Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

NGUYÊN NHÂN TRẺ BIẾNG ĂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Nỗi lo lắng của nhiều cha mẹ khi chăm trẻ là mỗi khi trẻ biếng ăn. Mà phần lớn nguyên nhân trẻ biếng ăn đều do các tác động của yếu tố bên ngoài đến bữa ăn của trẻ. Để cải thiện và chấm dứt tình trạng bé biếng ăn này, cha mẹ có thể tham khảo cách khắc phục những nguyên nhân chính dưới đây:

Trẻ biếng ăn do tâm lý sợ hãi (minh họa)

1. Tâm lý Sợ ăn là nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn

Nguyên nhân chính và thường gặp nhất ở trẻ biếng ăn là chứng tâm lý sợ ăn. Điều này là do cha mẹ không hiểu được tâm lý của con, thấy con ăn ít hoặc không ăn thì cố ép con phải ăn, mà không biết được con đã ăn đủ chưa, liệu con có muốn ăn món ăn đó không. Nhiều cha mẹ khi thấy con không ăn, hay ăn ít thì dọa nạt con trẻ khi không nịnh nọt được, khiến con sợ hãi khi ăn, khóc lóc khi ăn.

Cách khắc phục: Cha mẹ cần phải tìm hiểu được nguyên nhân trẻ biếng ăn.

Nếu trẻ ăn đủ no không ép trẻ ăn, khiến trẻ kinh hãi khi ăn quá nhiều một món ăn.

Nếu món ăn không hợp với khẩu vị của con, hãy tập cho trẻ ăn ít một đến khi đủ lượng yêu cầu, không bắt ép con ăn liền một lúc.

Tạo tâm lý thoải mái, vui vẻ, quan tâm và giành nhiều thời gian bên trẻ hơn, nhất là khi cho trẻ ăn.

Tuyệt đối không nên cho thuốc vào đồ ăn hay sữa của trẻ.

2. Thực đơn nhàm chán

Món ăn chế biến đơn điệu, ít thay đổi thành phần, cho trẻ ăn trong thời gian dài, khiến trẻ có cảm giác chán ngán mỗi khi ăn.

Cách khắc phục: Thường xuyên thay đổi thực đơn món ăn, cách chế biến thức ăn cho trẻ thật phong phú, cha mẹ có thể trang trí món ăn theo hình dáng bắt mắt kích thích vị giác của trẻ.

món ăn nhàm chán là nguyên nhân trẻ biếng ăn
Món ăn nhàm chán cũng là nguyên nhân trẻ biếng ăn (minh họa)

3. Chế biến món ăn không phù hợp với tuổi của trẻ

Cho trẻ ăn trong nhiều ngày món hầm rau củ rồi xay nhuyễn.

Trẻ bị thiếu dinh dưỡng do chỉ cho trẻ ăn nước hầm, không cho ăn trực tiếp thịt xương hầm.

Cho trẻ ăn dặm quá sớm hay quá muộn, hoặc nghiền nát thức ăn khi trẻ đã lớn.

Pha bột vào sữa, pha sữa quá đặc hoặc pha với nước hầm xương khiến trẻ khó tiêu hóa.

Cách khắc phục:

Cho bé ăn đồ ăn với độ thô theo từng giai đoạn phát triển của trẻ.

Thay đổi thường xuyên thực đơn và cách chế biến món ăn cho bé

4. Trẻ Biếng ăn do bị bệnh

Cha mẹ cần quan tâm con trẻ nhiều hơn khi trẻ bị bệnh, cơ thể yếu, mệt mỏi, trẻ có cảm giác chán ăn dẫn đến trẻ biếng ăn, không chịu ăn.

Cách khắc phục:

Kích thích bé ăn nhiều hơn, bằng những món ăn trẻ yêu thích khi trẻ bị bệnh.

Tăng cường bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé phát triển đều.

Tẩy giun cho bé theo định kỳ, giữ vệ sinh các nhân và vệ sinh chung cho trẻ, tránh bệnh tật.

5. Trẻ biếng ăn theo từng giai đoạn phát triển

Vào các thời điểm bé biết lẫy, ngồi, mọc răng… bé sẽ ăn ít trong một vài ngày hoặc kéo dài vài tuần. Sau đó bé sẽ ăn uống bình thường trở lại. Tuy nhiên, trường hợp trẻ biếng ăn trong vài tuần, nếu không lưu ý trẻ sẽ sinh ra thói quen lười ăn.

Cách khắc phục: Cha mẹ nắm dõ quá trình phát triển của con trẻ theo từng giai đoạn, để biết được nguyên nhân bé biếng ăn. Khi này cha mẹ nên chia nhỏ và chia thành nhiều bữa ăn để bổ sung được đầy đủ dinh đưỡng cần thiết cho trẻ, tránh trẻ bị còi cọc và suy dinh dưỡng.

6. Sử dụng thuốc cũng là nguyên nhân trẻ biếng ăn

Khi trẻ được điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh, sẽ làm loạn khuẩn đường ruột, giảm quá trình lên mem thức ăn dẫn đến trẻ biếng ăn. Hoặc sử dụng thuốc kích thích ăn cũng xảy ra tình trạng này.

Cách khắc phục: Cho trẻ ăn thêm bữa phụ bằng sữa chua hoặc các men vi sinh để hỗ trợ thiết lập lại hệ vi sinh ở ruột.

Lưu ý: không được sử dụng thuốc kích thích với trẻ dưới 2 tuổi, và nó sẽ làm nặng thêm tình trạng biếng ăn ở trẻ sau khi ngừng thuốc.

7. Bẩm sinh trẻ đã biếng ăn

Con số trẻ biếng ăn do bẩm sinh theo thống kê là 5%. Các bé này từ khi sinh ra đã biếng ăn, chúng chỉ ngủ, và chơi mà không bao giờ đòi bú hay đòi ăn.

Cách khắc phục: Do đây là tình trạng biếng ăn ngay từ khi bẩm sinh, nên cha mẹ cần đưa bé tới bác sĩ dinh dưỡng và chủ động cho trẻ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ.

TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

Tai biến mạch máu não gồm hai thể chính là: Nhồi máu não do tắc mạch máu gây thiếu máu não cục bộ. Xuất huyết não do vỡ mạch máu não gây chảy máu não. Nguyên nhan, biểu hiện và triệu trứng ở mỗi thể khác nhau:

nhồi máu, xuất huyết trong tai biến mạch máu não
Nhồi máu não, xuất huyết não trong tai biến mạch máu não (minh họa)

1. Triệu chứng

a. Nhồi máu não:

-Người bệnh có tiền sử cơn thiếu máu não, thường có nguy cơ bị nhồi máu não; ngoài ra những người có tiền sử bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường… cũng có nguy cơ nhồi máu não tăng cao.

-Nhồi máu não xuất hiện đột ngột từ vài phút, vài giờ, tối đa có thể vài ngày, sau đó giảm dần

-Triệu chứng thần kinh khu trú: vùng não tổn thương có biểu hiện thiếu sót chức. Bệnh nhân bị liệt nửa người, rối loạn cảm giác, chóng mặt, liệt các dây thần kinh đối xứng...

-Rối loạn ý thức: người bệnh thường không có hoặc nhẹ, trường hợp nặng nếu diện tổn thương rộng, có thể kèm rối loạn tâm thần, đặc biệt là bệnh nhân cao tuổi.

-Cơn động kinh: cục bộ hoặc toàn thể (chiếm 5% các trường hợp)

b. Xuất huyết não:

-Xuất huyết não khởi phát: thường đột ngột, đầu đau dữ dội, nôn, ý thức rối loạn (có thể hôn mê)

-Các triêu chứng thần kinh khu trú xuất hiện rầm rộ, nhanh như liệt dây thần kinh sọ não, liệt nửa người…

-Xuất hiện cơn động kinh, chân tay co giật hoặc toàn thân (chiếm 15 - 20% các trường hợp)

-Cơ co cứng, gáy cứng, cảm giác đau tăng, sợ ánh sáng… (hội chứng màng não)

-Rối loạn ý thức, thân nhiệt, hơi thở … (hội chứng tăng áp lực nội sọ)

2. Giải phẫu lâm sàng tai biến mạch máu não

a. Xuất huyết não do chảy máu bán cầu:

-Có tới 85% bệnh nhân xuất huyết não

-Hiện tượng não tụ máu, bệnh nhân thường hôn mê sâu và tử vong rất nhanh là do xuất huyết não thể chảy máu lớn.

-Bệnh nhân liệt nửa người đối diện bên tổn thương, thường quay đầu hoặc nhìn về bên tổn thương… do xuất huyết não thể chảy máu vùng bao trong nhân đậu.

-Xuất huyết não thể chảy máu thùy não: chiếm tỉ lệ 3-4% của tai biến mạch máu não nói chung và 35-36% của xuất huyết não nói riêng. Vị trí thường ở vùng dưới vỏ não, ở một thùy hoặc lan rộng hơn. Vị trí tụ có thể ở thùy trán, đỉnh, thái dương hoặc chẩm.

b. Xuất huyết não do chảy máu thân não:

Các trường hợp xuất huyết não, thường xuất hiện ở vùng cầu não chiếm tới 6%. Các biểu hiện triệu chứng thần kinh khu trú tùy theo vị trí tổn thương tương ứng. Nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ có tiến triển tốt.

c. Xuất huyết não do chảy máu tiểu não:

-Chiếm tới 11% ở các bệnh nhân tai biến mạch máu não.

-Biểu hiện lâm sàng như: nôn, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn thăng bằng và có triệu chứng tiểu não.

d. Nhồi máu não ổ khuyết

Gây tắc các mạch máu, không có triệu chứng khi những lỗ khuyết này rất nhỏ. Trường hợp đường kính ổ nhồi máu lớn, biểu hiện lâm sáng một trong các triệu chứng sau:

-Liệt nửa người vận động đơn thuần

-Liệt nửa người vận động và cảm giác phối hợp

-Tai biến về cảm giác đơn thuần

-Liệt nhẹ nửa người thất điều

-Tay chân vụng về nói năng vô nghĩa


Xem thêm tai biến mạch máu não tại : http://botania.com.vn/tin-tuc/Ban-biet-gi-ve-tai-bien-mach-mau-nao.html

NGUYÊN NHÂN TRẺ BIẾNG ĂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Nỗi lo lắng của nhiều cha mẹ khi chăm trẻ là mỗi khi trẻ biếng ăn. Mà phần lớn nguyên nhân trẻ biếng ăn đều do các tác động của yếu tố bên ngoài đến bữa ăn của trẻ. Để cải thiện và chấm dứt tình trạng bé biếng ăn này, cha mẹ có thể tham khảo cách khắc phục những nguyên nhân chính dưới đây:

trẻ biếng ăn do tâm lý sợ hãi
Trẻ biếng ăn do tâm lý sợ hãi (minh họa)

1. Tâm lý Sợ ăn là nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn

Nguyên nhân chính và thường gặp nhất ở trẻ biếng ăn là chứng tâm lý sợ ăn. Điều này là do cha mẹ không hiểu được tâm lý của con, thấy con ăn ít hoặc không ăn thì cố ép con phải ăn, mà không biết được con đã ăn đủ chưa, liệu con có muốn ăn món ăn đó không. Nhiều cha mẹ khi thấy con không ăn, hay ăn ít thì dọa nạt con trẻ khi không nịnh nọt được, khiến con sợ hãi khi ăn, khóc lóc khi ăn.

Cách khắc phục: Cha mẹ cần phải tìm hiểu được nguyên nhân trẻ biếng ăn.

Nếu trẻ ăn đủ no không ép trẻ ăn, khiến trẻ kinh hãi khi ăn quá nhiều một món ăn.

Nếu món ăn không hợp với khẩu vị của con, hãy tập cho trẻ ăn ít một đến khi đủ lượng yêu cầu, không bắt ép con ăn liền một lúc.

Tạo tâm lý thoải mái, vui vẻ, quan tâm và giành nhiều thời gian bên trẻ hơn, nhất là khi cho trẻ ăn.

Tuyệt đối không nên cho thuốc vào đồ ăn hay sữa của trẻ.

2. Thực đơn nhàm chán

Món ăn chế biến đơn điệu, ít thay đổi thành phần, cho trẻ ăn trong thời gian dài, khiến trẻ có cảm giác chán ngán mỗi khi ăn.

Cách khắc phục: Thường xuyên thay đổi thực đơn món ăn, cách chế biến thức ăn cho trẻ thật phong phú, cha mẹ có thể trang trí món ăn theo hình dáng bắt mắt kích thích vị giác của trẻ.

món ăn nhàm chán là nguyên nhân trẻ biếng ăn
Món ăn nhàm chán cũng là nguyên nhân trẻ biếng ăn (minh họa)

3. Chế biến món ăn không phù hợp với tuổi của trẻ

Cho trẻ ăn trong nhiều ngày món hầm rau củ rồi xay nhuyễn.

Trẻ bị thiếu dinh dưỡng do chỉ cho trẻ ăn nước hầm, không cho ăn trực tiếp thịt xương hầm.

Cho trẻ ăn dặm quá sớm hay quá muộn, hoặc nghiền nát thức ăn khi trẻ đã lớn.

Pha bột vào sữa, pha sữa quá đặc hoặc pha với nước hầm xương khiến trẻ khó tiêu hóa.

Cách khắc phục:

Cho bé ăn đồ ăn với độ thô theo từng giai đoạn phát triển của trẻ.

Thay đổi thường xuyên thực đơn và cách chế biến món ăn cho bé

4. Trẻ Biếng ăn do bị bệnh

Cha mẹ cần quan tâm con trẻ nhiều hơn khi trẻ bị bệnh, cơ thể yếu, mệt mỏi, trẻ có cảm giác chán ăn dẫn đến trẻ biếng ăn, không chịu ăn.

Cách khắc phục:

Kích thích bé ăn nhiều hơn, bằng những món ăn trẻ yêu thích khi trẻ bị bệnh.

Tăng cường bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé phát triển đều.

Tẩy giun cho bé theo định kỳ, giữ vệ sinh các nhân và vệ sinh chung cho trẻ, tránh bệnh tật.

5. Trẻ biếng ăn theo từng giai đoạn phát triển

Vào các thời điểm bé biết lẫy, ngồi, mọc răng… bé sẽ ăn ít trong một vài ngày hoặc kéo dài vài tuần. Sau đó bé sẽ ăn uống bình thường trở lại. Tuy nhiên, trường hợp trẻ biếng ăn trong vài tuần, nếu không lưu ý trẻ sẽ sinh ra thói quen lười ăn.

Cách khắc phục: Cha mẹ nắm dõ quá trình phát triển của con trẻ theo từng giai đoạn, để biết được nguyên nhân bé biếng ăn. Khi này cha mẹ nên chia nhỏ và chia thành nhiều bữa ăn để bổ sung được đầy đủ dinh đưỡng cần thiết cho trẻ, tránh trẻ bị còi cọc và suy dinh dưỡng.

6. Sử dụng thuốc cũng là nguyên nhân trẻ biếng ăn

Khi trẻ được điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh, sẽ làm loạn khuẩn đường ruột, giảm quá trình lên mem thức ăn dẫn đến trẻ biếng ăn. Hoặc sử dụng thuốc kích thích ăn cũng xảy ra tình trạng này.

Cách khắc phục: Cho trẻ ăn thêm bữa phụ bằng sữa chua hoặc các men vi sinh để hỗ trợ thiết lập lại hệ vi sinh ở ruột.

Lưu ý: không được sử dụng thuốc kích thích với trẻ dưới 2 tuổi, và nó sẽ làm nặng thêm tình trạng biếng ăn ở trẻ sau khi ngừng thuốc.

7. Bẩm sinh trẻ đã biếng ăn

Con số trẻ biếng ăn do bẩm sinh theo thống kê là 5%. Các bé này từ khi sinh ra đã biếng ăn, chúng chỉ ngủ, và chơi mà không bao giờ đòi bú hay đòi ăn.

Cách khắc phục: Do đây là tình trạng biếng ăn ngay từ khi bẩm sinh, nên cha mẹ cần đưa bé tới bác sĩ dinh dưỡng và chủ động cho trẻ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ.

BÍ KÍP ĐIỀU TRỊ CAO HUYẾT ÁP HIỆU QUẢ

Cao huyết áp được biết là nguyên nhân của nhiều bệnh như tim mạch, tiểu đường và phát sinh những biến chứng nguy hiểm. Chưa trị và phòng ngừa hiệu quả bệnh tăng huyết áp bằng những bí kíp dưới đây sẽ rất có ích cho bạn.

-Bổ sung cà chua vào chế độ ăn: trong cà chua có chất lycopene rất hiệu quả trong việc giảm bệnh cao huyết áp. Theo nghiên cứu thì trong chế độ ăn uống được bổ sung cà chua giúp giảm 10 chỉ số áp lực máu lên tâm thu và 4 chỉ số ở tâm trương. Cà chua có thể chế biến salad, nước sốt hay nước ép đều có tác dụng tốt cho sức khỏe, lượng cà chua tốt cho sức khỏe là 4 quả mỗi ngày.

cà chua tốt cho người cao huyết áp
Cà chua có tác dụng tốt với người cao huyết áp (minh họa)

-Giảm lượng cafein: Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc uống 5 cốc cà phê mỗi ngày có thể làm tăng huyết áp. Vì thế muốn giảm thiểu bệnh cao huyết áp thì nên  giảm lượng cà phê uống vào.

-Thực phẩm có ít chất béo: Cân bằng trong chế độ ăn uống với ngũ cốc nguyên cám, protein từ thịt nạc, các loại rau, quả và các sản phẩm sữa ít béo là lựa chọn lý tưởng cho chế độ ăn khỏe mạnh. Các thực phẩm có ít chất béo và lượng cholesterol thấp có tác dụng giảm huyết áp tương tự như việc sử dụng các loại thuốc huyết áp.

-Châm cứu: Theo nghiên cứu gần đây việc châm cứu được kích thích dòng điện cường độ nhỏ lên những điểm cụ thể sẽ có tác dụng giảm huyết áp. Từ lâu nay, chúng ta đã được biết châm cứu có lợi cho sức khỏe của con người. Trong 2 cách châm cứu là châm cứu bằng tay và dòng điện, thì việc châm cứu được kích thích bằng dòng điện được thực hiện đều đạn trong thời gian dài, sẽ có hiệu quả giảm bệnh cao huyết áp hơn

châm cứu điều trị cao huyết áp
Châm cứu điện là biện pháp điều trị hữu ích (minh họa)

-Tập yoga: Một vài bài tập yoga giúp cơ thể vận động với nhiều tư thế khác nhau, giúp kéo căng các cơ và khớp. Tập luyện yoga giúp giảm đáng kể mệt mỏi và căng thẳng. Hiệu quả nhất của yoga trong giảm áp suất máu là những động tác uốn cong cơ thể ra phía trước có tác dụng cải thiện lưu thông máu lên não, và hệ thần kinh, giảm stress.. hơn nữa yoga còn làm giảm tốc độ lưu chuyển của máu qua đó áp suất máu giảm.

-Tập luyện: Để khống chế tốt và hiệu quả trong điều trị cao huyết áp, ta áp dụng các bài tập sử dụng nhiều đến cơ bắp. Thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tập luyện có thể giảm 11 chỉ số ở tâm thu và 9 chỉ số ở tâm trương.

-Uống rượu vang đỏ: Trong rượu vang đỏ có chứa hàm lượng chất chống oxy cao, có tác dụng bảo về các động mạch khỏi ảnh hưởng của các gốc tự do và phóng ngừa chứng xơ vữa động mạch. Chất ôxy hóa flavonol có tác dụng tích cực trong việc ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông. Rượu vang đỏ giúp lưu thông máu và làm sạch thành mạch. Khi các động mạch giãn nở ở độ thích hợp sẽ làm giảm áp suất máu.


Xem thêm cao huyết áp tại đây: http://botania.com.vn/tin-tuc/cao-huyet-ap-can-benh-cua-thoi-dai.html

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

CHĂM TRẺ BIẾNG ĂN KHI MỌC RĂNG MẸ CẦN BIẾT

Khi trẻ mọc răng trẻ biếng ăn làm nhiều cha mẹ lo lắng, bởi các chiều trò dỗ bé thường này không còn tác dụng, bạn bất lực, đừng quá lo lắng. Cùng tham khảo kinh nghiệm chăm trẻ biếng ăn khi mọc răng của các bà mẹ mát tay chăm con nhé.

trẻ mọc răng, trẻ biếng ăn
Trẻ biếng ăn khi mọc răng mẹ cần biết (minh họa)

Vậy Tại sao khi mọc răng trẻ biếng ăn hơn?

Khi mọc răng, bé biếng ăn không chịu ăn uống gì nhiều? Mặc dù ngày thường vẫn ăn uống đầy đủ và rất nghiêm túc. Đây thực ra cũng không phải là do trẻ muốn như vậy.

Lý do sâu xa là khi các bé bước vào giai đoạn mọc răng, để răng có thể mọc lên được, thường các bé bị sưng nướu, có khi còn bị viêm, tấy đỏ hay thậm trí là bị loét. Những lúc này bé thường hay bị chảy dãi nhiều hơn, sốt, tiêu chảy, rôm sảy, sổ mũi, ho… làm bé rất là khó chịu, chán ăn hay ăn kém, đây là một trong các nguyên nhân làm bé biếng ăn.

Cha mẹ cần phải nắm bắt được tâm lý của trẻ, trong giai đoạn này, để chăm sóc và đảm bảo sức khỏe cho trẻ, tránh tình trạng trẻ biếng ăn khi mọc răng dẫn đến sút cân.

Cha mẹ cần cho con ăn những gì?

Như các cha mẹ đã biết ở trên, trẻ biếng ăn không phải do tự nhiên, mà là cơ thể bé bị ảnh hưởng khi mọc răng. Trong giai đoạn này ở thời điểm mọc răng, cơ thể bé hay bị mỏi mệt, khó chịu, và nướu bị đau nhức nên các bé thường trở nên cáu kỉnh và hay phản ứng lại với những điều mình không thích. Vì vậy, cha mẹ cần nắm dõ thời điểm mọc răng để nắm bắt được tâm lý và sự biến đổi trong cơ thể của bé, khi cho bé ăn cha mẹ cần kiên trì và dỗ dành bé. Không nên ép bé ăn bằng mọi cách, điều này chỉ làm bé  sợ ăn, và mỗi bữa ăn với trẻ là cả một cực hình vì răng lợi bị đau nhức.

Cha mẹ nên cho trẻ ăn các món ăn mềm như: cháo, súp… để dễ ăn và bớt phải nhai trong giai đoạn mọc răng này. Cha mẹ tránh cho bé ăn đồ quá nóng hay quá lạnh, điều này không tốt cho sự phát triển của răng trẻ. Do nướu bị sưng tấy, trẻ biếng ăn nên cha mẹ có thể chia nhỏ và tăng số bữa ăn trong ngày.

Cha mẹ nên lưu ý bổ sung các món ăn có hàm lượng canxi cao cho bé, trong giai đoạn trẻ mọc răng. Các loại thực phẩm giàu canxi như: cá, tôm, đậu phụ.. Hoặc các loại hoa quả như: cam, quất vàng, dâu, mít… Ngoài ra, cha mẹ cần bổ sung các loại vitamin cần thiết bằng cách cho trẻ uống thêm sữa, nước trái cây.

Một điểm cha mẹ cần lưu ý nữa là bổ sung chất kẽm và selen cho trẻ. Các tinh chất này giúp trẻ ăn ngon miệng, cải thiện vị giác, chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng. Chúng có nhiều trong thịt, hải sản, giá đỗ và rau xanh. Khi hai chất này bị thiếu hụt, tình trạng trẻ biếng ăn sẽ càng nặng hơn, bé hay bị suy dinh dưỡng và khả năng miễn dịch của bé bị giảm sút, dễ mắc phải bệnh tật hơn.

Khi trẻ mọc răng cha mẹ cần làm gì cho bé yêu bớt đau?

Để giúp bé dịu cơn đau cha mẹ có thể dùng tay mát-xa răng, lợi cho bé.

trẻ mọc răng, trẻ biếng ăn
Cha mẹ cần mát xa răng lợi cho bé ( minh họa )

Cha mẹ nên giành nhiều thời gian bên bé hơn, vì trong giai đoạn này tính khí trẻ hay thay đổi thất thường. Hãy thể hiện tình cảm cho bé bằng cách an ủi, ôm ấp, trò chuyện hoặc có thể chơi các trò chơi cùng bé.

Khi mọc răng, bé sẽ có cảm giác bị ngứa lợi. Mẹ có thể dùng tay để mát-xa nhẹ nướu và răng để bé bớt đau nhức, khó chịu. Mẹ nhớ vệ sinh tay sạch sẽ trước khi mat-xa tránh đưa vi khuẩn vào miệng trẻ.

Bé có thể bị sốt nhẹ, hoặc đi ngoài nên mẹ cần cho bé uống nước đầy đủ để bù lại lượng nước đã bị mất đi. Có thể cho bé uống nước trắng hoặc cho bé uống nước hoa quả càng tốt.


Xem thêm bé biếng ăn tại : http://botania.com.vn/tin-tuc/Lam-sao-de-be-het-bieng-an-viem-duong-ho-hap.html

THIỂU NĂNG TUẦN HOÀN NÃO NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Thiểu năng tuần hoàn não là trạng thái nhất thời, xảy ra đột ngột do các thiếu sót về chức năng thần kinh, thường hồi phục hoàn toàn sau 24h và có xu hướng lặp lại nhiều lần, do não thiếu máu, thiếu oxy.

thiểu năng tuần hoàn não
Thiểu năng tuần hoàn não là gi? (minh họa)

Như thế nào là thiểu năng tuần hoàn não?

Lưu lượng máu lên não ở người bình thường là 55ml máu/100g não/phút, khi lưu lượng máu cung cấp cho não quá thấp dưới 20ml thì não sẽ bị thiếu máu (hay thiểu năng tuần hoàn não). Hoạt động của hệ tim mạch bảo đảm hoạt động của lưu lượng máu cung cấp cho não, nhất là huyết động học. Độ quánh của máu, lòng động mạch ảnh hưởng nhiều tới dòng chảy trong các mạch máu. Những stress trong cuộc sống hằng ngày cũng là yếu tố tác động tới việc xuất hiện căn bệnh này.

Dịch tễ bệnh

Thường gặp nơi người trung niên và có tuổi, đặc biệt nơi những người lao động trí óc, nam mắc bệnh nhiều hơn nữ.

Nguyên nhân gây bệnh

Người mắc các bệnh mạn tính như: cao huyết áp, xơ cứng mạch não, các bệnh về tim, suy thận mạn, mỡ máu, tiểu đường… là những nguyên nhân quan trọng gây nên chứng thiểu năng tuần hoàn não.

Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh

-Người nghiện bia, rượu, thuốc là

-Người lao động trí óc căng thẳng dẫn đến stress

-Người lười vận động,thừa cân, béo phì

-Thời tiết - khí hậu: Sự thay đổi về thời tiết, khí hậu, thời sinh học cũng là một yếu tố nguy cơ của rối loạn tuần hoàn não.

Triệu chứng của thiểu năng tuần hoàn não

Các triệu chứng gợi ý ban đầu của bệnh thiểu năng tuần hoàn não thường xuất hiện thoáng qua, sau tiến triển, hay tái phát. Các tổn thương có thể lan toả rải rác hoặc có khi khu trú. Bao gồm các biểu hiện sau:

-Nhức đầu: người bệnh thấy đau sau gáy, vùng chẩm, đau âm ỷ hoặc từng cơn lan lên nửa đầu, biểu hiện này thường gặp do hậu quả của rối loạn tuần hoàn hoặc thiếu máu.

-Chóng mặt và rối loạn thăng bằng: Cảm giác này có thể thoáng qua hoặc tăng lên khi thay đổi tư thế kéo dài nhiều giờ đến vài ngày, các triệu chứng này có thể tự hết hoặc đỡ khi dùng thuốc.

-Rối loạn thị giác, nhìn đôi, nhìn sang hai bên mờ hoặc có ám điểm kéo dài trong vài giây vài phút. Các triệu chứng này xảy ra đột ngột khi đổi tư thế từ nằm sang ngồi hoặc đứng.

-Các rối loạn vận động, người bệnh như không có cảm giác ở hai chân (đột ngột mất đi), không chóng mặt, không rối loạn ý thức, dấu hiệu xảy ra khi ngửa đầu hoặc quay đầu đột ngột, gây thiếu máu thoảng qua ở cột tháp vùng hành não.

-Các triệu chứng khác có thể gặp: ù tai, giảm thính lực một bên hoặc hai bên thoáng qua. Rung giật nhãn cầu, hội chứng tiền đình, chóng mặt buồn nôn và nôn...

Biện pháp phòng bệnh thiểu năng tuần hoàn não

Khi bị đau đầu, chóng mặt, ù tai…là những dấu hiệu nghi ngờ bị thiểu năng tuần hoàn não, cần đi khám bệnh ngay và rất nên khám bệnh định kỳ để sớm phát hiện bệnh và có hướng điều trị tích cực. Để phòng bệnh thiểu năng tuần hoàn não cần:

-Chế độ sinh hoạt,ăn uống:

+Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý hàng ngày như ăn nhiều rau, quả, cá..

+Không nên ăn mỡ động vật, hạn chế ăn nhiều thịt.

+Hạn chế đến mức tối đa việc uống bia, rượu, nên bỏ thuốc lá hoặc thuốc lào.

+Tránh tắm nước lạnh khi đi ngoài nắng về, vào mùa lạnh nên mặc ấm, tránh gió lùa.

+Tránh lạnh đột ngột:  Mùa đông mỗi lúc thức dậy, nhất là lúc nửa đêm và gần sáng cần nằm tĩnh dưỡng một lúc mới ngồi dậy, tránh lạnh đột ngột bởi vì người cao tuổi bị thiểu năng tuần hoàn não có nhiều nguyên nhân gây nên nhưng nếu liên quan đến bệnh của hệ thống tim mạch (tăng huyết áp) mà bị lạnh thì mạch máu co lại đột ngột làm não thiếu máu đột xuất sẽ rất dễ gây tai biến  mạch máu não.

-Chế độ luyện tập:Tập thể dục đều đặn để ngăn ngừa một số bệnh như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, thừa cân vì các bệnh này gián tiếp làm  xuất hiện bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

Khi đã được xác định bị thiểu năng tuần hoàn não, cần tuân theo những lời tư vấn của bác sĩ khám bệnh cho mình, nhất là chế độ ăn, tập luyện, dùng thuốc. Cần cho những thành viên trong gia đình biết về bệnh của mình, nhất là các bệnh có liên quan đến bệnh thiểu năng tuần hoàn não để được giúp đỡ, giám sát và tạo điều kiện thuận lợi trong chế độ ăn, uống, nghỉ ngơi và dùng thuốc.


Xem thêm bệnh thiểu năng tuần hoàn não tại : http://botania.com.vn/tin-tuc/Voi-UniBrain-thieu-nang-tuan-hoan-nao-khong-con-la-noi-lo.html

BỆNH LÝ CƠ XƯƠNG KHỚP DO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Các bệnh về cơ xương khớp phát triển do đái tháo đường thúc đẩy và đây cũng là biến chứng gặp ở hơn nửa số người mắc bệnh tiểu đường.

bệnh lý cơ xương khớp do đái tháo đường
bệnh lý cơ xương khớp do đái tháo đường (minh họa)

Đái tháo đường thúc đẩy sự phát triển các bệnh cơ xương khớp

Có khoảng 20% dân số bị ảnh hưởng bởi bệnh cơ xương khớp, tỉ lệ này ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Bệnh gây nên một số tình trạng gây ảnh hưởng lớn trong sinh hoạt đời sống của người bệnh như thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, viêm khớp, loãng xương… Đây cũng là một biến chứng gặp ở hơn nửa số người bệnh đái tháo đường. Bệnh tiểu đường thúc đẩy sự xuất hiện hay phát triển của bệnh lý cơ xương khớp chứ không phải là nguyên nhân gây ra bệnh lý bệnh cơ xương khớp. Bệnh lý cơ xương khớp thường ít được chú ý trong điều trị, do không phải là biến chứng cấp đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Nhưng nó gây đau đớn và ảnh hướng lớn đến chất lượng cuộc sống.

Bệnh đái tháo đường làm tăng nguy cơ gặp biến chứng về cơ xương khớp

Quá trình oxy hóa trong cơ thể diễn ra mạnh mẽ do đường huyết tăng cao và kéo dài, gây tổn thương các tế bào vi mạch máu, hình thành sẹo ở gần, tổn thương thần kinh do tăng sinh các chất thải.

Đái tháo đường còn gây lắng đọng collagen ở da, tổ chức quanh khớp như: loãng xương, canxi hóa dây chằng, cột sống và hình thành các gai xương. Những nguyên nhân trên dẫn đến các biến chứng cơ xương khớp ở người bệnh tiểu đường.

Bệnh lý này âm thầm tiến triển, lâu dài và thường gặp ở những người bệnh tiểu đường tuýp 1 lâu năm hoặc người mới mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 trước đó không kiểm soát tốt đường huyết.

Một số biến chứng cơ xương khớp thường gặp

-Loãng xương, gãy xương: thiếu hụt insulin hay đề kháng insulin ở người bệnh đái tháo đường, làm giảm quá trình phát triển xương. Ngoài ra, các tổn thương vi mạch máu dẫn đến các tế bào được nuôi dưỡng kém và giảm dinh dưỡng xương. Bên cạnh đó, quá trình đào thải đường do đường huyết tăng cao qua đường tiểu kéo theo các khoáng chất hỗ trợ hình thành xương như canxi.. do đó làm giảm mật độ xương. Mật độ xương suy giảm gây loãng xương, gia tăng nguy cơ gãy xương khi té ngã. Trường hợp gây xương sảy ra, người bệnh rất khó phục hồi hoặc có thể bị tàn phế.

-Viêm, đau khớp: Tỉ lệ viêm nhiễm khi có vết thương tăng gấp 3 lần so với người bình thường. Các triệu chứng có thể thấy như đau lan tỏa các khớp, bàn tay, bàn chân sưng, phù, đau nhức, cứng khớp vai, co rút…Ngoài ra, các điểm canxi hóa ở dây chằng, gân do hội chứng tăng sản cũng có thể bị viêm và gây đau đột ngột, dữ dỗi ở vùng vai hay khớp khi vận động mạnh, giảm khả năng vận động ở người bệnh.

-Giảm khả năng vận động ở chân,tay: Người bệnh luôn có cảm giác như co cứng các khớp, các ngón tay gập duỗi không tự nhiên như ý muốn; chân tay tê nhức, cảm giác tăng lên khi vận động mạnh hay cầm nắm đồ vật trong thời gian dài. Vào giai đoạn nặng, bàn tay người bệnh không thể mở rộng do các ngón tay bị co quắp và các gân gấp bị dày lên.

Biến chứng cơ xương khớp tuy không ảnh hưởng nguy cấp đến tính mạng người bệnh nhưng làm suy giảm khả năng vận động của người bệnh, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và thẩm mỹ. Do vậy người bệnh cần có những biện pháp phòng ngừa và điều trị sớm các biện chứng để giúp nâng cao chất lượng cuộc sốn


Xem thêm bệnh tiểu đường tại: http://botania.com.vn/tin-tuc/Bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-tieu-duong.html