của vi sinh vật gây bệnh.

Trẻ hay ốm vặt do quá lạm dụng kháng sinh

Kháng sinh rất quan trọng trong chữa trị nhiễm khuẩn, nhưng nó cũng tiêu diệt cả hệ vi khuẩn có ích trong hệ tiêu hóa, gây rối loạn khuẩn đường ruột. Chúng ta biết rằng, các tế bào miễn dịch được sinh ra ở thành ruột, khi mất đi hệ vi khuẩn có ích này, là nguyên nhân gây bệnh do virus, vi khuẩn..

Vì vậy, khi dùng kháng sinh cho trẻ nhỏ, cha mẹ không nên quá lạm dụng, cần bổ sung kịp thời các loại vi khuẩn có lợi từ men vi sinh. Cha mẹ nên quan tâm, dỗ dành trẻ ăn đầy đủ, để tăng cường sức khỏe chống chọi với bệnh tật, và đảm bảo dinh dưỡng.

bé hay ốm khi không được về sinh tốt
Bé hay ốm do không được vệ sinh đúng cách (minh họa)

Không vệ sinh cho trẻ đúng cách

Do thói quen ngậm tay vào miệng, nên tay trẻ bị nhiễm bẩn dễ gây ra nhiều. Vị vậy cha mẹ cần lưu ý giúp trẻ giữ sạch đôi tay, ngăn ngừa các bệnh như viêm đường hô hấp cấp, cúm, chân tay miệng, tiêu chảy…. Trong thực tế, nhiều bậc cha me không có thói quen rửa tay bằng xà bông khi cho trẻ ăn hay cho trẻ bú. Đây chính là nguyên nhân không chỉ ở người lớn, mà đặc biệt là trẻ em dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn qua đường hô hấp, tiêu hóa như tiêu chảy, tả, giun sán, cúm… và nhất là bệnh tay chân miệng.

Khẩu phần ăn thiếu vi chất dinh dưỡng

Sự phát triển của trẻ cần được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ chưa chú ý tới sự cần bằng dinh dưỡng trong các bữa ăn của trẻ. Vì vậy nhiều bé mắc các bệnh do thiếu vi chất dinh dưỡng, làm ảnh hưởng tới trí tuệ, học hành và chậm phát triển thể chất… Trẻ nhỏ mắc các bệnh lý do thiếu vi chất có thể chia thành hai nhóm chính như sau:

-Nhóm thiếu vitamin: Các loại vitamin A,B,C rất cần thiết với cơ thể. Thiếu vitamin A ảnh hưởng tới hệ miễn dịch và sự tăng trưởng của bé. Thiếu vitamin nhóm B làm ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa các chất. Thiếu vitamin nhóm C khiến hệ miễn dịch yếu, làm trẻ dễ bị lây nhiễm và mắc các bệnh về đường hô hấp, như viêm phổi hay suyễn.

-Nhóm thiếu sắt, kẽm, khoáng chât (selem): thường hay xảy ra ở những bé độ tuổi ăn dặm. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do trẻ ăn thịt, cá hoặc trẻ hay ăn nhả bã, hoặc cũng có thể do trẻ không chịu ăn rau, trái cây. Thiếu sắt nặng trẻ có thể bị thiếu máu. Các bệnh nhi thiếu kẽm, selen thường có miễn dịch kém. Bé hay chán ăn, mệt mỏi, dễ ốm vặt, nhiễm trùng hô hấp, tiêu hóa, viêm da, lở miệng.

Cách bảo vệ bé khỏi những cơn ốm vặt

Tổ chức WTO khuyên các bà mẹ nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.

Tiêm phòng đầy đủ các bệnh cho bé, giữ ấm cho bé khi đi ra ngoài.

Các bậc cha mẹ nhớ thường xuyên rửa tay cho con bằng sữa tắm hoặc xà bông diệt khuẩn sau khi bé nghịch hoặc trước khi ăn cơm.

Không cho bé tiếp xúc với trẻ đang bị ốm, người bệnh…

Khi bé ốm, cha mẹ không nên lạm dụng thuốc kháng sinh. Nếu chỉ là bệnh hắt hơi, xổ mũi, ho thông thường, bạn có thể chế biến những cây thuốc sẵn có để trị bệnh cho bé. Ví dụ: Bé bị ho, bạn có thể dùng húng chanh, gừng, cây núc nác…

Và đặc biệt là đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc, uống đủ nước và chế độ ăn đủ chất.

Xem thêm Bé hay ôm tại đây : http://botania.com.vn/tin-tuc/Tuyet-chieu-danh-cho-be-bieng-an-hay-om.html