Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016

Bệnh Lý Tai Biến Mạch Máu Não Và Tác Động Của Nhịp Sinh Học

Những tác động của thiên nhiên, chuyển động của thời gian và chuyển mùa có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, trong đó có tai biến mạch máu não. Vì vậy để giảm thiểu những tác động xấu này, chúng ta cần phải nắm bắt và hiểu biết về những thay đổi này.

Bệnh lý tai biến mạch máu não và tác động nhịp sinh học
Tai biến mạch máu não bệnh lý nguy hiểm (minh họa)

Rối loạn tuần hoàn não gây tai biến mạch máu não

Nguy cơ bị tai biến mạch máu não cao khi tuần hoàn não bị rối loạn. Đây là tình trạng rối loạn tuần hoàn não cấp tính, với những cơn thiếu máu não thoáng qua, khi có những điều kiện thuận lợi như stress, cao huyết áp, áo lực tim tăng…những yếu tố này sẽ nhanh chóng thành tai biến mạch máu não. Tai biến mạch máu não thường hay gặp ở người từ trên 40 tuổi, bệnh có liên quan đến cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tỉ lệ nam mắc nhiều hơn nữ.

Bệnh này do các yếu tố quan trọng như tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp và những thói quen không tốt cho sức khỏe gây nên. Tuy nhiên, sự tiến triển của bệnh có sự chi phối của nhịp sinh học, đó là giờ, mùa, vùng và các yếu tố khác.

Mối liên hệ giữa nhịp sinh học và tai biến mạch máu não

Toàn bộ các cơ quan trong cơ thể con người phải hứng chịu và thích nghi tác động của tự nhiên, nó được gọi là nhịp sinh học của cơ thể. Nhiều nghiên cúa cho thấy, sự biến đổi huyết áp trong ngày đã tác động đến sự hình thành bệnh lý tai biến mạch máu não. Nghiên cứa cho thấy 3 giờ sáng là lúc huyết áp thấp nhất, nhịp tim và hô hấp cũng giảm. Thời điểm huyết áp tăng cao nhất trong ngày vào quãng thời gian 18-19 giờ. Vì vậy đây là những thời điểm rất nguy hiểm cho tai biến mạch máu não xuất huyết, cần được chú ý. Ta biết rằng tai biến mạch máu não là bệnh lý rất nguy hiểm, đe dọa tính mạng và làm tàn phế con người trầm trọng, nhất là những người có nguy cơ mắc bệnh cao: nhiều tuổi, béo phì, cao huyết áp, vữa xơ động mạch…

Rối loạn tuần hoàn não gây tai biến mạch máu não, không chỉ chịu tác động của thời gian trong ngày mà còn theo mùa. Mức độ tai biến mạch máu não ở Việt Nam có sự khác biệt theo vùng. Theo nghiên cứu tại Cà Mau bệnh lý tai biến mạch máu não thường xảy ra vào lúc sáng sớm và những tháng có mưa khoảng từ tháng 4 đến tháng 8. Tại Cần Thơ bệnh xuất hiện nhiều vào tháng 8, tháng 12 và tháng 1. Còn ở miền bắc bệnh thường xuất hiện vào khoảng 4-10 giờ trong ngày có gió mùa đông bắc, trời mưa phùn, lạnh, ẩm…

Hầu hết những bệnh nhân tai biến mạch máu não là người có tuổi, bản thân đã mang nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh, khi gặp điều kiện thuận lợi là khởi phát. Như lúc huyết áp tăng cao, gặp gió lạnh làm mạch máu co đột ngột dẫn đến tuần hoàn não ngưng đọt ngột, hay bị xơ vữa mạch máu mà uống nhiều rượu làm tăng áp lực động mạch gây phình vỡ động mạch não…

Nắm bắt nhịp sinh học để phòng bệnh

Hầu hết nhĩmg người bị tai biến mạch máu não thường chủ quan với thời tiết giờ giấc. Chính vì vậy lời khuyên. đối với những người có nguy cơ là cần mặc ấm khi trời lạnh, không tiếp xúc với thời tiết lạnh một cách đột ngột, không nên tắm ngay khi vừa ở ngoài trời nắng nóng về. Người cao tuổi không nên thức giấc ra khỏi giường ngay vào lúc sáng sớm, cần bình tĩnh và được sự trợ giúp nếu có dấu hiệu chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, tê bì các chi, nửa người vì đây là dấu hiệu đầu tiên của tai biến mạch máu não. Những người này cũng cần ngủ đủ 8 giờ/ngày, không nên thức quá khuya, không sử dụng các chất kích thích như rượn, bia, thuốc lá. Nên có chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, giàu chất xơ, ít muối và lipid ngay từ tuổi trẻ để tránh bị xơ vữa động mạch và tăng huyết áp.

Bên cạnh sự chi phối của môi trường tự nhiên thì môi trường xã hội cũng đang tạo áp lực mạnh mẽ đến căn bệnh này, đó là tình trạng stress tại cơ quan, gia đình. Thói quen ăn uống nhiều chất đạm, mỡ, ít tập luyện cũng làm bệnh sớm xuất hiện ở nhiều người trẻ tuổi. Tóm lại, đây là một bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng, do vậy nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường đã nêu trên cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đi cấp cứu tại các cơ sở y tế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét