Thứ Năm, 21 tháng 7, 2016

Làm Sao Để Trẻ Không Còn Kh��c Dạ Đề

Bé khóc dạ đề hay dân gian gọi là khóc dã tràng, trẻ thường khóc vào một thời điểm nhất định trong ngày và diễn ra trong nhiều ngày. Bé khóc đêm có không ít nguyên nhân gây ra, có thể do trẻ bị kích thích quá độ, vấn đề tiêu hóa hoặc ngoại cảnh tác động…
Trẻ khóc dạ đề có thể do gặp phải dị ứng với thành phần trong sữa mẹ (minh họa)
Vậy trẻ khóc dạ đề là gì?
Khóc dạ đề thường sảy ra ở trẻ sơ sinh, trong dân gian gọi hiện tượng này là tiểu nhi dạ đề hay khóc dã tràng. Bé khóc vào một thời gian nhất định trong ngày và diễn ra trong nhiều ngày liền, bố mẹ khó dỗ trẻ nín khóc được.
Trẻ khóc dạ đề không được coi là bệnh lý hay chẩn đoán của bác sĩ. Có thể nhận biết bé khóc dạ đề khi có các biểu hiện như: khi bé ở 3 tuần tới 3 tháng tuổi, bé thường khóc vào một giờ nhất định ban chiều hoặc ban đêm, kéo dài khoảng 3 tiếng và diễn ra ít nhất 3 lần trong tuần (thường thì đêm nào cũng khóc). Bé khóc tiếng rất lớn như tiếng hét, khi bé khóc dữ quá mặt thường đỏ ửng lên; ngoài ra bé còn có thể có xì hơi hoặc ợ trớ…
=> Bonikiddy giúp trẻ tăng cường miễn dịch, hết biếng ăn mẹ biết chưa.
Trẻ khóc dạ đề nguyên nhân do đâu?
Theo các nhà khoa học, hiện tượng bé khóc đêm không phải do di truyền hay do bất thường trong khi mang thai hoặc sự phát triển của bé mà có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Bé bị kích thích quá mức: Thường ở trẻ sơ sinh có cơ chế tự bảo vệ, giúp bé cân bằng việc tiếp nhận kích thích từ bên ngoài, nhưng sau khoảng 1 tháng khi các giác quan dần hoàn thiện thì việc tiếp nhận các kích thích từ bên ngoài trở nên quá tải. Vì vậy, bé quấy khóc và khóc mãi… nhằm giảm căng thẳng do kích thích từ ngoài.
Do hiện tượng trào ngược: trào ngược dạ dày, thực quản xảy ra ở bé khi cơ thực quản chưa hoàn thiện, hay gặp ở bé hay ợ trớ, kém ăn và thường cáu gắt, khó chịu… đây cũng được coi là những nguyên nhân khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh.
Do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, nên gặp khó khăn với thức ăn dù là sữa mẹ. Khi này sẽ sinh ra nhiều khí chướng, bé sẽ khóc mỗi lần xì hơi hoặc đau bụng.
Do dị ứng thức ăn: trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa cực nhạy cảm, nên có thể phản ứng lại protein trong sữa mẹ hoặc sữa công thức. Ngoài ra, có một số bé khi bú mẹ có thể dị ứng với dưỡng chất trong khẩu phần ăn của mẹ.
Do mẹ hút thuốc lá: kết quả một nghiên cứu cho thấy người mẹ hút thuốc lá có con khóc đêm nhiều hơn các mẹ không hút thuốc. Ngoài ra, nếu mẹ hít phải khói thuốc cũng làm tăng khả năng trẻ khóc dạ đề.
=> Bé mọc răng mẹ chăm sóc như nào, tìm hiểu mẹ nhé.
Vậy làm sao để bé không khóc dạ đề?
Bé khóc dạ đề không phải là bệnh lý, tuy nhiên cha mẹ cũng có thể tham khảo một vài cách dưới giúp phòng ngừa hoặc dỗ nín trẻ. Cha mẹ cũng có thể gặp các chuyên gia để được tư vấn cụ thể.
Lưu ý chế độ ăn của trẻ: có một số loại thức ăn gây khó chịu cho hệ tiêu hóa của trẻ như: các loại rau họ cải, sô cô la, sữa, đậu nành, trứng, cá… Nếu trong khẩu phần ăn của mẹ có các thực phẩm này mà bé khóc nhiều thì rất có thể bé bị dị ứng với chúng.
Đối với những bé sử dụng sữa công thức: ở bé sử dụng sữa công thức mà khóc nhiều có thể do bé bị dị ứng với các thành phần trong sữa, bố mẹ hãy đổi sữa khác cho con hoặc chỉ cho bé bú sữa mẹ.
Cân nhắc sử dụng men vi sinh: men vi sinh có thể giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn, bé thấy dễ chịu và bớt khóc.
Sử dụng thảo dược: trong dân gian có nhiều loại thảo dược dùng để chữa bé khóc đề, tuy nhiên cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi muốn sử dụng thảo dược.
Massage cho bé: bố mẹ chỉ cần nhẹ nhàng massage lưng, tay, chân và bụng cho bé.
Tăng vận động cho bé: bé được vận động nhiều sẽ giải tọa được căng thẳng, cha mẹ có thể cùng vận đồng với bé.
Ủ ấm cho bé: khi bé được ủ ấm, bé vừa có cảm giác an toàn vừa giữ được thân nhiệt tốt.
Tạo âm thanh êm dịu: cha mẹ có thể tạo những âm thanh êm dịu giúp bé trấn an và bớt khó chịu.
Tạo không khí thư thái, dễ chịu: tắt đèn, giảm tiếng ồn tạo không gian thoải mái, bé không bị kích thích gây ra khó chịu.
Không để bé tiếp xúc với khói thuốc: vì khói thuốc lá làm trẻ khó chịu nên trẻ dễ cáu gắt và khóc dai dẳng hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét