Thứ Năm, 18 tháng 8, 2016

Quá Trình Bé Mọc Răng Và Nh��ng Lưu Ý Cho Phụ Huynh

Quá trình bé mọc răng đã được định hình từ trước khi bé được sinh ra. Khi được 6 tháng tuổi, răng kỳ đầu (hay còn gọi là răng sữa) là các răng cửa hàm dưới mọc xuyên qua lợi, và ngay sau đó thì mọc các răng cửa giữa hàm trên. Mặc dù phần lớn các đứa trẻ được mọc đủ tất cả 20 cái răng sữa trước khi lên 3 tuổi, nhưng thứ tự và tốc độ mọc răng lại khác nhau. Những răng sữa sau đó sẽ rụng dần và được thay thế bằng răng cố định.

Quá trình mọc răng sữa và răng vĩnh viễn của trẻ mẹ cần lưu ý (minh họa).

Quá trình mọc răng ở trẻ em

Chức năng của bộ răng sữa là ăn nhai, phát âm, thẩm mỹ, giữ vị trí trên cung hàm giúp cho răng cố định tương ứng mọc lên thay thế cho răng sữa, nhờ hoạt động ăn nhai nên kích thích sự phát triển xương hàm.

Theo các bác sĩ chuyên khoa trẻ mọc răng sữa thường theo thứ tự sau:

- Răng cửa giữa : 6-8 tháng tuổi

- Răng cửa bên : 9-12 tháng tuổi

- Răng hàm sữa thứ nhất :12- 15 tháng tuổi

- Răng nanh sữa: 18- 21 tháng tuổi

- Răng hàm sữa thứ hai : 24-30 tháng tuổi

Quá trình thay răng cố định ở trẻ cũng như thứ tự đã mọc răng:

- Răng cửa giữa thường được thay khi trẻ được 5-7 tuổi

- Răng cửa bên thường được thay khi trẻ được 7-8 tuổi

- Răng hàm sữa thứ nhất thường được thay khi trẻ được 9-10 tuổi

- Răng nanh sữa thường được thay khi trẻ được 10-11 tuổi

- Răng hàm sữa thứ hai thường được thay khi trẻ từ 11-12 tuổi

=> Bonikiddy tăng cường phát triển cho trẻ.

Cha mẹ cần chú ý đến quá trình mọc răng ở trẻ em

Thời gian trẻ mọc răng cố định tiếp tục cho đến khi khoảng 21 tuổi. Người lớn có 28 răng cố định, hoặc tối đa là 32 răng bao gồm các răng cối thứ ba (tức là răng khôn). Các bố mẹ cũng đừng lo lắng nếu một vài chiếc răng của trẻ mọc sớm hoặc trễ hơn vài tháng vì mỗi đứa đứa trẻ đều có quá trình mọc răng khác nhau.

Ðể đề phòng cho răng bé không bị hư vì bú bình đêm, trong trường hợp bạn phải cho bé bú bình vào lúc ngủ giữa buổi hay ban đêm, hãy cho bú nước lã chứ không phải sữa mẹ, sữa bình, hay nước trái cây. Luôn luôn làm sạch lợi cho con bạn sau khi cho bú/ăn. Lau lợi bằng một miếng vải hoặc một miếng gạc sạch và ẩm. Người cha hoặc mẹ nên đánh răng hằng ngày cho con mình bằng một bàn chải mềm và ướt và một lượng kem đánh răng (có chứa chất florua) bằng hoặc nhỏ hơn hạt đậu. Khi đứa bé lên 6 đến 12 tháng tuổi thì nên lấy hẹn đưa đến khám nha sĩ lần đầu. Ðánh răng ít nhất một lần mỗi ngày hoặc theo như hướng dẫn của nha sĩ hoặc bác sĩ. Ðừng cho bé nuốt kem đánh răng – đối với trẻ em dưới sáu tuổi, chỉ dùng một lượng kem đánh răng bằng hoặc nhỏ hơn hạt đậu.

Thứ Tư, 17 tháng 8, 2016

Những Biến Chứng Cấp Tính Bệnh Nhân Mắc Bệnh Tiểu Đường

Người bệnh mắc đái tháo đường về lâu dài sớm gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm do không kiểm soát tốt đường huyết. Người bệnh tiểu đường gặp phải các biến chứng cấp tính và mãn tính. Biến chứng cấp tính ở người bệnh tiểu đường type2 đặc trưng bởi sự tăng thẩm thấu do glucose máu tăng, hạ glucose máu, nhiễm toan lactique; Ở người bệnh tieru đường type1 là nhiễm toan cetone. Các biến chứng mạn tính liên quan đến các cơ quan đích như bệnh tim mạch, suy thận, thần kinh…

Kiểm soát đường huyết tốt giúp hạn chế biến chứng tiểu đường (minh họa).

Tăng thẩm thấu do tăng glucose máu.

Biến chứng này thường gặp ở người bệnh cao tuổi. Người già thường gặp phải suy giảm chức năng thận và rối loạn khát nước, càng làm tang mức độ và tính trầm trọng của biến chứng này. Bệnh nhân bị hôn mê khi độ thẩm thấu>340 mOsm/kg nước, không có nhiễm toan cetone.

Lâm sàng: diễn biến nhanh, người bệnh mất nước, sốt và rối loạn ý thức (như sững sờ, hôn mê, co giật động kinh). Nội ngoại bào có dấu mất nước, chủ yếu nội bào. Thở nhanh, nông, không mùi cetone.

Cận lâm sàng:

- Tăng glucose máu >8g/l (44mmol/l) và có thể đạt 20g/l, nhưng luôn >7g/l, Natri máu tăng rất cao >150mmol/l.

- Kali có thể bình thường hoặc giảm do có sự điều chình bằng insulin, cetone niệu âm.

- Thường có suy thận chức năng, ure luôn >1,5g/l.

- Nồng độ pH máu bình thường, dự trữ kiềm không thay đổi.

=> TPCN Bonidiabet giúp ổn định đường huyết.

Hạ glucose máu.

Đây là triệu chứng đáng lo ngại, nhất là người cao tuổi mắc đái tháo đường type2 đang điều trị bằng thuốc tây. Bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng thần kinh tự động, làm che dấu triệu chứng hạ glucose máu nên khó nhận ra.

Hạ glucose máu ở người bệnh đái đường cao tuổi là nguồn gốc của tai biến mạch máu não hoặc động mạch vành, càng làm tăng tử suất đái tháo đường, ngay cả khi hạ glucose máu ở mức độ vừa nhưng nếu lặp lại nhiều lần cũng rất nguy hại và khó khôi phục.

Nhiễm toan acid lactic.

Thường xảy ra ở người bệnh mắc đái tháo đường type2 cao tuổi, thường có tổn thương suy tế bào gan, suy thận và thường do điều trị bằng thuốc tây. Trường hợp này hiếm gặp.

Nhiễm toan cetone đái tháo đường.

Hay gặp ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type1, type2 hiếm gặp. Diễn biến có thể rất kín đáo: mệt mỏi, chán ăn, nôn mửa; Đau vùng thượng vị, đặc biệt đau theo thắt lưng; Tiểu nhiều và khát nước nhiều, nước tiểu có cetone >++ là triệu chứng báo động, ngay cả khi không có triệu chứng lâm sàng. Có một vài trường hợp nhiễm toan cetone nặng xảy ra trang vài giờ hoặc vài ngày, tốc độ xuất hiện là yếu tố chính giúp tiên lượng.

Dấu hiệu lâm sàng rõ với khó thở do nhiễm toan:

- Thở nhanh, khó thở.

- Rối loạn ý thức, thường không khu trú và babinski âm.

- Có mất nước nội ngoại bào.

- Rối loạn tiêu hóa như nôn, đau bụng, đi chảy gây mất điện giải.

- Hôi thở có mùi acetone, thân nhiệt hạ.

- Đồng tử dãn.

Cận lâm sàng: Glucose niệu (++++) và cetone niệu (+++).

Glucose máu: 3 - 5g/l.- Thể ceton trong huyết thanh rất cao

HCO3 giảm < 10 mEq/l, pH gần 7,0 hoặc thấp hơn (BT: 7,30).

Rối loạn kali máu: giờ đầu bình thường hoặc tăng, nhưng giảm nhanh trong 3 giờ sau. Vì thế theo dõi điện tim đều đặn là cần thiết.

Thứ Ba, 16 tháng 8, 2016

Sơ Cứu Và Chữa Trị Bệnh Nhân Đột Quỵ Não

Đột quỵ não hay tai biến mạch máu não là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, gây tử vong cao. Điều trị tai biến mạch máu não càng sớm thì tổn thương và di chứng để lại càng được giảm thiểu. Nhưng sơ cứu và điều trị đột quỵ não như thế nào cho hợp lý, chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây:

Đưa người bệnh đi cấp cứu ngay khi có dấu hiệu tai biến mạch máu não (minh họa).

1. Cách sơ cứu bệnh nhân đột quỵ não.

Có khoảng 2 triệu noron thần kinh mất đi trong mỗi phút người bệnh bị đột quỵ không được điều trị đặc hiệu. Thời gian can thiệp trễ các tế bào thần kinh càng chết đi nhiều hơn và hậu quả tàn phế cũng như tử vong sẽ cao hơn so với bệnh nhân được điều trị đột quỵ não sớm. Như vậy, khi thấy người thân có một trong các triệu chứng đột quỵ não, người nhà cần phải:

- Gọi ngay xe cấp cứu đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

- Đặt bệnh nhân nằm yên trên mặt phẳng khi di chuyển, nghiêng mặt sang một bên, nới bớt quần áo cho thoáng. Tránh đi đường xóc hay di chuyển bằng xe máy, bởi sẽ gây đứt mạch não.

- Lau đờm dãi và bỏ các vật trong miệng có thể làm bệnh nhân khó thở như răng giả, thức ăn còn sót lại… Đặc biệt, không cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất cứ thứ gì.

- Trong trường hợp nếu mạch của người bệnh không đập hoặc ngừng thở, phải ngay lập tức tiến hành hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân theo tỉ lệ 1:5.

Giảm nhẹ những hậu quả của tai biến mạch máu não gây ra khi việc sơ cấp cứu cho người bị nạn kịp thời, có thể cứu sống nạn nhân thoát khỏi cái chết trong vài gang tấc.

=> Bạn quan tâm tới thiểu năng tuần hoàn não

2. Cách điều trị đột quỵ não.

Dựa vào tình trạng cụ thể của người bệnh khi gặp tai biến mạch máu não mà việc điều trị sẽ được tiến hành. Tiến trình điều trị tai biến mạch máu não được thực hiện phổ biến như sau:

Điều chỉnh huyết áp cao: Vấn đề tuần hoàn máu là quan trọng đầu tiên, ở vùng này mạch máu giãn tối đa do cơ chế bảo vệ tự động (thành mạch mất chức năng do thiếu ôxy, nhiễm toan). Bởi vậy, chỉ số bơm máu lên não phụ thuộc vào huyết áp động mạch. Nếu huyết áp bị hạ đột ngột hoặc bị hạ nhiều sẽ gây giảm áp lực bơm máu vùng tranh tối – tranh sáng, gây chết tế bào vĩnh viễn. Do vậy, huyết áp nên giữ ở mức cao hợp lý.

Điều chỉnh huyết áp thấp: Tìm và giải quyết nguyên nhân gây huyết áp thấp (thuốc, khối lượng thải ra, suy thất trái, bệnh thần kinh…):

- Cần ngừng và giảm các thuốc có thể là nguyên nhân gây hạ huyết áp.

- Điều trị suy thất trái, thiếu máu

- Loại bỏ lợi niệu và alphuyết áp – betablocker

- Loại bỏ sự mất nước

- Bù đủ khối lượng dịch, máu.

Chống phù não: Phù não xuất hiện 3 giờ sau khi tắc mạch và tiến tới tối đa trong 24 giờ, tồn tại và lan toả trong 72 giờ. Chiến thuật chống phù não tích cực bao gồm:

- Kê đầu giường cao 25 – 30 độ

- Hạn chế kích thích

- Hạn chế dịch truyền

- Tăng thông khí.

- Phẫu thuật giảm ép, dẫn lưu

Duy trì đường máu hợp lý: nên giữ glucose máu ở mức < 160 – 180 mg% hoặc 5,5 – 8 mmol/lít.

=> Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Lưu thông đường thở: Ở các bệnh nhân có rối loạn chức năng hô hấp, thiếu ôxy vùng tranh tối – tranh sáng càng rõ rệt, cần cho thở ôxy và làm thông thoáng đường thở, hút đờm rãi và chống nhiễm trùng phế quản ngay lập tức, triệt để. Nên tránh cho ăn đường miệng sau đó hoặc để sau 2 -3 ngày, phòng viêm phổi do trào ngược.

Giảm thân nhiệt: Sẽ làm giảm nhu cầu chuyển hoá các nơron, tăng sức chịu đựng của nơron với sự giảm ôxy tới 20 – 30%. Nên giữ nhiệt độ phòng khoảng 22 – 26 oC.

Tăng cường chuyển hoá, nuôi dưỡng: Nuôi dưỡng qua đường sonde dạ dày bằng các chất dinh dưỡng lỏng, giúp tăng cường chuyển hoá cơ thể, tránh viêm dạ dày, ruột.

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2016

Dưỡng Chất Và Những Sai Lầm Lúc Chăm Sóc Trẻ Mọc Răng

Giai đoạn bé mọc răng, các biểu hiện rắc rối mà trẻ gặp phải như miệng chảy dãi, nướu lợi sưng, khó ngủ, hay cáu, bé biếng ăn hơn thậm chí là bé bị sốt. Thời kỳ này, cha mẹ cần chú ý đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng cho bé, các món cháo ngũ cốc, lòng đỏ trứng hay khoai tây nghiền là những thức ăn tốt cho trẻ. Ngoài ra một số sai lầm trong chăm sóc răng miệng cho trẻ cha mẹ cũng nên lưu ý để không mắc phải.

Cắt nhỏ rau củ quả cho bé chơi và gặm cắn giúp đỡ ngứa lợi cho trẻ (minh họa).

Dinh dưỡng cho bé mọc răng

Khi trẻ mọc những chiếc răng sữa đầu tiên cũng là lúc trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm. Chỉ cần cho bé bú sữa mẹ là đủ nếu trẻ biếng ăn trong giai đoạn này, nếu mẹ thiếu sữa có thể cho ăn cháo xay nhuyễn trộn lẫn sữa. Trẻ hay ngứa lợi khi bắt đầu mọc răng. Vì vậy, trẻ thường hay cho bất kỳ vật gì vào miệng để cắn. Mẹ nên cắt rau củ quả như cà rốt, củ đậu, bí xanh…thành hình khối khác nhau cho trẻ làm đồ chơi và nếu trẻ muốn cho vào miệng để cắn thì những đồ chơi này không ảnh hưởng đến răng của bé

Khi trẻ đã mọc răng hàm, cha mẹ không nên xay nhuyễn thức ăn mà dùng cách băm, thái nhỏ để bé tập nhai, để răng trẻ quen với thức ăn mới cha mẹ nên thường xuyên thay đổi món ăn. Lúc này, được người lớn đút cho ăn bằng thìa khiến trẻ rất hào hứng ăn uống. Đây là thời kỳ cần tăng cường những thức ăn rắn cho trẻ, chẳng hạn như bánh mì mềm, cơm, rau, thịt…

Điều quan trọng là tập cho trẻ biết nhai. Khi trẻ biết nhai trẻ sẽ ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau, trẻ sẽ ít mắc chứng biếng ăn do chỉ ăn được 1 loại thức ăn xay nhuyễn, động tác nhai giúp trẻ tiết nước bọt nhiều hơn. Nước bọt chính là nem tiêu hóa chất bột đường, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn . Một điều quan trọng nữa cơ hàm của trẻ phát triển nhờ động tác ăn nhai, sau này cung hàm không bị hẹp khi thay răng trẻ không bị răng mọc lệch.

Trẻ trên 1 tuổi nên cho uống nước bằng cốc, ăn sữa bằng cốc thìa, hạn chế bú bình sẽ tốt hơn cho sự phát triển của răng.

=> TPCN Bonikiddy giúp con hết biếng ăn mà còn tăng cường miễn dịch mẹ nhé.

Những sai lầm hay gặp khi chăm sóc răng miệng cho trẻ

Nằm uống sữa: trẻ rất ngứa lợi khi đang ở giai đoạn mọc răng, nên nên cái gì trẻ cũng đưa lên miệng cắn theo thói quen. Nếu lúc này mẹ đưa cho bé 1 bình sữa và để bé nằm uống thì phản xạ của bé sẽ là ngậm chặt núm bình, sau đó để răng mình ngâm trong sữa rất lâu. Điều này sẽ khiến răng bị biến dạng và là 1 trong nguyên nhân làm hỏng nem răng . Hơn nữa điều này sẽ tạo nên điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở và gây sâu răng cho trẻ.

Mút đầu ngón tay: trẻ có thói quen cho đầu ngón tay cái vào miệng và mút ngon lành. Nhiều cha mẹ coi là điều bình thường mà không để ý vấn đề này. Tuy nhiên, thói quen mút tay có thể sẽ khiến răng của bé phát triển không bình thường hoặc mọc không đều và không thẳng hàng

Nhai một bên: Răng của trẻ khi còn nhỏ sẽ phát triển chưa hoàn thiện và rất dễ bị tổn thương. Nếu bé nhai 1 bên và duy trì thói quen này sẽ khiến bé bị lệch hàm, ảnh hưởng đến thẩm mĩ của khuôn mặt

Không cho con ăn thức ăn cứng: nhiều mẹ vì bảo vệ răng của con mình nên dù bé được 1 tuổi vẫn cố nghiền nát thức ăn và chỉ cho bé ăn thức ăn mềm mà thôi. Tuy nhiên, các nha sĩ cho rằng điều này không có lợi cho sự phát triển răng miệng ở trẻ nhỏ. Người lớn nên quan sát sự phát triển ở răng cửa trẻ và bổ sung thức ăn có độ cứng phù hợp để răng của bé thích nghi và phát triển toàn diện hơn

Cách Thức Kiểm Soát Tốt Nh��t Bệnh Đái Tháo Đường

Bệnh đái đường là căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng người bệnh, ngày nay xu hướng gia tăng bệnh tiểu đường đăng trở nên báo động. Bệnh tiểu đường hiện chưa có phương pháp điều trị hiệu quả, tuy nhiên nếu đái tháo đường có thể được kiểm soát hiệu quả, người bệnh vẫn có thể sống khỏe mạnh như những người bình thường khác. Chúng ta cùng tìm hiểu sau đây.

Thay đổi lối sống tích cực luyện tập thể lực giúp kiểm soát tốt bệnh tiểu đường (minh họa).

Kiểm soát tiểu đường thông qua lối sống.

Một trong các lý do đái tháo đường chính là do lối sống không khoa học, ăn uống bừa bãi, thích gì ăn nấy, thừa cân, tinh thần luôn căng thẳng, áp lực, lười vận động… vì vậy người bệnh trước tiên phải điều chỉnh lại lối sống của bản thân để kiểm soát hiệu quả bệnh tiểu đường, nếu không dù bạn có uống thần dược đi chăng nữa cũng sẽ không mang lại kết quả như mong muốn.

- Duy trì cân nặng hợp lý: việc ăn uống không khoa học là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh béo phì. Theo nghiên cứu của hiệp hội tiểu đường Mỹ cho hay, nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở người béo phù là rất cao, tuy nhiên chỉ cần giảm được 5% trọng lượng cơ thể những người này có thể giảm ngay được 70% nguy cơ mắc tiểu đường. Do đó duy trì cân nặng hợp lý và giảm cân là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh tật.

- Nói không với đồ ăn uống có đường: bổ sung các thực phẩm nhiều đường và đồ uống ngọt sẽ làm tăng khả năng mắc tiểu đường, tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng với những người đã có tiền sử mắc đái tháo đường.

- Tăng cường protein, chất xơ thông qua việc ăn uống nhiều rau xanh và trái cây nhằm kiểm soát bệnh được hiệu quả.

- Tập luyện thể dục thể thao: người bệnh nên tập luyện thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày, các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập dưỡng sinh, đạp xe vừa tốt cho sức khỏe, vừa kiểm soát hiệu quả bệnh tiểu đường. Chú ý đo đường huyết, kiểm tra sức khỏe trước và sau khi tập, nếu có dấu hiệu hạ đường huyết cần tìm cách xử lý kịp thời.

=> Bonidiabet giúp kiểm soát tốt đường huyết trong điều trị bệnh tiểu đường.

Bài thuốc từ đậu bắp điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường.

Ngoài việc kiểm soát bệnh bằng lối sống hàng ngày, bệnh nhân nên tham khảo một vài bài thuốc chữa trị giúp bệnh nhân đái đường kiểm soát bệnh đồng thời ngăn ngừa và làm chậm các biến chứng tiểu đường xuất hiện.

Một trong các bài thuốc trị bệnh tiểu đường cực kỳ hiệu quả được ông cha ta áp dụng từ xưa đến nay vẫn còn nguyên giá trị đó chính là đậu bắp. Đậu bắp chứa nhiều vitamin, dưỡng chất rất có ích cho bệnh nhân tiểu đường, tim mạch, béo phì, bệnh về đường tiêu hóa, giảm cholesterol trong máu…

Cách áp dụng: Để điều trị căn bệnh tiểu đường, ổn định đường huyết được hiệu quả, bệnh nhân chỉ cần lấy vài quả đậu bắp bổ đôi theo chiều dọc sau đó để trong một ly nước ấm , đóng nắp và để qua đêm nhằm cho chất nhày trong đậu bắp tiết ra ngoài. Sáng hôm sau lấy thứ nước này uống, kiên trì chỉ trong 2 tuần sẽ nhận thấy kết quả khả quan mang lại.

=> Bệnh thiểu năng tuần hoàn não những điều bạn muốn biết.

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2016

Đề Phòng Biến Chứng Bệnh ��ái Tháo Đường Khó Nhận Biết

Có một số người bệnh khi được xác định mắc bệnh đái đường vẫn có suy nghĩ chủ quan, cho rằng người đời đồn thổi quá mức về căn bệnh tiểu đường, và họ cho rằng bệnh đái tháo đường chẳng có gì là ghê gớm, họ chỉ cần uống thuốc đầy đủ cộng với chế độ ăn uống khoa học và vận động thể lực thường xuyên là sẽ hết bệnh đái đường ngay.

Khô da bong vảy biến chứng thần kinh do tiểu đường (minh họa).

Nhưng thật không ngờ rằng, chỉ một vài năm sau mắc bệnh tiểu đường type2, bệnh nhân đã lần lượt gặp phải nào là máu nhiễm mỡ và nào là gan nhiễm mỡ. Và tiếp đó thêm vài năm nữa hai hốc mắt thì nhức mỏi và thị lực thì giảm sút rõ rệt. Rồi thì liên tiếp xuất hiện các triệu chứng như khô da tay, da chân, dày sừng và nứt nẻ, càng gãi càng ngứa ngáy khó chịu. Móng tay và móng chân cứ mỗi ngày dày lên mà không thể cắt được, da tay và da chân đóng vảy rồi bong tróc ra, lúc này người bệnh mới quay trở lại kiểm tra vì nghĩ rằng chỉ là những bệnh ngoài ra, nhưng họ được bác sĩ kết luận là do biến chứng thần kinh ngoại biên do bệnh tiểu đường sau khi được kiểm tra kỹ lưỡng. bấy giờ người bệnh mới ngã ngửa ra khi uống và bôi không ít các loại thuốc mà da vẫn đau rát và ngứa ngáy không hề đỡ.

Nhằm mong cải thiện các biến chứng đã gặp phải, bệnh nhân đã sử dụng tất cả các loại thuốc mà mình biết dành cho bệnh đái đường, nhưng hầu như tất cả các loại thuốc họ dùng chỉ hỗ trợ ổn định được đường huyết, chứ không hề có tác dụng tới biến chứng trên da và khả năng sinh lý, điều này làm người bệnh trở nên hoang mang và lo lắng không biết bắt đầu từ đâu.

Với giải pháp từ thảo dược theo đông y, bệnh tình đã thuyên giảm rõ rệt. Người bệnh chỉ cần tuân thủ theo đúng liều lượng định sẵn, kết hợp với các loại thực phẩm chức năng như bonidiabet hỗ trợ điều trị giúp ổn định đường huyết. Người bệnh đã thấy được kết quả điều trị biến thần kinh do bệnh tiểu đường hiệu quả rất tốt như: cải thiện được thị lực, không còn nhức mỏi, da tay chân mềm mại và hồng hào không còn đóng vảy, không còn ngứa ngáy nữa, móng chân tay không còn dày và cứng nữa, cải thiện được tình trạng cương dương. Người bệnh trở nên vui vẻ, hòa đồng và tự tin hòa nhập cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Để ngăn ngừa và cải thiện những biến chứng thần kinh do bệnh tiểu đường, người bệnh cần thực hiện kiểm soát tốt đường huyết ở mức độ ổn định cho phép, bằng chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với thuốc điều trị và chế độ vận động thể lực phù hợp.

Qua bài viết này, chúng ta cần lưu tâm đặc biệt đến bệnh tiểu đường dù đã mắc bệnh hay chưa, thì chúng ta cũng luôn phải đề phòng để không mắc phải bệnh đái tháo đường, góp phần tạo cuộc sống tươi đẹp cho bản thân và gia đinh.

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2016

Trang Trí Món Ăn Bắt Mắt Hấp Dẫn Bé Biếng Ăn

Đối với trẻ biếng ăn thì việc khơi gợi hứng thú ăn uống của trẻ là việc không hề dễ dàng đối với bố mẹ. Tuy vậy có một cách để giúp chuyện ăn uống của trẻ trở nên hứng thú hơn bố mẹ nhé. Dưới đây là một số cách trang trí món ăn mà cha mẹ có thể thực hiện để kích thích bé biếng ăn hứng thú hơn, đảm bảo bé nhà mình sẽ thích.

Chiếc xe hoa quả dâu tây.

Món ăn hấp dẫn này sẽ khiến trẻ ăn nhiều hoa quả hơn đấy. Chỉ với chuối và dâu tây là mẹ đủ nguyên liệu để chuẩn bị chiếc xe hoa quả hấp dẫn này cho bé.

Trang trí món ăn bắt mắt hình chiếc xe với dâu tây và chuối kích thích bé hứng thú ăn hoa quả hơn (minh họa).

Cách làm:

- Dâu tây rửa sạch, chuối bóc vỏ.

- Cắt vài trái dâu tây và một quả chuối thành các lát tròn để làm bánh xe.

- Lấy một quả chuối đã bóc vỏ, xiên vào mỗi đầu quả một que tăm, ở mỗi đầu que xiên các lát chuối và dâu tây đã cắt lát để tạo thành bánh xe.

- Mẹ có thể xếp một vài trái dâu tây lên trên quả chuối để thêm phần hấp dẫn cho món ăn.

Như vậy là đã xong một món ăn nữa cho bé rồi. Nhưng mẹ nhớ chú ý là làm trước bữa ăn của bé khoảng vài phút để tránh cho hoa quả bị thâm nhé.

=> Bonikiddy giúp bé hết biếng ăn và tăng cường hệ miễn dịch mẹ đã biết chưa.

Những chú gà đáng yêu cho bé biếng ăn.

Món trứng gà thật ngon và bổ dưỡng. Tuy vậy, nếu phải ăn nhiều bé cũng cảm thấy chán ngán đấy mẹ nhé. Vậy vì sao, cha mẹ không biến tấu món ăn này thật đẹp mắt để bé hứng thú với món ăn này hơn.

Chú gà con hấp dẫn bé yêu hứng thú với ăn uống (minh họa).

Nguyên liệu:

- Vài quả trứng luộc

- Sốt Mayonnaise

- Mù tạt vang

- Cà rốt

-Vài hạt tiêu đen

Cách làm:

- Gọt vỏ cà rốt, rửa sạch và bào nhỏ cà rốt theo chiều dọc.

- Rửa sạch trứng gà, cho lên bếp luộc chín. Luộc xong để bóc vỏ dễ hơn đem trứng ngâm nước lạnh.

- Cắt ở một phần đầu trứng luộc sau khi bóc, sao cho ở mặt phẳng quả trứng có thể đứng được. Và chia quả trứng thành hai phần theo tỉ lệ 1/3.

- Múc tất cả lòng đỏ ra khỏi trứng luộc và trộn chúng với mayonnaise , mù tạt và muối. Sau đó cho hỗn hợp vào túi bắt kem và phun hỗn hợp vào phía lòng trong của trứng gà. Phun cho đầy có đỉnh nhé!

Mẹ sử dụng cà rốt bào nhỏ, cắt ngắn để làm mỏ và chân của chú gà con. Sử dụng hai hạt tiêu đen để làm mắt gà nhé! Sau rồi chụp phần lòng trắng trứng làm mũ cho chú gà nhé!

Sau khi đã trang trí xong, mẹ bỏ vào ngăn mát tủ lạnh và làm lạnh trong khoảng 2 giờ.

Như vậy là đã hoàn thành chú gà đáng yêu cho bé rồi.

Với những món ăn bắt mắt như trên, rất thích hợp cho trẻ biếng ăn mẹ nhé. Mẹ hãy bớt chút thời gian thực hiện cho bé yêu nhà mình nhé. Chúc cha mẹ cải thiện được tình trạng bé biếng ăn với những món ăn hấp dẫn và bắt mắt này nhé.