Thứ Ba, 9 tháng 8, 2016

Nguyên Do Dấu Hiệu Bệnh Võng Mạc Do Tiểu Đường

Đái tháo đương là bệnh do rối loạn chuyển hóa, bệnh nhân sẽ phải chung sống suốt đời với bệnh khi được xác định mắc bệnh tiểu đường. Người bệnh tiểu đường lâu ngày sẽ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm về tim mạch, thận, mắt… Ở bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng phát sinh bệnh võng mạc mắt do biến chứng tiểu đường.

Hình họa bệnh lý võng mạc do đái tháo đường (minh họa).

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của bệnh.

Người mắc bệnh võng mạc do tiểu đường xảy ra mất thị lực như thế nào? Các mạch máu nhỏ ở võng mạc bị hư hỏng có thể gây mất thị lức theo các cách sau:

- Mạch máu bất thường và mong manh có thể rò rỉ máu vào trung tâm mắt gây giảm thị lực, đây là bệnh võng mạc tăng sinh, giai đoạn ngiêm trọng của bệnh võng mạc.

- Trung tâm điểm vàng có rịch rò rỉ vào, bộ phận nơi tầm nhìn sắc nét và thẳng về phía trước. Điểm vàn sưng lên do chất dịch dẫn tới làm mờ tầm nhìn, đây được gọi là phù hoàng điểm, ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh võng mạc do tiểu đường cũng có thể xảy ra.

Ai là người có nguy cơ bị bệnh võng mạc do tiểu đường?

Tất cả bệnh nhân bệnh tiểu đường type1 và type2 đều có nguy cơ. Người bệnh tiểu đường càng lâu nguy cơ mắc bệnh võng mạc do tiểu đường cao cao. Do đó, tất cả người bệnh tiểu đường nên khám mắt toàn diện hàng năm, nếu phát hiện có bệnh các bác sĩ sẽ đề nghị phương pháp điều trị để bệnh không tiến triển nhanh.

=> Bonidiabet giúp ổn định đường huyết trong điều trị bệnh tiểu đường

Triệu chứng và phát hiện bệnh

Bệnh võng mạc do tiểu đường có triệu chứng nào không?

Thường không có triệu chứng và cũng không có bất kỳ đau đớn nào trong giai đoạn sớm của bệnh. Hãy chắc chắn rằng mỗi năm ít nhất một lần người bệnh cần khám mắt toàn diện bằng phương pháp giãn đồng tử. Chứ đừng đợi đến khi có triệu chứng mới đi khám.

Mắt có thể bị mờ khi hoàng điểm một bộ phận của võng mạc chịu trách nhiệm về độ sắc nét của trung tâm thị giác, bị chất dịch rò rỉ vào gây nên tình trạng phù điểm vàng.

Nếu có các mạch máu mới phát triển trên bề mặt của võng mạc, chúng có thể bị chảy máu trong mắt và chắn tầm nhìn.

Các triệu chứng của bệnh võng mạc tăng sinh nếu xảy ra chảy máu là gì?

Ban đầu, trong tầm nhìn của bạn có thấy vệt máu lơ lửng hoặc vài đốm máu. Nếu đốm máu xuất hiện, hãy đi khám chuyên viên chăm sóc mắt càng sớm càng tốt. Bạn có thể cần được điều trị trước khi bị chảy máu nghiêm trọng hơn. Xuất huyết có xu hướng xảy ra nhiều lần, thường là trong khi ngủ.

Đôi khi không cần chữa trị, những đốm máu vẫn biến mất và bạn sẽ nhìn tốt hơn. Tuy vậy, chảy máu có thể tái xuất hiện và gây mờ mắt nghiêm trọng. Khi mắt bị mờ bạn cần phải đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay, trước khi xảy ra chảy máu nhiều hơn.

Nếu không chữa trị, bệnh võng mạc tăng sinh có thể gây mất thị lực trầm trọng và thậm chí mù lòa. Ngoài ra, khả năng điều trị hiệu quả tăng cao khi được điều trị sớm.

Làm thế nào phát hiện bệnh võng mạc do tiểu đường và phù hoàng điểm?

Bệnh võng mạc do tiểu đường và phù hoàng điểm có thể được phát hiện trong kỳ kiểm tra mắt toàn diện bao gồm:

- Kiểm tra thị lực: Biện pháp kiểm tra mắt dùng biểu đồ này đo khả năng nhìn của bạn ở khoảng cách khác nhau.

- Khám mắt bằng phương pháp giãn đồng tử: Thuốc giọt được nhỏ vào mắt bạn để làm giãn đồng tử. Điều này giúp các bác sĩ mắt có thể xem chi tiết bên trong đôi mắt của bạn để kiểm tra các dấu hiệu của bệnh. Bác sĩ sử dụng một kính lúp đặc biệt để kiểm tra võng mạc và thần kinh thị giác để phát hiện các dấu hiệu tổn thương và các vấn đề khác về mắt. Sau khi khám mắt, tầm nhìn gần của bạn có thể vẫn bị mờ trong vài giờ.

- Đo nhãn áp (Tonometry): Phương pháp này dùng một dụng cụ để đo áp suất bên trong mắt. Thuốc gây tê có thể được nhỏ vào mắt của bạn trước khi đo nhãn áp.

Bác sĩ mắt kiểm tra võng mạc của bạn để phát hiện các dấu hiệu sớm của bệnh, bao gồm:

- Rò rỉ mạch máu.

- Sưng võng mạc (phù hoàng điểm)

- Các đốm nhạt màu trên võng mạc – dấu hiệu rò rỉ mạch máu

- Mô thần kinh bị tổn thương.

- Bất kỳ thay đổi nào của các mạch máu

Nếu bác sĩ mắt của bạn nghĩ rằng bạn cần điều trị phù hoàng điểm, bác sĩ có thể đề nghị chụp võng mạc huỳnh quang (fluorescein angiogram). Trong xét nghiệm này, một loại thuốc huỳnh quang đặc biệt được tiêm vào cánh tay của bạn. Sau đó sẽ tiến hành chụp ảnh khi thuốc nhuộm đi qua các mạch máu ở võng mạc. Xét nghiệm này giúp các bác sĩ mắt xác định bất kỳ mạch máu bị rò rỉ nào và đề nghị biện pháp điều trị.

=> Bạn quan tâm tới bệnh thiểu năng tuần hoàn não

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét