Thứ Năm, 21 tháng 7, 2016

Nguy Cơ Cao Mắc Bệnh Đái Đường Ở Trẻ Nhỏ

Thông thường chúng ta chỉ chú ý và biết đến bệnh tiểu đường xảy ra nhiều ở người lớn, tuy vậy bệnh tiểu đường vẫn có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ. Khi trẻ nhỏ mắc bệnh tiểu đường thì việc điều trị khó khăn hơn ở người lớn.
Trẻ béo phì dễ mắc bệnh tiểu đường hơn (minh họa)
Trẻ nhỏ mắc bệnh tiểu đường thường do các yếu tố di truyền và quá trình viêm tự miễn làm phá hủy cấu trúc tế bào peta ở tụy, dẫn tới làm giảm khả năng sản sinh insulin, gây tăng đường huyết mạn tính. Bệnh tiểu đường ở trẻ nhỏ cũng giống như ở người lớn, cũng tồn tại hai loại bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Với trẻ nhỏ mắc đái tháo đường tuýp 1 là do trẻ có rối loạn tổng hợp insulin, rối loạn sản sinh insulin và có tính chất bẩm sinh. Còn trẻ nhỏ mắc bệnh đái đường tuýp 2 thường yếu tố là do béo phì, thừa cân, thường ngày cuộc sống của trẻ thiếu cân bằng gây nên.
Ngày trước, chúng ta chỉ thấy ghi nhận bệnh đái tháo đường ở người trưởng thành, nhưng hiện nay căn bệnh này đã có xảy ra ở trẻ nhỏ, bởi chế độ dưỡng chất hiện đã có sự thay đổi so với trước đây. Đái tháo đường ở trẻ nhỏ xảy ra nhiều hơn khi trẻ bị thừa cân, béo phì ngày càng nhiều. Khi trẻ nhỏ mắc bệnh tiểu đường thì việc điều trị là rất khó khăn, bởi trẻ nhỏ đang rất cần nhiều dinh dưỡng để phát triển cơ thể, mà dinh dưỡng lại là yếu tố cản trở quá trình trị bệnh.
=> Bonidiabet thực phẩm giúp ổn định đường huyết trong điều trị bệnh tiểu đường.
Việc chẩn đoán trẻ nhỏ có mắc bệnh tiểu đường cũng không hề dễ dàng. Do người lớn ít nghĩ rằng trẻ mắc bệnh này, nên không đưa trẻ đi kiểm tra khám bệnh. Vì thế, khi có nghi ngờ trẻ nhỏ bị đái tháo đường (nhất là trẻ béo phì), bố mẹ cần đưa trẻ đến các bác sĩ chuyên khoa nội tiết kiểm tra. Khi đã được xác định là mắc bệnh thì việc điều trị là vô cùng phức tạp, nhất là ở trẻ mắc đái tháo đường tuýp 2, ngoài việc điều trị dùng thuốc theo chỉ định, trẻ còn phải tuân theo chế độ ăn kiêng cực kỳ nghiêm ngặt.
Bệnh đái tháo đường nếu không được điều trị đúng đắn, chẳng những không kiểm soát được đường huyết mà còn gây ra nhiều biến chứng như hạ đường huyết một biến chứng vô cùng nguy hiểm. Não bộ của trẻ luôn cần được cung cấp đường để nuôi não, nên khi đường huyết hạ thấp não không được cung cấp đường đầy đủ dẫn tới giảm sự phát triển của não làm giảm trí thông minh, giảm thị lực khi tình trạng hạ đường huyết kéo dài và thường xuyên xảy ra.
Với bé bị bệnh tiểu đường loại 1 thì chế độ ăn uống hàng ngày vẫn như bình thường, chỉ cần hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, tinh bột và mỡ động vật. Với trẻ bị bệnh loại 2 thì cần tính toán năng lượng và tinh bột cung cấp cho trẻ một cách chặt chẽ và hợp lý; Nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày, vì ăn quá nhiều trong một bữa sẽ làm đường huyết tăng cao. Ngoài ra cần kiểm tra đều đặn nông độ đường huyết để có phương pháp điều trị thích hợp.
Các thực phẩm như bắp, khoai sọ, các loại rau xanh như bắp cải, rau cần, rau muống, trái cây chín ít ngọt như thanh long, bưởi, cam, táo ta, lê, mận nên bổ sung hằng ngày để cung cấp vitamin và chất khoáng cho cơ thể trẻ. Bên cạnh đó, việc vận động cơ thể, tập thể dục, cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, nhất là trẻ béo phì.
=> Bạn quan tâm tới Thiểu năng tuần hoàn não

Làm Sao Để Trẻ Không Còn Kh��c Dạ Đề

Bé khóc dạ đề hay dân gian gọi là khóc dã tràng, trẻ thường khóc vào một thời điểm nhất định trong ngày và diễn ra trong nhiều ngày. Bé khóc đêm có không ít nguyên nhân gây ra, có thể do trẻ bị kích thích quá độ, vấn đề tiêu hóa hoặc ngoại cảnh tác động…
Trẻ khóc dạ đề có thể do gặp phải dị ứng với thành phần trong sữa mẹ (minh họa)
Vậy trẻ khóc dạ đề là gì?
Khóc dạ đề thường sảy ra ở trẻ sơ sinh, trong dân gian gọi hiện tượng này là tiểu nhi dạ đề hay khóc dã tràng. Bé khóc vào một thời gian nhất định trong ngày và diễn ra trong nhiều ngày liền, bố mẹ khó dỗ trẻ nín khóc được.
Trẻ khóc dạ đề không được coi là bệnh lý hay chẩn đoán của bác sĩ. Có thể nhận biết bé khóc dạ đề khi có các biểu hiện như: khi bé ở 3 tuần tới 3 tháng tuổi, bé thường khóc vào một giờ nhất định ban chiều hoặc ban đêm, kéo dài khoảng 3 tiếng và diễn ra ít nhất 3 lần trong tuần (thường thì đêm nào cũng khóc). Bé khóc tiếng rất lớn như tiếng hét, khi bé khóc dữ quá mặt thường đỏ ửng lên; ngoài ra bé còn có thể có xì hơi hoặc ợ trớ…
=> Bonikiddy giúp trẻ tăng cường miễn dịch, hết biếng ăn mẹ biết chưa.
Trẻ khóc dạ đề nguyên nhân do đâu?
Theo các nhà khoa học, hiện tượng bé khóc đêm không phải do di truyền hay do bất thường trong khi mang thai hoặc sự phát triển của bé mà có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Bé bị kích thích quá mức: Thường ở trẻ sơ sinh có cơ chế tự bảo vệ, giúp bé cân bằng việc tiếp nhận kích thích từ bên ngoài, nhưng sau khoảng 1 tháng khi các giác quan dần hoàn thiện thì việc tiếp nhận các kích thích từ bên ngoài trở nên quá tải. Vì vậy, bé quấy khóc và khóc mãi… nhằm giảm căng thẳng do kích thích từ ngoài.
Do hiện tượng trào ngược: trào ngược dạ dày, thực quản xảy ra ở bé khi cơ thực quản chưa hoàn thiện, hay gặp ở bé hay ợ trớ, kém ăn và thường cáu gắt, khó chịu… đây cũng được coi là những nguyên nhân khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh.
Do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, nên gặp khó khăn với thức ăn dù là sữa mẹ. Khi này sẽ sinh ra nhiều khí chướng, bé sẽ khóc mỗi lần xì hơi hoặc đau bụng.
Do dị ứng thức ăn: trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa cực nhạy cảm, nên có thể phản ứng lại protein trong sữa mẹ hoặc sữa công thức. Ngoài ra, có một số bé khi bú mẹ có thể dị ứng với dưỡng chất trong khẩu phần ăn của mẹ.
Do mẹ hút thuốc lá: kết quả một nghiên cứu cho thấy người mẹ hút thuốc lá có con khóc đêm nhiều hơn các mẹ không hút thuốc. Ngoài ra, nếu mẹ hít phải khói thuốc cũng làm tăng khả năng trẻ khóc dạ đề.
=> Bé mọc răng mẹ chăm sóc như nào, tìm hiểu mẹ nhé.
Vậy làm sao để bé không khóc dạ đề?
Bé khóc dạ đề không phải là bệnh lý, tuy nhiên cha mẹ cũng có thể tham khảo một vài cách dưới giúp phòng ngừa hoặc dỗ nín trẻ. Cha mẹ cũng có thể gặp các chuyên gia để được tư vấn cụ thể.
Lưu ý chế độ ăn của trẻ: có một số loại thức ăn gây khó chịu cho hệ tiêu hóa của trẻ như: các loại rau họ cải, sô cô la, sữa, đậu nành, trứng, cá… Nếu trong khẩu phần ăn của mẹ có các thực phẩm này mà bé khóc nhiều thì rất có thể bé bị dị ứng với chúng.
Đối với những bé sử dụng sữa công thức: ở bé sử dụng sữa công thức mà khóc nhiều có thể do bé bị dị ứng với các thành phần trong sữa, bố mẹ hãy đổi sữa khác cho con hoặc chỉ cho bé bú sữa mẹ.
Cân nhắc sử dụng men vi sinh: men vi sinh có thể giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn, bé thấy dễ chịu và bớt khóc.
Sử dụng thảo dược: trong dân gian có nhiều loại thảo dược dùng để chữa bé khóc đề, tuy nhiên cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi muốn sử dụng thảo dược.
Massage cho bé: bố mẹ chỉ cần nhẹ nhàng massage lưng, tay, chân và bụng cho bé.
Tăng vận động cho bé: bé được vận động nhiều sẽ giải tọa được căng thẳng, cha mẹ có thể cùng vận đồng với bé.
Ủ ấm cho bé: khi bé được ủ ấm, bé vừa có cảm giác an toàn vừa giữ được thân nhiệt tốt.
Tạo âm thanh êm dịu: cha mẹ có thể tạo những âm thanh êm dịu giúp bé trấn an và bớt khó chịu.
Tạo không khí thư thái, dễ chịu: tắt đèn, giảm tiếng ồn tạo không gian thoải mái, bé không bị kích thích gây ra khó chịu.
Không để bé tiếp xúc với khói thuốc: vì khói thuốc lá làm trẻ khó chịu nên trẻ dễ cáu gắt và khóc dai dẳng hơn.

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2016

Phòng Tránh Tai Biến Mạch Máu Não Xảy Ra Vào Mùa Đông

Đột quỵ não hay bệnh tai biến mạch máu não thường xảy ra ở người già, tuy nhiên ngày nay cuộc sống càng hiện đại thì tai biến mạch máu não ngày càng có xu hướng trẻ hóa cao. Tai biến mạch máu não trở thành căn bệnh nguy hiểm và lo lắng của nhiều người nhất là vào mùa đông. Vậy tai sao vào mùa đông tai biến mạch máu não là diễn biến mạnh mẽ như vậy? Qua bài viết này chúng ta sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về bệnh tai biến mạch máu não và biết cách phòng tránh tốt nhất vào mùa đông, mùa bệnh dễ tiến triển và gia tăng mạnh mẽ.
Tắc vỡ mạch máu não nguy cơ cao dẫn tới đột quỵ tai biến mạch máu não (minh họa)
Tại sao bệnh tai biến mạch máu não dễ mắc và tăng cao vào mùa đông?
Vào mùa đông tình trạng bệnh cao huyết áp chuyển biến xấu và tệ hơn, khả năng dẫn tới suy tim hoặc đột quỵ tăng cao. Theo kết quả thống kê cho thấy, số người bệnh có nguy cơ đột quỵ tăng cao đến hơn 15% vào mùa đông.
- Thời tiết vào mùa đông lạnh giá, khiến cơ thể tiết ra catecholamine trong máu dẫn tới mạch máu ngoại biên co lại. Khi mạch máu ở một số vùng co lại sẽ đẩy máu ra những khu vực ít chịu ảnh hưởng hơn, dẫn tới gây giãn mạch thụ đông tại đó (như mạch máu não, mạch máu phổi), vì thế dễ gây các biến chứng đứt mạch máu não hoặc phù phổi cấp.
- Bên cạnh đó, vào mùa đông thời tiết lạnh cũng làm tăng số lượng tiểu cầu, hồng cầu và tăng độ nhớt của máu, từ đó dẫn tới tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành, đột quỵ não và các bệnh lý mạch máu ngoại vi, đặc biệt ở người cao tuổi vì khả năng miễn dịch và tính chịu đựng của cơ thể yếu kém, mạch máu suy giảm tính đàn hồi trở nên cứng hơn, máu tăng độ quánh do hàm lượng cholesterol tăng cao, enzyme tiêu hủy sợi huyết suy giảm, lòng mạch máu bị thu hẹp, máu hay bị kết vón cục, lưu lượng máu cung cấp qua não giảm tới 1/5 so với mức bình thường, khả năng dự trữ chức năng không còn nhiều nên người bệnh khó thích nghi với những thay đổi bất thường của thời tiết.
- Nhất là ở những người có tiền sử bị cao huyết áp, thành mạch máu bị thoái hóa dầy lên, ảnh hưởng tới tuần hoàn não. Khi gặp phải những thay đổi đột ngột từ bên ngoài, những động mạch máu lên não bị tắc nghẽn, gây thiếu máu cung cấp cho não khi này não bị thiếu chất dinh dưỡng và oxy dẫn tới đột quỵ và tử vong.
=> Bệnh tiểu đường nguyên nhân gián tiếp gây đột quỵ.
Theo các chuyên gia khoa học tại trung tâm y tế Clevelan (Mỹ) chỉ ra rằng, sự thay đổi lớn về nhiệt độ từ nắng ấm sang lạnh khiến huyết áp tăng, làm mạch máu bị thắt lại. Mạch máu khi bị biến dạng sẽ dẫn tới tình trạng phình động mạch chủ nguy cơ cao vỡ gây chảy máu não dẫn tới tai biến mạch máu não.
Thêm vào đó về mùa đông số người uống rượu càng nhiều hơn, hàm lượng cồn trong máu cao và ở lâu trong máu do khả năng bài tiết qua đường hô hấp, tuyến mồ hôi bị suy giảm, dẫn đến huyết áp tăng, nhịp tim và lưu lượng máu tăng và giảm độ dính của máu. Lúc này, chỉ một cơn xuất huyết nhẹ là đủ dẫn tới người bệnh gặp phải tai biến mạch máu não
Vì thế, vào mùa đông mọi người nên cảnh giác với bệnh tai biến mạch máu não, cần có các biện pháp phòng ngừa bệnh tai biến trong mùa đông một cách khoa học như giữ ấm cơ thể, ăn nhiều rau xanh và uống nhiều nước, không uống rượu bia....

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016

Nhịn Ăn Đêm Giảm Thiểu Yếu Tố Mắc Bệnh Đái Tháo Đường Và Ung Thư

Kết quả từ nhiều cuộc nghiên cứu cho biết nhịn ăn vào ban đêm có lợi cho sức khỏe, giúp tăng khả năng phòng tránh đái tháo đường và ung thư (nhất là ung thư vú ở nữ giới). Nhịn ăn uống về đêm giúp tránh diễn ra sự trao đổi chất của cơ thể trong sự liên kết giữa chu kì giấc ngủ với thức tự nhiên.
Nhịn ăn đêm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ung thư vú (minh họa)
Thường xuyên thực hiện ăn những bữa ăn sáng tại những thời điểm cố định. Tiếp đến điều chỉnh lại khoảng thời gian giữa bữa tối và bữa sáng, bởi sự điều chỉnh này giúp giảm thiểu lượng đường trong máu, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tật.
=> Bạn có biết Bonidiabet giúp ổn định đường huyết.
Có tới 20% phụ nữ thực hiện nhịn ăn đêm trong 3 giờ có ít nguy cơ tăng mức đường huyết hoặc đường trong máu đậm đặc, những yếu tố dẫn đến ung thư và đái tháo đường.
Theo những chuyên gia tại Đại học California cho biết: Tăng thời gian nhịn ăn đêm là phương pháp mởi để giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Đây được cho là một sự thay đổi chế độ ăn uống đơn giản mà hầu hết phụ nữ nào cũng có thể hiểu và dễ dàng chấp nhận.
Nhịn ăn vào ban đêm trong 3 ngày liên tục có thể giúp tái tạo toàn bộ hệ thống miễn dịch của cơ thể. Theo những nghiên cứu trước đây cho thấy: phụ nữ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có tới 23% số người có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Ở những người làm việc và ăn đêm liên tục dễ bị mắc bệnh nhiều hơn vì cơ chế ăn uống của họ kích thích tăng lượng đường trong máu.
Theo một ghi chép lại giờ ăn ngủ của 2000 phụ nữ tham gia cuộc nghiên cứu này được tiến hành từ năm 2009 đến 2010. Kết quả ghi nhận có sự thay đổi rõ rệt ở những người nhìn ăn ban đêm và những người ăn đêm, lượng đường huyết ở những người nhịn ăn đêm giảm đáng kể và ít có những yếu tố dẫn tới ung thư vú.
Theo những tư vấn của các chuyên gia, để phòng tránh bệnh ung thư một cách hiệu quả là ăn ít thịt đỏ, giảm và hạn chế uống rượu bia, tăng cường ăn các loại ngũ cốc tinh chế và các loại thức ăn chế biến từ thực vật.
Thực hiện bữa ăn trong vòng 12 giờ còn giúp giảm cân một cách hữu hiệu. Cũng theo các chuyên gia nghiên cứu, họ nhấn mạnh việc nhịn ăn đêm có tác động tới khả năng hấp thu đường, qua đó giúp ổn định đường huyết, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư vú ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường. Vì thế các chuyên gia cũng đưa ra tư vấn, cần có lối sống tích cực, hạn chế uống rượu bia để có cuộc sống thường ngày khỏe mạnh, phòng tránh bệnh tật, nhất là bệnh tiểu đường và ung thư vú.
=> Bạn muốn tìm hiểu bệnh Tai biến mạch máu não.

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016

Không Lo Trẻ Hay Ốm Với Các Thực Phẩm Giàu Dinh Dưỡng

Thời tiết vào mùa thu đông có sự khác biệt rõ rệt, có sự chênh lệch lớn giữa nhiệt độ ban ngày và nhiệt đô về đêm. Vì vậy trẻ nhỏ chưa có được hệ miễn dịch và sức đề kháng tốt cộng với điều kiện thời tiết thất thường, khiến trẻ hay ốm yếu mệt mỏi, khó chịu và hay bị sổ mũi, cảm lạnh… Vì thế để phòng cảm cúm cho trẻ, cha mẹ nên chú ý bổ sung cho bé những loại thực phẩm sau:
Thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bé yêu mẹ khỏi lo con hay ốm vặt (minh họa)
1. Thực phẩm giàu protein
Để phòng ngừa cảm cúm, cảm lạnh cho con vào giai đoạn giao mùa, bố mẹ hãy nghĩ đến các thực phẩm chứa nhiều protein. Theo các chuyên gia, thực phẩm giàu protein có thể kích thích sản sinh nhiệt tốt hơn các thực phẩm khác.
Protein có chứa amino axit tạo ra các tế bào cho cơ thể, các tế bào này giúp tăng cường hệ miễn dịch cho con. Khi thiếu hụt protein, hệ miễn dịch hoạt động không hiệu quả do các tế bào không được nuôi dưỡng tốt. Vì vậy, cần phải đảm bảo cơ thể trẻ được cung cấp đầy đủ protein.
Các loại thực phẩm giàu protein như trứng, cá, sữa, thịt nạc cha mẹ nên bổ sung trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé. Thêm vào đó, protein thực vật chứa nhiều chất giúp cải thiện hệ miễn dịch và hoạt chất có tính kháng virut, cha mẹ có thể cho con uống sữa đậu nành.
=> Bé biếng ăn cũng kém hấp thu dưỡng chất mẹ chú ý nhé
2. Thực phẩm chứa vitamin A
Theo các bác sĩ, vitaminA giúp ổn định màng tế bào da trên cơ thể, tăng cường chức năng hệ miễn dịch. Khi cơ thể thiếu vitaminA, khả năng kháng lại virut của tế bào giảm đi, chức năng bảo vệ niêm mạc đường hô hấp yếu đi, lúc này vi khuẩn virut dễ dàng tấn công gây viêm nhiễm đường huyết.
Vì vậy, bố mẹ hãy bổ sung đều đặn các thực phẩm giàu vitamin A như cà rốt, gan động vật, thịt đỏ, đu đủ…
Bên cạnh đó, các loại rau xanh, cải xoăn, măng tây, rau bina… rất giàu vitamin A. Rau xanh không chỉ giúp cơ thể bé cân bằng mà còn khiến bé sở hữu hệ miễn dịch tối ưu. Vì thế, cha mẹ hãy cho bé ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi mỗi ngày để hạn chế các bệnh đường hô hấp cho con.
3. Thực phẩm chứa vitamin C
Vitamin C giúp tăng cường thể lực, phòng virut lây nhiễm. Vitamin C trợ giúp hình thành kháng thể, tăng cường đề kháng cho cơ thể. Khi cảm hay sốt, vitamin C trong cơ thể giảm thấp, vì thế mẹ cần bổ sung cho bé các thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, bưởi, táo.. các loại quả này giữ nhiệt, nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ. Thường xuyên ăn các loại quả này giúp phòng tránh bệnh cảm cúm, tăng sức đề kháng cho cơ thể bé.
=> Bé khóc dạ đề những điều mẹ cần lưu ý.
4. Ăn nhiều thực phẩm chứa Kẽm
Kẽm được cho là nguyên tố vi lượng có mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống miễn dịch của cơ thể. Kẽm có thể khống chế trực tiếp sự sinh sôi nảy nở của virut cảm, đồng thời nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Kẽm có nhiều trong thức ăn từ hải sản vì chúng giàu hàm lượng omega3. Bố mẹ hãy cho bé ăn cá 3 bữa mỗi tuần, và sử dụng dầu thực vật trong bữa cơm gia đình. Bên cạnh đó, cá hồi được xếp đầu bảng cung cấp nhiều axit béo omega3 cũng như dầu cá. Đây được coi là thực phẩm tăng cường sự khỏe mạnh của hệ miễn dịch. Đồng thời, cha mẹ có thể bổ sung kẽm cho bé bằng những thực phẩm khác như thịt nạc, gan lợn, lòng đỏ trứng…
5. Thêm tỏi, hành, gừng vào món ăn của bé
Tỏi là gia vị có tác dụng phòng ngừa cảm cúm, tỏi có chứa nhiều hợp chất chống lại các tế bào ung thư như ung thư da, ruột, vú, dạ dày.
Vậy nên, trong các món ăn vào mùa đông cha mẹ hãy thêm nhiều hành và tỏi, giúp tăng cường sức đề kháng cho bé trước các tác nhân hắt hơi, sổ mũi. Tỏi chứa nhiều vitamin B, vitamin C và các khoáng chất như sắt, canxi, phốt pho, magie, natri, kali,… có tác dụng bồi bổ thần kinh, tránh cảm. Củ hành tây có tác dụng lợi tiểu, dễ tiêu hóa, trị ho, an thần, mệt mỏi và bổ dưỡng cơ thể. Gừng có khả năng chống lại cảm cúm.
Để phòng cảm cúm ở trẻ, mẹ có thể dùng tỏi tây, hành tây, gừng dưới dạng thái nhỏ trộn chung với các loại rau khác, nấu canh, nấu súp với khoai tây, cà rốt và xào với đậu hũ, thịt bò, heo… cho bé mỗi ngày.

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2016

Dấu Hiệu Và Biện Pháp Chữa Trị Đái Tháo Đường Tuýp 1

Bệnh đái đường là chứng bệnh mạn tính, không chữa khỏi hoàn toàn được, bệnh nhân chỉ có thể tìm cách sống chung với nó. Do hàm lượng đường trong máu tăng cao, đường không được vận chuyển hết vào tế bào, dư thừa trong máu và được đào thải ra ngoài qua đường tiểu nên được gọi là bệnh đái tháo đường, bệnh nhân đái tháo đường thường được chia làm 2 loại chính là tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2. Ở bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu triệu chứng nhận biết tiểu đường tuýp 1 và biện pháp điều trị bệnh như nào?
Thói quen xấu trong ăn uống khiến trẻ dễ mắc tiểu đường tuýp 1 (minh họa)
Những người thường dễ mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 1 là những người trẻ tuổi, trong đó bao gồm cả trẻ nhỏ. Bệnh tiểu đường tuýp 1 phụ thuộc vào lượng insulin trong cơ thể. Khi cơ thể tự dùng kháng thể tấn công và phá hủy tuyến tụy của bản thân, sẽ làm cho tụy mất đi khả năng sản sinh ra insulin. Kháng thể này thực tế là các protein trong máu, khi bị bệnh tiểu đường tuýp 1 bệnh nhân cần được tiêm insulin mỗi ngày để duy trì sự sống. Khi có các dấu hiệu như uống nước nhiều, đi tiểu nhiều lần, sụt cân, mệt mỏi thì nên đi khám và kiểm tra đường huyết ngay. Điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 gặp rất nhiều khó khăn, cần phải xác định mục tiêu trước mắt và lâu dài cho quá trình điều trị bệnh.
1. Dấu hiệu của bệnh tiểu đường type 1.
Để biết được chính xác có bị bệnh tiểu đường hay không, nhất thiết cần tới cơ sở y tế để được kiểm tra và đo đường huyết. Ngoài ra, có thể phát hiện bệnh thông qua các dấu hiệu như:
- Thường uống nước nhiều và đi tiểu nhiều lần. Tiểu dầm ban đêm ở trẻ có thể là dấu hiệu khởi phát đái tháo đường ở trẻ nhỏ.
- Cân nặng sụt giảm nhanh dù vẫn ăn nhiều.
- Cảm thấy mệt mỏi thường xuyên.
=> Hỗ trợ điều trị tiểu đường bằng Bonidiabet giúp ổn định đường huyết.
2. Chữa trị bệnh tiểu đường type 1.
Không như đái tháo đường tuýp 2, đái tháo đường tuýp 1 thường xảy ra phổ biến ở trẻ em mà cơ thể phụ thuộc vào insulin nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều trị. Bệnh đái tháo đường nếu không được điều trị tốt có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hại như hạ đường huyết, nhiễm ketone máu dẫn tới tình trạng hôn mê nguy hiểm cho tính mạng. Vậy nên, để đối phó với bệnh loại này cần có 2 hướng điều trị gồm điều trị trước mắt và điều trị lâu dài.
Điều trị bệnh tiểu dường type 1 trước mắt.
Giải pháp chữa trị trước mắt khi bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1 gặp phải biến chứng nhiễm acid cetone và đường huyết tăng cao thì cần phải chữa trị nhiễm cetone acid trước.
Khi cơ thể không có đủ insulin vận chuyển glucose vào tế bào, glucose có thể tăng cao trong máu. Khi này, cơ thể dùng các hình thức khác để sản sinh năng lượng đồng thời sử dụng chất béo như là một nguồn nhiên liệu cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Các mô mỡ sẽ bị phân hủy để sản sinh năng lượng, quá trình này tạo ra acetone acid, ketone tăng cao trong máu và nước tiểu dẫn tới nhiễm cetone acid.
Điều trị bệnh tiểu đường type 1 mục tiêu lâu dài
- Nhằm kéo dài sự sống cho người bệnh.
- Giảm thiểu các triệu chứng phát sinh.
- Phòng tránh các biến chứng nguy hiểm do tiểu đường sinh ra.
=> Bạn muốn tìm hiểu Tai biến mạch máu não nguy hiểm ra sao?

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2016

Giảm Đau Khi Trẻ Mọc Răng Bằng Mẹo Cực Hữu Hiệu Bố Mẹ Nên Biết

Giai đoạn trẻ mọc răng cha mẹ cần lưu ý đến những biểu hiện báo hiệu ở con như: chảy dãi, sốt, quấy khóc, càu gắt… Khi trẻ mọc những chiêc răng đầu đời bao giờ cũng làm bé rất đau, bứt rứt và khó chịu. Vì vậy, cha mẹ hãy tìm cách xoa dịu những cơn đau của bé bằng những mẹo dưới đây.
Vận dụng những mẹo nhỏ giúp xoa dịu răng lợi khi bé mọc răng mẹ nhé (minh họa)
1. Cho con tắm nước ấm.
Bố mẹ hãy chuẩn bị một bồn nước ấm cho bé ngâm mình trong đó, nhẹ nhàng massage cho bé và nhớ thả vào bồn vài mốn đồ chơi dưới nước bé thích. Điều này giúp bé phần nào quên đi những cơn đau và không quấy khóc nữa.
2. Cho bé ngậm núm ti lạnh.
Nếu bé đang bú ti mẹ, rất có thể lúc này bé sẽ không bú được tí sữa nào mà còn cắn ti làm mẹ đau đơn. Vì vậy, cha mẹ hãy làm lạnh núm ti giả và cho bé ngậm, có thể làm dịu bớt sự khó chịu và cơn đau.
3. Làm lạnh đồ chơi của bé.
Bố mẹ hãy làm lạnh một số đồ chơi dành riêng cho bé mọc răng trước khi cho bé cầm chơi, hơi lạnh từ những món đồ này có tác dụng như thuốc tê đối với bé. Tuy thế, cũng cần chú ý hướng dẫn sử dụng của đồ chơi, vì có những món đồ chơi không được làm lạnh.
=> Hãy lưu ý đến việc bé khóc dạ đề mẹ nhé.
4. Ướp khăn lạnh.
Giúp bé mọc răng dịu bớt cơn đau, cha mẹ có thể làm ướt một khăn sạch và cho vào tủ lạnh. Lớp vải bông mềm mát thích hợp chườm cho bé hoặc bé có thể gặm thoải mái.
5. Cho vào một chiếc túi lưới 1 phần chuối làm lạnh hoặc trái cây mềm nào đó để bé gặm.
Tái cây ngon ngọt, thơm được làm lạnh khiến bé thích thú và quên đi cảm giác khó chịu và đau nhức khi bắt đầu mọc răng.
=> Đau nhức khó chịu khi mọc răng khiến bé biếng ăn đấy nhé
6. Cho bé "mượn" ngón tay của cha mẹ.
Cha mẹ hãy rửa sạch tay và dùng ngón tay massage lợi cho bé, điều này giúp cơn đau của bé bớt đi rất nhiều. Ngoài ra, cha mẹ có thể cho bé gặm, cắn ngon tay của mình tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng dù bé chưa có răng vẫn có thể cắn rất đâu nhé cha mẹ.
7. Bé rất thích cằm của mẹ đấy.
Việc này nghe có vẻ không hợp lý, nhưng sự thực lúc bé chuẩn bị mọc răng bé rất thích gặm cằm mẹ đấy, vì vậy mẹ hãy chú ý giữ cho mặt mình luôn sạch sẽ. Khi này, mẹ hãy hợp tác với bé để bé quên đi sự khó chịu và đau đớn của việc mọc răng.
8. Trợ giúp của bác sĩ.
Nếu mẹ đã "bất lực" vì bé vẫn cứ quấy khóc và có triệu chứng sốt, hãy đưa bé đến bác sĩ để được kê thuốc hạ sốt hợp lý hay một loại thuốc gì đó làm giảm bớt những triệu chứng này.
Bất cứ bé nào cũng phải trải qua giai đoạn mọc răng và hầu hết đều có những biểu hiện như trên. Vì thế mẹ đừng quá lo lắng mà hãy cố gắng tìm cách để xoa dịu con đau cho bé. Giai đoạn này có thể thật khó khăn với mẹ vì bé không chỉ hay bị sốt, tiêu chảy,… mà con quấy khóc, cáu gắt suốt cả ngày. Tuy nhiên, càng về sau, bé sẽ dần quen hơn với chuyện này và các triệu chứng của con cũng giảm đi đáng kể so với khi mọc chiếc răng đầu tiên.