Thứ Năm, 2 tháng 6, 2016

Món Ăn Bài Thuốc Cho Người Mắc Tai Biến Mạch Máu Não

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tai biến mạch máu não. Tai biến mạch máu não là bệnh trạng thường gặp ở người cao tuổi… bệnh thường khởi phát đột ngột, đa phần gây tử vong nhanh chóng cho bệnh nhân hoặc để lại nhiều di chứng tàn phế nghiêm trọng.

tai biến mạch máu não do tắc nghẽn mạch máu
Tắc nghẽn động mạch máu não gây tai biến mạch mạch máu não (minh họa)

Các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não chủ yếu do: cao huyết áp và xơ vữa động mạch hoặc có sự kết hợp của cả hai, tai biến còn có thể gặp ở người mắc bệnh tim mạch, bệnh nhân bệnh tiểu đường, thiểu năng tuần hoàn não…

Theo y học cổ truyền thì tai biến mạch máu não theo thuộc phạm trù trúng phong. Phong có nội phong và ngoại phong. Tai biến mạch máu não thuộc về nội phong; Trúng phong là bệnh cấp tính, diễn biến nhanh và nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người bệnh vì vậy cần cấp cứu kịp thời ngay. Căn cứ vào triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh để xử lý đúng, thích hợp và điều trị có hiệu quả. Ngoài việc điều trị băng y học hiện đại kết hợp với y học cổ truyền, thì các món ăn, bài thuốc cũng có tác dụng hỗ trợ đắc lực giúp người bệnh máu chóng phục hồi, qua cơn nguy hiểm và giảm bớt các biến chứng và di chứng.

Bài 1: 12g nhân quả đào, 12g thảo quyết minh, sắc kỹ tất cả và cho vào ít mật ong quấy đều. Tác dụng chữa tăng huyết áp tắc mạch máu não. Người bị xuất huyết não không được dùng bài thuốc này.

Bài 2: Cháo trai, sò: Thịt trai 50g, thịt sò (hàu) 50g, cho 100g gạo tẻ vào nước trai, sò nấu thành cháo dùng ăn mỗi ngày 2 lần. Tác dụng hiệu quả chứng cao huyết áp tai biến mạch máu não, chóng mặt, nhức đầu, gan dương thịch. Lưu ý người mắc chứng hư hàn không được dùng.

Bài 3: Cháo hoa cúc: Cắt bỏ cuống hoa, đem sấy khô và tán nhuyễn. Mỗi lần dùng 100g gạo tẻ nấu cháo, cháo chín cho 15g bột hoa cúc vào quấy đều, đung sôi vài phút là dùng được, dùng vào 2 bữa sáng chiều. Hoặc dùng mầm cây cúc tươi rửa sạch, thái nhỏ, cho vào 100g gạo tẻ nấu thành cháo để ăn. Món này phù hợp với người bệnh mắc chứng trúng phong, cao huyết áp, nhức đầu chóng mặt. Lưu ý người cao tuổi, tỳ hư, bệnh tiểu đường không được dùng.

Bài 4: 15g hoàng kỳ, bạch thược sao vàng và quế mỗi thứ 15g, 15g gừng tươi, đem sắc kỹ lấy nước bỏ bã. Dùng 100g gạo tẻ, táo tàu 4 quả, nước vừa đủ nấu thành cháo. Khi cháo chín cho nước thuốc vào quấy đều, mỗi ngày ăn một lần. Chữa di chứng sau tai biến mạch máu não (sau khi trúng phong, khí huyết đều hư, liệt nửa người, chân tay teo mềm không hoạt động được, lưỡi thâm, bựa lưỡi trắng, mạch vi hoạt…). Điều trị liên tục sẽ có hiệu quả, những người huyết áp không cao, xuất huyết não đã dừng khám chẩn đoán tắc mạch não có thể dùng bài thuốc này.

Bài 5: 10g hoàng kỳ, 10 quả táo tầu, 10g đương qui, 10g kỷ tử, 100g thịt lợn nạc thái lát. Tất cả cho vào ninh nhừ, cho thêm ít gia vị, ăn thịt uống nước. Bài thuốc này có tác dụng bổ hư trợ dương, sinh huyết, tăng cường khí huyết. Thích hợp với người bị di chứng sau tai biến mạch máu não như chân tay teo, tê liệt, bán thân bất toại… Lưu ý những người mắc ngoại cảm nóng, gan dương đều thinh thì không dùng được bài thuốc này.

Bài 6: 30g kỷ tử, 30g mạch môn đông, tất cả sắc lấy nước uống thay nước chè, uống hết trong ngày. Chữa trị các chứng sau tai biến như chóng mặt nhức đầu, nhìn mờ không rõ, huyết áp tăng, mặt đỏ phừng phừng. Người mắc chứng hư hàn, đi ngoài lỏng thì không được dùng bài thuốc này.

Bài 7: 100g thiên ma, não lợn một bộ làm sạch, tất cả cho vào bát đổ nước vừa đủ, hấp cách thủy. Dùng hàng ngày hoặc cách ngày dùng một lần. Có công hiệu chữa bán thân bất toại do tai biến mạch máu não.

Bài 8: Vừng đen hòa với đường: Mỗi lần dùng hai thìa vừng đen đã rang chín, hòa một ít đường trắng, quấy đều, uống với nước sôi, có tác dụng sinh huyết, giãn cơ bắp, chữa bán thân bất toại.

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2016

Những Cách Phòng Ngừa Thiểu Năng Tuần Hoàn Não Hiệu Quả

Thiểu năng tuần hoàn não (hay rối loạn tuần hoàn não) là bệnh hay gặp ở lứa tuổi trên 40, tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh thiểu năng tuần hoàn não càng tăng. Người bệnh thiểu năng tuần hoàn não gặp nhiều biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, tê bì chân tay, rối loạn giấc ngủ… về lâu dài người bệnh có thể gặp phải các biến chứng như đột quỵ, suy hô hấp… Vì vậy cần phải lưu ý và chủ động phòng bệnh thiểu năng tuần hoàn não từ hôm nay.

Phòng ngừa thiểu năng tuần hoàn não hiệu quả
Đau nhức đầu một trong các dấu hiệu thiểu năng tuần hoàn não (minh họa)
1. Chế độ ăn uống và thực phẩm hỗ trợ

Để có cơ thể khỏe mạnh cần thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh

Cần uống đủ nước đảm bảo nhu cầu cơ thể, thực hiện chế độ ăn uống ít chất béo bao gồm ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu, các loại rau quả, các sản phẩm từ đậu nành, cá và một số loại thịt gia cầm (không ăn thịt đỏ). Nên hạn chế ăn nhiều thịt và mỡ động vật.

Để phòng biến chứng tai biến mạch máu não cần hạn chế các thực phẩm sau.

-Hạn chế dùng chất béo động vật , thay thế bằng dầu thực vật để nấu ăn.

-Từ bỏ hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá.

-Hạn chế dùng các sản phẩm sữa nguyên kem, thay thế bằng các sản phẩm sữa ít béo, đã tách kem.

-Không dùng các chất ngọt hóa học, chất bảo quản, màu nhân tạo hay hương liệu, bột ngọt, chúng ảnh hưởng đến chức năng của não.

-Tránh các loại đồ uống có cồn như bia rượu…

-Tránh các chất kích thích, chất caffeine

Thực phẩm hổ trợ:

Hiện nay trên thị trường cũng có nhiều thực phẩm chức năng giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thiểu năng tuần hoàn não. Đa số chúng có nguồn gốc từ thảo dược. Bạn cũng có thể hỏi ý kiến bác sỹ để mua uống giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả nếu bạn thuộc người có nguy cơ cao bị bệnh.

2. Chế độ sinh hoạt, luyện tập thể dục

Tập thể thao đều đặn ở người cao tuổi, giúp ngăn ngừa các bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch, thừa cân vì các bệnh này gián tiếp làm xuất hiện bệnh thiểu năng tuần hoàn não. Nên thực hiện theo kế hoạch tập luyện thể thao thích hợp để tránh quá sức và sự tập trung quá nhiều máu ở các chi. Việc vận động cần có sự bền bỉ và thường xuyên.

Sinh hoạt một cách điều độ khoa học. Khi mới đi ngoài trời nắng về không nên tắm nước lạnh, mặc đủ ấm, và nằm ngủ nơi khuất gió lùa. Vào mùa đông mỗi khi thức dậy, nhất là vào nửa đêm và gần sáng cần nằm tĩnh dưỡng một lúc rồi mới ngồi dậy, nhằm tránh lạnh đột ngột. Ở người cao tuổi có sẵn bệnh lý tim mạch huyết áp, nếu bị lạnh đột ngột sẽ dẫn đến mạch máu bị co, gây thiếu máu não dẫn đến tai biến mạch máu não.

3. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Dù cho cơ thể vẫn hoàn toàn khỏe mạnh nhưng người cao tuổi vẫn phải kiểm tra sức khỏe định kỳ. Kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm đảm bảo sức khỏe hoàn toàn tốt, sớm phát hiện được biểu hiện đầu tiên của bệnh thiểu năng tuần hoàn não, nhằm kiểm soát được các yếu tố nhứ:

-Kiểm soát đường huyết.

-Kiểm soát huyết áp.

-Kiểm soát nồng độ cholesterol máu.

-Giảm đông máu của máu.

Việc ghi nhớ 3 điều trên sẽ giúp người cao tuổi có một sức khoẻ tốt , đảm bảo chất lượng cuộc sống và phòng ngừa hiệu quả bệnh lý thiểu năng tuần hoàn máu não.

Những Sai Làm Tai Hại Khiến Bé Hay Ốm

Khi chăm sóc bé cha mẹ cần lưu ý tránh làm ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của bé, khi hệ miễn dịch của bé yếu ớt sẽ không chống lại được sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh khiến bé hay ôm yêu. Cha mẹ nên tránh các thói quen xấu sau đây, để tránh tình trạng bé hay ốm vặt.

Những sai lầm tai hại khiến bé hay ốm vặt
Hệ miễn dịch kém khiến trẻ hay ốm hơn (minh họa)

Cho con ăn nhiều đồ đóng gói sẵn, đồ ăn nhanh

Các loại thực phẩm ăn liền, thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh… đều chứa hàm lượng chất béo chưa bão hòa, muối và hàm lượng đường cao. Chất béo chưa bão hòa làm ngăn cản hoạt động của hệ miễn dịch, hàm lượng đường và muối gây cản trở sự thực bào (quá trình các tế bào bạch cầu tiêu diệt virut, vi khuẩn có hại).

Vậy nên, cần cho trẻ ăn những món ăn tươi ngon, lanh mạnh cha mẹ tự làm sẽ là cách tốt nhất để đảm bảo trẻ đủ năng lượng và chất dinh dưỡng giúp bé chống lại các nguy cơ bệnh tật.

Để con thiếu ngủ

Trẻ không ngủ sâu giấc hay trẻ thiếu ngủ làm giảm khả năng sinh sản tế bào bạch cầu, do đó hệ miễn dịch của trẻ không đủ sức chống lại virut và vi khuẩn có hại, tác nhân gây nên tình trạng trẻ hay ốm vật. Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, không chỉ trẻ nhỏ mà cả người lớn khi thiếu ngủ thì cũng dễ mắc bệnh, cơ thể ốm yếu hơn do bị vi rút, vi khuẩn xâm nhập và hay mắc các bệnh vặt như bệnh cảm cúm.

Không khuyến khích con vận động

Đa phần cha mẹ nghĩ con ăn no, ngủ khỏe thì sẽ có sức đề kháng tốt. Điều này chưa đúng hoàn toàn, bởi nếu trẻ không được rèn luyện thể lực sẽ không có được sức khỏe thực sự tốt. Việc tập luyện thường xuyên giúp máu lưu thông, thúc đẩy quá trình đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, tăng cường hoạt động của kháng thể và tế bào bạch cầu trong cơ thể bé. Hàng ngày cho bé vận động 15 phút sẽ giúp hệ miễn dịch của bé khỏe mạnh, hoạt động tốt hơn. Với các trẻ sơ sinh, việc kích thích tay chân bé hoạt động cũng có tác dụng tương tự. Vì vậy, cha mẹ không nên để cho bé ở nhà với các hoạt động thụ động như xem tivi, chơi game….

Ốm là dùng kháng sinh

Theo các nghiên cứu cho biết thuốc kháng sinh làm giảm lượng hooc môn cần thiết cho hệ miễn dịch. Khi dùng thuốc kháng sinh, trẻ mau khỏi bệnh hơn nhưng hậu quả là cơ thể bé sẽ càng yếu hơn, dễ có nguy cơ mác bệnh ở những lần sau. Do trẻ bị suy giảm khả năng hệ miễn dịch tự chống chịu viut và vi khuẩn.

Vậy nên, khi trẻ mới chớm ốm cha mẹ cần quan sát, đánh giá các biểu hiện của trẻ để có quyết định xem liệu cơ thể trẻ có thể tự kiểm soát tình trạng bệnh hay không.

Khói thuốc trong nhà

Việc trong nhà có người hút thuốc khiến trẻ bị hút thuốc thụ động. Điều này ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể và gây ra một số bệnh nguy hiểm nhiều hơn cả hút thuốc lá chủ động. Vì thế, gia đình cần khuyến nghị các thành viên cai thuốc hoặc tránh hút thuốc trước mặt trẻ.

Tác Hại Của Bệnh Tiểu Đường Lên Hệ Tim Mạch

Như chúng ta đã biết bệnh tiểu đường là chứng bệnh mạn tính, không chưa khỏi được hoàn toàn, người mắc bệnh tiểu đường chỉ còn cách học sống chung với bệnh. Bệnh tiểu đường hiện đang trở nên phổ biến, tỷ lệ mắc bệnh tăng cao ngay cả ở người trẻ tuổi. Người bệnh tiểu đường nếu không kiểm soát tốt đường huyết, để đường huyết tăng cao kéo dài dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm, trong đó hàng đầu là biến chứng trên hệ tim mạch.

Tác hại của bệnh tiểu đường lên hệ tim mạch
Biến chứng tim mạch ở người bệnh tiểu đường (minh họa)

Bệnh đái tháo đường không phải là bệnh lây nhiễm, nhưng đang dần trở thành đại dịch trên toàn thế giới, vì bệnh bùng phát nhanh với số lượng người mắc bệnh đái tháo đường luôn tăng cao, nếu không có các biện pháp phòng ngừa có hiệu quả.

Bệnh tiểu đường và tim mạch

Theo các chuyên gia Y học, thông thường người bị bệnh tiểu đường khoảng 5 năm là đã có những dấu hiệu về bệnh tim mạch đi kèm. Sự kết hợp giữa bệnh tiểu đường và tim mạch làm tăng tỉ lệ tử vong ở người mắc đồng thời cả 2 bệnh này cao gấp 3 lần so với những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch đơn thuần.

Ở người bệnh bị đái tháo đường thể tuýp 2, bệnh nhân rất dễ bị xơ vữa động mạch, các tổn thương này thường lan tỏa nhiều nơi cùng bị như động mạch thận, động mạch não, động mạch vành và động mạch tứ chi… gây khó khăn trong việc điều trị. Thành động mạch ở những bệnh nhân này mất đi tính co giãn, hình thành đóng các mảng xơ vưa, dòn dễ vỡ và dễ bị tắc nghẽn gây ra các biến chứng nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, suy thận mạn tính.

Theo các nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người bị bệnh tiểu đường cao gấp 4 lần so với người không mắc bệnh.

Phát hiện sớm bệnh tim mạch trên bệnh nhân đái tháo đường

Ở Việt Nam phần lớn người mắc bệnh tiểu đường không biết mình đang bị bệnh tim mạch đi kèm. Cộng với tâm lý chủ quan, nên không điều trị triệt để bệnh tiểu đường và không thăm khám tim mạch để sớm phát hiện và điều trị kịp thời bệnh tim mạch đi kèm này. Những biểu hiện đầu tiên của bệnh tim mạch ở người mắc bệnh tiểu đường là các rối loạn về chuyển hóa chất béo. Người bệnh nên điều trị sớm những rối loạn này bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bỏ hút thuốc lá, rượu bia, rèn luyện thân thể, kèm với sử dụng thuốc nhằm điều chỉnh lượng chất béo trong máu… tuy nhiên quan trọng là bệnh nhân phải khám bệnh định kỳ để sớm phát hiện những rối loạn về tim mạch đi kèm bệnh tiểu đường.

Các phương pháp điều trị cơ bản

Thực hiện kiểm soát tốt đường huyết, hạn chế bia rượu, bỏ thuốc là, điều trị những rối loạn chuyển hóa lipid, có chế độ ăn thích hợp… Tuy nhiên, phần lớn người bệnh và nhất là người bệnh ở Việt Nam đều hiểu mơ hồ rằng sẽ có những phương pháp điều trị, có những loại thuốc, đặc biệt là các vị thuốc Nam sẽ chữa khỏi hoàn toàn bệnh đái tháo đường. Nhưng đây là quan niệm sai lầm và rất nguy hiểm cho người bệnh, với quan niệm này họ không tiếp tục điều trị nữa khi thấy đường huyết trong khi điều trị tạm ổn định. Sau một thời gian, các biến chứng xuất hiện và khi đó mọi phương pháp điều trị tốt nhất cho người bệnh đều trở nên quá muộn.

Theo quan niệm của các thầy thuốc nội khoa và ngoại khoa: bệnh tiểu đường là một bệnh mạn tính, không chưa khỏi hoàn toàn bệnh được, mà chỉ có thể làm chậm quá trình phát triển của bệnh bằng chế độ luyện tập, ăn uống hợp lý… và cần phải theo dõi, nhằm phát hiện sớm những biến chứng tim mạch để có được phương pháp điều trị tốt nhất.

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Chuối Xay Nhuyễn Mềm Mịn Cho Bé Biếng Ăn

Đối với bé biếng ăn, không ít cha mẹ tỏ ra lo lắng và khó khăn trong việc cho bé biếng ăn ăn món ăn nào để trẻ vừa ngon miệng vừa dễ ăn. Một gợi ý cho cha mẹ có bé biếng ăn là món chuối nghiền giúp trẻ ăn ngon miệng và đầy đủ dưỡng chất.

Như chúng ta đã biết, từ lâu chuối là một loại thực phẩm lý tưởng cho trẻ. Trong chuối giàu hàm lượng vitamin và khoáng chất, chuối là một nguồn năng lượng tự nhiên tốt cho cơ thể. Chuối được chế biến mềm mịn như kem, dễ kết hợp với các loại trái cây khác, nếu kết hợp với sữa chua sẽ cho bé thêm một hương vị tuyệt với. Vậy nên, cha mẹ hãy ghi nhớ các hướng dẫn sau đây để cho bé những món ăn thật ngon, giúp cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn.

chuối xay mềm mịn cho bé biếng ăn
Chuối xay mềm mịn giúp bé biếng ăn ăn ngon miệng và đủ dưỡng chất (minh họa)

Lựa chọn chuối

Chuối có nhiều loại khác nhau, nên việc lựa chọn chuối cho con, cha mẹ cứ chọn loại chuối mà gia gia đình thường hay ăn nhất để làm món ăn cho bé nhà mình.

Cha mẹ cần chú ý lựa chọn chuối đã chín vừa đều, ngọt, không còn vị chát. Vỏ chuối còn xanh nghĩa là chuối chưa chín hẳn, còn vỏ có xuất hiện những điểm màu nâu thì chuối đã chín quá có thể bị hỏng. Một quả chuối kết hợp với khoảng 30ml sữa bột hoặc sữa mẹ sẽ tạo nên một hỗn hợp vừa đủ độ sệt dùng cho bé ăn là được.

Chuối cần được rửa sách trước khi chế biến.

Dù có lớp vỏ bao bọc, nhưng nếu cha mẹ không cẩn thận trong chế biến có thể làm ruột chuối nhiễm vi khuẩn có hại cho sức khỏe của trẻ. Vậy nên tốt nhất là rửa sạch chuối trước khi bóc chuối đem nghiền, để loại các vi khuẩn gây hại cho bé.

Nghiền mịn

Cha mẹ có thể dùng máy xay cho đến khi chuối mịn. Cha mẹ không nên lo lắng quá, nếu khi chuối được xay nhuyên chuyển màu tím hay nâu nhạt. Để có dượcđộ lỏng đặc như mong muốn, có thể thêm nước lọc, tuy nhiên tốt nhất nên thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức mà bé đang dùng thay vì dùng nước lọc.

Trẻ từ 10 tháng tuổi trở lên, bạn có thể cho hỗn hợp này đặc lại hoặc chỉ dầm chuối chứ không phải xay nữa để tập bé cách nuốt thức ăn thô.

Vài gợi ý để pha trộn tạo hương vị khác với chuối nghiền

Bản thân chuối đã rất ngon ngọt những sẽ càng hấp dẫn bé hơn nhiều, khi cha mẹ trộn hỗn hợp chuối nghiền với các loại trái cây hay thực phẩm lành tính cho bé. Cha mẹ hãy thử kết hợp chuối nghiền với: lê, xoài, đu đủ, táo, thanh long… hay bột yến mạch, sữa chua… để có được món ăn thơm ngon hấp dẫn cho bé biếng ăn ăn ngon miệng và đủ dưỡng chất.

Những Thắc Mắc Đúng Sai Về Bệnh Tiểu Đường

Hiện nay bệnh tiểu đường đang trở nên phổ biến, với tỷ lệ mắc bệnh cao kể cả người trẻ tuổi. Trước sự bùng phát nguy hiểm của bệnh tiểu đường, mỗi chúng ta hãy tìm hiểu và bổ sung kiến thức về các triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh tiểu đường và hậu quả của bệnh tiểu đường gây ra.

Bệnh tiểu đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Bệnh tiểu đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm (minh họa)

1.Người bệnh có mức đường trong máu tăng bất thường?

Điều này đúng. Do insulin sản sinh không trọn vẹn, nên đường không được chuyển hóa sau ăn dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao.

2.Đái tháo đường bùng phát thành đại dịch thế giới và Vì vậy có khả năng lây nhiễm cao?

Điều này sai. Bệnh đái tháo đường được coi là đại dịch vì bệnh bùng phát nhanh, số người mắc luôn tăng cao. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường hoàn toàn không phải bệnh lây nhiễm, nguyên do phát sinh bệnh dễ dàng là do rối loạn chức năng của tuyến tụy (tụy không có hoặc tiết không đủ insulin)

3.Phụ nữ có bầu bị đái đường thai kỳ, tiềm ẩn nguy cơ phát triển bệnh sau này?

Điều này đúng. Hiện nay, phụ nữ có bầu bị đái đường thai kỳ ước lượng có khoảng 5 %. Những trường hợp này, không có chế độ chăm sóc và chữa trị hợp lý, sau này rất có nguy cơ bị đái tháo đường tuýp 2.

4.Gia đình không ai mắc bệnh tiểu đường thì không có nguy cơ bị bệnh này?

Điều này sai. Yếu tố mắc bệnh tiểu đường do di truyền chỉ có khoảng 30% (bố, hoặc mẹ… bị đái tháo đường). Còn lại, người mắc bệnh tiểu đường do các nhân tố như thừa cân, béo phì, lối sống an nhàn ít vận động… chiếm tới 70%.

5.Trong gia đình bố hoặc mẹ, hay cả 2 người đều bị đái tháo đường, bạn nghĩ mình kiểu gì cũng mắc bệnh nên chẳng phải kiêng khem hay lưu ý bảo vệ gì?

Điều này sai. Cha mẹ có bị đái tháo đường tuýp 2 thì cũng không có nghĩa là bạn không phải kiêng khen hay lưu ý điều gì. Thực tế, nhân tố di truyền là một nguy cơ tiềm tàng nhưng nó chưa phải là nguyên nhân duy nhất gây bệnh. Nếu bạn thực hiện chế độ ăn uống, vận động hợp lý sẽ tránh được các yêu tố gây bệnh khác từ đó làm chậm quá trình phát bệnh tiểu đường (nếu có).

6.Một trong những nguyên nhân chính gây bệnh là do chế độ ăn uống thiếu cân bằng, lười vận động?

Điều này đúng. Chế độ ăn uống thiếu cân bằng, cùng lối sống ít vận động là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh tiểu đường.

7.Luôn luôn bị áp lực có nguy cơ dễ mắc bệnh tiểu đường?

Điều này sai. Đây không phải là thủ phạm dẫn đến bệnh tiểu đường. Tuy nhiên nó là yếu tố có thể làm bệnh nặng lên vì làm tăng mức đường huyết.

8.Không có triệu chứng của bệnh nên không thể mắc bệnh?

Điều này sai. Tiểu đường tuýp 2 không có triệu chứng bên ngoài rõ ràng những năm đầu, bệnh thường chẩn đoán muộn sau khoảng 7-10 năm.

9.Khát và uống rất nhiều nước chắc chắn bị bệnh?

Điều này sai. Để chắc chắn có bị bệnh hay không, cần có sự kiểm tra kỹ lưỡng của bác sĩ. Đôi khi bệnh ở thể tuýp 2 (do tiết giảm insulin và đề kháng insulin) ít làm người bệnh khác nước hơn thể bệnh tuýp 1 (do tuyến tụy không tiết insulin).

10.Không được hút thuốc và uống rượu bia khi mắc bệnh?

Điều này đúng. Uông rượu bia nhiều hay hút thuốc lá không chỉ có hại cho sức khỏe mọi người mà đặc biệt nguy hiểm đối với người bệnh tiểu đường. Rượu hủy hoại tế bào tiết insulin một cách từ từ. Còn thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ tiềm ẩn mắc các bệnh tim mạch do biến chứng đái tháo đường gây ra.

11.Vận động cơ thể nhiều có khả năng làm bệnh nặng hơn?

Điều này sai. Cần dành 20 – 30 phút vận động cơ thể mỗi ngày, có tác dụng giảm các phân tử lipít, các phân tử đường và tăng ôxi trong máu. Tuy nhiên, người mắc bệnh tiểu đường không nên vận động gắng sức trong thời gian ngắn.

12.Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 chẳng thể đi chơi hay đi du lịch nhiều…?

Điều này sai. Người bệnh vẫn có khả năng thực hiện những sinh hoạt khác như đi chơi, đi xem phim, gặp gỡ bạn bè, đi du lịch…. Tuy nhiên, nếu bạn đi du lịch xa cần hỏi ý kiến bác sĩ để có được hỗ trợ hợp lý.

13.Bị đái tháo đường đã nhiều năm nên bạn biết mình phải làm những gì và không cần đến sự hỗ trợ của thầy thuốc?

Điều này sai. mặc dù bạn đã tận tường bệnh tình của mình nhưng cũng không được chủ quan vì tiểu đường gây ra những biến chứng rất nguy kịch (chẳng hạn như có khả năng làm mù loà, gây tàn phế hay tử vong). Người bệnh nên đến gặp lương y để kiểm tra thường kì nhiều lần trong năm, mục đích là phát hiện và chữa trị kịp thời các biến chứng.

14. Chủ yếu người bệnh thuộc nhóm tiểu đường tuýp 2?

Điều này đúng. 90 – 95% người bệnh bị tiểu đường tuýp 2. tiểu đường tuýp 1 phần nhiều xảy ra ở trẻ con và người trẻ tuổi (dưới 30 tuổi).

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

Phòng Ngừa Và Chữa Trị Bệnh Thiểu Năng Tuần Hoàn Não

Bệnh thiểu năng tuần hoàn não (hay rối loạn tuần hoàn não hoặc thiếu máu não) là trạng thái xảy ra nhất thời, đột ngột. Bệnh do các thiếu sót về chức năng thần kinh, thường hồi phục hoàn toàn sau 24 giờ và có xu hướng xảy ra nhiều lần. Thiểu năng tuần hoàn não thường thấy ở người cao tuổi, đặc biệt ở những người lao động trí óc. Bệnh thiểu năng tuần hoàn não có thể diễn tiến lâu ngày, bệnh gây những biến chứng nặng nề khiến người bệnh đột quỵ, nhồi máu não, điều này rất nguy hiểm đến tính mạng.

Hoa mắt chóng mặt dấu hiệu bệnh thiểu năng tuần hoàn não
Hoa mắt chóng mặt dấu hiệu bệnh thiểu năng tuần hoàn não (minh họa)

Vì sao bị thiểu năng tuần hoàn não?

Hệ động mạch cung cấp máu lên não bao gồm: động mạch cảnh phía trước và động mạch đốt sóng thân nền phía sau, khi một trong 2 hệ động mạch này bị tắc hoặc đột ngột có vấn đề, sẽ không cung cấp đủ máu lên nuôi não.

Rối loạn tuần hoàn não có nhiều nguyên nhân gây nên: Nguyên nhân chính chiếm tới 80% là do xơ mỡ động mạch làm lòng mạch hẹp. Triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não có sự kết hợ các yếu tố khác như huyết áp động mạch thấp. Một nguyên nhân khác là tình trạng thoái hóa đốt sống cổ, gây chèn ép động mạch đốt sống cũng gây tình trạng rối loạn tuần hoàn não.

Ngoài ra các dị dạng bẩm sinh hay u, sùi, hẹp lòng mạch do bóc tách thành mạch; hình thành các cục máu đông gây cản trở lưu lượng máu… cũng có thể gây thiếu máu não.

Các biểu hiện thường thấy

Các biểu hiện thường xuất hiện thoáng qua, sau tiến triển hay tái phat. Tổn thương có thể lan tỏa rải rác hoặc khu trú. Biểu hiện bẹnh như: đau nhức làn tỏa khắp đầu, đầu căng nặng mỗi khi phải suy nghĩ căng thẳng, đây là những biểu hiện thường gặp; đau gáy, chẩm, đau âm ỉ hoặc đâu từng cơn lan tỏa lên đầu; rối loạn thăng bằng và chóng mặt, cảm giác xoay tròn hoặc lảo đảo. Các cảm giác này có thể thoáng qua hoặc tăng lên khi thay đổi tư thế, dáu hiệu có thể kéo dài vài giờ đến vài ngày rồi tự hết hoặc phải dùng thuốc hỗ trợ; rối loạn vận nhãn, nhìn đôi, nhìn sang hai bên mờ hoặc có ám điểm kéo dài trong vài giây, vài phút. Có thể gặp ảo giác; rối loạn vận động, cảm giác chân bị hẫng như mất đi một bên; Trong người luôn cảm thấy bồn chồn, không hoàn toàn làm chủ được mình, dần dần trở thành người trái tính, trái nết. Ngoài ra, còn hay mủi lòng, dễ tủi thân và đặc biệt là rất đãng trí.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng khác như tai ù, giảm thính lực một hoặc cả hai bên thoáng qua. Rung giật nhãn cầu, hội chứng tiền đình, chóng mặt buồn nôn và nôn...

Khi có các triệu chứng trên, người bệnh nên đến bệnh viện khám sớm để được làm các xét nghiệm cần thiết giúp chẩn đoán căn nguyên để điều trị có hiệu quả, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm như nhũn não, đột quỵ...

Phòng và chữa bệnh thế nào?

Các tổn thương não ở người bệnh thiếu máu não là do não thiếu oxy và chất dinh đường. Điều trị bệnh chủ yếu làm sao cho máu lưu thuông lên não được ổn định, lòng mạch thông thoáng không xuất hiện các cục máu đông vón…

Để điều trị thiểu năng tuần hoàn não tận gốc, quan trọng là tìm được các nguyên nhân. Trường hợp phát hiện các dị dạng mạch máu não, cần được phẫu thuật hoặc tìm cách giải quyết triệt để nhằm tránh xảy ra tai biến. Nếu huyết áp thường xuyên thấp, nên dùng các thuốc nâng huyết áp hoặc uống trà gừng, trà sâm hằng ngày vào buổi sáng.

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc chữa triệu chứng chóng mặt, tùy cơ chế bệnh sinh, có thể với bệnh nhân này hiệu quả với thuốc này nhưng lại ít hiệu quả với bệnh nhân khác. Một số thuốc nguồn gốc Đông y cũng được sử dụng có hiệu quả. Tuy nhiên, để điều trị bệnh an toàn, bệnh nhân cần phải được khám bệnh kê đơn tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

Ngoài ra, tập luyện thể lực thường xuyên, yoga, dưỡng sinh cũng giúp tăng cường khả năng điều hòa và góp phần giảm bớt sự hẹp lòng mạch và vì thế giảm được nguy cơ của chứng thiểu năng tuần hoàn não.