Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2016

2 Bài Thuốc Hữu Hiệu Điều Trị Thiểu Năng Tuần Hoàn Não

Tình trạng thiếu máu cung cấp cho não còn được gọi là thiểu năng tuần hoàn não. Các mảng xơ vữa mạch máu, gây hẹp lòng động mạch, làm giảm lưu lượng máu cung cấp nuôi não hoặc do tổn thương xương sụn cột sống gây tắc nghẽn hệ động mạch đốt sống thân mềm dẫn đến tình trạng thiểu năng tuần hoàn não. Thiểu năng tuần hoàn não có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở người cao tuổi và những người lao động trí óc.

Nguyên nhân

-Nguyên nhân chính chiếm tới 60-80% là do xơ mỡ động mạch dẫn đến hẹp lòng mạch giảm lưu lượng vận chuyển máu lên não.

-Do các dị dạng bẩm sinh hay u, sùi thành mạch gây hẹp lòng mạch.

-Do hình thành các cục máu đông gây cản trở dòng tuần hoàn máu.

-Do thoái hóa, vôi hóa đốt sống cổ dẫn đến đè ép vào mạch máu vốn đi chui trong lòng chúng.

-Thành động mạch bị các chèn ép từ bên ngoài tác động vào

điều trị thiểu năng tuần hoàn não bằng đông y
Điều trị thiểu năng tuần hoàn não bằng đông y  (minh họa)

Bài thuốc chữa thiểu năng tuần hoàn não

Bài 1: 15-18g sắn dây tươi, 6-9g câu đằng. Cách dùng: Hai loại này đem thái vụn trộn đều, lấy 20-30g mỗi lần cho vào túi vải hãm với nước sôi trong bình kín, sử dụng được sau chừng 20 – 30 phút, uống thay trà trong ngày.

Công dụng: Thăng thanh sinh tân, bình can tức phong, dùng rất tốt cho người bị thiểu năng tuần hoàn não do hư xương sụn cột sống cổ có huyết áp cao, đầu gáy cứng đau, tai ù tai điếc.

Lưu ý: Người dễ bị đi ngoài lỏng do tỳ vị yêu thì không nên dùng bài thuốc này.

Bài 2: 12g sinh địa sấy khô, 12g mạch môn, 12g huyền sâm, 9g thạch hộc, 9g nữ trinh tử, 9g nhuc dung. Các vị thuốc này đem sắc mỗi ngày 1 thang lấy nước uống, chia uống 2 lần sáng và chiều.

Công dụng: Có tác dụng thanh nhiệt tư âm, bổ can ích thận, thích hợp dùng cho những người bị thiểu năng tuần hoàn não có các chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, chân tay tê bì, tức ngực khó thở, miệng khô họng ráo, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ.

Lưu ý: Không nên sử dụng bài thuốc này với những người mắc chứng đàm thấp, tỳ vị hư yếu dễ đi lỏng.

Cách Phòng ngừa

Trong cuộc sống hàng ngày cần có chế độ ăn uống hợp lý như ăn nhiều rau, quả, cá (mỗi tuần nên ăn vài ba bữa cá), hạn chế ăn nhiều thịt, không nên ăn mỡ động vật. Nên hạn chế đến mức tối đa uống rượu, bia. Nên bỏ thuốc lá hoặc thuốc lào. Tập thể dục đều đặn để ngăn ngừa một số bệnh như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, thừa cân vì các bệnh này gián tiếp làm xuất hiện bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

Xem thêm Bệnh Thiểu Năng Tuần Hoàn Não tại: http://botania.com.vn/tin-tuc/Voi-UniBrain-thieu-nang-tuan-hoan-nao-khong-con-la-noi-lo.html

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2016

Bé Hay Ho Kéo Dài Nguyên Nhân - Hướng Điều Trị

Bé hay ho kéo dài là hiện tượng trẻ hay ho liên tục trên 4 tuần, tình trạng có thể trở nên nghiêm trọng. Bé hay ho có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng này, phải hiểu và nắm rõ nguyên nhân của bệnh mới có phương pháp điều trị phù hợp và tốt nhất.

Thận Trọng Khi Bé Hay Ho
Thận trọng với chứng hay ho của trẻ (minh họa)

Tại sao bé bị ho kéo dài?

Bé hay ho kéo dài, nguyên nhân có thể do phổi hoặc những bệnh ngoài phổi như trào ngược thực quản, tim mạch, viêm xoang mũi, viêm tai, hoặc do tác dụng phụ của thuốc...

Để xác định tại sao trẻ hay ho kéo dài có thể dựa vào những yếu tố sau:

-Dựa vào một vài biểu hiện khi ho như: ho có đờm có thể do trẻ bị dị ứng, hen; trẻ ho từng cơn và đỏ mặt có thể do dị vật đường thở hoặc ho gà; bé ho nhiều về đêm có thể do trẻ viêm xoang mũi, hen; ho sau khi vận động là biểu hiện của bệnh hen; hoặc nếu không bao giờ ho trong khi ngủ thì có thể trẻ chỉ ho do tâm lý...

-Phân loại theo tuổi:

*Trẻ sơ sinh (hay nhũ nhi): bé hay ho kéo dài có thể do nhiễm trùng ( bởi virus hô hấp, ho gà, nhiễm Chlamydia, lao...), ô nhiễm môi trường, dị tật đường hô hấp, tim bẩm sinh, trào ngược dạ dày..

*Trẻ nhỏ: ho có thể do tăng mẫn cảm phế quản sau viêm nhiễm, do ô nhiễm môi trường, dị vật đường hô hấp….

*Trẻ lớn: ho có thể do ô nhiễm môi trường, bị lao, bị hen phế quản, dãn phế quản, hay ho do tâm lý.

Làm gì khi bé hay ho kéo dài?

Khi bé hay ho kéo dài, nên đưa bé đến bệnh viện để khám chữa kịp thời. Ở đây các bác sĩ sẽ thăm hỏi về tiền sử dị ứng, hen phế quản trong gia đình, và môi trường sinh sống của trẻ… Tùy vào tình trạnh bệnh của bé, có thể phải làm các xét nghiệm thêm như: chụp X-Quang, chụp xoang, kiểm tra hô hấp, xét nghiệp huyết thanh, nội soi phế quản nếu có nghi ngờ dị vật…

Dựa vào nguyên nhân của bệnh để dưa ra các hướng điều trị phù hợp:

-Trường hợp bé Hen phế quản: bé bị ho và khò khè, bé có thể lên cơn Hen và cảm thấy nặng ngực. Ở trẻ nhũ nhi, triệu chứng hen kho nhận biết hơn và có thể bị chấn đoán sai. Để điều trị cắt cơn và phòng hen, cần đưa trẻ đến khám chuyên khoa hô hấp nhi. Trong trường hợp này, dùng thuốc giảm ho sẽ không điều trị triệt để được ho kéo dài.

-Hội chứng chảy Mũi sau: do viêm xoang mạn tính, viêm Mũi dị ứng. Bé ngoài bị ho, bé còn bị ngứa và ngạt mũi. Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa Tai - Mũi - Họng, để có được phác đồ điều trị thích hợp nhất, nhằm chống viêm và dị ứng…

-Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: đây là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhũ nhi, thường tự hết sau 1 tuổi. Khi này, trẻ hít phải dịch từ dạ dày trào lên thực quản vào phổi, gây viêm thanh - phế quản và dẫn đến ho kéo dài.

Đặc biệt ở trẻ nhũ nhi, bệnh trào ngược này có thể gây ngưng thở, nhịp tim chậm, viêm phổi... Để chẩn đoán chính xác cần phải đo nồng độ pH trong thực quản, hoặc siêu âm bụng.

Ho kéo dài do trào ngược dạ dày thực quản có thể điều trị nội khoa, tỷ lệ thành công chiếm 80%. Nên cho trẻ nằm cao đầu, ăn sữa, thức ăn đặc, có thể dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp bệnh nặng không thể điều trị nội khoa thì trẻ mới cần phải phẫu thuật.

-Sau nhiễm trùng-virus đường hô hấp: đường hô hấp bị viêm nhiễm dai dẳng và tăng mẫn cảm phế quản sau nhiễm trùng cũng khiến trẻ bị ho kéo dài. Tuy nhiên bệnh không trở nên nghiêm trọng và có thể tự khỏi được.

-Ho do tâm lý – thói quen chủ yếu ở trẻ lớn, thường không xảy ra khi trẻ ngủ hoặc tập trung vào việc gì đó. Trẻ có biểu hiện ho khan, ho nhiều và thường tăng lên khi đang căng thẳng. Trong trường hợp này nên khám và điều trị tâm lý cho trẻ.

Chăm Sóc Người Bệnh Sau Tai Biến Mạch Máu Não

Tai biến mạch máu não là biểu hiện cấp tính của rối loạn tuần hoàn não, bệnh có thể gây đột tử hoặc liệt nửa người, loạn ngôn, rối loạn tâm thần... Bệnh nhân cần được chăm sóc và điều trị bằng chế độ đặc biệt, để phòng tránh các di chứng và tái phát sau giai đoạn cấp cứu trở về nhà.

Chăm sóc bệnh nhân sau tai biến mạch máu não
Bệnh nhân sau tai biến cần được chăm sóc tốt

1. Chế độ ăn

Cân đối và đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Sử dụng các loại thức ăn dễ tiêu, mềm như: súp, cháo, nước ép hoa quả tươi… Hạn chế sử dụng các chất kích thíc như rượu, bia, chè đặc.. không nên sử dụng chất béo và hạn chế dùng muối.

Trường hợp bệnh nhân không tự ăn được, phải ăn qua ống thông mũi, dạ dày, cần phải chia đều lượng thực phẩm và cho ăn ít nhất 5 bữa ăn/ngày. Thời gian giữa các bữa ăn khoảng 2-3 giờ tùy vào lượng thức ăn. Giảm lượng thức ăn và tốc độ ăn nếu bệnh nhân nôn, đầy bụng.

2. Sinh hoạt và tập luyện

Sau tai biến mạch máu não bệnh nhân cần được luyện tập để phục hồi các chức năng. Người bệnh và người hướng dẫn cần phải kiên trì trong quá trình tập luyện để có được kết quả tốt.

Trường hợp bệnh nhân chưa tự vận động được, cần giúp người bệnh thay đổi tư thế thường xuyên khoảng 3 giờ giữa mỗi lần, không để bệnh nhân nằm nguyên một tư thế tránh loét da. Mỗi lần thay đổi tư thế cho người bệnh, cần xoa rượu, cồn hoặc phấn rôm vào các vị trí bị tì đè như lưng, mông.. Kê gối sau lưng và giữ cho bệnh nhân ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi mỗi khi cho ăn uống.

Lập kế hoạch cụ thể cho bệnh nhân và tuân thủ theo thời gian tập luyện đề ra, đối với trường hợp tai biến nhẹ, và mức độ di chứng liệt. Nên duy trì việc tập luyện hàng ngày kể cả khi đã phục hồi được các di chứng, cố gắng để người bệnh tự làm ở mức tối đa, hạn chế sự giúp đỡ từ người thân.

3. Điều trị

Các bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, nên kết hợp giữa dùng thuốc và châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp nhằm nhanh chóng phục hồi các chi bị liệt. Người nhà nên thường xuyên xoa bóp cho bệnh nhân, điều đó sẽ giúp cho qúa trình phục hồi bệnh nhanh hơn.

4. Phòng tai biến mạch máu não như thế nào?

Thời tiết là một yếu tố ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ con người. Khi thời tiết chuyển lạnh vào mùa đông và khi áp suất không khí lên cao và mùa hè, cần cẩn thận giữ mình, không để cơ thể tiếp xúc với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột của môi trường.

Không nên tắm khuya hoặc ở nơi gió lùa, nhất là với người bị cao huyết áp. Cũng không nên tắm bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh, tốt nhất nên tắm bằng nước ấm.

Tránh trạng thái căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh, lo lắng...

Giờ giấc sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi phải điều độ. Nên ăn những đồ ăn giúp người bệnh dễ ngủ (như cháo tâm sen). Ăn nhiều rau quả, kiêng rượu, bia và các chất kích thích.

Điều trị các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường, rối loạn nhịp tim.

Không nên vận động thể lực quá mức như mang vác nặng, chạy nhanh...


Xem thêm Bệnh Thiểu Năng Tuần Hoàn Não tại: http://botania.com.vn/tin-tuc/Ban-biet-gi-ve-tai-bien-mach-mau-nao.html

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016

Thiểu Năng Tuần Hoàn Não Bí Quyết Phòng Bệnh

Thiểu năng tuần hoàn não hay rối loạn tuần hoàn não là bệnh tiến triển lâu dài, lặp đi lặp lại. Bệnh gây ảnh hưởng lớn không chỉ tới chế độ sinh hoạt, công việc mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng, nhất là gây ra tình trạng đột quỵ, gây tai biến mạch máu não đe dọa tới tím mạng của bệnh nhân. Vì vậy, các tốt nhất để tránh là nên có biện pháp ngăn ngừa bệnh từ sớm. Chúng ta cùng nhau tham khảo một số gợi ý, giúp tránh xa thiểu năng tuần hoàn não hay rối loạn tuần hoàn não sau đây:

chế độ ăn hợp lý phòng tránh thiểu năng tuần hoàn
Ăn uống hợp lý giúp giảm thiểu năng tuần hoàn não (minh họa)

Lên kế hoạch - xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Cân bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bằng những loại thực phẩm khác nhau. Chúng ta nên đan xen ăn các loại thực phẩm như cá, thịt, trúng, rau xanh, hoa quả nhằm làm đa dạng món ăn giúp cơ thể hấp thụ đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cũng như đẩy lùi nguy cơ bệnh tật. Tuyệt đối không nên ướng bia rượu hoặc các chất kích thích, không nên hút thuốc là, thuốc lào.

luyện tập thường xuyên để phòng thiểu năng hoàn toàn
Tập luyện thường xuyên tốt cho sức khỏe người bệnh (minh họa)

Lên kế hoạch - xây dựng chế độ tập luyện khoa học

Luyện tập thể thao đều đặn, giúp cơ thể giảm các nguy cơ mắc các bệnh như xơ vữa động mạch, các vấn đề tim mạch cũng như để cơ thể có được một sức khỏe dẻo dai cùng với tinh thần thoải mái. Hàng ngày dành 20 phút tập luyện nhẹ nhàng vào mỗi sáng hoặc chiều muộn, sẽ giúp ta xua tan mệt mỏi, cải thiện tốt tuần hoàn máu, giúp lưu thông khí huyết được liền mạch. Qua đó, góp phần giảm thiểu năng tuần hoàn não, sức khỏe được cải thiện, trí nhớ minh mẫn…

Thăm khám kịp thời khi nhận thấy các triệu chứng

Người mắc bệnh tai biến mạch máu não thường có các triệu chứng như đau nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, tê bì chân tay, giám trí nhớ, khó tập trung, khó ngủ, mất ngủ,... Các dấu hiệu này thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh thiếu máu não, rối loạn tiền đình hay hội chứng suy nhược thần kinh. Do đó khi nhận thấy các triệu chứng này, người bệnh nên báo ngay với người thân cũng như các bác sỹ chuyên khoa để được tư vấn và thăm khám kịp thời. Viêc phát hiện và điều trị sớm giúp gia tăng nguy cơ khỏi bệnh cũng như giảm thiểu được đến mức tối đa những rủi ro mà bệnh có thể gây ra.

Tuân thủ những chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa

Khi đã được các bác sỹ thăm khám và kết luận mắc bệnh thiểu năng tuần hoàn não bạn cần tuyệt đối tuân thủ những chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa về chế độ nghỉ ngơi, ăn uống, các loại thuốc cần sử dụng và chế độ tập luyện. Bên cạnh đó bạn nên giữ một tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh xa ưu tư, buồn phiền để quá trình điều trị đạt kết quả tốt.

Cao Huyết Áp Và Những Hiểu Biết Sai Lầm

Cao huyết áp hay tăng huyết áp là một trong các nguyên nhân của các bệnh ở động mạch vành, tim, xơ cứng động mạch thận. Biểu hiện cao huyết áp ở từng người là khác nhau và không dõ. Vậy làm sao để nhận biết đúng về cao huyết áp?

thường xuyên đo hyết áp đê nắm được tình trạng
Thường xuyên đo huyết áp để biết diễn biến của bệnh (minh họa)

Cao huyết áp là tình trạng huyết áp vượt cao hơn mức tối đa và hơn mức tối thiểu (140mmHg/90mmHg). Tăng huyết áp có thể là tăng một trong hai chỉ số này, hoặc cả hai. Trường hợp nguy hiểm, dễ gây tai biến nhất là khi huyết áp tối thiểu tăng cao. Bệnh có  biểu hiện lâm sàng rất phức tạp, tùy theo thể trạng của từng người. Cao huyết áp nhẹ bệnh nhân gặp phải các triệu chứng như đau đầu,mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt, tai ù... Cao huyết áp nặng bệnh dễ gặp phải những cơn đau vùng tim, đầu đau dữ dội, giảm sút thị lực; người bệnh thở gấp, mặt đỏ bừng hoặc tái xanh, thậm chí có thể nôn hoặc buồn nôn, hốt hoảng...

Một sô hiểu biết sai lầm về bệnh cao huyết áp như:

1.Tăng huyết áp là hiện tượng bình thường với tuổi tác

Huyết áp sẽ tăng theo độ tuổi tỷ lệ thuận với nhau; Người cao tuổi bước vào giai đoạn lão hóa, huyết áp tối đa tăng cao rõ nhất. Đây không phải là một hiện tượng sinh lý bình thường, mà nó rất có hại cho sức khỏe. Người bị cao huyết áp mức trên có nguy cơ mắc các tai biến cao hơn nhiều lần so với người có chỉ số bình thường. Vì vậy cần có phương pháp điều trị hiệu quả, để phòng ngừa được các bệnh về tim mạch, máu não…

2.Khi căng thẳng thần kinh chỉ cần uống thuốc hạ áp?

Một số người già cho rằng khi tinh thần bị kích thích hay căng thẳng thần kinh mới bị tăng huyết áp. Vị vậy, khi cảm thấy khó chịu, căng thẳng thần kinh họ mới chỉ uống thuốc. Tuy nhiên, tăng huyết áp không chỉ do căng thẳng thần kinh, hay tinh thần bị kích thích vì có nhiều người có điều kiện sống thư thái nhẹ nhàng vẫn bị huyêt áp cao. Vì vậy, việc dùng thuốc không đúng cách có thể dẫn đến nhiều tai biến nguy hiểm.

3.Tự ý đánh giá tình trạng bệnh nặng, nhẹ qua cảm giác?

Nhiều người mức độ bệnh không đồng nhất với triệu chứng của tăng huyết áp. Có nhiều trường hợp huyết áp không cao nhưng triệu chứng lại rất rõ ràng. Tuy nhiên, có những người huyết áp rất cao nhưng triệu chứng lâm sàng nghèo nàn và không rõ ràng nên chủ quan không uống thuốc, dẫn đến nhiều chứng bệnh cùng phát sinh như tim phì đại, nhồi máu cơ tim...

Vì vậy, cần kiểm tra sức khỏe định kỳ, bao gồm cả đo huyết áp để phát hiện bệnh. Đo huyết áp thường xuyên để nắm được diễn biến của bệnh tăng huyết áp, với những người đã có chẩn đoán tăng huyết áp.

4.Chỉ cần thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt là đủ?

Khi bác sĩ thường khuyên rằng bên cạnh việc uống thuốc hạ huyết áp hằng ngày, bệnh nhân cần chú ý thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt như giảm béo, năng tập thể dục thể thao, ăn giảm muối. Nhưng một số người lại hiểu nhầm rằng, họ không cần uống thuốc mà chỉ cần chọn lấy một trong những cách trên là có thể cải thiện bệnh. Thực ra phần lớn các biện pháp này chỉ có vai trò bổ trợ, chứ không thể thay thế thuốc. Nếu không dùng thuốc mà bác sĩ đã chỉ định, bạn có thể gặp nguy hiểm.

5.Nên ngừng thuốc khi thấy bệnh giảm?

Rất nhiều bệnh nhân sau khi điều trị thấy huyết áp trở lại mức bình thường đã tự ý ngừng thuốc vì cho rằng mình đã hoàn toàn khỏe mạnh trở lại. Trên thực tế, số người bị tăng huyết áp điều trị khỏi rất hiếm, vì vậy cần phải cảnh giác, liên tục kiểm tra điều chỉnh nhằm phòng chống những biến chứng. Phần lớn bệnh nhân phải uống thuốc suốt đời.

Không phải người có huyết áp 150 mmHg thì sẽ an toàn hơn người có huyết áp 200 mmHg. Sự an toàn tính mạng chủ yếu là do ý thức bảo vệ sức khỏe. Người huyết áp cao 200 mmHg mà biết cách chú ý giữ gìn, uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, sống điều độ thì sẽ giúp huyết áp ổn định lại. Ngược lại, người huyết áp vốn chỉ ở mức 150 mmHg mà không chịu giữ gìn, ăn uống vô tội vạ, không tập luyện thường xuyên thì rất dễ tiến triển thành bệnh nặng.


Xem thêm về Cao Huyết Áp tại đây: http://botania.com.vn/tin-tuc/cao-huyet-ap-can-benh-cua-thoi-dai.html

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2016

Tìm Hiểu Về Bệnh Tai Biến Mạch Máu Não

Nguy cơ tai biến mạch máu não ngày càng tăng cao, một trong các nguyên nhân chính là do: sử dụng rượu, bia, thức ăn nhiều dầu mỡ, công việc căng thẳng, bệnh mãn tính… Tỷ lệ tử vong do tai biến mạch máu não luôn cao, vậy phải làm sao để hạn chế và phòng tránh tốt nhất tai biến mạch máu não.

tai biến mạch máu não ngày càng tăng cao
Tai biến mạch máu não ngày càng tăng cao (minh họa)


Đột quỵ hay tai biến mạch não, dùng chỉ các bệnh về mạch máu não như: thiếu máu não do vữa xơ vữa gây tắc nghẽn các động mạch não; chảy máu não do tắc nghẽn trong mạch máu gây gây vỡ mạch tạo ra. Các tế bào thần kinh bị tổn thương (hay còn gọi là nhũn não) tại vùng não bị thiếu máu, xuyết huyết. Hậu quả là các giác quan, các vùng cơ thể do vùng não bị thiếu máu, chảy máu chi phối cũng bị tổn thương hủy hoại tạo ra các triệu chứng bệnh lý như tê liệt nửa người, mù, điếc, nói ngọng, v.v…

2. Các triệu chứng thường thấy khi gặp tai biến

Tắc nghẽn mạch do xơ vữa động mạch, là nguyên nhân của đột quỵ thường có triệu chứng như: nhìn mờ, rối loạn ngôn ngữ, tê bại, liệt, không tự chủ bài tiết.. cụ thể có tỷ lệ như sau:

-Liệt nửa người hoặc tê bại (nhẹ) chiếm 66%

-Lóng ngóng tay chân, ngôn ngữ rối loạn (như nói lắp, khó nói) chiếm 20%

-Chỉ có các rối loạn cảm giác: tê, bỏng…10%

-Rối loạn vận động đi lại, cầm nắm chiếm 4%

Chảy máu não (Hemorrhagia)

Đau đầu và đau sau hố mắt dữ dội, cứng gáy, buồn nôn, co hoặc giãn đồng tử, liệt nửa người và nhanh chóng đi vào hôn mê. Bằng cách thăm khám hệ thống về thần kinh, các thày thuốc lâm sàng chuyên khoa sẽ xác định được vị trí nơi chảy máu.

3. Nguyên nhân gây tai biến

Người trung niên và cao tuổi thướng mắc tai biến mạch máu não, người trên 55 tuổi sẽ có nguy cơ tai biến mạch máu não, tỉ lệ tăng cao theo độ tuổi. Và những người có các yếu tố nguy cơ dưới dễ bị tai biến mạch máu não hơn là:

-Bệnh nhân bị cao huyết áp.

-Bệnh nhân mắc tim mạch.

-Bệnh nhân đái tháo đường.

-Người tăng cân béo phì, tăng mỡ máu, rối loạn chuyển hóa.

-Người nghiện rượu bia, thuốc lá.

-Phụ nữ vừa hút thuốc lại dùng thuốc tránh thai

- Làm việc dưới áp lực cao vê tinh thần thể lực, có các sang chấn về tinh thần kinh lớn.

4. Các giải pháp cho tai biến mạch máu não

Chủ động dự phòng theo độ tuổi và các yếu tó nguy cơ dẫn tới bệnh, trường hợp bị bệnh cần được chẩn đoán điều trị nhanh chóng kịp thời.

Phòng ngừa tai biến mạch máu não bằng cách:

-Điều trị tốt bệnh đái tháo đường nhằm tránh nguy cơ xơ vưa động mạch lớn gây thiếu máu não.

-Điều trị rối loạn mỡ trong máu.

-Điều trị tốt tình trạng bệnh cao huyết áp.

-Cai nghiện và giảm hút thuốc lá.

-Hạn chế và ngừng uống rượu.

-Thường xuyên luyện tập thể thao, sinh hoạt làm việc nghỉ ngơi phù hợp.

-Giảm cân chống béo phì.

5. Chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não

- Tình trạng liệt cơ hầu họng làm nuốt khó, dễ bị sặc khi ăn uống, gây tai biến hít vào phổi. Trường hợp nhẹ thì viêm phổi, nặng hơn là nghẹt đường hô hấp gây ngừng thở và tử vong. Khi cho ăn thức ăn nên xay nhuyễn, lỏng dễ nuốt nhưng cần nhớ là phải chứa đầy đủ chất dinh dưỡng. Nếu tình trạng ăn dễ sặc, bác sĩ sẽ cho đặt ống ăn từ mũi xuống dạ dày.

- Loét xương cụt dễ xảy ra vì bệnh nhân bị liệt nằm một chỗ, không tự xoay trở được và tình trạng tai biến làm rối loạn thần kinh mạch máu dinh dưỡng da. Vì vậy người chăm sóc nên xoay trở bệnh nhân thường xuyên.

- Nhiễm trùng phổi hay gặp vì tình trạng liệt làm người bệnh nằm nhiều không thể hít thở sâu được, cộng với sự tiết nhiều đàm nhớt làm cho phổi thường xuyên bị ứ đọng các chất tiết này dễ dẫn đến viêm phổi. Để tránh những biến chứng này, người chăm sóc nên đỡ người bệnh ngồi dậy, nhắc người bệnh hít thở sâu và vỗ lưng. Vỗ lưng là việc làm rất đơn giảm mà có hiệu quả. Cách vỗ lưng đúng như sau: đỡ người bệnh ngồi dậy xếp kín các ngón tay, lòng bàn tay hơi khum, vỗ đều 2 bên lưng từ giữa lưng lên 2 vai. Tránh động tác sai là xòe bàn tay đánh vào lưng người bệnh.

- Đau khớp vai bên bị liệt: khi ngồi trọng lượng cánh tay kéo khớp vai sệ xuống và khi đỡ ngồi người nhà hay nắm tay bên liệt kéo bệnh nhân ngồi dậy dẫn đến dãn khớp vai. Để tránh các biến chứng này, các bạn nên treo tay bên liệt bằng miếng vải đỡ hình tam giác hay dùng một khăn lông lớn. Khi đỡ ngồi thì nâng phía sau cổ không nên kéo tay bên liệt.

Lợi Ích Của Việc Tập Luyện Thể Thao Với Bệnh Nhân Đái Tháo Đường

Bệnh nhân đái tháo đường thường xuyên vận động tích cực, sẽ giúp kiểm soát đường huyết tốt và tăng cường khả năng hoạt động của insulin trong cơ thể.

Tập luyện thể thao đều đặn, rất tốt cho sức khỏe của mọi người, nó giúp cơ thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch, béo phì, tăng mỡ máu và cao huyết áp... Đặc biệt với bệnh nhân mắc đái tháo đường, việc tích cực thường xuyên vận động sẽ giúp kiểm soát tốt đường huyết, tăng cường khả năng hoạt động insulin trong cơ thể.

tập luyện thể thao phòng đái tháo đường
Tập luyện thường xuyên có ích với người bệnh đái tháo đường. (minh họa)

Vận động thường xuyên tích cực rất có ích với người bệnh tiểu đường:

-Kiểm soát và giảm lượng đường trong máu và tăng cường khả năng sử dụng glucose của cơ thể.

-Gia tăng tác dụng của insulin. Tập luyện thường xuyên và đều đặn, việc bổ xung liều insulin cần thiết cỏ thể giảm.

-Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

-Huyết áp được cải thiện, khi cao huyết áp ở mức nhẹ và trung bình.

-Gia tăng hiệu quả chức năng của tim, phổi, và hệ thống tuần ngay cả khi nghỉ cũng như khi làm việc. Tăng sức bền và sự chịu đựng của cơ thể nhờ việc cải thiện khả năng vận chuyển oxy.

-Tăng cường và duy trì sự linh hoạt của khớp, giúp khớp dẻo dai và giữ thăng bằng tốt….

-Giúp giảm cân cho cơ thể, duy trì trọng lượng cơ thể ổn định nhờ thường xuyên vận động.

-Tăng cường năng lượng, sự linh hoạt, thư gian của cơ thể, giảm thiểu căng thẳng..

-Các nghiên cứu gần đây còn chứng minh rằng, việc luyện tập thường xuyên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều trị và ngăn chặn các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, vận động thể lực còn góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh tiểu đường týp 2. Kết hợp ăn kiêng tốt và tập luyện thể lực vừa phải để giảm 57% cân nặng còn có thể làm chậm xuất hiện và phòng ngừa tiểu đường týp 2.

Lưu ý về mức đường huyết khi vận động

Trong khi tập cũng như sau khi tập, không để đường huyết quá thấp (dưới 70mg/dl hay 3,9mmmol/l), cần tham khảo bác sĩ để có mức đường huyết phù hợp.

Đường huyết có thể tăng cao hay hạ thấp sau khi vận động. Trong khi tập để đáp ứng đủ năng lượng, gan sẽ tăng giải phóng đường vào máu. Để sự dụng lượng đường này cơ thể cần phải có insulin. Đường huyết sẽ tăng nếu cơ thể không có đủ insulin để đưa lượng đường này vào cơ bắp. Ngược lại, đường huyết cũng có thể giảm thấp ở mức dưới 3,9mmol/L do vận động quá mức.

Tự đo đường huyết sẽ giúp việc luyện tập tốt hơn vì:

-Để biết mức độ tập luyện có phù hợp không, cần phải đo đường huyết trước, sau khi tập và trong khi tập tại các thời điểm cố định.

-Điều chỉnh mức độ và chế độ tập thích hợp giựa vào kết quả đường huyết.

-Cho biết mức đường huyết để bạn có thể tập luyện thoải mái và an toàn.

Những lời khuyên để vận động an toàn ở người bệnh tiểu đường

-Trước khi tập luyện cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

-Chọn loại hình vận động phù hợp với cơ thể.

-Trước và sau khi tập cần kiểm tra đường huyết.

-Nếu đường huyết trên 250mg/dl và có ceton trong nước không vận động tập luyện.

-Khi đường huyết trên 300mg/dl mà không có ceton trong nước tiểu cũng ngừng tập luyện.

-Lên kế hoạch vận động hợp lí để tránh hạ đường huyết.

Tập thể dục cũng là một trong những biện pháp điều trị bệnh tiểu đường, góp phần làm giảm đường huyết và giảm một số nguy cơ khác. Việc chọn loại hình vận động còn tùy thuộc vào tuổi tác, biến chứng của bệnh, bệnh lý kèm theo và mức độ đường huyết. Thông thường đi bộ 30 phút mỗi ngày, 3 đến 4 ngày trong tuần là phù hợp với hầu hết các bệnh nhân tiểu đường. Hãy nhớ kiểm soát tốt đường huyết và tuân thủ lời khuyên của bác sĩ để có được một chế độ tập luyện hiệu quả và an toàn nhất.