Thứ Năm, 4 tháng 8, 2016

Ngăn Ngừa Và Điều Trị Loét Bàn Chân Do Bệnh Tiểu Đường

Dù mong muốn hay không người bệnh tiểu đường, vẫn phải đối mặt với nguy cơ loét chân do biến chứng đái tháo đường xảy ra. Vết loét chân là vết thương hở, có thể phát triển từ một tôn thương nhỏ trên bề mặt da, sau đó lan rộng hoặc ăn sâu vào lớp cơ, gân, xương và trở nên nghiêm trọng người bệnh có thể phải cắt bỏ chi do hoại tử. Tuy nhiên, hoàn toàn có thể dự phòng được nguy cơ loét và cắt cụt chi ở người bệnh tiểu đường và cải thiện bằng cách giảm lượng đường huyết, chăm sóc bàn chân kỹ hàng ngày.

Ngăn ngừa biến chứng loét chân do đái tháo đường.

Một số nguy cơ tăng cao biến chứng loét chân xảy ra do đái tháo đường như:

- Biến chứng thần kinh ngoại biên như đau, tê, châm chích và giảm cảm giác ở chân.

- Hệ tuần hoàn chi dưới kém.

- Có biến dạng bàn chân.

- Tổn thương do mang giày không phù hợp.

- Kiểm soát đường huyết kém.

- Đã từng gặp phải loét bàn chân.

Ngăn chặn sự phát triển loét bàn chân do bệnh tiểu đường từ khi còn là nguy cơ là cách phòng tránh tốt nhất. Khi được xác định mắc bệnh tiểu đường, cần định kỳ khám bàn chân và chăm sóc kỹ để phòng chống hiệu quả biến chứng loét bàn chân.

Gợi ý chăm sóc bàn chân cho bạn.

- Kiểm tra kỹ hai bàn chân hàng ngày, chú ý đến các vùng hay bị cọ xát, bị nứt hoặc vết chai chân. Nếu gặp vấn đề về thị lực, bạn có thể nhờ người khác kiểm tra giúp.

- Dùng xà bông không mùi và nước ấm vệ sinh sạch sẽ bàn chân, chú ý vệ sinh kỹ các kẽ chân. Có thể bôi kem dưỡng ẩm.

- Chọn mang giày dép phù hợp và mềm mại, tất thấm mồ hôi. Không đi giày ướt, tất ướt.

- Không để móng chân dài, sau cắt cần rũa móng, tránh bàn chân bị tổn thương.

- Khi da nổi cục hay nốt chai chân, cần được bác sĩ tư vấn để chăm sóc tốt vùng da này.

=> Bonidiabet giúp ổn định đường huyết và những điều bạn cần biết.

Điều trị vết loét bàn chân do bệnh tiểu đường.

Chữa lành vết thương và vết loét bàn chân càng sớm càng tốt là mục tiêu cần đạt được trong điều trị. Vết loét nhanh liền miệng giúp hạn chế nguy cơ nhiễm trùng dẫn tới hoại tử phải cắt cụt chi.

Nguyên tắc trong điều trị:

- Ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng.

- Loại bỏ áp lực tỳ đè giúp tuần hoàn tốt.

- Cần loại bỏ da và mô chết quanh miệng vết loét.

- Chống nhiễm khuẩn bằng thuốc kháng sinh và thường xuyên thay băng gạc để vết thương kho thoáng.

- Kiểm soát đường máu và nguy cơ tăng cholesterol.

- Phẫu thuật cắt cụt chi khi không đáp ứng với điều trị thông thường

Chăm sóc vết loét bị nhiễm trùng:

Khi vết loét có dấu hiệu nhiễm trùng cần được điều trị tại bệnh viện.

- Nếu vết loét bị nhiễm trùng hoải tử các bác sỹ sẽ cắt bỏ toàn bộ ổ loét và loại bỏ vùng da bị chai.

- Băng gạc cần được kiểm tra và thay thế thường xuyên.

- Vệ sinh vết thương bằng nước muối sinh lý nhằm tăng yếu tố tăng trưởng, sau đó dùng băng thuốc, băng kín vết thương.

- Hạn chế áp lực lên vết loét, nên mang giày dép mềm và rộng để ngăn ngừa tái phát trong tương lai.

Thủ thuật, phẫu thuật trong điều trị vết loét hoại tử do đái tháo đường

- Mở dẫn lưu: với các vết loét sâu không thể áp dụng phương pháp điều trị như bình thường cần mở dẫn lưu mủ và mô chết ra ngoài.

- Phẫu thuật bắc cầu mạch máu: Trong một số trường hợp, các động mạch ở chân bị hẹp do mảng xơ vữa hoặc cục máu đông gây bít tắc và giảm lưu lượng máu đến bàn chân. Bác sỹ có thể sẽ phải phẫu thuật bắc cầu mạch máu (chuyển hướng dòng máu không đi qua chỗ tắc hẹp) để tăng cường máu lưu thông đến bàn chân. Lượng máu tăng lên đồng nghĩa với nguồn oxy và các chất dinh dưỡng đến chân nhiều hơn và giúp vết thương mau lành hơn.

- Phẫu thuật đoạn chi (cắt cụt chi): Nếu vết loét trở nên tồi tệ hơn, bị nhiễm trùng nặng và không thể chữa lành, tổn thương lan đến xương hoặc các khớp gần đó mà điều trị bằng kháng sinh dài ngày không kết quả, giải pháp duy nhất là phẫu thuật loại bỏ (cưa) phần chân bị ảnh hưởng.

=> Bạn muốn biết Tai biến mạch máu não nguy hiểm như nào không?

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2016

Chế Độ Dưỡng Chất Và Luy���n Tập Giúp Phòng Ngừa Tái Phát ��ột Quỵ Não

Nhằm cải thiện di chứng và tai biến mạch máu não tái phát, cần tuân theo chế độ sinh hoạt, tập luyện và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đây là những yếu tố quan trọng giúp nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian phục hồi. Sau đây là một số thông tiên chi tiết về giải pháp chữa trị phục hồi và chế độ dinh dưỡng cho người bệnh sau tai biến mạch máu não.

Tích cực tập luyện hồi phục cho bệnh nhân sau tai biến (minh họa).

Chế độ tập luyện.

Các bệnh nhân sau tai biến cần được điều trị và phục hồi chức năng vận động do di chứng để lại. Giải pháp trị liệu hồi phục thực hiện ngay sau khi người bệnh thoát khỏi tử vong, bắt đầu ở bệnh viện và tiếp tục tại gia đình hoặc ác trung tâm điều trị phục hồi chức năng.

Với các trường hợp di chứng nhẹ, cần lên kế hoạch và giờ tập luyện cụ thể hàng ngày. Tốt nhất để bệnh nhân tự vận động tối đa, chỉ hỗ trợ hoặc giúp đỡ khi người bệnh không tự làm được. Quá trình tập luyện đòi hỏi sự kiên trì của cả bệnh nhân và người hướng dẫn. Nên duy trì việc này cả khi các di chứng đã được phục hồi.

Chế độ dinh dưỡng.

Một chế độ dinh dưỡng đảm bảo và cân đối sẽ góp phần quan trọng giúp phục hồi sau đột quỵ não. Thức ăn cho người bệnh nên ăn mềm, dễ tiêu như các loại cháo, súp, sữa và nước hoa quả tươi. Tránh các thức ăn cứng to, nóng gây khó nhai nuốt. Hạn chế các chất béo và chất kích thích, hạn chế dùng muối.

Cung cấp năng lượng cho người bênh vào khoảng 25kcal/kg cân nặng, trong tổng nhu cầu năng lượng cung cấp cho người bệnh thì năng lượng từ đạm chiếm 20-25% và tinh bột chiếm 50%. Trong dinh dưỡng cung cấp cho người bệnh sau tai biến mạch máu não, cần tăng cường các chất có tác dụng chống gốc tự do giúp ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh. Các loại thực phẩm giàu hàm lượng chất chống oxy hóa bổ sung vitamin C như cam, bưởi; các loại trái cây như kiwi, dâu, cà chua.., vitamin E có nhiều trong hạt dẻ, đậu phộng…

=> Bạn quan tâm tới bệnh thiểu năng tuần hoàn não

Phòng ngừa tai biến mạch máu não tái phát.

Bệnh tai biến mạch máu não có nguy cơ tái phát rất cao. Vì thế, người bệnh cẩn thận giữ mình khi thời tiết thay đổi, tránh vận động quá mức và tắm khuya…

Để chăm sóc não sau đột quỵ cần kiểm soát các gốc tự do, giúp bảo vệ tế bào thần kinh và bảo vệ mạch máu não. Đồng thời cần kích hoạt các men chống gốc tự do tự nhiên của cơ thể, hạn chế tối đa tổn thương não bộ, ngăn ngừa tình trạng xơ vữa mạch máu và hạn chế hình thành cục máu đông từ đó hạn chế đột quỵ tái phát trở lại.

Chuyên gia tư vấn tâm lý lưu ý, người bệnh trong gia đoạn này trải qua cú sốc tinh thần vì có cảm giác trở thành vô dụng, buông xuôi, trầm cảm, không có động lực cũng như nghị lực để vươn lên. Vai trò của người lúc này là rất quan trọng. Bên cạnh việc chăm sóc bằng chế độ dinh dưỡng, hỗ trợ người bệnh tập luyện, khuyến khích người bệnh tự làm, tự chăm sóc bản thân, cần thường xuyên động viên, bày tỏ sự quan tâm để người bệnh mau chóng phục hồi.

=> Biến chứng nguy hiểm bệnh tiểu đường

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2016

Phân Biệt Trẻ Khóc Dạ Đề Với Khóc Do Căn Bệnh Khác Như Nào

Thường các cha mẹ trẻ luôn nghĩ rằng trẻ sơ sinh bé khóc dạ đề là chuyện chấp nhận sống chung với lũ. Khi trẻ sơ sinh được vài tuần tuổi, vào một khung giờ nhất định trong ngày trẻ thường hay quấy khóc (thường vào đêm), trẻ khóc kéo dài vài tiếng mới nín. Hiện tượng trẻ khóc đêm có thể chấm dứt sau vài tuần. Tuy nhiên, tình trạng trẻ khóc dạ đề ở những trẻ ngoài 6 tháng tuổi rất có thể xuất phát từ những nguyên nhân bệnh lý khác mà bé mắc phải. Cha mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để tránh những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển cả trí tuệ và thể chất của trẻ.
Cha mẹ cần hiểu và phân biệt trẻ khóc dạ đề với khóc do bệnh lý khác (minh họa).
Vậy trẻ khóc dạ đề là gì?
Theo dân gian: ở trẻ dưới 6 tháng tuổi thường có hiện tượng khóc dạ đề, xuất hiện từ tháng thứ 2 tới tháng thứ 5. Ban ngày trẻ chơi ngoan, đêm đến quấy khóc, trằn trọc, vặn mình, tay chân gồng, khóc thét, khóc nhí nhách kéo dài… Hiện tượng này sẽ hết khi bé ngoài 4 tháng tuổi.
Theo y học hiện đại: trẻ khóc dạ đề thường xảy ra do trẻ tăng nhu động ruột bởi tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Bé được xác định là khóc dạ đề khi luôn khóc vào một thời điểm nhất định, thời gian khóc trên 3 giờ mỗi ngày, trên 3 ngày mỗi tuần và kéo dài hơn 1 tuần nhưng bé không bị sụt cân. Khi trẻ được hơn 4 tháng tuổi, nhu động ruột của bé ổn định thì hiện tượng trẻ khóc dạ đề sẽ tự hết.
=> Bonikiddy giúp con hết biếng ăn, tăng cường hệ miễn dịch cha mẹ nhé.
Phân biệt trẻ khóc dạ đề với khóc do bệnh lý khác như nào?
Từ khái niệm về trẻ khóc dạ đề đã nêu, cha mẹ có thể phân biệt được thế nào là trẻ khóc dạ đề. Nhưng khi trẻ khóc mà kèm theo các biểu hiện sau đây thì cha mẹ cần lưu tâm đến các bệnh liên quan, đặc biệt là ở trẻ khóc đêm kéo dài sau khi trẻ được 6 tháng tuổi.
-Trẻ bị còi xương: trẻ có các biểu hiện như da xanh, cơ mềm nhão, bụng to, ngực lép. Trẻ hay ra mồ hôi cũng coi là triệu chứng hay gặp, kể cả là mùa đông đặc biệt là mồ hôi vùng đầu và gáy, trẻ ngứa lắc đầu nhiều làm rụng tóc gáy. Trẻ ngủ kém, hay giật mình, khi ngủ hay vặn vẹo quẫy đạp không yên, dễ kích động, hay quấy khóc nhất là khóc đêm. Trẻ có cơ thành bụng yếu nên hay bị dối loạn tiêu hóa trẻ dễ bị táo bón hay đi ngoài phân sống. Trẻ chậm phát triển vận động như chậm lẫy, chậm ngồi, chậm đi đứng và trẻ mọc răng chậm.
Để khắc phục tình trạng trẻ còi xương, cha mẹ hãy cho bé tắm nắng vào sáng sớm (trước 8 giờ sáng vào mùa hè và mùa đông có thể đến 10 giờ sáng) để cơ thể bé hấp thu vitamin D, một loại vitamin giúp chuyển hóa canxi hình thành xương. Vào mùa hè khi cho trẻ tắm nắng có thể cởi bớt quần áo cho trẻ để da tiếp xúc nhiều với ánh nắng tự nhiên. Ngoài ra có thể bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi như trứng, cá, cua đồng, tôm, nấm…
-Trẻ bị nồng ruột: có biểu hiện khóc dữ dội, có thể kèm nôn, khóc thét, bỏ bú đi ngoài có máu, bụng nổi cục… khi trẻ có những biểu hiện này cần đưa bé đi cấp cứu càng nhanh càng tốt.
-Trẻ bị giun hoặc viêm ruột cấp: trẻ có các triệu chứng như đau bụng, khóc thét, khóc không nhanh không chậm cứ đều đều, sắc mặt tái trắng nhợt, vã mồ hôi, trẻ nôn mửa. Bé không cho sờ vào bụng, khi sợ vào bé càng khóc to hơn. Khi thấy bé có những biểu hiện này cha mẹ cần cho bé đi kiểm tra ngay để có biện pháp chữa trị kịp thời.
Cha mẹ hãy tìm hiểu để phân biệt khóc dạ đề với khóc do bệnh lý ở trẻ để có hướng xử lý kịp thời nhé. Nếu trẻ ngoài những cơn khóc vẫn ăn ngủ bình thường, thể trạng khỏe mạnh, vui chơi hoạt bát thì cha mẹ không cần phải quá lo lắng. Còn trường hợp trẻ khóc và kèm các biểu hiện như đã nêu thì cha mẹ hãy đưa trẻ đi khám để sớm phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời. Chúc các cha mẹ trẻ chăm sóc con thật tốt và bài bản.

Thứ Hai, 1 tháng 8, 2016

Chế Độ Ăn Uống Cho Người Mắc Đái Tháo Đường Thai Kỳ

Khi mang thai, để thai nhi phát triển khỏe mạnh thì chế ăn uống dinh dưỡng khoa học là điều mà các bà bầu cần chú ý. Tuy nhiên, đối với thai phụ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ thì chế độ ăn uống như thế nào cho đúng, để vừa đảm bảo dưỡng chất cho thai nhi mà lại có hiệu quả chữa trị bệnh.
Bà bầu thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh nhằm kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ (minh họa).
Lý do nào gây bệnh tiểu đường thai kỳ.
Một trong những nguồn năng lượng chính trong cơ thể là đường glucose. Insulin có nhiệm vụ chuyển hóa lượng đường trong cơ thành năng lượng để duy trì hoạt động. Thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ thì lượng insulin trong cơ thể sản sinh không đủ kiểm soát, chuyển hóa đường dẫn tới đường trong máu tăng cao, có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Những nguy cơ chính khiến phụ nữ dễ mặc bệnh tiểu đường thai kỳ là do: béo phì, thừa cân, phụ nữ trên 35 tuổi, tiền sử gia đình có người bị tiểu đường hoặc bản thân bà bầu đã bị tiểu đường.
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ chiếm 5%. Trong số đó, có khoảng 5-10% người bệnh chuyển thành tiểu đường tuýp 2 sau sinh. Mặc dù vậy, các thai phụ cũng không nên quá lo lắng vì có 90% phụ nữ khi mang thai bị tiểu đường thai kỳ vẫn kiểm soát được bệnh tiểu đường nhờ chế đố nghỉ ngơi, luyện tập khoa học và kết hợp cùng chế độ ăn uống lành mạnh.
=> Bạn quan tâm tới Tai biến mạch máu não
Chế độ ăn uống lành mạnh cho chị em bị bệnh tiểu đường thai kỳ
Với những thai phụ mắc đái đường thai kỳ, các loại thực phẩm nhiều tinh bột cần phải được hạn chế, vì chúng làm phá vỡ sự cân bằng đường huyết, làm insulin trong cơ thể không chuyển hóa được hết lượng đường trong máu. Khi thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, nên áp dụng một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý như sau:
Ăn sáng đầy đủ: Hình thành thói quen ăn sáng mỗi ngày, giúp bà bầu ổn định đường huyết trong cả buổi sáng. Thai phụ nên bắt đầu ngày mới với một quả trứng luộc, ngũ cốc nguyên hạt hoặc một hũ sữa chua.
Chia nhỏ làm nhiều bữa ăn hàng ngày: mỗi ngày thông thường có 3 bữa ăn chính, nhưng với thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì nên chia thành 5-6 bữa ăn chính mỗi ngày. Thực hiện tốt cách này sẽ giúp bà bầu hạn chế đường huyết tăng cao, tạo khoảng thời gian cho insulin chuyển hóa năng lượng.
Bổ sung nhiều chất xơ: thực phẩm chứa nhiều chất xơ có hàm lượng carbonhydrates thấp rất tốt cho hệ tiêu hóa, hạn chế tình trạng táo bón.
Sử dụng chất béo có nguồn gốc thực vật: thay thế dầu mỡ động vật bằng các loại dầu có nguồn gococs tự nhiên như dầu oliu, các loại hạt cải, dầu hướng dương…
Tuyệt đối không bỏ bữa: khi nhịn ăn uống quá giờ dẫn tới đường trong máu không hổn định, vì thế thai phụ nên ăn uống đúng giờ, ăn nhiều bữa và tránh ăn quá nhiều trong 1 bữa.
Hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều đường: các loại bánh ngọt, đồ uống có ga hay nước ép trái cây… là những thực phẩm làm đường nhanh chóng được hấp thụ trực tiếp vào máu của bà bầu.
=> Bonidiabet hỗ trợ tăng cường ổn định đường huyết.
Ngoài chế độ ăn uống khoa học trên thì chị em bị bệnh tiểu đường thai kỳ nên kết hợp với chế độ tập luyện hàng ngày để kiểm soát bệnh được tốt hơn. Trong trường hợp, đường huyết cao cần sử dụng insulin thì cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sỹ chuyên môn nhé!

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2016

Biện Pháp Chữa Trị Hồi Ph��c Liệt Nửa Người Sau Đột Quỵ Não

Tai biến mạch máu não là biểu hienj phát triển nhanh trên lâm sàng do rối loạn khu chú chứ năng kéo dài trên 24 giờ. Đột quỵ não là bệnh lý hay gặp do không ít nguyên nhân khác nhau, bệnh gây tử vong thứ 3 sau bệnh ung thư và tim mạch. Di chứng để lại sau tai biến mạch máu não hay gặp nhất là liệt nửa người.
Người bệnh sau tai biến gặp phải di chứng liệt nửa người cần được trợ giúp phục hồi để sớm hòa nhập cộng đồng (minh họa).
Nhận biết dấu hiệu liệt sau tai biến mạch máu não.
Biểu hiện lâm sàng di chứng liệt nửa người tiến triển qua 3 giai đoạn.
Giai đoạn đầu: liệt mềm trương lực cơ giảm kéo dài một vài tuần.
Giai đoạn liệt cứng: biểu hiện cơ cứng:
- Đầu người bệnh: nghiêng về bên liệt, mặt thì quay sang bên lành.
- Chi trên: Biểu hiện mẫu co cứng gấp: Xương bả vai bị kéo ra sau, dai vai kéo xuống dưới; Khớp vai khép và xoay vào trong; Khớp khuỷu tay gấp, cảnh tay sấp; Khớp cổ tay gấp mặt lòng, hơi nghiêng về xương trụ; Các ngón tay gấp và khép.
- Thân mình: nghiêng về bên liệt và xoay ra sau.
- Chi dưới: Biểu hiện mẫu co cứng duỗi: Hông bên liệt kéo lên trên và xoay ra sau; Khớp háng duỗi, khép và xoay ra ngoài; Khớp gối duỗi, khớp cổ chân gập mặt lòng, bàn chân nghiêng vào trong, các ngón chân gấp và khép.
Giai đoạn cuối (giai đoạn để lại di chứng): trương lức cơ tăng, nhiều khi tăng quá dẫn tới co cứng, lúc này bệnh nhân nghiêng về bên liệt, mặt quay về bên lành; chi trên co cứng ở tư thế gập, chi dưới đi dáng chấm phẩy.
Các triệu chứng kèm theo có thể có.
- Bên bị liệt mất hoặc giảm cảm giác.
- Miệng méo, uống nước khó, ăn thức hay vãi phía liệt, không thổi lửa được..
- Rối loạn ngôn ngữ nếu tổn thương não bán cầu ưu thế: liệt bên phải nếu thuận tay phải.
- Một số triệu chứng khác: rối loạn cơ tròn, rối loạn cảm giác nửa người bên liệt, v.v..
=> Bạn quan tâm tới thiểu năng tuần hoàn não
Biến chứng, nguy cơ khi bị tai biến mạch máu não.
- Loét do tỳ đè ép.
- Co cứng, co rút, xương hóa lạc chỗ.
- Xương dễ gãy do loãng.
- Viêm tắc tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch.
- Rối loạn đại tiểu tiện.
=> Có thể bạn chưa biết biến chứng bệnh tiểu đường là nguyên nhân dẫn tới đột quỵ.
Chữa trị tai biến mạch máu não.
Phục hồi chức năng sinh hoạt cho người bệnh sau tai biến mạch máu não, bao gồm các giai đoạn sau:
- Giai đoạn đầu:
+ Các kỹ thuật vị thế: giường nằm và các vị thế nằm đúng theo chuẩn phục hồi.
+ Tập vận động thụ động nửa người bên liệt:
Ở khớp vai: thực hiện gấp, duỗi, khép, xoay trong và xoay ngoài.
Ở khớp khuỷu tay: thực hiễn gấp, duỗi khuỷu, quay sấp xoay ngửa cẳng tay.
Ở khớp cổ tay: thực hiện gấp duỗi, nghiêng trong ngoài khớp cổ tay.
Ở các ngón tay: thực hiện gấp duỗi, khép các ngón tay.
Ơt khớp háng: thực hiện gấp duỗi, khép và xoay trong ngoài.
Khớp gối và khớp cổ chân: thực hiện gấp duỗi.
Các ngón chân: thực hiện gấp duỗi, khép ngón.
- Giai đoạn sau:
+ Tập theo mức vận động có trợ giúp và chủ động.
+ Tập vận động ở các tư thế nằm, ngồi, đứng, đi.
+ Thực hiện tập vận động với dụng cụ trợ giúp.
+ Tập thực hiện các hoạt động tự chăm sóc.
+ Tập nói, giao tiếp (với những bệnh nhân thất ngôn).
- Giai đoạn hoà nhập:
+ Tư vấn phòng ngừa di chứng và tai biến tái phát cho bệnh nhân và gia đình.
+ Thay đổi nơi ở và môi trường xung quanh cho phù hợp với bệnh nhân.
+ Trợ giúp người bệnh đi lại, sinh hoạt, giúp việc.
+ Tham gia các nhóm hoạt động hòa nhập cộng đồng như hội tàn tật, hội nhóm trợ giúp…
+ Trợ giúp tâm lý người bệnh và gia đình sau tai biến: người bệnh gặp phải những di chứng không thể phục hồi và thành khiếm khuyết.
Điều trị thuốc.
Dùng thuốc điều trị theo nguyên nhân như: thuốc chống tăng huyết áp, thuốc điều hòa đường máu, thuốc điều trị rối loạn mỡ máu…

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

Tăng Cường Sức Đề Kháng Cho Trẻ Trong Mùa Dịch Bệnh Từ Th��c Phẩm

Từ những thực phẩm hàng ngày như: thịt nạc, hải sản, sữa chua, rau củ màu xanh đậm, trái cây họ cam, khoai lang… là những thực phẩm giàu hàm lượng dưỡng chất cho bé, giúp trẻ cải thiện cũng như tăng cường sức đề kháng tránh tình trạng bé hay ốm trong mùa dịch bệnh đang đỉnh điểm.
Thịt nạc chứa nhiều protein thành phần quan trọng tăng cường sức khỏe. (minh họa)
Thịt Nạc.
Thịt nạc được biết đến có khả năng tăng cường sức đề kháng kháng lại bệnh tật cho cơ thể. Trong thịt nạc có chứa nhiều protein, là một thành phần rất quan trọng giúp bảo vệ, duy trì và tăng cường sức khỏe cho trẻ. Vi chất kẽm cũng có rất nhiều trong thịt nạc, một chất giúp các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng. Vì vậy, để con yêu luôn có được sức khỏe tốt, cha mẹ nên thường xuyên cho bé ăn các loại thịt nạc từ thịt heo, thịt bò, thịt gà…
Thực phẩm chứa nhiều kẽm.
Vi chất kẽm có tác dụng khống chế sự sinh sôi nảy nở của virut. Sức đề kháng của trẻ phụ thuộc vào kẽm giúp phòng chống nhiễm bệnh. Vì thế, cha mẹ hãy bổ sung kẽm cho trẻ nhằm tăng cường sức đề kháng của trẻ. Khi bé được cung cấp đủ vi chất kẽm, sức đề kháng của trẻ đủ sức chống lại bệnh tật, cha mẹ hãy thường xuyên bổ sung kẽm từ các thực phẩm như tôm, cua, hàu, cá (cá thu, các mòi, cá hồi..) vào thực đơn của bé.
=> Tình trạng bé khóc dạ đề cha mẹ nên biết.
Tăng cường ăn rau củ màu xanh đậm.
Cha mẹ hãy bổ sung các loại rau củ quả có chứa nhiều hàm lượng vitamin A và vitamin C cho trẻ hàng ngày nhé. Vitamin A và C là 2 loại vitamin có vai trò tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin A có nhiều trong các loại rau của quả màu cam như đu đủ, cà rốt, bí đỏ. Vitamin C có nhiều trong các loại quả như chanh, bưởi, cam… Ngoài ra, khi cha mẹ cho bé ăn các loại rau củ quả trên còn giúp bổ sung carotene, protein và các khoáng chất như canxi, sắt, phốt pho. Các chất này thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ, đồng thời cũng tăng cường khả năng phòng chống bệnh truyền nhiễm rất hiệu quả.
Sữa chua có nhiều lợi khuẩn có ích cho hệ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch của trẻ (minh họa)
Sữa chua.
Trong sữa chua có chứa các vi khuẩn có lợi như probiotic. Các vi khuẩn này sống trong ruột có khả năng cải thiện hệ tiêu hóa. Ngoài ra các lợi khuẩn này còn đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể bé chống lại bệnh tật. Sữa chua không chỉ là thực phẩm giàu dinh dưỡng, mà còn thực phẩm giúp nâng cao sức đề kháng của con, vì vậy mẹ nên cho bé ăn sữa chua đều đặn mỗi ngày.
=> Bé biếng ăn cũng khiến hệ miễn dịch của trẻ yếu kém.
Trái cây họ cam.
Các loại cây họ cam chứa nhiều vitamin C, giúp duy trì và tăng cường sức đề kháng của trẻ. Nhất là với thời tiết nóng nực thì những ly nước cam, nước chanh sẽ rất thích hợp. Vậy nên, để con luôn có sức khỏe tốt mẹ hãy thường xuyên cho bé thưởng thức các loại quả này. Tuy nhiên, bé có thể bị viêm họng, nên thay vì cho bé uống nước cam, chanh lạnh cha mẹ hãy cho con uống nước cam, chanh ấm.
Khoai lang cũng giúp tăng cường sức khỏe cho bé mẹ nhé (minh họa)
Các loại khoai.
Bao gồm khoai lang, khoai tây, khoai sọ… Các loại khoai này có khả năng hút nước, hút chất béo, chất độc và lượng đường dư thừa. Thường xuyên ăn khoai sẽ giảm thiểu được nguy cơ bệnh kho mắt, nhuận tràng, tránh táo bón.
Để bé có được sức khỏe tốt nhất, cha mẹ cũng nên đảm bảo thực đơn cho bé hàng ngày được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Giúp bé ăn ngon miệng, ăn nhiều thì cha mẹ nên thường xuyên thay đổi món ăn hàng ngày cho bé. Cha mẹ không nên ép con ăn quá nhiều một loại thực phẩm nào đó, dù thực phẩm đó có tốt đến đâu chăng nữa, cha mẹ cũng chỉ nên cho con ăn lượng vừa đủ phù hợp với độ tuổi và thể chất của trẻ.

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2016

Các Nguy Cơ Làm Bạn Gặp Khó Khăn Trong Giảm Cân

Khi bạn luôn chăm chỉ tập luyện thể thao, luôn chú ý tới chế độ ăn uống của bản thân. Vậy mà cân nặng của bạn vẫn không giảm? Bạn đã bao giờ nghĩ tới mình đang bị bệnh nào đó, khiến quá trình giảm cân của bạn gặp khó khăn? Bạn đừng nghĩ rằng, khi cơ thể bị bệnh thì sẽ sụt cân, một số bệnh như tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh về tuyến giáp… khi xuất hiện sẽ khiến bạn gặp không ít trở ngại trong việc giảm cân. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết các nguyên nhân nhé:
Có thể bạn mắc một số bệnh khiến quá trình giảm cân gặp trở ngại (minh họa)
Bạn mắc bệnh tiểu đường.
Một khi bạn mắc đái tháo đường tuýp 2, cơ thể của bạn không có được những phản ứng bình thường để giúp cơ thể ổn định lượng đường trong máu. Khi lượng đường trong máu tăng cao, các cơ chế sản sinh, tiêu thụ năng lượng, đốt cháy chất béo của cơ thể cũng gặp nhiều trở ngại. Vì thế, những bệnh nhân tiểu đường có khả năng tăng cân hoặc giảm cân đột ngột rất khó kiểm soát, nó có mối liên kết giữa tình trạng thừa cân và điều tiết lượng đường huyết.
Hiện nay, sự thật đáng lo ngại là có nhiều bạn trẻ và trẻ nhỏ được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường do thừa cân béo phì. Tình trạng ở các đối tượng này hầu hết đều do lười vận động, lại tiêu thụ quá nhiều thực phâm tinh chế, thực phẩm chế biến sẵn…
=> Bonidiabet giúp ổn định đường huyết bạn biết chưa?
Thiểu năng tuyến giáp trạng hay suy giáp
Suy giáp là bệnh lý liên quan tới tuyến giáp, ngày nay do điều kiện sống mà bệnh trở nên thường gặp với phái nữ. Khi mắc bệnh ở tuyến giáp, cơ thể người phụ nữ gặp phải các triệu chứng như mệt mỏi, căng thẳng, hay đổ mồ hôi đêm, không chịu được lạnh… và kiểm soát cân nặng bản thân khó khăn hơn.
Trong cơ thể, tuyến giáp chịu chức năng cho sự trao đổi chất, nhiệt độ, quá trình tiết mồ hôi và biến chuyển năng lượng trong cơ thể. Vì vậy, khi chức năng của tuyến giáp bị suy giảm, nó sẽ làm quá trình trao đổi chất bị chậm lại và gặp không ít khó khăn trong quá trình giảm béo.
Tuyên giáp trong cơ thể, chịu nhiều tác động bở stress. Vì thế, khi bạn càng chịu nhiều sự căng thẳng về thể chất và ý thức thì nguy cơ tiềm ẩn gây ra tình trạng bệnh tuyến giáp càng tăng. Vậy nên, khi bạn cố gắng giảm béo mà không thành công, hay kiểm tra tuyến giáp để biết mình có mắc bệnh tuyến giáp hay không.
Mắc các bệnh lý tim mạch
Khi mắc các bệnh lý về tim mạch, hệ quả kéo theo là mức độ cholesterol trong cơ thể tâng cao, làm cho thành động mạch dày lên, tăng cao nguy cơ tiềm ẩn nhồi máu cơ tim và thiểu năng tuần hoàn não (đây cũng là yếu tố dẫn tới đột quỵ)… tất cả các nguy cơ này đều gây trở ngại cho cho cơ thể, trong quá trình chuyển hóa năng lượng và tiêu thụ chất béo… Do vậy, những người mắc bệnh tim mạch dễ có khả năng thừa cân.
Hội chứng đa nang buồng chưng.
Đây là tình trạng rối loạn nội tiết tố trong cơ thể nữ giới. Hội chứng buồng chứng đa nang có dấu hiệu như: kinh nguyệt không đều, lông rậm, nhiều mụn trứng cá và béo phì…
Các chuyên gia về sức khỏe cho biết, bệnh lý này ảnh hưởng đến thời kỳ kinh nguyệt, tác động đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Hơn thế nữa, phụ nữ bị hội chứng buồng chứng đa nang có thể gặp phải tình trạng đường máu và testosterone trong máu không ổn đinh. Đây có thể là lý do gây vô sinh và gây hại cho tuyến giáp. Khi lượng đường huyết không ổn đinh và bị bệnh liên quan đến tuyến giáp thì lại càng khó khăn trong việc kiểm soát cân nặng của bản thân.
Một khi chúng ta gặp bất kì điều gì nghi ngờ về tình trạng sức khỏe bản thân, hãy đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và chẩn đoán sớm phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị tốt nhất.