Thứ Năm, 4 tháng 8, 2016

Ngăn Ngừa Và Điều Trị Loét Bàn Chân Do Bệnh Tiểu Đường

Dù mong muốn hay không người bệnh tiểu đường, vẫn phải đối mặt với nguy cơ loét chân do biến chứng đái tháo đường xảy ra. Vết loét chân là vết thương hở, có thể phát triển từ một tôn thương nhỏ trên bề mặt da, sau đó lan rộng hoặc ăn sâu vào lớp cơ, gân, xương và trở nên nghiêm trọng người bệnh có thể phải cắt bỏ chi do hoại tử. Tuy nhiên, hoàn toàn có thể dự phòng được nguy cơ loét và cắt cụt chi ở người bệnh tiểu đường và cải thiện bằng cách giảm lượng đường huyết, chăm sóc bàn chân kỹ hàng ngày.

Ngăn ngừa biến chứng loét chân do đái tháo đường.

Một số nguy cơ tăng cao biến chứng loét chân xảy ra do đái tháo đường như:

- Biến chứng thần kinh ngoại biên như đau, tê, châm chích và giảm cảm giác ở chân.

- Hệ tuần hoàn chi dưới kém.

- Có biến dạng bàn chân.

- Tổn thương do mang giày không phù hợp.

- Kiểm soát đường huyết kém.

- Đã từng gặp phải loét bàn chân.

Ngăn chặn sự phát triển loét bàn chân do bệnh tiểu đường từ khi còn là nguy cơ là cách phòng tránh tốt nhất. Khi được xác định mắc bệnh tiểu đường, cần định kỳ khám bàn chân và chăm sóc kỹ để phòng chống hiệu quả biến chứng loét bàn chân.

Gợi ý chăm sóc bàn chân cho bạn.

- Kiểm tra kỹ hai bàn chân hàng ngày, chú ý đến các vùng hay bị cọ xát, bị nứt hoặc vết chai chân. Nếu gặp vấn đề về thị lực, bạn có thể nhờ người khác kiểm tra giúp.

- Dùng xà bông không mùi và nước ấm vệ sinh sạch sẽ bàn chân, chú ý vệ sinh kỹ các kẽ chân. Có thể bôi kem dưỡng ẩm.

- Chọn mang giày dép phù hợp và mềm mại, tất thấm mồ hôi. Không đi giày ướt, tất ướt.

- Không để móng chân dài, sau cắt cần rũa móng, tránh bàn chân bị tổn thương.

- Khi da nổi cục hay nốt chai chân, cần được bác sĩ tư vấn để chăm sóc tốt vùng da này.

=> Bonidiabet giúp ổn định đường huyết và những điều bạn cần biết.

Điều trị vết loét bàn chân do bệnh tiểu đường.

Chữa lành vết thương và vết loét bàn chân càng sớm càng tốt là mục tiêu cần đạt được trong điều trị. Vết loét nhanh liền miệng giúp hạn chế nguy cơ nhiễm trùng dẫn tới hoại tử phải cắt cụt chi.

Nguyên tắc trong điều trị:

- Ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng.

- Loại bỏ áp lực tỳ đè giúp tuần hoàn tốt.

- Cần loại bỏ da và mô chết quanh miệng vết loét.

- Chống nhiễm khuẩn bằng thuốc kháng sinh và thường xuyên thay băng gạc để vết thương kho thoáng.

- Kiểm soát đường máu và nguy cơ tăng cholesterol.

- Phẫu thuật cắt cụt chi khi không đáp ứng với điều trị thông thường

Chăm sóc vết loét bị nhiễm trùng:

Khi vết loét có dấu hiệu nhiễm trùng cần được điều trị tại bệnh viện.

- Nếu vết loét bị nhiễm trùng hoải tử các bác sỹ sẽ cắt bỏ toàn bộ ổ loét và loại bỏ vùng da bị chai.

- Băng gạc cần được kiểm tra và thay thế thường xuyên.

- Vệ sinh vết thương bằng nước muối sinh lý nhằm tăng yếu tố tăng trưởng, sau đó dùng băng thuốc, băng kín vết thương.

- Hạn chế áp lực lên vết loét, nên mang giày dép mềm và rộng để ngăn ngừa tái phát trong tương lai.

Thủ thuật, phẫu thuật trong điều trị vết loét hoại tử do đái tháo đường

- Mở dẫn lưu: với các vết loét sâu không thể áp dụng phương pháp điều trị như bình thường cần mở dẫn lưu mủ và mô chết ra ngoài.

- Phẫu thuật bắc cầu mạch máu: Trong một số trường hợp, các động mạch ở chân bị hẹp do mảng xơ vữa hoặc cục máu đông gây bít tắc và giảm lưu lượng máu đến bàn chân. Bác sỹ có thể sẽ phải phẫu thuật bắc cầu mạch máu (chuyển hướng dòng máu không đi qua chỗ tắc hẹp) để tăng cường máu lưu thông đến bàn chân. Lượng máu tăng lên đồng nghĩa với nguồn oxy và các chất dinh dưỡng đến chân nhiều hơn và giúp vết thương mau lành hơn.

- Phẫu thuật đoạn chi (cắt cụt chi): Nếu vết loét trở nên tồi tệ hơn, bị nhiễm trùng nặng và không thể chữa lành, tổn thương lan đến xương hoặc các khớp gần đó mà điều trị bằng kháng sinh dài ngày không kết quả, giải pháp duy nhất là phẫu thuật loại bỏ (cưa) phần chân bị ảnh hưởng.

=> Bạn muốn biết Tai biến mạch máu não nguy hiểm như nào không?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét