Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016

Nguyên Nhân Trẻ Hay Ốm Vặt - Biếng Ăn

Trẻ hay ốm vặt thường xảy ra ở những bé có sức đề kháng yếu, một vài tháng bé lại ốm. Trẻ hay ốm vặt các bệnh như: ho, sổ mũi, viêm phế quản, có khi hay nôn, trớ, tiêu chảy hoặc đi ngoài. Tại sao vậy?

bé hay ốm biếng ăn
Trẻ hay ôm do hệ miễn dịch - sức đề kháng kém (minh họa)

Có nhiều bé dưới 1 tuổi không ốm đau gì. Khi qua 1 tuổi lại bệnh liên miên, còi cọc. Có bé 5-6 tháng tuổi rất khỏe, nhưng sau lại sụt sịt, nóng sốt, ho, sổ mũi dẫn đến bé biếng ăn, cân nặng tăng chậm thậm chí chững lại không tăng khiến cha mẹ lo lắng. Tất cả các nguyên do bé hay ốm vặt trên là do hệ miễn dịch của trẻ yếu, sức đề kháng với môi trường không tốt. Hầu hết trẻ hay ốm vặt đều chậm lớn, dấu hiệu ban đầu sau khi ôm là do trẻ biếng ăn, ăn không tiêu, hay chướng bụng… dần dà trẻ bắt đầu sợ ăn dẫn đến chậm lên cân, trẻ gầy còm chậm lớn. Do sức đề kháng kém, trẻ còn hay bị các bệnh lây nhiễm như: sốt virut, bệnh sởi, viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết, chân tay miệng….

bé hay ốm biếng ăn
Nguyên nhân trẻ hay ôm - biến ăn  (minh họa)

Hệ miễn dịch là gì?

Hệ thống miễn dịch ở trẻ có được từ khi còn là bào thai, sau đó qua nguồn sữa mẹ, hệ miễn dịch này chứa các kháng thể giúp cơ thể bé chống lại các yếu tố gây bệnh như: virut, vi khuẩn và các bệnh khác. Tuy nhiên số kháng thể trong hệ miễn dịch của trẻ nhận được từ mẹ, chỉ tồn tại trong vài tháng đầu đời sau sinh và giảm đi nhanh chóng, khiến trẻ dễ bị tấn công bởi virut, vi khuẩn và các nguyên nhân gây bệnh khác. Nhất là các bé không được bú mẹ, hoặc bú mẹ không hoàn toàn, bú sữa mẹ hoàn toàn là cách tốt nhất để bù đáp lượng kháng thể bị suy giảm, các chất dinh dưỡng và kháng thể trong sữa mẹ giúp hệ miễn dịch của trẻ khỏe mạnh, ngăn ngùa bệnh tật cho bé. Vậy suy giảm hệ miễn dịch làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và hấp thu của cơ thể. Hệ miễn dịch khỏe mạnh cơ thể sẽ khỏe mạnh, linh hoạt, sảng khoái giúp các cơ quan hoạt động tích cự, hệ tiêu hóa cũng vậy.

Sức Đề Kháng Kém Thường Xảy Ra Ở Các Trẻ Nào?

Sức đề kháng kém khiến cá bé hay ốm vặt dẫn đến bé biếng ăn, chậm lớn thường gặp ở các trẻ: -Trẻ sơ sinh nhẹ cân (2.5kg trở xuống) –Trẻ sinh non (dưới 37 tuần) –Trẻ không được bú mẹ -Trẻ không bú mẹ hoàn toàn và cai sữa sớm –Trẻ mắc bệnh lý bẩm sinh. Theo khuyến cáo của tổ chức y tế, trẻ sơ sinh cần được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đến 2 tuổi hoặc lâu hơn, có kết hợp cho trẻ ăn bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng. Trẻ không được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ dẫn đến tình trạng bị giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.

Cần Làm Gì Để Giúp Trẻ Giảm Ốm Vặt Và Phát Triển Tốt

Cần cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bé bú đến 18 tháng bên cạnh các chế độ ăn uống khác để tăng sức đề kháng cho cơ thể của trẻ. - Tiêm phòng đầy đủ các bệnh cho bé. - Giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé, các vật dụng và đồ chơi của trẻ. Cha mẹ, người giữ trẻ luôn giữ vệ sinh khi tiếp xúc, chơi đùa, cho bé ăn, ... - Không cho bé tiếp xúc với trẻ đang bị ốm, người bệnh, các nơi có dịch bệnh, ... - Cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ theo từng giai đoạn phát triển của bé, mỗi giai đoạn để điều chỉnh hợp lý. - Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng nhiều hình thức, như bổ sung các vitamin thiên nhiên từ rau củ quả, bổ sung cho bé một số khoáng chất thiết yếu theo từng trường hợp ở trẻ. Quan trọng nhất là nên cho trẻ bú mẹ càng lâu càng tốt, trẻ đang bệnh thì cần bú mẹ nhiều hơn, mẹ cần tẩm bổ để có nhiều sữa hơn và cho bé bú nhiều lần trong ngày. Hãy luôn nhớ rằng sữa mẹ chứa rất nhiều kháng thể giúp bé tăng cường miễn dịch, giảm bệnh vặt và phát triễn thể chất tốt hơn, thông minh hơn.

Xem thêm Bé Hay Ốm tại: http://botania.com.vn/tin-tuc/Tuyet-chieu-danh-cho-be-bieng-an-hay-om.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét