Một chế độ ăn uống hợp lý, sẽ giúp người bệnh tai biến mạch máu não nhanh chóng hồi phục và giảm thiểu sự tiến triển của bệnh. Chuối chứa nhiều kali nên thường xuyên ăn có thể giúp hạn chế nguy cơ tai biến mạch máu não xảy ra. Ngoài ra, các loại vitamin C cũng giúp cải thiện tốt chức năng của nội mô, giúp ngăn chặn sự hình thành các huyết khối trong động mạch.
Ngăn ngừa tai biến qua chế độ ăn uống mỗi ngày (minh họa).
Các nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của bệnh nhân đột quỵ:
Lượng đạm cần giữ ở mức 0,8g trên kg cân nặng trên ngày. Nên chọn thực phẩm ít cholesterol. Chọn thực phẩm nhiều đạm từ thực vật như đậu đỗ, đậu tương, đậu phụ và đạm từ động vật như cá biển, cá đồng, sữa, thịt nạc... Nếu bệnh nhân có kèm theo suy thận, cần giảm lượng đạm từ 0,4 đến 0,6g trên kg cân nặng trên ngày.
Chất béo nên giữ ở mức 25-30g chất béo trên ngày, trong đó 1/3 là chất béo từ động vật và 2/3 là chất béo thực vật như vừng, lạc. Ngoài ra, các loại axit béo trong dầu thực vật có khả năng làm giảm nguy cơ đột quỵ, đặc biệt là do cục máu đông trong lòng mạch máu não.
Vitamin và chất khoáng: có trong các loại hoa quả chín, rau củ, sữa. Chúng chứa nhiều kali, có tác dụng lợi tiểu, giảm huyết áp ở người bệnh và chống lại tình trạng toan của cơ thể. Trung bình một quả chuối có 400 mg kali, tương đương với 1 ly nước cam hay một củ khoai tây nướng. Người tiêu thụ dưới 1.500 mg kali/ngày sẽ có nguy cơ đột quỵ cao hơn 28% so với người tiêu thụ 2.300 mg kali mỗi ngày.
Dùng axit folic ít nhất 300 mcg mỗi ngày sẽ làm giảm 20% nguy cơ đột quỵ và 13% nguy cơ bệnh tim, so với người dùng dưới 136 mcg/ngày. Axit folic có tác dụng chống xơ vữa động mạch, giảm huyết áp và hàm lượng cholesterol trong máu. Nó có trong các loại quả có vị chua, rau lá xanh, các loại đậu, gạo, mỳ và các sản phẩm từ ngũ cốc. Gan cũng chứa nhiều axit này.
=> Biến chứng bệnh tiểu đường nguy hiểm như nào bạn biết chưa?
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho người bị đột quỵ
Thức ăn phải dễ tiêu hóa, dễ hấp thu và ở dạng mềm, lỏng như súp, cháo, sữa. Cần phân bố đều 3-4 bữa trên ngày, không nên ăn quá no. Tránh dùng thức ăn lên men, gây kích thích như gia vị cay, nóng, rượu, chè, cà phê…
Khẩu phần ăn cần giảm muối và nước, do bệnh nhân không bài tiết được nhiều muối và nước vì bị tụ máu ở tĩnh mạch gây phù, chức năng thận kém. Nếu bệnh nhân suy tim thì lượng nước đưa vào cơ thể phải phụ thuộc vào lượng nước tiểu bài tiết trong 24h. Hạn chế muối ở mức 4-5g/ngày để giảm phù, giúp thận bài tiết các chất đào thải của chuyển hóa đạm, chất béo, tinh bột, đường. Tránh các loại thức ăn chế biến sẵn nhiều muối như dưa, cà, hành muối, bánh mỳ, thịt hun khói, batê, xúc xích…
Năng lượng trong khẩu phần nên giảm bớt để tránh tăng cân, giảm nhẹ hoạt động cho bộ máy tiêu hóa và tuần hoàn. Mức năng lượng đưa vào cơ thể nên dừng ở 30-35 Kcalo trên kg cân nặng trên ngày. Nguồn năng lượng nên lấy từ rau củ, khoai, đậu đỗ, cơm, mỳ, bún, miến.
=> Thiểu năng tuần hoàn não nguy hiểm ra sao bạn đã biết.