Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016

Nguyên Nhân Trẻ Hay Ốm Vặt - Biếng Ăn

Trẻ hay ốm vặt thường xảy ra ở những bé có sức đề kháng yếu, một vài tháng bé lại ốm. Trẻ hay ốm vặt các bệnh như: ho, sổ mũi, viêm phế quản, có khi hay nôn, trớ, tiêu chảy hoặc đi ngoài. Tại sao vậy?

bé hay ốm biếng ăn
Trẻ hay ôm do hệ miễn dịch - sức đề kháng kém (minh họa)

Có nhiều bé dưới 1 tuổi không ốm đau gì. Khi qua 1 tuổi lại bệnh liên miên, còi cọc. Có bé 5-6 tháng tuổi rất khỏe, nhưng sau lại sụt sịt, nóng sốt, ho, sổ mũi dẫn đến bé biếng ăn, cân nặng tăng chậm thậm chí chững lại không tăng khiến cha mẹ lo lắng. Tất cả các nguyên do bé hay ốm vặt trên là do hệ miễn dịch của trẻ yếu, sức đề kháng với môi trường không tốt. Hầu hết trẻ hay ốm vặt đều chậm lớn, dấu hiệu ban đầu sau khi ôm là do trẻ biếng ăn, ăn không tiêu, hay chướng bụng… dần dà trẻ bắt đầu sợ ăn dẫn đến chậm lên cân, trẻ gầy còm chậm lớn. Do sức đề kháng kém, trẻ còn hay bị các bệnh lây nhiễm như: sốt virut, bệnh sởi, viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết, chân tay miệng….

bé hay ốm biếng ăn
Nguyên nhân trẻ hay ôm - biến ăn  (minh họa)

Hệ miễn dịch là gì?

Hệ thống miễn dịch ở trẻ có được từ khi còn là bào thai, sau đó qua nguồn sữa mẹ, hệ miễn dịch này chứa các kháng thể giúp cơ thể bé chống lại các yếu tố gây bệnh như: virut, vi khuẩn và các bệnh khác. Tuy nhiên số kháng thể trong hệ miễn dịch của trẻ nhận được từ mẹ, chỉ tồn tại trong vài tháng đầu đời sau sinh và giảm đi nhanh chóng, khiến trẻ dễ bị tấn công bởi virut, vi khuẩn và các nguyên nhân gây bệnh khác. Nhất là các bé không được bú mẹ, hoặc bú mẹ không hoàn toàn, bú sữa mẹ hoàn toàn là cách tốt nhất để bù đáp lượng kháng thể bị suy giảm, các chất dinh dưỡng và kháng thể trong sữa mẹ giúp hệ miễn dịch của trẻ khỏe mạnh, ngăn ngùa bệnh tật cho bé. Vậy suy giảm hệ miễn dịch làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và hấp thu của cơ thể. Hệ miễn dịch khỏe mạnh cơ thể sẽ khỏe mạnh, linh hoạt, sảng khoái giúp các cơ quan hoạt động tích cự, hệ tiêu hóa cũng vậy.

Sức Đề Kháng Kém Thường Xảy Ra Ở Các Trẻ Nào?

Sức đề kháng kém khiến cá bé hay ốm vặt dẫn đến bé biếng ăn, chậm lớn thường gặp ở các trẻ: -Trẻ sơ sinh nhẹ cân (2.5kg trở xuống) –Trẻ sinh non (dưới 37 tuần) –Trẻ không được bú mẹ -Trẻ không bú mẹ hoàn toàn và cai sữa sớm –Trẻ mắc bệnh lý bẩm sinh. Theo khuyến cáo của tổ chức y tế, trẻ sơ sinh cần được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đến 2 tuổi hoặc lâu hơn, có kết hợp cho trẻ ăn bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng. Trẻ không được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ dẫn đến tình trạng bị giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.

Cần Làm Gì Để Giúp Trẻ Giảm Ốm Vặt Và Phát Triển Tốt

Cần cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bé bú đến 18 tháng bên cạnh các chế độ ăn uống khác để tăng sức đề kháng cho cơ thể của trẻ. - Tiêm phòng đầy đủ các bệnh cho bé. - Giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé, các vật dụng và đồ chơi của trẻ. Cha mẹ, người giữ trẻ luôn giữ vệ sinh khi tiếp xúc, chơi đùa, cho bé ăn, ... - Không cho bé tiếp xúc với trẻ đang bị ốm, người bệnh, các nơi có dịch bệnh, ... - Cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ theo từng giai đoạn phát triển của bé, mỗi giai đoạn để điều chỉnh hợp lý. - Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng nhiều hình thức, như bổ sung các vitamin thiên nhiên từ rau củ quả, bổ sung cho bé một số khoáng chất thiết yếu theo từng trường hợp ở trẻ. Quan trọng nhất là nên cho trẻ bú mẹ càng lâu càng tốt, trẻ đang bệnh thì cần bú mẹ nhiều hơn, mẹ cần tẩm bổ để có nhiều sữa hơn và cho bé bú nhiều lần trong ngày. Hãy luôn nhớ rằng sữa mẹ chứa rất nhiều kháng thể giúp bé tăng cường miễn dịch, giảm bệnh vặt và phát triễn thể chất tốt hơn, thông minh hơn.

Xem thêm Bé Hay Ốm tại: http://botania.com.vn/tin-tuc/Tuyet-chieu-danh-cho-be-bieng-an-hay-om.html

Điều Trị Thiểu Năng Tuần Hoàn Não Theo Đông Y

Bệnh thiếu máu não thường hay gặp ở người cao tuổi, bệnh còn được gọi là thiểu năng tuần hoàn não. Thiểu năng tuần hoàn não không chỉ ảnh hưởng tới công việc, chế độ sinh hoạt mà dễ dẫn tới tai biến mạch máu não. Bệnh thường diễn ra rất nhanh chỉ trong vài giây nhưng đôi khi có thể kéo dài đến vài giờ. Triệu chứng của thiểu năng tuần hoàn não tùy thuộc vào mức độ thiếu máu của động mạch não, nhưng hay gặp nhất là mất trí nhất thời, rối loạn thăng bằng, chóng mặt, suy giảm hoặc mất thị giác tạm thời một bên mắt, rối loạn cảm giác, nói khó, rối loạn ngôn ngữ tạm thời, liệt nhẹ nửa người…

điều trị thiểu năng tuần hoàn não bằng đông y
Một số bài thuốc đông y điều trị thiểu năng tuần hoàn não hữu hiệu (minh họa)

Thiểu năng tuần hoàn não do nhiều nguyên nhân dẫn tới như: do xơ vữa lòng mạch làm các động mạch não bị hẹp, dị dạng  bẩm sinh; mạch máu bị chèn ép do khối u, do thoái hóa các đốt sống cổ. Mạch máu bị tắc, bán tác do trong lòng mạch có cục máu đông; do não không được cung cấp đủ oxy: khi mạch máu không bình thường, không thông suốt, não không được cung cấp đủ máu. Đây là nguyên nhân thường được chú ý tới.

Thiểu năng tuần hoàn não trong Đông y có các thể sau:

Thể can dương thượng cang: chóng mặt do can dương thịnh bốc lên bên trên gây ra, hoặc do tình chí không thư thái, uất ức lâu ngày khiến can âm bị hao tổn, can dương bị khuấy động bốc lên gây nên huyễn vựng; có khi thận âm hư tổn không dưỡng được can mộc dẫn đến can âm thiếu, can dương bốc lên gây nên.

-Triệu chứng: Người bệnh bị ù tai, chóng mặt, đau căng tức đầu, khi tức giận thì đau tăng, giấc ngủ ngắn, hay mơ, hay tức giận, miệng đắng, lưỡi đỏ, mạch huyền.

-Dùng bài thuốc Thiên ma câu đằng ẩm: 8g thiên ma, 12g câu đằng, 12g sơn chi, 20g thạch quyết minh (sống), 10g đỗ trọng, 12g tang ký sinh, 12g ngưu tất, 12g ích mẫu thảo, 10g hoàng cầm, 10g dạ giao đằng, 12g phục thần. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia uống làm 3 lần, sau bữa ăn 30 phút.

Thể đờm trọc trung trở: Tỳ vị bị tổn thương do ăn nhiều các thứ bổ béo, rối loạn chức năng vận hỏa, thức ăn uống không hóa thành tán dịch mà biến thành đờm thấp, thanh dương không thăng do đờm thấp ứ trệ, trọc âm không giáng, gây nên.

-Triệu chứng: Đầu nặng và chóng mặt, đầy bụng, ăn ít, buồn nôn, ngủ li bì, lưỡi trắng, mạch nhu, hoạt.

-Dùng bài Bán hạ bạch truật thiên ma thang: 8g bán hạ, 12g bạch truật, 4g cam thảo, 12g phục linh, 8g thiên ma, 8g trần bì, sắc uống ngày 1 thang.

-Lưu ý: Ăn ít thêm thạch đậu khấu để khai vị. Tai ù thêm thạch xương bồ, thông bạch để thông dương, khai khiếu.

Thể thận tinh bất túc: Do thận bẩm sinh đã bị bất túc hoặc do lao động nặng nhọc, quan hệ quá mức khiến cho thận bị tiêu hoa, tinh tủy không đủ, không nuôi dưỡng được cho não…

-Triệu chứng: Đầu váng, mỏi mệt, tai ù, mỏi gối, tai ù, mất ngủ, chân tay lạnh, đau lưng, di tinh, chân tay lạnh, lưỡi nhạt, mạch trầm tế.

-Dùng bài Hữu quy hoàn: 24g thục địa, 16g sơn dược, 12g sơn thù, 16g câu kỷ tử, 16g đỗ trọng, 16g đương quy, 16g thọ ty tử, 4g phụ tử, 4g vỏ quế, 12g lộc giác giao. Sắc uống ngày 1 thang chia uống 3 lần trong ngày.

Thể khí huyết đều hư:Do bệnh lâu không khỏi, khí huyết hao tổn, hoặc sau khi mất máu, bệnh chưa phục hồi, hoặc tỳ vị hư nhược không vận hoá thức ăn được để sinh ra khí huyết dẫn đến khí huyết đều hư, khí hư thì dương yếu, huyết hư thì não không được nuôi dưỡng đều gây nên.

-Triệu chứng: Chóng mặt, hoa mắt, sắc mặt nhợt, môi nhạt, móng tay móng chân nhạt, hồi hộp, mất ngủ, mệt mỏi, biếng nói, biếng ăn, lưỡi nhợt, mạch tế nhợt.

-Dùng bài Quy tỳ thang giai giảm: bạch linh 12g, hoàng kỳ 12g, nhân sâm 10g, long nhãn 12g, bạch truật 12g, hổ phách 4g, thần sa 4g, viễn chí 8g, toan táo nhân 4g, đương quy 10g, mộc hương 6g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần trong ngày, sau ăn 30 phút.

Xem thêm Bệnh Thiểu Năng Tuần Hoàn Não tại: http://botania.com.vn/tin-tuc/Voi-UniBrain-thieu-nang-tuan-hoan-nao-khong-con-la-noi-lo.html

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

6 Loại Rau Củ Giàu Selen Giảm Tình Trạng Bé Biếng Ăn

Selen là một trong những khoáng chất vi lượng thiết yếu, không chỉ giảm thiểu tình trạng bé biếng ăn mà còn hỗ trợ phòng ung thư cho cả người lớn nữa. Cha mẹ nên tăng cường bổ sung 6 loại thực phẩm giàu selen vào thực đơn giúp cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn.

các loại thực phẩm giàu selem dành cho bé biếng ăn
Các loại rau củ quả giàu selen tốt cho bé biếng ăn (minh họa)

1. BỘT MÌ

Trong 100g bột mì có tời 28μg hàm lượng Selen. Với hàm lượng selen nhiều trong lúa mì, đây là loại ngũ cốc tốt cha mẹ nên tăng cường cho bé ăn các món từ bột mì như bánh hoặc mì tười.

2. NGÔ

Trong 100g ngô hàm lượng selen chiếm tới 15.5μg. Mặc dù ngô có chứa nhiều selen, mùi vị thơm ngon dễ ăn, nhưng cha mẹ chỉ nên cho trẻ ăn ngo khi được 1 tuổi, vì ngô dễ gây dị ứng ở trẻ nhỏ. Cha mẹ có thể luộc, nướng hay cầu kì thì có thể chế biến súp, chè, cháo ngô cho trẻ ăn.

3. CẢI BẮP

Trong 100g cải bắp hàm lượng sele là 2.2μg. Cha mẹ nên nấu chín kỹ trước khi cho bé ăn vì các loại rau họ cải có chứa nitrite và nitrate, khi con đang bị rối loạn tiêu hóa các mẹ không nên cho con ăn các loại rau cải.

4. CỦ CẢI

Trong 100g củ cái có 3.9μg hàm lượng Selen. Củ cải rất lành tính, mẹ có thể hấp, luộc hoặc nấu cháo cho con, tuy nhiên lưu ý không nấu chung củ cải với cà rốt, do trong cà rốt có enzym có thể phá huỷ vitamin C trong củ cải đó mẹ.

5. ĐẬU HÀ LAN

Trong 100g đậu Hà Lan có  1.8μg hàm lượng Selen. Đây là loại rau lành tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ, giúp chữa chứng kho tiêu, ngoài salen đậu Hà Lan còn chứa nhiều vi chất dinh dưỡng khác như canxi, vitamin A,C và sắt. Đậu Hà Lan có thể chế biến luộc, hấp, nấu cháo, làm salad…

6. TỎI

Hàm lượng Selen trong tỏi cực kỳ cao, 100g tỏi có chứa tới 77.1μg

Tỏi tuy chứa hàm lượng selen cao, rất tốt cho trẻ biếng ăn, tuy nhiên đây cũng là loại gia vị mạnh có tính nóng, vì vậy mẹ lưu ý kết hợp hợp lý trong các món ăn và không nên cho con ăn quá nhiều mẹ nhé.

Tỏi là loại gia vị chứa hàm lượng Selen cao, rất tốt cho trẻ biếng ăn.

Ngoài ra, với tình trạng biếng ăn và kém hấp thu, bên cạnh việc bổ sung vi chất qua đường ăn uống, mẹ cũng đừng quên các loại sữa có bổ sung men, enzym tiêu hóa, vitamin khoáng chất.. giúp bé tiêu hóa tốt, kích thích ăn ngon, nâng cao sức khỏe, tăng cường thể lực, tăng cường hệ miễn dịch,…. Cha mẹ cũng nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, giúp phòng và hỗ trợ rối loạn tiêu hóa, giúp bé ăn ngon và hấp thu tốt.

Xem thêm về BÉ BIẾNG ĂN tại: http://botania.com.vn/tin-tuc/Lam-sao-de-be-het-bieng-an-viem-duong-ho-hap.html

Tai Biến Mạch Máu Não Bệnh Của Người Cao Tuổi

Hiện nay trong y học, tai biến mạch máu não (còn gọi đột quỵ) đang trở thành vấn đề quan trọng, nguy cơ tai biến mạch máu não phụ thuộc vào tuổi tác mà tuổi thọ trung bình ngày càng tăng. Đặc biệt, khi thời tiết giá lạnh bệnh càng gia tăng. Theo thống kê ở nước ta, mỗi năm có hàng trăm ngàn người bị ảnh hưởng bởi tai biến mạch máu não và để lại những di chứng nghiêm trọng.

người già dễ bị tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não bệnh của người già (minh họa)

Tai biến mạch máu não là gì?

Khi mạch máu cung cấp lên não bị tắc nghẽn hay bị vỡ sẽ xảy ra tai biến mạch máu não. Khi xảy ra điều này, não không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất dẫn đến bị tê liệt, không làm được việc nữa. Nên các bộ phận cơ thể không còn được hoạt động ổn định. Có nhiều nguyên nhân xảy ra tai biến, hay gặp nhất là do động mạch bị tắc do huyết khối hình thành trong lòng động mạch; hoặc do xơ vữa động mạch, lớp mỡ trong máu lâu ngày ứ đọng dày lên, lâu dần làm hẹp lòng mạch cản trở dòng chảy, dẫn đến hình thành cục máu đông. Các cục máu đông này theo dòng chảy và gây tắc ghẹt mạch mãu não. Trường hợp mạch máu trong não bị vỡ gây chảy máu gọi là xuất huyết não, xuất huyết não có thể xay ra ở bệnh nhân xơ vữa động mạch, huyết áp cao hoặc xảy ra do chấn thương đầu hoặc do bẩm sinh

Nhận biết sớm dấu hiệu bệnh Tai biến mạch máu não

Tứ chi tê liệt: trước tai biến vài ngày hoặc vài giờ, bệnh nhân cảm thấy một bên mặt hoặc tứ chi tê liệt, cơ thể rã rời, đau nhức, hoa mắt chóng mặt... Những biểu hiện này rõ nhất là sau khi ngủ dậy.

Đột nhiên mặt mũi tối sầm: chỉ diễn ra vài giây hoặc vài phút sau đó phục hồi lại bình thường. Điều này cho thấy võng mạc bị thiếu máu tạm thời, do khả năng lưu thong của mạch máu não bị cản trở.

Người bệnh có hiện tượng ú ớ: Nói khó hoặc không nói được, khó tiếp thu thông tin từ người khác.. Đây là do não bị thiếu máu, ảnh hưởng đến trung khu điều khiển ngôn ngữ của vỏ não.

Người bệnh có hiện tượng hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, có lúc còn cảm thấy quay cuồng rồi đột ngột bị ngã bất tỉnh. Nguyên nhân là do động mạch không cung cấp máu cho não đủ gây ảnh hưởng đến tiểu não và các tổ chức thần kinh liên quan.

Đau đầu chóng mặt: Ở bệnh nhân có tiền sử huyết áp cao thì khi xuất huyết não, sự giao động của huyết áp sẽ tăng cao, gây ra chóng mặt, đau đầu... Rất có thể đã xảy ra hiện tượng xuất huyết não.

Ngáp nhiều: Não thiếu máu cung cấp gây thiếu oxy dẫn đến ảnh hưởng tổ chức não, gây hiện tượng ngáp nhiều. Nếu một vài ngày, người cao tuổi có hiện tượng nàycần cảnh giác có thể xảy ra tai biến.

Phòng ngừa như thế nào?

Tai biến mạch máu não xảy đến rất đột ngột, bệnh nhân không cảm thấy đau đớn gì. Vì vậy, bệnh nhân đôi khi không gọi được người trợ giúp, chính vì thế sẽ dễ mất đi quãng thời gian quí giá là thời gian chúng ta có thể cứu được bộ não (còn gọi giờ vàng) trong 3 giờ đầu bị bệnh. Khi bị tai biến mà phát hiện muộn, cho dù điều trị tích cực cũng dễ để lại di chứng nặng nề. Do đó, phát hiện và điều trị tích cực các nguyên nhân gây tai biến là quan trọng như: điều trị tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tránh căng thẳng thần kinh, làm việc nghỉ ngơi hợp lý, tập luyện đều đặn vừa với sức mình, không uống nhiều bia rượu... Khi có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, khó ở, mệt không rõ nguyên nhân..., cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Số người tai biến mạch máu não thường gặp ở nước ta ở là độ tuổi ngoài 50, tỷ lệ nam mắc cao hơn nữ khoảng 3 lần. Có tới 80% bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp( trong khi đó hơn 2/3 bệnh nhân tăng huyết áp không tự biết mình mắc bệnh, và khi đã phát hiện tăng huyết áp rồi thì cũng có tới gần ½ không được điều trị, trong số được điều trị thì số được chữa đúng cách chỉ non ¼), tiếp đó là những người bệnh tim, tiểu đường…Thời gian xảy ra tai biến thường từ 1 giờ sáng đến 12 giờ trưa, bệnh có nguy cơ tăng cao về mùa đông khi thời tiết thay đổi đột ngột. Ngoài triệu chứng thường gặp như đã nói ở trên, người bệnh có thể có những triệu chứng như: đau đầu vùng chẩm- gáy, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn cảm giác, mất ý thức, rối loạn tâm thần…

Xem thêm về TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO tại: http://botania.com.vn/tin-tuc/Ban-biet-gi-ve-tai-bien-mach-mau-nao.html

Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2016

Đối Tường Cần Tầm Soát Bệnh Tiểu Đường

Theo tổ chức Y tế quốc tế (WHO) cho rằng bệnh tiểu đường là một trong các yếu tố nguy cơ hàng đầu cho sức khỏe cộng đồng ngày nay. Bệnh tiểu đường hiện nay chiếm tới 10% dân số, và đang tăng thêm. Theo các chuyên gia nội tiết, tối thiểu 1/3 số bệnh đái tháo đường sẽ không nặng thêm khi tham gia chương trình tầm soát bệnh tiểu đường từ tuổi trung niên, nhất là các đối tượng có đủ các tiêu chí sau:

Béo phì nguyên nhân bệnh tiểu đường
Béo phì nguyên nhân của bệnh tiểu đường (minh họa)

Tuổi đời: Bệnh đái tháo đường gia tăng số  lượng từ tuổi 50, không phân biệt nam hay nữ. Lượng đường trong máu tăng cao sớm hơn nhiều, ở những bệnh nhân trước đó có cuộc sống căng thẳng.

Cơ tạng: Bệnh tiểu đường có thể di truyền, nên những người có thân nhân trực hệ dễ bị tiểu đường.

Vòng bụng quá cỡ: Lượng mơ dư thừa là tác nhân gây béo phì, do lười vận động hay do uống nhiều bia rượu, được các nhà nghiên cứu về bệnh tiểu đường quả quyết là có tác động thúc đẩy cho bệnh tiểu đường. Giảm cân, tránh uống rượu bia là biện pháp có tác dụng ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Làm biếng vận động: Vận động thường xuyên không chỉ đảm bảo sức khỏe, mà còn tránh béo phì, giúp khí huyết lưu thông, hạn chế mắc tắc mạch máu đầu chi sau này…

Thiếu thực phẩm xanh: tính năng của tuyến tụy, cơ quan có nhiệm vụ sinh tiết insulin điều chỉnh đường huyết, tùy thuộc vào các loại sinh tố và khoáng tố. Nhận thấy rằng tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường tỉ lệ nghịch với liều lượng củ quả tươi trong khẩu phần. Ngược lại, ai càng mạnh miệng với thực phẩm công nghệ, người đó càng dễ bị bệnh tiểu đường.

Bệnh gan: Người bệnh gan không được điều trị tốt đến nơi đến chốn vì rối loạn tính năng gan, kéo theo rối loạn biến dưỡng chất đường và chất béo. Khi đó bệnh tiểu đường và tăng mỡ máu tự nhiên hình thành.

Huyết áp cao: bệnh nhân cao huyết áp có nguy cơ bị bệnh tiểu đường nhiều gấp 3 lần người tuy cũng có nếp sống dễ bị bệnh tiểu đường nhưng huyết áp trong định mức bình thường. Do đó không chỉ cần giám sát huyết mà quan trọng hơn nữa là điều trị đúng bài bản.

Thiếu nội tiết tố giới tính: Dù nữ hay hay nam, người mãn kinh cũng như nam giới bước vào giai đoạn mãn dục đều khó tránh tình trạng đường huyết dao động rồi nhích lần lên trên và kết thúc vượt quá định mức bình thường.

Người làm ca đêm: Rối loạn nhịp sinh học là lý do khiến tuyến thượng thận phản ứng sai lệch theo kiểu tự tăng đường huyết. Lâu ngày thành thói quen. Hậu quả là đường huyết tăng không vì thừa chất ngọt mà vì  thiếu ngủ.

Bé Hay Ốm Do Mắc Các Bệnh Khi Thời Tiết Giao Mùa

Vào những đợt giao mùa, bé hay ốm do các bệnh về thời tiết thay đổi, mà cơ thể bé chưa kịp thích nghi với những thay đổi môi trường, bé hay ốm do mắc các bệnh như cảm cúm, sốt phát ban, chân tay miệng, viêm đường hô hấp, sốt xuất huyết, tiêu chảy… Dưới đây là dấu hiệu và cách phòng tránh các bệnh bé hay ốm mắc phải cha mẹ cần lưu ý:

Thời tiết giao mùa trẻ hay ốm
Thời tiết giao mùa trẻ rất dễ mắc bệnh (minh họa)

1. Cảm cúm

Bé có dấu hiệu như: ngạt mũi, đau họng, ho, sốt, nhức mỏi toàn thân.. dấu hiệu ngạt mũi, chảy nước mũi kéo dài hơn các dấu hiệu khác.

Phòng tránh: Giữ ấm cho trẻ (nhất là trẻ mới sinh), nhất là ngực, cổ đầu, tay chân. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nhiều người, nhất là người có biểu hiện cúm. Tránh ăn uống đồ lạnh, tăng cương dinh dưỡng và vitaminC. Ở trẻ sơ sinh có thể tiêm phòng hàm năm cho bé.

2. Sốt phát ban, viêm não Nhật bản, tay chân miệng

-Trẻ bị sốt phát ban: thường do virus sởi hoặc virus rubella gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, nên bé mắc phải khi tiếp xúc gần môi trường với người bệnh.

Triệu chứng: Da bé xuất hiện nhiều nốt đỏ li ti ở vùng mặt rồi lan nhanh ra toàn thân và chân tay. Cơ thể bé mệt mỏi, đau đầu, sổ mũi, đau họng…

Phòng tránh: Cần cho bé tiêm phòng sởi và rubella theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

-Viêm Não Nhật Bản: Có thể xuất hiện bệnh rải rác quanh năm, nhưng tỷ lệ mắc bệnh cao vào các tháng hè (tháng 5, 6 và 7). Bệnh rất nguy hiểm không chỉ làm trẻ tử vong, mà khi cứu sống cũng để lại nhiều di chứng như liệt vận động, câm, điếc, mù...

Triệu chứng: Sau thời gian ủ bệnh (từ 5-15 ngày) bệnh sẽ xuất hiện theo 3 giai đoạn: Giai đoạn khởi phát: trẻ bị sốt đột ngột, kèm ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu,... Giai đoạn toàn phát: Cơ thể trẻ sốt cao 38°C- 40°C kéo dài, có dấu hiệu viêm màng não (đau đầu, cứng gáy), rồi loạn ý thức (kích thích vật vã hoặc li bì), tổn thương thần kinh khu trú (co giật, run giật tự nhiên ngón tay, liệt cứng mi mắt hoặc toàn thân)… Giai đoạn hồi phục: trẻ qua khỏi được có thể hồi phục hoàn toàn. Một số trường hợp nặng có thể để lại di chứng liệt cứng  tay chân, rối loạn tin thần, chậm phát triển trí tuệ…

Hướng xử lý: Trẻ bị viêm não Nhật Bản cần phải được điều trị tại bệnh viện. Trong khi đợi đưa bé vào viện trẻ sốt cao cần được hạ sốt bằng thuốc, kết hợp chườm khăn mát ở chán và bẹn, tuyệt đối không chườm đá lạnh.

-Bệnh Tay Chân Miệng: là dịch bệnh nguy hiểm ở trẻ em, bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, có thể gây tử vong cao. Hiểu được nguyên nhân, triệu chứng của bệnh ở trẻ vô cùng quan trong và cần thiết, để có hướng điều trị kịp thời.

Triệu chứng: trẻ liên tục chảy nước bọt, xổ mũi, đau họng, mệt mỏi...Giai đoạn toàn phát: bé biếng ăn hoặc bỏ ăn, khó ngủ, quấy khóc, run chi,... Vòm họng, niêm mạc má, nướu răng, lưỡi: xuất hiện những vết loét đỏ. Trên da trẻ: xuất hiện bóng nước hình bầu dục, hoặc hơi tròn, nổi cộm hay ẩn dưới da trên nền hồng ban, không đau, khi bóng nước khô để lại vết thâm da.

Phòng ngừa: Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi tiêu, sau khi mặc, thay tả, hoặc sau khi tiếp xúc với những vết loét, phân, nước tiểu, nước bọt của trẻ bệnh..Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà bằng dung dịch sát khuẩn. Cách ly trẻ bệnh để tránh tình trạng bệnh lây lan nhanh trong cộng đồng.Theo dõi các dấu hiệu nặng: khi có một trong các triệu chứng sau: sốt cao trên 39oC, giật mình liên tục, run chi, chới với, quấy khóc, bứt rứt, co giật thì người nhà cần đưa bé vào bệnh viện ngay.

3 Viêm phế quản

Dấu hiệu: Bệnh thường gặp ở bé 3-6 tháng tuổi. Cha mẹ nên lưu ý khi trẻ có dấu hiệu như ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao... Sau 3-5 ngày thì bé ho ngày một nhiều, xuất hiện thở khó, thở rít.

Phòng tránh: Trước khi chăm sóc bé cha mẹ nên rửa tay bằng xà phòng, không hôn bé, không để trẻ sơ sinh tiếp xúc nơi đông người… Nếu bé bị sổ mũi, cha mẹ cần hút rửa mũi cho trẻ bằng dung dịch muối sinh lý thương xuyên, nhằm ngăn virus xâm hại…

4. Tiêu chảy

Do rotavirus gây ra, thường gặp ở các bé từ 3-24 tháng tuổi, virut có thểm xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa.

Dấu hiệu: Thông thường bé sẽ nôn trước, sau 1-2 ngày thì bắt đầu đi ngoài. Trẻ có thể ho, sốt nên dễ hiểu nhầm với bệnh viêm đường hô hấp, viêm mũi họng. Bệnh kéo dài 3-7 ngày, biến chứng nguy hiểm là mất nước, mất muối quá nhiều, dẫn đến trụy tim hoặc tử vong nếu không bù nước kịp thời.

Phòng bệnh: Tiêm Vacxin là cách phòng bệnh tốt nhất, ngoài ra cần đảm bảo vệ sinh trong ăn uống, không để bé tiếp xúc với vật nuôi trong nhà…

Ngoài các bệnh nêu trên ra, khi giao mùa trẻ còn dễ mắc các bệnh khác mà cha mẹ cũng cần lưu ý như viêm đường hô hấp, sốt xuất huyết….

Xem thêm Bé Hay Ho tại: http://botania.com.vn/tin-tuc/Tuyet-chieu-danh-cho-be-bieng-an-hay-om.html

Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2016

Những Lời Khuyên Tránh Biến Chứng Bệnh Tiểu Đường

Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường, là chứng bệnh mạn tính, người bệnh cần phải học cách chung sống hòa bình với no. Bệnh tiểu đường lâu ngày kéo dài có thể sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tim mạch, mắt, thận.. Vậy phải làm sao để đề phòng những biến chứng do đái tháo đường gây ra, dưới đây là một số lời khuyên hữu ích dành cho người bệnh tiểu đường:

đo kiểm đường huyết thường xuyên phòng ngừa biến chứng
Thường xuyên kiểm tra đường huyết giúp phòng tránh biến chứng ( minh họa)

Không hút thuốc lá: Người bệnh tiểu đường thường hút thuốc là có tỷ lệ chết sớm cao gấp đôi so với những người không hút thuốc. Bỏ hút thuốc không những giúp huyết áp ổn định mà còn giảm nguy cơ tiềm ẩn đột quỵ, đau thần kinh và các biến chứng khác của đái tháo đường.

Chủ động tập thể thao: Lựa chọn môn thể thao phù hợp như đi bộ, đi xe đạp… thường xuyên tập luyện hàng ngày, mỗi ngay khoảng 30 phút tăng khả năng giúp bạn giảm nguy cơ biến chứng tim mạch và cao huyết áp.

Lựa chọn thực phẩm: Lựa chọn các loại siêu lương thực như khoai lang, cá hồi, dâu tây, rau có lá xanh cho bữa tối hàng ngày. Tuyệt đối tránh xa các loại thực phẩm có chưa chất béo bão hòa, lựa chọn chất béo không bão hòa như dầu ô liu.

Ăn ít muối: Chế độ ăn ít muối, ăn nhạt hàng ngày giúp ổn định huyết áp và bảo vệ thận.

Theo sát đường huyết hàng ngày: Việc thường xuyên đo kiểm tra đường huyết, có khả năng giúp phòng tránh được các biến chứng của bệnh đái tháo đường như đau thần kinh, hoặc kiểm soát các biến chứng không bị xấu đi. Ngoài ra kiểm tra đường huyết hàng ngày cũng giúp ích cho lựa chọn thực phẩm và kế hoạch tập luyện trong giai đoạn chữa trị.

Bệnh tim là một biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường: Cần phát hiện sớm bệnh đái tháo đường và kiểm soát đường huyết tốt. Khi có bệnh đái tháo đường, cần kiểm tra thường xuyên các nguy cơ tiềm ẩn tim mạch.

Giảm cân: Người bệnh tiểu đường, chỉ cần giảm được một số kg thừa cũng giúp cơ thể cải thiện khả năng hấp thụ insulin. Ngoài ra giảm cân còn giúp giảm lượng đường trong máu, cải thiện huyết áp và mỡ trong máu.

Chọn thực phẩm chứa carbohydrate (carbs) cẩn thận: Bị bệnh tiểu đường không có tức là bạn phải cắt giảm carbs hoàn toàn. Hãy chọn lương thực chứa carbohydrate tiêu hóa chậm, cung cấp năng lượng ổn thỏa như ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây tươi.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ 2-4 lần/ năm: Nếu dùng insulin hoặc cần giúp đỡ cân bằng lượng đường trong máu, bạn có khả năng phải tham khảo ý kiến bác sĩ thường xuyên hơn.

Ngủ đủ giấc: Mất ngủ quá nhiều có khả năng làm tăng cảm giác thèm ăn những thực phẩm chứa carbs cao. Điều này có khả năng dẫn đến tăng cân, tăng các nguy cơ biến chứng như bệnh tim.

Thận trọng với vết thương nhẹ và bầm tím: đái tháo đường làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và chậm lành các vết thương, theo đó việc chữa trị các vết thương phải thật dùng kháng sinh và băng khử trùng cẩn trọng.


Xem thêm Bệnh Tiểu Đường tại: http://botania.com.vn/tin-tuc/Bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-tieu-duong.html