Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016

Thức Ăn Người Bệnh Đái Th��o Đường Không Nên Ăn

Người bị bệnh tiểu đường không nên ăn gì thì tốt cho lượng đường huyết trong máu nhất. Hãy cùng xem những chia sẻ dưới đây nhé.

Một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý là vô cùng quan trọng với người mắc bệnh tiểu đường, bởi chế độ ăn uống hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp tới lượng đường trong máu của những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Người bệnh tiểu đường muốn có kết quả điều trị tốt, thì người bệnh đái tháo đường nên biết những thực phẩm nên ăn và những thực phẩm không nên ăn đối với căn bệnh của mình.

=> Thiểu năng tuần hoàn não không còn là nỗi lo bạn biết chưa?

Sau đây, là những thực phẩm không nên ăn và nên hạn chế tối đa với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường :

Những loại thực phẩm đã được chế biến với nhiệt độ cao và trong 1 thời gian lâu như : chiên, chiên giòn, xào, nhứng món thực phẩm như gà rán, khoai tây rán…thì bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường không nên ăn, để tránh tăng lượng mỡ máu trong cơ thể.

Các loại thực phẩm đã được chế biến sẵn, và những thực phẩm đóng hộp bán sẵn có trong các siêu thị và cửa hàng tạp hóa. Những loại thực phẩm này hoàn toàn không tốt và không nên được sử dụng với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Tất cả các loại đồ ngọt hoặc chứa quá nhiều đường thì người mắc bệnh tiểu đường cũng không nên ăn như: Đường, tất cả các loại nước ép trái cây và những loại mứt tết…

Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường không nên ăn mặn, bởi những thực phẩm được chế biến có chứa nhiều gia vị, sẽ không tốt cho lượng đường huyết và cho cơ thể bạn nữa.

Bệnh nhân tiểu đường không nên ăn những thực phẩm có quá nhiều đồ ngọt là chắc chắn, tuy nhiên, sữa tươi nguyên chất thì lại là 1 thực phẩm quá bổ dưỡng và có chứa nhiều dưỡng chất cho cơ thể của bạn, giúp bạn có được 1 sức khỏe tốt nhất và an toàn nhất với những biến chứng có thể gây nên từ bệnh tiểu đường.

Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn cơm, những loại bánh mỳ, bánh quy, vì những thực phẩm này chứa nhiều tinh bột, và không tốt cho những biểu hiện và tình trạng sức khỏe của mình.

Hạn chế những chất, những thực phẩm có chất kích thích như uống rượu, hút thuốc vì chúng có thể làm hạ đường huyết trong cơ thể của bạn.

Người bệnh tiểu đường không nên ăn những thực phẩm trên đây. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân cũng như những vấn đề khác, mà người bệnh không nên quá kiêng quá, vì như vậy sẽ không đủ dưỡng chất cho cơ thể.

=> Tai biến mạch máu não nguy hiểm như nào bạn biết chưa?

Các Lưu Ý Dùng Thuốc Khi Con Hay Ốm Sốt

Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh khiến trẻ hay ốm. Trẻ bị sốt là khi nhiệt độ cơ thể trẻ tăng lên. Virut hoặc vi khuẩn là các tác nhân gây bệnh khiến trẻ sốt cao. Các nguyên nhân gây bệnh này đôi khi rất khó có thể thể phân biệt được. Bố mẹ nên làm theo chỉ dẫn quan trọng dưới đây nếu như con của bạn bị sốt.

Cho trẻ nghỉ ngơi và giữ cho trẻ thoải mái.

Cất gọn chăn màn và các quần áo thừa thãi xung quanh trẻ, cho trẻ mặc thông thoáng, rộng rãi.

Đừng để trẻ bị rùng mình vì điều này sẽ làm cho nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng lên. Nếu trẻ bị rùng mình, quấn trẻ vào trong một tấm khăn nhẹ cho đến khi cơn rùng mình dừng lại và giảm sốt cho trẻ với thuốc hạ sốt có chứa hoạt chất Paracetamol hoặc ibuprofen.

Thường xuyên cho trẻ uống nước (bao gồm nước lọc hoặc nước ép trái cây pha loãng- với tỉ lệ 1 phần nước trái cây 4 phần nước)

Trẻ bị sốt sẽ cảm thấy khát, nếu trẻ không bị nôn, có thể cho trẻ uống nhiều nước khi trẻ muốn. Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi, cho trẻ uống thêm nước đun sôi để nguội, sữa mẹ hoặc sữa bình.

Sử dụng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ của trẻ thường xuyên, tốt nhất nên sử dụng các loại nhiệt kế thủy ngân hoặc kỹ thuật số. Loại nhiệt kế băng dán trán là không đáng tin cậy.

=> Ốm sốt có thể khiến bé biếng ăn mẹ cần lưu ý bổ sung dưỡng chất cho con.

Những lưu ý khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt.

Nếu con của bạn trông có vẻ khá ổn và vui vẻ thì không cần phải cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, cần sử dụng liều lượng chính xác các thuốc pracetamol hoặc ibuprofen để điều trị sốt trên 38,5 độ C.

Trước khi cho trẻ uống thuốc cha mẹ hãy đọc kỹ hưỡng dẫn, và trước bất kỳ mối lo ngại nào cần phải hỏi ý kiến bác sĩ. Nếu có 2 hoặc nhiều người chăm sóc cho trẻ thì phải đảm bảo rằng không có sự nhầm lẫn, để trẻ phải uống cả 2 liều thuốc giống nhau. Không được sử dụng Paracetamol hoặc Ibuprofen trong vòng hơn 48 tiếng đồng hồ mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Không cho trẻ sử dụng Aspirin mà không hỏi tư vấn của nhân viên y tế.

- Paracetamol: Liều lượng chính xác của Paracetamol là 15mg trên 1 kg cân nặng cơ thể của trẻ mối 4 tiếng, nhưng không được vượt quá 60mg/kg một ngày hoặc hơn 4 liều một ngày. Những loại paracetamol khác nhau sẽ có những tác dụng khác nhau.

Ibuprofen: với những trẻ nhỏ từ 3 tháng tuổi bị sốt chúng ta sử dụng thuốc thay thế ibuprofen để điều trị đau hoặc sốt. Liều dùng khuyến cáo nên sử dụng là 5-10mg/kg cân nặng của trẻ mỗi 4-6 tiếng. Cho trẻ ăn thêm thực phẩm để làm giảm nguy cơ bị rối loạn dạ dày.

=> Khi bé mọc răng cũng có thể bị sốt cha mẹ cần lưu ý phân biệt với sốt bệnh.

Khi nào thì cần đưa trẻ đi khám bác sĩ

Tìm đến sự chăm sóc y tế như bệnh viện địa phương nơi bạn sinh sống hoặc trung tâm y tế càng sớm càng tốt nếu như: cha mẹ nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào ốm đã được đề cập, đặc biệt nếu các dấu hiệu diễn ra đồng thời thì con của bạn có khả năng cao là đang không khỏe, bạn cần quan tâm đến con của mình. Bạn cần tìm đến sự giúp đỡ nếu như con bạn:

- Bị sốt phát ban

- Bị co giật hoặc bị ngất

- Sốt cao từ 39 độ C

- Nôn mửa liên tục trong nhiều giờ hoặc nôn ra chất lỏng màu xanh hoặc là máu

- Dùng paracetamol hoặc ibuprofen nhưng vẫn không giảm đau

- Phát triển một khối u hoặc bị sưng- đặc biệt là ở vùng bẹn

- Ngưng thở hơn 15 giây

- Đau đầu dữ dội, cứng cổ hoặc ánh sáng làm tổn thương mắt của trẻ

Lưu Ý.

Trẻ cần sự chăm sóc và quan tâm nhiều hơn khi trẻ bị ốm. Hãy để trẻ nghỉ ngơi và ở nhà để phục hồi sức khỏe và giảm thiểu nguy cơ truyền nhiễm cho trẻ khác. Trẻ không biết tại sao mình lại cảm thấy dễ cáu kỉnh và buồn bã khi trẻ ốm. Sự hiện diện và chăm sóc của bạn rất quan trọng để giúp trẻ hồi phục.

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

Lập Kế Hoạch Chế Độ Ăn Uống Cho Người Tai Biến

Một chế độ ăn uống hợp lý, sẽ giúp người bệnh tai biến mạch máu não nhanh chóng hồi phục và giảm thiểu sự tiến triển của bệnh. Chuối chứa nhiều kali nên thường xuyên ăn có thể giúp hạn chế nguy cơ tai biến mạch máu não xảy ra. Ngoài ra, các loại vitamin C cũng giúp cải thiện tốt chức năng của nội mô, giúp ngăn chặn sự hình thành các huyết khối trong động mạch.

Ngăn ngừa tai biến qua chế độ ăn uống mỗi ngày (minh họa).

Các nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của bệnh nhân đột quỵ:

Lượng đạm cần giữ ở mức 0,8g trên kg cân nặng trên ngày. Nên chọn thực phẩm ít cholesterol. Chọn thực phẩm nhiều đạm từ thực vật như đậu đỗ, đậu tương, đậu phụ và đạm từ động vật như cá biển, cá đồng, sữa, thịt nạc... Nếu bệnh nhân có kèm theo suy thận, cần giảm lượng đạm từ 0,4 đến 0,6g trên kg cân nặng trên ngày.

Chất béo nên giữ ở mức 25-30g chất béo trên ngày, trong đó 1/3 là chất béo từ động vật và 2/3 là chất béo thực vật như vừng, lạc. Ngoài ra, các loại axit béo trong dầu thực vật có khả năng làm giảm nguy cơ đột quỵ, đặc biệt là do cục máu đông trong lòng mạch máu não.

Vitamin và chất khoáng: có trong các loại hoa quả chín, rau củ, sữa. Chúng chứa nhiều kali, có tác dụng lợi tiểu, giảm huyết áp ở người bệnh và chống lại tình trạng toan của cơ thể. Trung bình một quả chuối có 400 mg kali, tương đương với 1 ly nước cam hay một củ khoai tây nướng. Người tiêu thụ dưới 1.500 mg kali/ngày sẽ có nguy cơ đột quỵ cao hơn 28% so với người tiêu thụ 2.300 mg kali mỗi ngày.

Dùng axit folic ít nhất 300 mcg mỗi ngày sẽ làm giảm 20% nguy cơ đột quỵ và 13% nguy cơ bệnh tim, so với người dùng dưới 136 mcg/ngày. Axit folic có tác dụng chống xơ vữa động mạch, giảm huyết áp và hàm lượng cholesterol trong máu. Nó có trong các loại quả có vị chua, rau lá xanh, các loại đậu, gạo, mỳ và các sản phẩm từ ngũ cốc. Gan cũng chứa nhiều axit này.

=> Biến chứng bệnh tiểu đường nguy hiểm như nào bạn biết chưa?

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho người bị đột quỵ

Thức ăn phải dễ tiêu hóa, dễ hấp thu và ở dạng mềm, lỏng như súp, cháo, sữa. Cần phân bố đều 3-4 bữa trên ngày, không nên ăn quá no. Tránh dùng thức ăn lên men, gây kích thích như gia vị cay, nóng, rượu, chè, cà phê…

Khẩu phần ăn cần giảm muối và nước, do bệnh nhân không bài tiết được nhiều muối và nước vì bị tụ máu ở tĩnh mạch gây phù, chức năng thận kém. Nếu bệnh nhân suy tim thì lượng nước đưa vào cơ thể phải phụ thuộc vào lượng nước tiểu bài tiết trong 24h. Hạn chế muối ở mức 4-5g/ngày để giảm phù, giúp thận bài tiết các chất đào thải của chuyển hóa đạm, chất béo, tinh bột, đường. Tránh các loại thức ăn chế biến sẵn nhiều muối như dưa, cà, hành muối, bánh mỳ, thịt hun khói, batê, xúc xích…

Năng lượng trong khẩu phần nên giảm bớt để tránh tăng cân, giảm nhẹ hoạt động cho bộ máy tiêu hóa và tuần hoàn. Mức năng lượng đưa vào cơ thể nên dừng ở 30-35 Kcalo trên kg cân nặng trên ngày. Nguồn năng lượng nên lấy từ rau củ, khoai, đậu đỗ, cơm, mỳ, bún, miến.

=> Thiểu năng tuần hoàn não nguy hiểm ra sao bạn đã biết.

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2016

Bệnh Tiểu Đường Phụ Thuộc Vào Insulin

Bệnh tiểu đường là chứng bệnh hay gặp ở lứa tuổi vị thành niên, bệnh phụ thuộc vào insulin. Bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin là chứng bệnh mãn tính, do tuyến tụy sản xuất không đầy đủ hoặc không sản xuất ra inslin. Insulin là một hormone trong cơ thể vận chuyển glucose vào trong tế bào để đốt cháy và sản sinh năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể.

Các yếu tố của bệnh tiểu đường phụ thuộc Insulin

- Di truyền: khi trong gia đình có cha mẹ hay ông bà mắc bệnh tiểu đường, thì con trẻ sinh ra có nguy cơ cao mắc tiểu đường.

- Tiếp xúc với vi rút: bệnh có tính lây lan. Trong một vùng mà có nhiều người mắc bệnh tiểu đường sinh sống, sau một thời gian số người bệnh theo ghi nhận tăng lên.

- Vitamin D thấp: thiếu hụt vitamin D cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin hay còn gọi là bệnh tiểu đường type1, đây là chứng bệnh mạn tính không có cách điều trị đặc hiệu nhưng bệnh hoàn toàn có thể được kiểm soát.

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường phụ thuộc Insulin

Triệu chứng và các biểu hiện của bệnh tiểu đường type1 diễn ra rất nhanh chóng, chúng bao gồm:

- Khát nước: khi trong máu nồng độ đường tích tụ tăng cao, chất dịch sẽ thẩm thấu từ các mô xung quanh vào máu, do đó người bệnh sẽ thấy khát nước, uống nước nhiều và đi tiểu nhiều với lượng mỗi lần cũng nhiều.

- Đi tiểu thường xuyên: người bệnh phải đi tiểu tiện rất nhiều lần, đặc biệt là vào ban đêm.

- Huyết đỏ: khi thiếu insulin, glucose sẽ không được chuyển hóa trong cơ thể, khi đó năng lượng không có đủ cung cấp cho các cơ quan và thúc đẩy cơ thể ăn để có năng lượng.

- Sút cân nhanh: bệnh nhân sẽ sút cân rất nhanh do cơ thể không có năng lượng, các chất béo sẽ giảm dần.

- Mệt mỏi hay stress: bạn sẽ trở nên mệt mỏi, dễ cáu gắt.

- Suy giảm thị lực: khi đường glucose tích tụ ở mắt sẽ làm tăng thẩm thấu trong nhãn cầu và làm mờ tầm nhìn của bạn.

=> Bạn quan tâm tới bệnh tai biến mạch máu não nguy hiểm như nào?

Phương pháp điều trị và thuốc trong bệnh tiểu đường phụ thuộc Insulin

Bệnh tiểu đường vì là bệnh mạn tính, nên biện pháp điều trị bệnh tiểu đường type1 là phụ thuộc insulin xuất đời.

- Các thuốc khác đôi khi được chỉ định dùng phối hợp với Insulin: Pramlintide (Symlin)., Aspirin liều thấp, Huyết áp, Thuốc hạ cholesterol.

- Tập thể dục thường xuyên và duy trì trọng lượng khỏe mạnh.

- Ăn thực phẩm lành mạnh.

Theo dõi lượng đường trong máu

Giữ cho nồng độ trong máu vào ban ngày giữa 80 và 120 mg / dL (4,4-6,7 mmol / L) và ngủ giữa 100 và 140 mg / dL (5,6-7,8 mmol / L).

Giữ cho lượng đường trong máu càng gần bình thường càng tốt.

=> Bệnh thiểu năng tuần hoàn não nguy hiểm như nào?

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2016

Những Lưu Ý Cho Bố Mẹ Chăm Sóc Con Biếng Ăn

Từ những tâm sự và chia sẻ của cha mẹ trẻ về tình tráng bé biếng ăn mà họ gặp phải, mới thấy được tình trạng lo lắng và khó khăn của các gia đình có con biếng ăn. Tình trạng trẻ biếng ăn, không phải không có nguyên nhân của nó, cha mẹ đừng quá lo lắng và hãy cùng tìm kiếm giải pháp, những tuyệt chiêu vô cùng đơn giản nhưng rất hiệu quả giúp cha mẹ chăm sóc bé biếng ăn tốt nhất.

1. Nguyên nhân con biếng ăn cha mẹ biết chưa?

Cha mẹ phải xác định được đâu là nguyên nhân khiến con biếng ăn, khi đấy mới có thể áp dụng phương pháp chăm sóc con phù hợp và hiệu quả. Những nguyên nhân thường dẫn tới tình trạng bé biếng ăn như trẻ gặp vấn đề nhai nuốt, trẻ bị rối loạn tiêu hóa, trẻ mọc răng… Khi cha mẹ hiểu rõ và nắm được nguyên nhân là lúc có thể yên tâm và giúp bé ăn ngon miệng hơn, không còn lo bé biếng ăn còi cọc nữa.

2. Vào bếp với con.

Bé luôn thích thú và tự quyết định khám phá những điều mới mẻ. Từ tâm lý này của trẻ, cha mẹ có thể để bé tự chọn đồ ăn, cùng bé chuẩn bị bữa ăn… với những món ăn tự chọn và tự chuẩn bị trẻ sẽ hào hứng và ăn ngon hơn rất nhiều so với thực đơn nhàm chán mà bé buộc phải ăn.

3. Thực đơn phong phú và đẹp mắt.

Trẻ không chỉ ăn bằng miệng mà còn thưởng thức món ăn bằng thị giác. Cha mẹ hãy thường xuyên thay đổi món ăn và trang trí chúng thật ngộ nghĩnh và bắt mắt. Bé sẽ không thể không muốn khám phá một món ăn mới lạ và hấp dẫn như vậy đâu.

4. Mẹ hãy hiểu tâm lý con.

Con luôn phải ăn trong cảnh ép buộc thì thật là nguy hiểm. Bố mẹ hãy để ý đến thời gian mà bé thấy đói, chia nhỏ những bữa ăn, không ép bé ăn đủ lượng thức ăn cố định trong một khung giờ cứng nhắc. Bé sẽ cảm thấy sợ hãi và chán nản khi phải ăn đúng lúc và đủ lượng mà mẹ yêu cầu.

5. Hạn chế tối đa đồ ăn vặt.

Cản trở trước mỗi bữa ăn chính của trẻ chính là đồ ăn vặt, cha mẹ hãy cùng con chơi một vài trò chơi vận động mà bé thích, trẻ sẽ bước vào bữa ăn chính dễ dàng hơn sau khi vận động và có cảm giác đói. Cũng như đồ ăn vặt, cha mẹ cũng nên hạn chế cho bé uống nước trước bữa ăn, trẻ sẽ không muốn ăn khi đang cảm giác no bụng do uống nước.

6. Hào hứng với bữa cơm gia đình.

Bầu không khí vui vẻ và ấm cúng cho bữa ăn của bé cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong cách chăm sóc trẻ biếng ăn. Không khí vui vẻ sẽ kích thích vị giác của con hơn. Một bữa tối vui vẻ cùng gia đình hay cùng những người bạn sẽ khiến bé muốn hòa vào hoạt động chung cùng mọi người và ăn thật ngon lành.

7. Chú ý tới thời gian cho bé ăn.

Thời gian tối đa cho một bữa ăn không nên quá 30 phút. Cha mẹ cũng không nên ép con ăn thêm khi con đã không muốn ăn. Thay vào đó, hãy bổ sung cho bé ăn thêm vào khoảng thời gian thích hợp sau đó.

8. Bổ sung nguồn dưỡng chất cần thiết cho trẻ.

Bên cạnh những tuyệt chiêu chăm sóc trẻ biếng ăn kể trên, phụ huynh cần lưu ý bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho trẻ, đặc biệt là kẽm và selen.

Kẽm và selen có vai trò vô cùng quan trọng với cơ thể. Kẽm là nhân tố quyết định tới cảm giác ngon miệng khi ăn, tiến trình tiêu hóa, khả năng vận động thể chất và nhận thức của trẻ. Trong khi đó, selen là người bạn không thể thiếu của một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Có nhiều nguồn thức ăn cung cấp hai nguồn dưỡng chất quan trọng này như thịt gà, thịt bò, hải sản, trứng, sữa, các loại đậu…

Tuy nhiên, để bù đắp lại sự hao hụt dưỡng chất trong quá trình chế biến thức ăn, phụ huynh có thể tìm đến những sản phẩm chứa kẽm và selen hữu cơ, vừa dễ hấp thu vừa an toàn cho hệ tiêu hóa của trẻ.

=> Thiếu vi chất khiến trẻ hay ốm hơn bình thường mẹ nhé.

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2016

Nhìn Nhận Rối Loạn Tuần Ho��n Não Cấp Và Mãn Tính

Thiểu năng tuần hoàn não là tình trạng não bộ thiếu máu cung cấp nuôi dưỡng, người cao tuổi và người lao động trí óc là những đối tượng thường mắc bệnh này. Xơ vữa các động mạch nuôi não là nguyên nhân chính gây bệnh, co cứng các cơ vùng cổ gáy cũng gây cản trở máu lưu thông lên não….

Người làm văn phòng thuộc nhóm đối tượng dễ mắc bệnh thiểu năng tuần hoàn não (minh họa).

Biểu hiện của bệnh thiểu năng tuần hoàn não:

Các triệu chứng của bệnh thiểu năng tuần hoàn não thường biểu hiện như sau:

- Nhức đầu: là triệu chứng hay gặp đồng thời cũng là triệu chứng xuất hiện sớm nhất.

- Chóng mặt: có cảm giác hơi loạng choạng khi đi hoặc đứng, bập bềnh như say sóng, có người cảm thấy hoa mắt, tối sầm mặt lại nhất là khi di chuyển từ tư thế nằm sang tư thế đứng đột ngột.

- Dị cảm: là những cảm giác không thật, bất thường do bệnh nhân tự cảm thấy.

- Rối loạn về giấc ngủ: Rất hay gặp và có đặc điểm là dai dẳng, khó chịu.

- Rối loạn về sự chú ý: Bệnh nhân trở nên đãng trí, đang nghĩ chuyện này lại nhảy sang chuyện khác, đang nói vấn đề này lại nhảy sang vấn đề khác một cách bất ngờ.

- Rối loạn về cảm xúc: khó kiểm soát cảm xúc bản thân.

=> Bạn quan tâm tới biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Nhận biết thiểu năng tuần hoàn não cấp và mãn tính.

Bệnh thiểu năng tuần hoàn não cấp tính: dấu hiệu thường gặp có đau đầu. Đây là triệu chứng hay gặp của bệnh, chiểm tỷ lệ cao và xuất hiện sớm. Tính chất của đau đầu là lan tỏa, ê ẩm, nặng đầu. Đi kèm đau đầu là ù tai, hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng… Chóng mặt có tỷ lệ khá cao. Nặng hơn có thể xây xẩm mặt mày, mất ý thức, đột quỵ, người bệnh có thể nôn hoặc buồn nôn, liệt nửa người… Người bệnh có thể gặp dị cảm như tê đầu ngón tay, ngón chân, cảm giác kiến bò. Thiểu năng tuần hoàn não cấp thường xảy ra vào giữa đêm hoặc lúc gần sáng.

Bệnh thiểu năng tuần hoàn não mạn tính: biểu hiện thường cũng có đau đầu ê ẩm theo từng đợt, nhất là khi thay đổi thời tiết, rối loạn tâm lý, chóng quên, mất ngủ… Trong thời gian nhất định có thể xuất hiện cấp tính, tùy thuộc việc phòng và điều trị bệnh có tích cực hay không.

Các biến chứng nặng nề đáng lo ngại mà bệnh thiểu năng tuần hoàn não gây ra như nhũn não, xuất huyết não là những nguyên nhân chính dẫn tới tai biến mạch máu não gây liệt nửa người hoặc tử vong.

Một số biện pháp phòng và trị bệnh

Bệnh cần thiết phải được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, vì các biểu hiện không đầy đủ và chỉ thoáng qua nên bệnh dễ nhầm lẫn với rối loạn tiền đình hay suy nhược thần kinh. Vì vậy khi có dấu hiệu như trên cần điều trị ngay và thường xuyên kiểm tra định kỳ.

Thực hiện lối sống lành mạnh, ăn uống hợp lý như ăn nhiều rau, củ, quả và cá (mỗi tuần 3 bữa cá là hợp lý), hạn chế ăn nhiều thịt, mỡ động vật, uống rượu bia cũng cần hạn chế và từ bỏ thuốc lá; thường xuyên luyện tập thể thao để ngăn ngừa tăng huyết áp, xơ vừa động mạch, thừa cân béo phì… là những nguyên nhân gián tiếp gây bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2016

Thực Phẩm Và Chế Độ Ăn U���ng Cho Người Bệnh Đái Tháo Đư���ng

Trong quá trình chữa trị bệnh đái tháo đường một chế độ ăn khoa học và hợp lý là vô cùng quan trọng. Chế độ ăn đúng cách là yếu tố quan trọng đầu tiên giúp giữ ổn định đường trong máu. Người bệnh tiểu đường hoàn toàn vẫn có thể đi ăn tiệm hay tự đi chợ nấu nướng, nhưng điều quan trọng là chọn lựa thức ăn phù hợp. Dưới đây là những lưu ý khi ăn uống cho người đái tháo đường.

Lựa chọn và chế biến thực phẩm tốt cho sức khỏe người bệnh (minh họa).

1. Khi đi chợ và tự nấu ăn ở nhà

Khi đi chợ:

- Luôn quan tâm tới nhãn mác thực phẩm: với các loại thực phẩm không có lợi cho bản thân cần tránh mua những thực phẩm này như chứa nhiều xiro, mật đường, mật ong hay các thành phần có trong thực phẩm với tên chữ cuối là "ose" như fructose, sucrose, dextrose… đây là nhưng loại đường thực phẩm không tốt cho người bệnh.

- Lựa chọn các loại thực phẩm ít béo: tránh mua các thực phẩm được đóng gói ở dạng chế biến sẵn như chiên, béo, thịt mỡ và thực phẩm được chế biến với nước sốt hay bơ…

- Tránh các gian hàng bán các loại đồ ăn nhanh như snack, bánh kẹo đây là những thực phẩm không tốt cho sức khỏe nhưng lại có sức hấp dẫn với mọi người.

Khi nấu ăn:

- Thay vì chế biến thực phẩm bằng chiên xào, chúng ta hãy chế biến theo cách luộc, hấp và nướng.

- Để tăng vị đậm đà cho thực phẩm, chúng ta có thể dùng các loại rau thơm cắt nhuyên và nước cốt chanh làm gia vị, các loại gia vị từ thực vậy thay vì các loại nước sốt có kem hay nước đường.

- Với thịt gà hay các loại gia cầm khác khi chế biến cần loại bỏ da.

- Lựa chọn các món ăn dễ chế biến, ít đường và ít chất béo. Khi chế biến các món ăn thường ngày cho bản thân, hãy cắt giảm 1/2 lượng đường và 1/3 chất béo so với bình thường.

- Cắt giảm cả muối nếu có bị tăng huyết áp.

=> Bạn quan tâm tới bệnh tai biến mạch máu não

2. Khi đi ăn tiệm.

- Trước khi gọi một món ăn nào đó hãy hỏi cách chế biến món ăn đó.

- Lựa chọn các món ăn được chế biến theo cách luộc, hấp hay nướng. Không nên gọi các món ăn chế biến theo cách chiên, áp chảo, xào..

- Hãy yêu cầu được phục vụ các món sốt và các món trộn riêng.

- Thực hiện phương châm ăn vừa đủ, không nên cố gắng ăn hết món ăn đã gọi, thay vào đó nên đề nghị mang phần dư về nhà.

- Với các món tráng miệng cũng chỉ nên ăn vào dịp đặc biệt, tuy nhiên cũng chỉ nên lựa chọn một lường phần ăn nhỏ hoặc chia phần ăn của mình với người khác.

Trên đây là những lưu ý khi ăn uống và chế biến món ăn cho người mắc bệnh tiểu đường, chúng ta cùng tham khảo và vận dụng để phòng tránh biến chứng nguy hiểm do bệnh tiểu đường. Ngoài ra trong quá trình điều trị bệnh đái tháo đường, người bệnh cũng có thể lựa chọn một số loại thực phẩm chức năng được chiết xuất từ thiên nhiên, trong đó Tpcn Bonidiabet là một lựa chọn tốt cho người bệnh tiểu đường nó giúp ổn định đường huyết và hỗ trợ điều trị tiểu đường rất tốt.