Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

Phòng Ngừa Và Chữa Trị Bệnh Thiểu Năng Tuần Hoàn Não

Bệnh thiểu năng tuần hoàn não (hay rối loạn tuần hoàn não hoặc thiếu máu não) là trạng thái xảy ra nhất thời, đột ngột. Bệnh do các thiếu sót về chức năng thần kinh, thường hồi phục hoàn toàn sau 24 giờ và có xu hướng xảy ra nhiều lần. Thiểu năng tuần hoàn não thường thấy ở người cao tuổi, đặc biệt ở những người lao động trí óc. Bệnh thiểu năng tuần hoàn não có thể diễn tiến lâu ngày, bệnh gây những biến chứng nặng nề khiến người bệnh đột quỵ, nhồi máu não, điều này rất nguy hiểm đến tính mạng.

Hoa mắt chóng mặt dấu hiệu bệnh thiểu năng tuần hoàn não
Hoa mắt chóng mặt dấu hiệu bệnh thiểu năng tuần hoàn não (minh họa)

Vì sao bị thiểu năng tuần hoàn não?

Hệ động mạch cung cấp máu lên não bao gồm: động mạch cảnh phía trước và động mạch đốt sóng thân nền phía sau, khi một trong 2 hệ động mạch này bị tắc hoặc đột ngột có vấn đề, sẽ không cung cấp đủ máu lên nuôi não.

Rối loạn tuần hoàn não có nhiều nguyên nhân gây nên: Nguyên nhân chính chiếm tới 80% là do xơ mỡ động mạch làm lòng mạch hẹp. Triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não có sự kết hợ các yếu tố khác như huyết áp động mạch thấp. Một nguyên nhân khác là tình trạng thoái hóa đốt sống cổ, gây chèn ép động mạch đốt sống cũng gây tình trạng rối loạn tuần hoàn não.

Ngoài ra các dị dạng bẩm sinh hay u, sùi, hẹp lòng mạch do bóc tách thành mạch; hình thành các cục máu đông gây cản trở lưu lượng máu… cũng có thể gây thiếu máu não.

Các biểu hiện thường thấy

Các biểu hiện thường xuất hiện thoáng qua, sau tiến triển hay tái phat. Tổn thương có thể lan tỏa rải rác hoặc khu trú. Biểu hiện bẹnh như: đau nhức làn tỏa khắp đầu, đầu căng nặng mỗi khi phải suy nghĩ căng thẳng, đây là những biểu hiện thường gặp; đau gáy, chẩm, đau âm ỉ hoặc đâu từng cơn lan tỏa lên đầu; rối loạn thăng bằng và chóng mặt, cảm giác xoay tròn hoặc lảo đảo. Các cảm giác này có thể thoáng qua hoặc tăng lên khi thay đổi tư thế, dáu hiệu có thể kéo dài vài giờ đến vài ngày rồi tự hết hoặc phải dùng thuốc hỗ trợ; rối loạn vận nhãn, nhìn đôi, nhìn sang hai bên mờ hoặc có ám điểm kéo dài trong vài giây, vài phút. Có thể gặp ảo giác; rối loạn vận động, cảm giác chân bị hẫng như mất đi một bên; Trong người luôn cảm thấy bồn chồn, không hoàn toàn làm chủ được mình, dần dần trở thành người trái tính, trái nết. Ngoài ra, còn hay mủi lòng, dễ tủi thân và đặc biệt là rất đãng trí.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng khác như tai ù, giảm thính lực một hoặc cả hai bên thoáng qua. Rung giật nhãn cầu, hội chứng tiền đình, chóng mặt buồn nôn và nôn...

Khi có các triệu chứng trên, người bệnh nên đến bệnh viện khám sớm để được làm các xét nghiệm cần thiết giúp chẩn đoán căn nguyên để điều trị có hiệu quả, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm như nhũn não, đột quỵ...

Phòng và chữa bệnh thế nào?

Các tổn thương não ở người bệnh thiếu máu não là do não thiếu oxy và chất dinh đường. Điều trị bệnh chủ yếu làm sao cho máu lưu thuông lên não được ổn định, lòng mạch thông thoáng không xuất hiện các cục máu đông vón…

Để điều trị thiểu năng tuần hoàn não tận gốc, quan trọng là tìm được các nguyên nhân. Trường hợp phát hiện các dị dạng mạch máu não, cần được phẫu thuật hoặc tìm cách giải quyết triệt để nhằm tránh xảy ra tai biến. Nếu huyết áp thường xuyên thấp, nên dùng các thuốc nâng huyết áp hoặc uống trà gừng, trà sâm hằng ngày vào buổi sáng.

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc chữa triệu chứng chóng mặt, tùy cơ chế bệnh sinh, có thể với bệnh nhân này hiệu quả với thuốc này nhưng lại ít hiệu quả với bệnh nhân khác. Một số thuốc nguồn gốc Đông y cũng được sử dụng có hiệu quả. Tuy nhiên, để điều trị bệnh an toàn, bệnh nhân cần phải được khám bệnh kê đơn tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

Ngoài ra, tập luyện thể lực thường xuyên, yoga, dưỡng sinh cũng giúp tăng cường khả năng điều hòa và góp phần giảm bớt sự hẹp lòng mạch và vì thế giảm được nguy cơ của chứng thiểu năng tuần hoàn não.

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2016

Tai Biến Mạch Máu Nao - Đột Quỵ Bệnh Lý Mạch Máu Não Nguy Hiểm

Đột quỵ do tai biến mạch máu não được coi là bệnh lý mạch máu não phổ biến và nguy hiểm nhất hiện nay, đặc trưng bởi hiện tượng gián đoạn đột ngột máu lên não, với hai dạng chính là nhồi máu não (tắc mạch) và xuất huyết não (vỡ mạch). Tùy mức độ của người bệnh gặp phải mà can thiệp bằng thuốc điều trị tai biến mạch máu não hay các biện pháp phẫu thuật.

Dấu hiệu bệnh lý đột quỵ trong tai biến mạch máu não
Dấu hiệu nhận biết đột quỵ ở người bệnh tai biến mạch máu não (minh họa)

-Nhồi máu não (chiếm 85%): xảy ra khi một vùng não không được cấp máu, thường là do một động mạch não bị hẹp hoặc tắc. Tình trạng bít tắc gây cản trở lưu thông máu lên não, khiến các tế bào não thiếu hụt oxy quá mức và chết đi, ảnh hưởng đến các chức năng cơ thể mà vùng não bị chết chi phối.

-Xuất huyết não (chiếm 15%): xảy ra do một mạch máu não bị vỡ, làm máu thấm vào mô não, tế bào não bị tổn thương, dạng này phổ biến có kết hợp giữa cao huyết áp với chứng phình động mạch não hay dị dạng mạch máu não bẩm sinh…

Ngày nay tai biến mạch máu não không chỉ xảy ra ở người cao tuổi, mà đang có xu hướng trẻ hóa. Theo thống kê, tỉ lệ đột quỵ do tai biến mạch máu não xảy ra ở người trẻ đang có xu hướng tăng, trung bình khoảng 2% mỗi năm.

Yếu tố nguy cơ cao của đột quỵ

Tuổi: khả năng bị đột quỵ tăng theo tuổi tác, đặc biệt ở người trên 60 tuổi, nam giới thường bị đột quỵ cao hơn nữ giới.

Bệnh mãn tính: như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, tim mạch…

Lối sống không lành mạnh: hút thuốc lá, lười vận động, béo phì, lạm dụng rượu bia, stress, mất ngủ…

Gốc tự do: "thủ phạm" thầm lặng gây đột quỵ

Những căng thẳng áp lực trong cuộc sống hiện đại, mất ngủ, lạm dụng bia rượu, thuốc lá, thức ăn nhanh… và quá trình chuyển hóa trong cơ thể sản sinh rất nhiều độc chất gốc tự do.

Dấu hiệu nhận biết đột quỵ - tai biến mạch máu não

Các dấu hiệu của tai biến mạch máu não như: khuôn mặt, tay, lời nói, thời gian là những yếu tố giúp người thân nhận biết dấu hiệu ở người bị đột quỵ.

Khuôn mặt: dấu hiệu dễ nhận biết là khuôn mặt  bị méo, có cảm giác tê, cứng nửa bên mặt hoặc 1/4 mặt dưới. Hãy yêu câu bệnh nhân cười vì méo có thể rõ hơn nếu nghi ngờ.

Tay: chân tay tê mỏi, thao tác vụng về, dễ bị vấp té, bước đi khó khăn…

Lời nói: một số người đột quỵ nói khó, lưỡi bị cứng, tê... Nói chuyện với bệnh nhân, để nhận biết bệnh nhân có nói rõ và mạch lạc không.

Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể cảnh báo đột quỵ như nhức đầu nhiều, mất thăng bằng đột ngột, ù tai, điếc đột ngột, khó nuốt, mắt mờ hay chậm hiểu bất thường.

Thời gian: khi có dấu hiệu đột quỵ trên cần nhanh chóng đưa bệnh nhân vào bệnh viện để kịp thời điều trị.

Phương pháp dự phòng ngăn đột quỵ - tai biến mạch máu não

Do những tổn thương thần kinh diễn ra nhanh nên việc điều trị vô cùng khó khăn, chi phí điều trị tốn kém. Ngoài ra, bệnh nhân còn phải gánh chịu nhiều di chứng nặng nề sau đột quỵ và có nguy cơ tái phát. Do đó, cần chú trọng phòng ngừa đột quỵ từ sớm, đây chính là cách hữu hiệu để bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của bệnh.

Kiểm soát các yếu tố nguy cơ: Mỗi người cần kiểm tra sức khỏe định kỳ và điều trị các yếu tố nguy cơ như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, thừa cân, béo phì…

Chủ động thay đổi lối sống: Xây dựng kế hoạch làm việc khoa học, tránh mất ngủ, căng thẳng, stress; Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý (hạn chế chất béo, ngọt, đường, bột, thức ăn nhiều mắm muối; ăn nhiều rau, củ, trái cây), vận động thường xuyên (đi bộ, chạy bộ, đạp xe… 30 - 60 phút mỗi ngày, 4 - 5 lần/tuần); hạn chế bia rượu, không hút thuốc lá…

Chống gốc tự do, bảo vệ mạch máu: Hiện nay, việc chống gốc tự do, bảo vệ thành mạch không hình thành xơ vữa mạch máu được xem là giải pháp bền vững dự phòng đột quỵ. Các nhà khoa học Mỹ mới đây đã tìm ra hoạt chất sinh học thiên nhiên Anthocyanin và Pterostilbene (xuất xứ Bắc Mỹ) có khả năng vượt qua hàng rào máu não, trung hòa các gốc tự do làm giảm hiện tượng xơ vữa và ngăn ngừa huyết khối hiệu quả, giúp phòng ngừa hữu hiệu cơn đột quỵ não.

Lợi Ích Của Nước Đối Với Người Bệnh Tiểu Đường

Suy nghĩ và lý giải nhầm ở một số người bệnh tiểu đường cho rằng, uống nhiều, đái nhiều là triệu chứng hay gặp của bệnh tiểu đường, tiểu nhiều là do uống nước nhiều. Tuy nhiên lại có người bệnh tiểu đường lo lắng rằng, đi tiểu nhiều sẽ làm lượng lớn đường trong cơ thể thoát ra ngoài, hoặc lo lắng uống nhiều nước sẽ làm gánh nặng cho thận nên không dám uống nước. Sự thật cho thấy, những suy nghĩ này của người bệnh tiểu đường đều không đúng, ngược lại chỉ đem đến hậu quả có hại mà không có lợi. Thực tế người bệnh tiểu đường càng cần phải uống nhiều nước.

Lợi ích của nước đối với người bệnh tiểu đường
Uống nhiều nước có lợi cho người bệnh tiểu đường (minh họa)

Lí do khát nước nhiều ở người bệnh tiểu đường

Đi tiểu nhiều ở người bệnh đái tháo đường là do đường huyết tăng cao chứ không phải do uống nhiều nước. Đường huyết tăng cao, cơ thể thông qua đào thải nước tiểu để bài tiết đường ra ngoài cơ thể, do đi tiểu nhiều nên lượng nước trong cơ thế mất cân đối, ảnh hưởng tới trung khu thần kinh gây ra khát nước, kéo theo người bệnh đái tháo đường muốn uống nước nhiều. Cũng có khả năng cho rằng, uống nhiều nước với người có đường huyết tăng cao, là do cơ chế tự bảo vệ của cơ thể.

Lượng đường bài tiết nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ bệnh tiểu đường chứ khoong phải do việc uống nước nhiều và lượng nước tiểu nhiều. Uống nhiều nước thì lượng nước tiểu tăng lên và nồng độ đường giảm xuống, chứ không phải tổng lượng đường mất đi theo nước tiểu tăng lên.

Ngoài ra, dù thận bình thường hay bị tổn thương thì vẫn phải có chức năng bài tiết nước. Vì vậy uống nhiều nước không làm tăng gánh nặng cho thận, kể cả bệnh lý thận do đái tháo đường hoặc ở người thận có tác dụng kém thì cũng không làm tăng gánh nặng chức năng thận. Tuy nhiên đối với những trường hợp thận suy cấp tính, kèm theo phù thũng thì phải xem xét và suy nghĩ lại.

Người mắc bệnh tiểu đường, nếu như uống nước không đủ thì dẫn đến tình trạng máu cô đặc, làm cho lượng đường thừa và các các chất cặn bã khác khó được đào thải ra bên ngoài dẫn đến áp lực thẩm thấu huyết tương tăng cao, Vì vậy bệnh nhân đái đường thường có triệu chứng khát nước.

Lợi ích của việc uống nhiều nước đối với người mắc bệnh tiểu đường

1.Làm tăng lưu lượng máu, cải thiện tuần hoàn ngoại vi, tăng độ nhớt của máu, giảm phát sinh và phát triển các biến chứng bệnh lý do đái tháo đường gây ra.

2.Uống nước giúp cải thiện việc thải trừ các chất độc trong cơ thể ra bên ngoài, có khả năng phòng ngừa được nhiễm trùng tiết niệu, làm tăng hiệu quả điều trị của thuốc chống khuẩn.

3.Làm giảm tăng áp lực thẩm thấu huyết tương, đề phòng đái đường dẫn đến hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu và tiểu đường dẫn đến nhiễm toan ceton.

Thông thường chúng ta không biết được tầm quan trọng của nước, nhiều người nghĩ rằng uống nước hay không cũng được. Sự thực, thì nước cũng như chất đạm, vitamin rất cần thiết cho cơ thể con người đề duy trì hoạt động căn bản của sự sống, là một yếu tố dưỡng chất cơ bản. Nước là dung môi của nhiều chất dinh dưỡng, nước tham gia làm nên tế bào, là môi trường giúp tế bào tiếp thu các chất dinh dương.

Người khoẻ mạnh mỗi ngày cần bổ sung một lượng nước từ bên ngoài đưa vào khoảng 1500 – 2500ml, trung bình là 2000ml. Đối với bệnh nhân tiểu đường thì lượng nước đưa vào càng cần nhiều hơn để đề phòng mất nước.Sau vận hành mạnh, hay thời tiết nắng nóng càng cần uống nhiều nước hơn bình thường.

Rất nhiều bệnh nhân chỉ đợi tới lúc khát mới uống nước.Trên thực tế khi cơ thể con người cảm thấy khát, thì môi trường nước trong cơ thể con người đã mất đi sự cân bằng, tế bào trong toàn thân đã ở trạng thái mất nước nhẹ. Vì thế, phải luôn luôn uống nước, uống ít một, uống làm nhiều lần, hoàn toàn cấm uống một lúc một lượng nước lớn để tránh phá vỡ sự cân bằng của nước và các chất điện giải trong cơ thể.

bệnh nhân đái đường uống các loại nước không có đường như: nước đun sôi để nguội, nước trà loãng, nước khoáng…tuỵêt đối không nên uống các đồ uống có đường như: CocaCola, Sprite, Seven up…Trước, trong và sau vận động đều cần uống nước, mỗi lần có thể uống khoảng 150ml là hợp lý.

Bé Biếng Ăn Và Các Bệnh Hay Gặp Trong Mùa Đông

Cha mẹ cần lưu ý đến các bệnh phát sinh trong mùa đông lạnh, tình trạng bé biếng ăn vào mùa đông dễ tạo nên những nguy cơ mắc bệnh tiểm ẩn. Cha mẹ cần lưu ý để sớm có cách phòng tránh và khắc phục cho trẻ.

bé biếng ăn dễ mắc bệnh trong mùa đông
Bé biếng ăn dễ mắc bệnh trong mùa đông (minh họa)

Bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông

Trong những ngày mùa đông, thời tiết lạnh khiến sức khỏe, sức đề kháng của trẻ giảm sút, các bệnh lây nhiễm nhất là bệnh về hô hấp và tiêu hõa trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm bệnh.

Các bệnh về hô hấp ở trẻ

Các bệnh lây nhiễm như: viêm họng, viêm phổi, viêm mũi, viêm amidan… là những bệnh hô hấp trẻ dễ mắc phải trong mìa lạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể của bé chưa thích ứng với  sự thay đổi của thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh. Bên cạnh đó, có thể do chế độ chăm sóc không hợp lý, vệ sinh kém… tạo điều kiện thuận lợi cho các virus và vi khuẩn tấn công trẻ. Đặc biệt các bệnh về đường hô hấp thường xảy ra ở trẻ có sức đề khánh kém.

Các bệnh về tiêu hóa

Trong mùa lạnh, bé cũng dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Như ta biết trẻ bị các bệnh về đường hô hấp, nên phải dùng nhiều thuốc dẫn đến ảnh hưởng tới đường tiêu hóa, nhất là khi trẻ phải dùng thuốc kháng sinh dễ gây tình trạng mất cân bằng hẹ vi khuẩn đường ruột; trên đây chỉ là một phần nguyên nhân. Ngoài ra, còn do virus, đặc biệt là virus rota gây bệnh tiêu chảy thường gặp ở trẻ nhỏ, chúng thường phát triển mạnh vào mùa đông và mùa xuân. Một nguyên nhân nữa gây nên các bệnh tiêu hóa ở trẻ, do cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hóa ở trẻ chưa hoàn thiện, chức năng nhiệm vụ của enzyme tiêu hóa cũng chưa hoàn thiện và còn yếu.

Bé biếng ăn dễ bị nhiễm bệnh trong mùa đông

Theo các nghiên cứu cho thấy: yếu tố quyết định sức khỏe của hệ miễn dịch ở trẻ là dinh dưỡng. Ở bé biếng ăn lâu ngày, hệ thần kinh và hệ miễn dịch đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng; là những nguyên nhân khiến bé hay ốm, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng. Thống kê chỉ ra rằng, khi sức đề kháng yếu, có đến hơn 45% trẻ biếng ăn mắc các bệnh về đường hô hấp và nhiều hơn 29% số ngày mắc bệnh so với trẻ bình thường.

Vì vậy, vào mùa lạnh, nguy cơ trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa ở trẻ biếng ăn cao hơn so với trẻ bình thường. Khi trẻ mắc bệnh, trẻ dễ rơi vào một vòng luẩn quẩn: sức khỏe suy giảm – biếng ăn – mệt mỏi kéo dài – sụt cân – sức đề kháng kém… Do đó để hạn chế tình trạng này, trẻ rất cần một chế độ chăm sóc và dinh dưỡng hợp lý, khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ.

Bệnh Thiểu Năng Tuần Hoàn Não Hiện Nay Đang Gia Tăng

Những năm trở lại đây, số lượng người bị thiểu năng tuần hoàn não (hay suy giảm tuần hoàn não, thiếu máu não) đang tăng cao. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là thiểu năng tuần hoàn não không chỉ sảy ra ở người cao tuổi mà đang có xu hướng dần trẻ hóa.

Thiểu năng tuần hoàn não ngày càng gia tăng
Thiểu năng tuần hoàn não do thoái hóa đốt sống cổ (minh họa)

Suy giảm tuần hoàn não là tình trạng thiếu máu cung cấp cho não, dẫn đến não bị thiếu oxy, trong khi tế bào não có nhu cầu sử dụng oxy cao nhất trong cơ thể. Tình trạng này xảy ra người bệnh dễ rơi vào trạng thái mất tỉnh táo, say xẩm mặt mày, rối loạn giấc ngủ, rối loạn ý thức và ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động và công việc hàng ngày. Bệnh thường xảy ra thường xuyên hoặc kéo dài 2-3 phút mỗi lần, nếu không được điều trị kịp thời có thể bị các biến chứng nghiêm trọng như tai biến mạch máu não, đột quỵ.

1. Ai cũng có thể mắc phải

Khác với suy nghĩ trước đây, phần đa thiểu năng tuần hoàn não xảy ra ở người cao tuổi, nhưng ngày nay ai cũng có thể bị bệnh thiểu năng tuần hoàn não. Nguy cơ nhiều đối tượng mắc phải, dù là nhân viên văn phòng, người lao động trí óc và người béo phì. Bởi họ thường xuyên phải làm việc căng thẳng, suy nghĩ nhiều lại ít vận động dẫn đến trí não suy giảm, dây thần kinh ở các đốt sống và các khớp bị mô mỡ dưới da chèn ép nhiều hơn, khiến lưu lượng máu lên não bị hạn chế hoạc bị tắc nghẽn.

2. Nguyên nhân và triệu chứng

Nguyên nhân khiến bệnh suy giảm tuần hoàn não ngày càng phổ biến là do: công việc căng thẳng, cuộc sống bận rộn, môi trường ô nhiễm và thực phẩm thiếu an toàn…. Bệnh có triệu chứng sớm và dễ gặp nhất là chóng mặt, nhức đầu chiếm đến hơn 80% các trường hợp. Khi tế bào não không được cung cấp máu đầy đủ, người bệnh hay gặp tình trạng say xẩm mặt mày, hoa mắt dẫn đến đi loạng choạng, không vững rất dễ xảy ra các sự cố khi lưu thông trên đường hoặc những chỗ gập ghềnh.

Nghiêm trọng hơn cả là hiện tượng chân tay tê mỏi, làm người bệnh rất khó chịu và mất ngủ về đêm. Tình trạng mất ngủ kéo dài, bệnh nhân sẽ có cảm giác toàn thân mệt mỏi, sa sút trí tuệ, chán làm việc và dễ bị kích động. Những điều này góp phần làm người bệnh suy giảm dần trí nhớ, dễ quên trước quên sau, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc.

3. Ngăn ngừa

Chủ động bảo vệ bản thân của mỗi người là yếu tố vô cùng quan trọng, để hạn chế chứng thiểu năng tuần hoàn não. Tăng cường luyện tập thể thao, sử dụng thực phẩm an toàn và chế biến lành mạnh, ít dầu mỡ sẽ góp phần giảm nguy cơ các mô và mạch máu bị chèn ép. Người làm việc văn phòng, lao động trí óc cần có chế độ nghỉ ngơi thư giãn định kỳ trong quá trình làm việc, cũng giúp não bộ thoát khỏi tình trạng căng thẳng và quá tải. Ngoài ra, khi có những dấu hiệu trên và được chẩn đoán mắc bệnh suy giảm tuần hoàn não, cần tìm hiểu và lựa chọn một loại sản phẩm giúp cải thiện tình trạng của bệnh để ngăn ngừa biến chứng về sau.

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại dược phẩm hỗ trợ điều trị thiểu năng tuần hoàn não, chúng đều được chế từ thành phần chính là cao bạch quả. Cao bạch quả có tác dụng cải thiện lưu lượng máu lên não, chống gốc tự do… Vì vậy, không chỉ có hiểu quả trong việc tăng tuần hoàn não mà còn làm giảm tổn thương của tế bào, giúp bảo vệ thần kinh, ngăn ngừa cục máu đông, giúp máu lưu thông dễ dàng.

Những triệu chứng của suy giảm tuần hoàn não đôi lúc khiến chúng ta nhầm lẫn với các bệnh thông thường của cuộc sống hiện nay nên thiếu sự quan tâm. Tuy nhiên, tình trạng bệnh kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của chính bạn để làm việc và chăm sóc gia đình được tốt nhất.

Thực Hiện Thay Đổi Lối Sống Ở Người Bệnh Tiểu Đường

Để thực hiện mục đích điều trị bệnh không dùng thuốc một cách hiệu quả là thay đổi lối sống, ở người bị bệnh tiểu đường được xem là một phương pháp điều trị 2 mục tiêu đó là: vừa ổn định lượng mỡ máu, vừa kiểm soát đường huyết. Người bị bệnh tiểu đường thực hiện thay đổi lối sống bao gồm: cai thuốc lá, hạn chế rượu bia, thay đổi thói quen ăn uống, tăng cường hoạt động thể lực.

Thay đổi thói quen ăn uống tốt cho người bệnh tiểu đường
Người bệnh tiểu đường cần thực hiện thay đổi thói quen ăn uống (minh họa)

Rối loạn mỡ máu hay rối loạn lipid máu và đái tháo đường dù là hai thể bệnh lý riêng biệt, nhưng tác hại cuối cùng của chúng là làm xơ vữa và tổn thương mạch máu. Người bị cả 2 thể bệnh này đồng thời, sẽ làm biến chứng của đái tháo đường xảy ra nhanh hơn và nghiêm trọng hơn.

Những kiểu sống bất lợi

Các nguyên nhân dẫn đến rối loạn mỡ máu và bệnh tiểu đường tuýp 2, là do lối sống bất lợi cho sức khỏe như ít vận động, ăn nhiều chất béo và chất ngọt, béo phì, hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều, ít ăn rau và trái cây… Vì vậy thực hiện thay đổi lối sống, đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 và rối loạn mỡ máu.

Những đặc trưng thường gặp của rối loạn mỡ máu ở người bệnh đái tháo đường: tăng triglyceride, LDL-cholesterol, HDL – cholesterol và tăng mỡ máu sau ăn. Nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 là do đề kháng insulin…

Cơ chế gây xơ vữa động mạch ở người đái tháo đường

Rối loạn mỡ máu và đường huyết tăng đều dẫn đến xơ vữa động mạch và tắc mạch. Tổn thương mạch máu dẫn đến tổn thương các cơ quan.

Người bệnh tiểu đường bị xơ vữa động mạch do: đường huyết tăng cao dẫn đến viêm mạch máu, tăng đường huyết nếu không được kiểm soát tốt sẽ làm tổn thương và viêm thành mạch, tạo điều kiện hình thành mảng xơ vữa và xơ cứng thành mạch.

Rối loạn mỡ máu tạo điều kiện cho sự lắng đọng mỡ vào thành mạch, nội mạc mạch máu tổn thương, lâu dài dẫn đến hình thành mảng xơ vữa khiến mạch máu xơ cứng và lòng mạch hẹp dần lại. Máu lưu thông bị cản trở khi qua đoạn bị hẹp, trường hợp mảng xơ vữa lớn có thể gây tắc nghẽn lòng mạch. Nếu động mạch cung cấp máu cho tim bị nghẽn xuất hiện đâu ngực, nhồi máu cơ tim, hay đột tử; nếu nghẽn động mạch cũng cấp máu cho não có thể bị đột quỵ, liệt nửa người, hôn mê; nghẽn động mạch máu chi gây viêm tắc động mạch chi, có thể gây hoại tử chi…

Kiểm soát rối loạn mỡ máu ở người bệnh tiểu đường tuýp 2

Theo các kết quả nghiên cứu ở người tiểu đường tuýp 2 cho thấy, tỉ lệ người bệnh không đạt được mục tiêu kiểm soát đường huyết có đến 40% và tỉ lệ bệnh nhân không đạt mục tiêu kiểm soát lượng mỡ máu  hơn 70%.

Trường hợp người bệnh bị rối loạn mỡ máu nhẹ, có thể ổn định được bằng cách thay đổi lối sống hàng ngày, nếu sau 3 tháng vẫn chưa đạt mục tiêu có thể kết hợp dùng thuốc hạ mỡ máu. Tuy nghiên, cần phải điều trị ngay bằng thuôc cùng kết hợp thay đổi lối sống ở người bệnh tiểu đường sau: có mắc bệnh tim mạch, không mắc bệnh tim mạch nhưng tuổi trên 40 và các yếu tố nguy cơ khác…

Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống là hoạt động thay đổi bao gồm việc: từ bỏ thuốc lá, hạn chế tối đa rượu bia, thay đổi thói quen ăn uống (ăn nhiều rau củ quả, ăn ít chất mỡ và chất ngọt), tăng cường tập luyện thể thao. Khi thực hiện tốt việc thay đổi này có thể giảm được 15 - 20% cholesterol toàn phần.

Thuốc lá là một yếu tố thúc đẩy quá trình xơ mỡ động mạch và làm tăng cholesterol gây hại, thuốc lá còn làm cho đường huyết tăng cao do đề kháng insulin. Uống rượu quá nhiều sẽ dễ bị tăng triglyceride hơn.

Thay đổi thói quen ăn uống cần tập trung vào giảm mỡ bão hòa, mỡ trans và tổng lượng mỡ ăn vào; tăng acid béo omega-3, chất xơ hòa tan và stanols/sterols thực vật.

Lợi ích của hoạt động thể lực ở người đái tháo đường tuýp 2 là rất nhiều: cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch như đường huyết, mỡ trong máu, huyết áp; giảm nguy cơ mắc bệnh tim và chết đột ngột; tăng nhạy cảm với insulin; kiểm soát cân nặng và giảm mô mỡ; giúp cho xương chắc khỏe, khớp linh hoạt, cơ dẻo dai, giảm nguy cơ té ngã; giúp người bệnh tự tin, giảm căng thẳng.

Nên tập tối thiểu là 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần, lưu ý kiểm tra đường huyết, huyết áp, tình trạng tim mạch trước tập. Các loại hình luyện tập đi bộ, bơi lội, cầu lông, leo cầu thang… đều được. Nhưng chọn loại nào phải phù hợp với tình hình sức khỏe, biến chứng và bệnh đi kèm của từng người bệnh.

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016

Bệnh Lý Tai Biến Mạch Máu Não Và Tác Động Của Nhịp Sinh Học

Những tác động của thiên nhiên, chuyển động của thời gian và chuyển mùa có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, trong đó có tai biến mạch máu não. Vì vậy để giảm thiểu những tác động xấu này, chúng ta cần phải nắm bắt và hiểu biết về những thay đổi này.

Bệnh lý tai biến mạch máu não và tác động nhịp sinh học
Tai biến mạch máu não bệnh lý nguy hiểm (minh họa)

Rối loạn tuần hoàn não gây tai biến mạch máu não

Nguy cơ bị tai biến mạch máu não cao khi tuần hoàn não bị rối loạn. Đây là tình trạng rối loạn tuần hoàn não cấp tính, với những cơn thiếu máu não thoáng qua, khi có những điều kiện thuận lợi như stress, cao huyết áp, áo lực tim tăng…những yếu tố này sẽ nhanh chóng thành tai biến mạch máu não. Tai biến mạch máu não thường hay gặp ở người từ trên 40 tuổi, bệnh có liên quan đến cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tỉ lệ nam mắc nhiều hơn nữ.

Bệnh này do các yếu tố quan trọng như tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp và những thói quen không tốt cho sức khỏe gây nên. Tuy nhiên, sự tiến triển của bệnh có sự chi phối của nhịp sinh học, đó là giờ, mùa, vùng và các yếu tố khác.

Mối liên hệ giữa nhịp sinh học và tai biến mạch máu não

Toàn bộ các cơ quan trong cơ thể con người phải hứng chịu và thích nghi tác động của tự nhiên, nó được gọi là nhịp sinh học của cơ thể. Nhiều nghiên cúa cho thấy, sự biến đổi huyết áp trong ngày đã tác động đến sự hình thành bệnh lý tai biến mạch máu não. Nghiên cứa cho thấy 3 giờ sáng là lúc huyết áp thấp nhất, nhịp tim và hô hấp cũng giảm. Thời điểm huyết áp tăng cao nhất trong ngày vào quãng thời gian 18-19 giờ. Vì vậy đây là những thời điểm rất nguy hiểm cho tai biến mạch máu não xuất huyết, cần được chú ý. Ta biết rằng tai biến mạch máu não là bệnh lý rất nguy hiểm, đe dọa tính mạng và làm tàn phế con người trầm trọng, nhất là những người có nguy cơ mắc bệnh cao: nhiều tuổi, béo phì, cao huyết áp, vữa xơ động mạch…

Rối loạn tuần hoàn não gây tai biến mạch máu não, không chỉ chịu tác động của thời gian trong ngày mà còn theo mùa. Mức độ tai biến mạch máu não ở Việt Nam có sự khác biệt theo vùng. Theo nghiên cứu tại Cà Mau bệnh lý tai biến mạch máu não thường xảy ra vào lúc sáng sớm và những tháng có mưa khoảng từ tháng 4 đến tháng 8. Tại Cần Thơ bệnh xuất hiện nhiều vào tháng 8, tháng 12 và tháng 1. Còn ở miền bắc bệnh thường xuất hiện vào khoảng 4-10 giờ trong ngày có gió mùa đông bắc, trời mưa phùn, lạnh, ẩm…

Hầu hết những bệnh nhân tai biến mạch máu não là người có tuổi, bản thân đã mang nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh, khi gặp điều kiện thuận lợi là khởi phát. Như lúc huyết áp tăng cao, gặp gió lạnh làm mạch máu co đột ngột dẫn đến tuần hoàn não ngưng đọt ngột, hay bị xơ vữa mạch máu mà uống nhiều rượu làm tăng áp lực động mạch gây phình vỡ động mạch não…

Nắm bắt nhịp sinh học để phòng bệnh

Hầu hết nhĩmg người bị tai biến mạch máu não thường chủ quan với thời tiết giờ giấc. Chính vì vậy lời khuyên. đối với những người có nguy cơ là cần mặc ấm khi trời lạnh, không tiếp xúc với thời tiết lạnh một cách đột ngột, không nên tắm ngay khi vừa ở ngoài trời nắng nóng về. Người cao tuổi không nên thức giấc ra khỏi giường ngay vào lúc sáng sớm, cần bình tĩnh và được sự trợ giúp nếu có dấu hiệu chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, tê bì các chi, nửa người vì đây là dấu hiệu đầu tiên của tai biến mạch máu não. Những người này cũng cần ngủ đủ 8 giờ/ngày, không nên thức quá khuya, không sử dụng các chất kích thích như rượn, bia, thuốc lá. Nên có chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, giàu chất xơ, ít muối và lipid ngay từ tuổi trẻ để tránh bị xơ vữa động mạch và tăng huyết áp.

Bên cạnh sự chi phối của môi trường tự nhiên thì môi trường xã hội cũng đang tạo áp lực mạnh mẽ đến căn bệnh này, đó là tình trạng stress tại cơ quan, gia đình. Thói quen ăn uống nhiều chất đạm, mỡ, ít tập luyện cũng làm bệnh sớm xuất hiện ở nhiều người trẻ tuổi. Tóm lại, đây là một bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng, do vậy nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường đã nêu trên cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đi cấp cứu tại các cơ sở y tế.