Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

Lựa Chọn Đồ Uống Lành Mạnh Cho Người Bệnh Tiểu Đường

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, việc lựa chọn đồ uống phù hợp cũng vô cùng quan trọng và không kém gì việc lựa chọn thực phẩm mỗi ngày. Các loại đồ uống được lựa chọn, có thể có chứa hàm lượng đường và carbohydrat trong thành phần, vì thế chúng cần được tính vào khẩu phần ăn hàng ngày đối với người đái tháo đường. Dưới đây là những đồ uống được xem là lành mạnh cho người bệnh tiểu đường, chúng ta cùng tìm hiểu và tham khảo:

Các loại nước ép rau củ quả, ít đường, ít muối tốt cho người tiểu đường (minh họa).

Sữa ít béo.

Các loại sữa ít béo hay sữa gầy vẫn có thể cung cấp những vitamin và muối khoáng quan trọng cho cơ thể, đây cũng là nguồn cung cấp protein. Tuy nhiên, với người tiểu đường cần phải chú ý tới lượng tiêu thụ. Thành phần của sữa thường là carbohydrat và calo, vì thế chúng ta cần bảo đảm không được vượt quá khẩu phần tiêu thụ carbohydrat và calo theo chuẩn mỗi ngày. Ngoài ra, với những người bệnh dị ứng với lactose trong sữa từ động vật, có thể chọn sữa gạo, sữa hạnh nhân hoặc sữa đậu nành để thay thế.

Nước trái cây (lượng vừa phải).

Hãy chọn các loại trái cây tươi ngon và đảm bảo nước ép nguyên chất 100% không thêm đường. Lợi ích đem lại là cung cấp chất xơ cho cơ thể. Tuy nhiên, nước ép trái cây cũng chứa nhiều carbohydrat (120ml nước trái cây có khoảng 15g carbohydrat) vì thể nên sử dụng với lượng vừa phải.

Một lựa chọn khác nếu bạn muốn uống nhiều hơn, là những loại nước ép từ rau củ có ít muối, các loại nước ép này có ít carbohydrat hơn (khoảng 10g trong 240ml) so với nước ép trái cây.

=> Tai biến mạch máu não nguy hiểm như nào bạn biết chưa?

Nước hương vị tự nhiên.

Nước có vai trò sống còn của cơ thể và nước hoàn toàn tinh khiết không có đường. Để tăng hương vị của nước, hãy thêm dưa chuột, dâu tây, gừng tươi hoặc bạc hà vào nước. Theo các chuyên gia khuyến cáo, mỗi ngày chúng ta cần uống ít nhất 2 lít nước.

Nước khoáng.

Nước khoáng từ thiên nhiên có thể cho chúng ta cảm giác tận hưởng như nước uống có ga mà không lo phải nhận thêm đường và calo. Chọn loại nước ít muối để không bị tăng lượng muối, nước uống sủi bột là một lựa chọn tốt. Nếu muốn tăng thêm hương vị, có thể pha ít nước trái cây vào nước khoáng hay nước sủi bọt, tuy nhiên cần lưu ý tính lượng carbohydrat vào khẩu phần ăn trong ngày.

Sinh tố.

Với các loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp như các loại quả mọng, đem xay nhuyễn với sữa gầy hoặc sữa chua không đường, là chúng ta đã có được một thứ đồ uống sánh đặc cung cấp protein và canxi cho cơ thể. Để bổ sung chất sơ chúng ta có thể thêm ít hạt lanh vào thức uống này.

Trà.

Dù là nóng hay lạnh, trà cũng mang đến nhiều hương vị và nhiều lựa chọn cho chúng ta. Theo một nghiên cứu cho thấy, trà đen và trà xanh có chưa cá polyphenol giúp bảo vệ chống viêm và ung thư. Trà xanh còn giúp hạ huyết áp và giảm nguy cơ tim mạch, là những bệnh mà người đái tháo đường dễ có nguy cơ cao mắc phải. Polyphenol trong trà xanh cũng giúp điều hòa đường trong máu.

=> Thiểu năng tuần hoàn não không còn là nỗi lo bạn biết chưa?

Nước ép cà chua.

Nước ép cà chua là một thứ đồ uống tươi mát và tốt cho sức khỏe. Cà chua chứa lycopene, một chất mà nghiên cứu đã cho thấy là giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch và một số loại ung thư. Chất này thậm chí còn giúp cho quá trình kết tập tiểu cầu, nhờ đó làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch ở người bị tiểu đường type 2. Hãy tìm loại ít muối để có lựa chọn tốt hơn cho sức khỏe.

Cà phê không đường.

Bạn có thể chọn một tách cà phê, miễn là đừng thêm đường hoặc kem. Các chuyên gia khuyên người bị tiểu đường nên uống cà phê đen. Nếu thêm sữa thì hãy nhớ tính thêm lượng carbohydrat. Mặc dù có nghiên cứu nói rằng cà phê có thể làm tăng nồng độ đường huyết sau khi ăn, song nhiều nghiên cứu khác lại gợi ý cà phê có thể thực sự giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường. Để an toàn, hãy kiểm tra đường huyết để xem liệu cà phê tác động đến bạn cụ thể như thế nào.

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016

Phương Pháp Xử Lý Bé Khóc D��� Đề Cho Bố Mẹ

Tình trạng khóc dạ đề khiến hầu hết các bậc bố mẹ luôn mệt mỏi và lo lắng. Vậy vì đâu khiến bé khóc đêm như vậy? Để tìm ra phương pháp xử lý phù hợp thì các bậc cha mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân tình trạng khóc dạ đề của trẻ.

1. Trẻ khóc dạ đề vì đâu?

Hiện tượng trẻ quấy khóc vào ban đêm được nhìn nhận và chia thành hai loại, khóc vì nhu cầu do trẻ đói, do trẻ đái dầm ướt tã, trẻ bị muỗi hoặc côn trùng cắn, hay do bệnh khác và khóc do trẻ giật mình sợ hãi mà dân gian gọi là khóc dạ đề.

Biểu hiện của khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh là mỗi khi về đêm trẻ bắt đầu khóc, trẻ cảm thấy khó chịu, ngủ không yên giấc. Hoặc trẻ đnag ngủ thi thoảng giật mình, tỉnh giấc và khóc thét. Phần đông trẻ khóc theo đợt, khi khóc khi ngừng, nhưng đôi khi trẻ khóc dí rách suốt đêm. Khi trời sáng trẻ mới nín và bắt đầu thiếp ngủ. Hiện tượng này được dân gian gọi là khóc dạ đề.

Hàng ngày trẻ sơ sinh không được chăm sóc tốt, ăn ngủ không đúng giờ, trước khi ngủ trẻ đùa nghịch quá độ khiến thần kinh căng thẳng dẫn tới kích thích quá mạnh cũng khiến trẻ khó ngủ quấy khóc về đêm. Ở những trẻ biếng ăn còi xương và suy dinh dưỡng cũng hay gặp phải tình trạng khóc dạ đề xảy ra.

Khóc dạ đề còn được đông y nhìn nhận là do thần khí trẻ còn chưa phát triển đầy đủ, khả năng thích ứng còn yếu, trẻ dễ bị kích thích từ các yếu tố bên ngoài làm cho khiếp sợ.

2. Chữa trị theo kinh nghiệm dân gian.

Chứng khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh được coi là dạng tâm bệnh bên cạnh với cơ địa yếu ớt của trẻ. Cha mẹ nên hạn chế sử dụng thuốc để tránh làm tổn hại tới sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ. Để khắc phục tình trạng này, trong dân gian đã hình thành một vài mẹo hay và đơn giản dễ áp dụng, cha mẹ cùng tham khảo và áp dụng với trẻ nhà mình nhé:

- Lá trầu không: đem hơ cho ấm, ấp vào rốn trẻ rồi ấp bụng con vào bụng mẹ để hơi ấm từ mẹ truyền sang cho con, trẻ sẽ đỡ quấy khóc và ngủ ngon.

- Hạt bìm bìm: lấy khoảng 7-9 hạt đem giã nát, trộn nước ấm thành bộ nhão. Trước khi cho bé ngủ, cha mẹ lấy bột này đắp lên rốn bé và băng cố định lại. Rất thích hợp với các dạng trẻ sơ sinh khóc dạ đề.

- Nếu nhà gần nơi có nuôi tằm, hãy xin những con tằm bị chết cứng con queo do bị nhiễm khuẩn, có màu trắng nhờ hoặc lốm đốm trắng, dân gian gọi là tằm vôi. Đem sấy khô, cất giữ dùng dần. Khi trẻ nhỏ mắc chứng khóc dạ đề, lấy một vài con tằm đã sấy khô cho vào bát dã nát, hòa thêm chút rượu, hơ cho ấm và đắp vào hai gan bàn chân của trẻ rồi băng cố định lại. Cách này cũng thích hợp với tất cả các dạng trẻ khóc dạ đề.

=> Cha mẹ muốn biết vì sao trẻ hay ốm tại đây?

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2016

Biểu Hiện Của Bệnh Thiểu Năng Tuần Hoàn Não Mạn Tính

Bệnh thiếu máu não hay thiểu năng tuần hoàn não mạn tính, là bệnh thường gặp ở người già. Bệnh lý về mạch máu não là nguyên nhân gây tử vong cho người bệnh cao thứ 3 sau các bệnh về tim mạch và ung thư.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh thiểu năng tuần hoàn não có rất nhiều, nhưng chủ yếu vẫn là do tăng huyết áp, đái tháo đường, và tình trạng tăng mỡ máu. Những người nghiện rượu, béo phì, hay hút thuốc lá, phụ nữ dùng thuốc tránh thai… là những nguy cơ xảy ra các rối loạn về mạch máu não.

Bệnh lý thiểu năng tuần hoàn não có rất ít người phát hiện ra bệnh hoặc có nhưng chỉ khi đã có biến chứng. Dưới đây là những biểu hiện của bệnh chúng ta cần lưu ý tới:

Bệnh thiểu năng tuần hoàn não mạn tính và những triệu chứng không điển hình xảy ra:

- Bệnh nhân đột nhiên kém nhanh nhạy, chậm chập, cơ yếu, niêm mạc khô, rụng tóc, béo lên hoặc gầy đi…

- Đau nhức đầu: là dấu hiệu thường gặp và sớm xảy ra, chiếm 91% người bệnh mạn tính có biển hiện này. Những cơn đau đầu thường lan tỏa, co thắt hoặc khu trú ở vùng chẩm, gáy, trán. Mức độ đau tăng rõ rệt khi có áp lực về thần kinh hay thị lực.

- Chóng mặt: là dấu hiệu hay gặp ở phần lớn bệnh nhân và có tính chất đa dạng.

- Rối loạn cảm giác: thường biểu hiện cảm giác đau ở chân tay, mặt; cùng tình trạng mỏi chân, chuột rút và rối loạn thần kinh thực vật…

- Cảm giác mất thăng bằng, tăng phản xạ run chân tay, đi lại không cân xứng…

=> Tai biến mạch máu não nguy hiểm như nào bạn biết chưa?

Triệu chứng tiêu biểu:

- Rối loạn về giấc ngủ, triệu chứng hay gặp và kéo dài ở người bệnh thieeur năng tuần hoàn não mạn tính. Nó bao gồm: mất ngủ, rối loạn nhịm ngủ, dễ tỉnh giấc nửa đêm và khó ngủ lại.

- Rối loạn tập trung cũng hay gặp ở giai đoạn đầu của bệnh thiểu năng tuần hoàn não như: kém tập trung, hay lơ đễnh,.. lâu dần dẫn tới suy giảm trí tuệ nghiêm trọng. Có thể có hai trạng thái là rối loạn ý thức như giảm khả năng chú ý, đãng trí, làm việc không có trình tự và trạng thái cứng đơ toàn thân, chỉ tạp chung vào một việc và trạng thái cứng đờ tâm thần, suy nghĩ chậm chạp, cứng nhắc, chỉ tập trung vào một việc…

- Rối loạn về trí nhớ có thể coi là biểu hiện chủ yếu , tiêu biểu của thiểu năng tuần hoàn não mạn tính. Đặc điểm của rổi loạn trí nhớ là giảm sút rõ rệt trí nhớ gần, khó nhớ lại tên người, vật, sự việc mới gặp mới xảy ra.

- Giảm sút khả năng tư duy và trí tuệ với biểu hiện sớm bằng giảm khả năng sáng tạo, cũng như những rối loạn cảm xúc như dễ xúc động, phản ứng quá mức không phù hợp với tính chất sự việc.

- Những thay đổi nhân cách và tính tình của người có thiểu năng tuần hoàn não mạn tính phụ thuộc nhiều vào trạng thái tâm lý, sinh lý và bệnh lý trước đó của người bệnh. Tác giả Schneider phân ra ba loại tiến triển của rối loạn nhân cách thường hay gặp trong thiểu năng tuần hoàn não mạn tính: thứ nhất là sảng khoái, ba hoa, nói nhiều; thứ hai là vô tình cảm, nghèo nàn về tư duy trí tuệ và thứ ba là loại tình cảm thất thường dễ kích động.

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2016

Tai Biến Mạch Máu Não Với C��c Yếu Tố Nguy Cơ Xảy Ra

Xảy ra đột quỵ não hoặc tai biến mạch máu não là do não bộ đột ngột mất lưu lượng máu cung cấp hoạc do máu chảy trong sọ não, dẫn tới giảm và mất chức năng hoặc chết các tế bào não bộ. Tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ, mất hoặc suy giảm cảm giác, trí nhớ, có thể hôn mệ và khả năng gây tử vong cao.

Các loại đột quỵ não xảy ra.

- Đột quỵ não do thiếu máu: đây là dạng tai biến mạch máu não phổ biến, xảy ra khi mạch máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn bởi cục máu đông hoặc hẹp do xơ vữa động mạch.

- Đột quỵ não do chảy máu: là dạng rai biến ít phổ biến hơn, xảy ra khi mạch máu bị vỡ, máu chảy vào trong não hoặc xung quanh não.

Các yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu não.

Tuy đột tai biến mạch máu não là một bệnh nặng và nguy hiểm, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể dự phòng được khi lưu tâm tới các yếu tố nguy cơ xảy ra đột quỵ não.

Các yếu tố nguy cơ bao gồm nguy cơ không tác động được như tuổi tác, dân tộc, di truyền và những yếu tố có thể tác động được. Để điều trị dự phòng tai biến mạch máu não hiệu quả hãy điều trị các yếu tố nguy cơ trong nhóm tác động được, bao gồm:

- Cao huyết áp: đây là yếu tố nguy cơ quan trọng xảy ra tai biến mạch máu não.

- Đái tháo đường: đây là yếu tố nguy cơ của tai biến thiếu máu não cục bộ.

- Các bệnh tim: yếu tố bệnh rung nhĩ là nguy cơ chính của đột quỵ não do thiếu máu cung cấp. Tuy nhiên yếu tố rung nhĩ hoàn toàn có thể điều trị dự phòng được.

- Tăng lipid máu: đây là nguy cơ xảy ra xơ vữa động mạch, nguy cơ này sẽ được giảm nếu đưa lipid máu về giá trị bình thường.

- Hút thuốc lá: là yếu tố nguy cơ với tất cả các loại tai biến mạch máu não, nhất là đối với đột quỵ não do nhồi máu não. Thuốc lá gây thương tổn tế bào nội mạc của động mạch, tạo thuận lợi cho các mảng xơ vữa động mạch phát triển.

- Uống rượu bia: dẫn tối ngộ độc cấp hoặc mãn tính đều là nguy cơ với các loại đột quỵ xảy ra, nhất là đột quỵ não.

- Tai biến thiếu máu não thoảng qua và tái phát: Thiếu máu não thoảng qua phải được chẩn đoán và điều trị tốt để dự phòng đột quỵ thiếu máu não thực sự. Thiếu máu não thoảng qua càng xuất hiện nhiều lần khả năng xuất hiện đột quỵ càng lớn.

- Béo phì: Một số nghiên cứu của Bắc Mỹ và châu Âu cho thấy béo phì, riêng nó cũng là một yếu tố nguy cơ của tất cả các loại đột quỵ.

- Hẹp động mạch cảnh:Bệnh vữa xơ động mạch cảnh là một trong những nguyên nhân chính của nhồi máu não trên lâm sàng.

=> Thiểu năng tuần hoàn não nguy hiểm như nào bạn đã biết.

Các yếu tố nguy cơ khác

Ảnh hưởng của thói quen và các yếu tố sinh hoạt

Bao gồm chế độ ăn không hợp lý dẫn đến bệnh lý tim mạch, béo phì, đái tháo đường; lười vận động, stress, các cơn nghiện cấp tính.

Các yếu tố đông máu: Cơ chế của nó là do ảnh hưởng tới quá trình tăng kết dính tiểu cầu cũng như có vai trò trực tiếp trong quá trình tạo thrombin.

Homocysteine:Đây là sản phẩm chuyển hoá của axit amin methyonin liên quan tới vitamin B6, vitamin B12 và axit folic. Các nghiên cứu gần đây đã nhận thấy tăng hemocysteine và các sản phẩm chuyển hoá của methyonin với tăng nguy cơ của đột quỵ. Như vậy khi các nguyên nhân của thiếu máu não cục bộ không tìm thấy cần tìm yếu tố hemocysteine. Điều trị vitamin B6, B12 và axit Folic làm giảm hemocysteine do nó methyl hoá chất này thành methyonin.

Sử dụng thuốc phiện và các dẫn chất của nó

Tất cả những lạm dụng thuốc có chứa cocain, heroin, amphetamin, đều làm tăng nguy cơ xảy ra đột quỵ. Tai biến này có thể xảy ra ngay sau lần dùng đầu tiên do ngộ độc cấp hoặc xảy ra do ngộ độc mãn.

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016

Thức Ăn Người Bệnh Đái Th��o Đường Không Nên Ăn

Người bị bệnh tiểu đường không nên ăn gì thì tốt cho lượng đường huyết trong máu nhất. Hãy cùng xem những chia sẻ dưới đây nhé.

Một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý là vô cùng quan trọng với người mắc bệnh tiểu đường, bởi chế độ ăn uống hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp tới lượng đường trong máu của những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Người bệnh tiểu đường muốn có kết quả điều trị tốt, thì người bệnh đái tháo đường nên biết những thực phẩm nên ăn và những thực phẩm không nên ăn đối với căn bệnh của mình.

=> Thiểu năng tuần hoàn não không còn là nỗi lo bạn biết chưa?

Sau đây, là những thực phẩm không nên ăn và nên hạn chế tối đa với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường :

Những loại thực phẩm đã được chế biến với nhiệt độ cao và trong 1 thời gian lâu như : chiên, chiên giòn, xào, nhứng món thực phẩm như gà rán, khoai tây rán…thì bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường không nên ăn, để tránh tăng lượng mỡ máu trong cơ thể.

Các loại thực phẩm đã được chế biến sẵn, và những thực phẩm đóng hộp bán sẵn có trong các siêu thị và cửa hàng tạp hóa. Những loại thực phẩm này hoàn toàn không tốt và không nên được sử dụng với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Tất cả các loại đồ ngọt hoặc chứa quá nhiều đường thì người mắc bệnh tiểu đường cũng không nên ăn như: Đường, tất cả các loại nước ép trái cây và những loại mứt tết…

Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường không nên ăn mặn, bởi những thực phẩm được chế biến có chứa nhiều gia vị, sẽ không tốt cho lượng đường huyết và cho cơ thể bạn nữa.

Bệnh nhân tiểu đường không nên ăn những thực phẩm có quá nhiều đồ ngọt là chắc chắn, tuy nhiên, sữa tươi nguyên chất thì lại là 1 thực phẩm quá bổ dưỡng và có chứa nhiều dưỡng chất cho cơ thể của bạn, giúp bạn có được 1 sức khỏe tốt nhất và an toàn nhất với những biến chứng có thể gây nên từ bệnh tiểu đường.

Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn cơm, những loại bánh mỳ, bánh quy, vì những thực phẩm này chứa nhiều tinh bột, và không tốt cho những biểu hiện và tình trạng sức khỏe của mình.

Hạn chế những chất, những thực phẩm có chất kích thích như uống rượu, hút thuốc vì chúng có thể làm hạ đường huyết trong cơ thể của bạn.

Người bệnh tiểu đường không nên ăn những thực phẩm trên đây. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân cũng như những vấn đề khác, mà người bệnh không nên quá kiêng quá, vì như vậy sẽ không đủ dưỡng chất cho cơ thể.

=> Tai biến mạch máu não nguy hiểm như nào bạn biết chưa?

Các Lưu Ý Dùng Thuốc Khi Con Hay Ốm Sốt

Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh khiến trẻ hay ốm. Trẻ bị sốt là khi nhiệt độ cơ thể trẻ tăng lên. Virut hoặc vi khuẩn là các tác nhân gây bệnh khiến trẻ sốt cao. Các nguyên nhân gây bệnh này đôi khi rất khó có thể thể phân biệt được. Bố mẹ nên làm theo chỉ dẫn quan trọng dưới đây nếu như con của bạn bị sốt.

Cho trẻ nghỉ ngơi và giữ cho trẻ thoải mái.

Cất gọn chăn màn và các quần áo thừa thãi xung quanh trẻ, cho trẻ mặc thông thoáng, rộng rãi.

Đừng để trẻ bị rùng mình vì điều này sẽ làm cho nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng lên. Nếu trẻ bị rùng mình, quấn trẻ vào trong một tấm khăn nhẹ cho đến khi cơn rùng mình dừng lại và giảm sốt cho trẻ với thuốc hạ sốt có chứa hoạt chất Paracetamol hoặc ibuprofen.

Thường xuyên cho trẻ uống nước (bao gồm nước lọc hoặc nước ép trái cây pha loãng- với tỉ lệ 1 phần nước trái cây 4 phần nước)

Trẻ bị sốt sẽ cảm thấy khát, nếu trẻ không bị nôn, có thể cho trẻ uống nhiều nước khi trẻ muốn. Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi, cho trẻ uống thêm nước đun sôi để nguội, sữa mẹ hoặc sữa bình.

Sử dụng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ của trẻ thường xuyên, tốt nhất nên sử dụng các loại nhiệt kế thủy ngân hoặc kỹ thuật số. Loại nhiệt kế băng dán trán là không đáng tin cậy.

=> Ốm sốt có thể khiến bé biếng ăn mẹ cần lưu ý bổ sung dưỡng chất cho con.

Những lưu ý khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt.

Nếu con của bạn trông có vẻ khá ổn và vui vẻ thì không cần phải cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, cần sử dụng liều lượng chính xác các thuốc pracetamol hoặc ibuprofen để điều trị sốt trên 38,5 độ C.

Trước khi cho trẻ uống thuốc cha mẹ hãy đọc kỹ hưỡng dẫn, và trước bất kỳ mối lo ngại nào cần phải hỏi ý kiến bác sĩ. Nếu có 2 hoặc nhiều người chăm sóc cho trẻ thì phải đảm bảo rằng không có sự nhầm lẫn, để trẻ phải uống cả 2 liều thuốc giống nhau. Không được sử dụng Paracetamol hoặc Ibuprofen trong vòng hơn 48 tiếng đồng hồ mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Không cho trẻ sử dụng Aspirin mà không hỏi tư vấn của nhân viên y tế.

- Paracetamol: Liều lượng chính xác của Paracetamol là 15mg trên 1 kg cân nặng cơ thể của trẻ mối 4 tiếng, nhưng không được vượt quá 60mg/kg một ngày hoặc hơn 4 liều một ngày. Những loại paracetamol khác nhau sẽ có những tác dụng khác nhau.

Ibuprofen: với những trẻ nhỏ từ 3 tháng tuổi bị sốt chúng ta sử dụng thuốc thay thế ibuprofen để điều trị đau hoặc sốt. Liều dùng khuyến cáo nên sử dụng là 5-10mg/kg cân nặng của trẻ mỗi 4-6 tiếng. Cho trẻ ăn thêm thực phẩm để làm giảm nguy cơ bị rối loạn dạ dày.

=> Khi bé mọc răng cũng có thể bị sốt cha mẹ cần lưu ý phân biệt với sốt bệnh.

Khi nào thì cần đưa trẻ đi khám bác sĩ

Tìm đến sự chăm sóc y tế như bệnh viện địa phương nơi bạn sinh sống hoặc trung tâm y tế càng sớm càng tốt nếu như: cha mẹ nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào ốm đã được đề cập, đặc biệt nếu các dấu hiệu diễn ra đồng thời thì con của bạn có khả năng cao là đang không khỏe, bạn cần quan tâm đến con của mình. Bạn cần tìm đến sự giúp đỡ nếu như con bạn:

- Bị sốt phát ban

- Bị co giật hoặc bị ngất

- Sốt cao từ 39 độ C

- Nôn mửa liên tục trong nhiều giờ hoặc nôn ra chất lỏng màu xanh hoặc là máu

- Dùng paracetamol hoặc ibuprofen nhưng vẫn không giảm đau

- Phát triển một khối u hoặc bị sưng- đặc biệt là ở vùng bẹn

- Ngưng thở hơn 15 giây

- Đau đầu dữ dội, cứng cổ hoặc ánh sáng làm tổn thương mắt của trẻ

Lưu Ý.

Trẻ cần sự chăm sóc và quan tâm nhiều hơn khi trẻ bị ốm. Hãy để trẻ nghỉ ngơi và ở nhà để phục hồi sức khỏe và giảm thiểu nguy cơ truyền nhiễm cho trẻ khác. Trẻ không biết tại sao mình lại cảm thấy dễ cáu kỉnh và buồn bã khi trẻ ốm. Sự hiện diện và chăm sóc của bạn rất quan trọng để giúp trẻ hồi phục.

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

Lập Kế Hoạch Chế Độ Ăn Uống Cho Người Tai Biến

Một chế độ ăn uống hợp lý, sẽ giúp người bệnh tai biến mạch máu não nhanh chóng hồi phục và giảm thiểu sự tiến triển của bệnh. Chuối chứa nhiều kali nên thường xuyên ăn có thể giúp hạn chế nguy cơ tai biến mạch máu não xảy ra. Ngoài ra, các loại vitamin C cũng giúp cải thiện tốt chức năng của nội mô, giúp ngăn chặn sự hình thành các huyết khối trong động mạch.

Ngăn ngừa tai biến qua chế độ ăn uống mỗi ngày (minh họa).

Các nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của bệnh nhân đột quỵ:

Lượng đạm cần giữ ở mức 0,8g trên kg cân nặng trên ngày. Nên chọn thực phẩm ít cholesterol. Chọn thực phẩm nhiều đạm từ thực vật như đậu đỗ, đậu tương, đậu phụ và đạm từ động vật như cá biển, cá đồng, sữa, thịt nạc... Nếu bệnh nhân có kèm theo suy thận, cần giảm lượng đạm từ 0,4 đến 0,6g trên kg cân nặng trên ngày.

Chất béo nên giữ ở mức 25-30g chất béo trên ngày, trong đó 1/3 là chất béo từ động vật và 2/3 là chất béo thực vật như vừng, lạc. Ngoài ra, các loại axit béo trong dầu thực vật có khả năng làm giảm nguy cơ đột quỵ, đặc biệt là do cục máu đông trong lòng mạch máu não.

Vitamin và chất khoáng: có trong các loại hoa quả chín, rau củ, sữa. Chúng chứa nhiều kali, có tác dụng lợi tiểu, giảm huyết áp ở người bệnh và chống lại tình trạng toan của cơ thể. Trung bình một quả chuối có 400 mg kali, tương đương với 1 ly nước cam hay một củ khoai tây nướng. Người tiêu thụ dưới 1.500 mg kali/ngày sẽ có nguy cơ đột quỵ cao hơn 28% so với người tiêu thụ 2.300 mg kali mỗi ngày.

Dùng axit folic ít nhất 300 mcg mỗi ngày sẽ làm giảm 20% nguy cơ đột quỵ và 13% nguy cơ bệnh tim, so với người dùng dưới 136 mcg/ngày. Axit folic có tác dụng chống xơ vữa động mạch, giảm huyết áp và hàm lượng cholesterol trong máu. Nó có trong các loại quả có vị chua, rau lá xanh, các loại đậu, gạo, mỳ và các sản phẩm từ ngũ cốc. Gan cũng chứa nhiều axit này.

=> Biến chứng bệnh tiểu đường nguy hiểm như nào bạn biết chưa?

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho người bị đột quỵ

Thức ăn phải dễ tiêu hóa, dễ hấp thu và ở dạng mềm, lỏng như súp, cháo, sữa. Cần phân bố đều 3-4 bữa trên ngày, không nên ăn quá no. Tránh dùng thức ăn lên men, gây kích thích như gia vị cay, nóng, rượu, chè, cà phê…

Khẩu phần ăn cần giảm muối và nước, do bệnh nhân không bài tiết được nhiều muối và nước vì bị tụ máu ở tĩnh mạch gây phù, chức năng thận kém. Nếu bệnh nhân suy tim thì lượng nước đưa vào cơ thể phải phụ thuộc vào lượng nước tiểu bài tiết trong 24h. Hạn chế muối ở mức 4-5g/ngày để giảm phù, giúp thận bài tiết các chất đào thải của chuyển hóa đạm, chất béo, tinh bột, đường. Tránh các loại thức ăn chế biến sẵn nhiều muối như dưa, cà, hành muối, bánh mỳ, thịt hun khói, batê, xúc xích…

Năng lượng trong khẩu phần nên giảm bớt để tránh tăng cân, giảm nhẹ hoạt động cho bộ máy tiêu hóa và tuần hoàn. Mức năng lượng đưa vào cơ thể nên dừng ở 30-35 Kcalo trên kg cân nặng trên ngày. Nguồn năng lượng nên lấy từ rau củ, khoai, đậu đỗ, cơm, mỳ, bún, miến.

=> Thiểu năng tuần hoàn não nguy hiểm ra sao bạn đã biết.