Thứ Năm, 14 tháng 7, 2016

Giảm Đau Khi Trẻ Mọc Răng Bằng Mẹo Cực Hữu Hiệu Bố Mẹ Nên Biết

Giai đoạn trẻ mọc răng cha mẹ cần lưu ý đến những biểu hiện báo hiệu ở con như: chảy dãi, sốt, quấy khóc, càu gắt… Khi trẻ mọc những chiêc răng đầu đời bao giờ cũng làm bé rất đau, bứt rứt và khó chịu. Vì vậy, cha mẹ hãy tìm cách xoa dịu những cơn đau của bé bằng những mẹo dưới đây.
Vận dụng những mẹo nhỏ giúp xoa dịu răng lợi khi bé mọc răng mẹ nhé (minh họa)
1. Cho con tắm nước ấm.
Bố mẹ hãy chuẩn bị một bồn nước ấm cho bé ngâm mình trong đó, nhẹ nhàng massage cho bé và nhớ thả vào bồn vài mốn đồ chơi dưới nước bé thích. Điều này giúp bé phần nào quên đi những cơn đau và không quấy khóc nữa.
2. Cho bé ngậm núm ti lạnh.
Nếu bé đang bú ti mẹ, rất có thể lúc này bé sẽ không bú được tí sữa nào mà còn cắn ti làm mẹ đau đơn. Vì vậy, cha mẹ hãy làm lạnh núm ti giả và cho bé ngậm, có thể làm dịu bớt sự khó chịu và cơn đau.
3. Làm lạnh đồ chơi của bé.
Bố mẹ hãy làm lạnh một số đồ chơi dành riêng cho bé mọc răng trước khi cho bé cầm chơi, hơi lạnh từ những món đồ này có tác dụng như thuốc tê đối với bé. Tuy thế, cũng cần chú ý hướng dẫn sử dụng của đồ chơi, vì có những món đồ chơi không được làm lạnh.
=> Hãy lưu ý đến việc bé khóc dạ đề mẹ nhé.
4. Ướp khăn lạnh.
Giúp bé mọc răng dịu bớt cơn đau, cha mẹ có thể làm ướt một khăn sạch và cho vào tủ lạnh. Lớp vải bông mềm mát thích hợp chườm cho bé hoặc bé có thể gặm thoải mái.
5. Cho vào một chiếc túi lưới 1 phần chuối làm lạnh hoặc trái cây mềm nào đó để bé gặm.
Tái cây ngon ngọt, thơm được làm lạnh khiến bé thích thú và quên đi cảm giác khó chịu và đau nhức khi bắt đầu mọc răng.
=> Đau nhức khó chịu khi mọc răng khiến bé biếng ăn đấy nhé
6. Cho bé "mượn" ngón tay của cha mẹ.
Cha mẹ hãy rửa sạch tay và dùng ngón tay massage lợi cho bé, điều này giúp cơn đau của bé bớt đi rất nhiều. Ngoài ra, cha mẹ có thể cho bé gặm, cắn ngon tay của mình tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng dù bé chưa có răng vẫn có thể cắn rất đâu nhé cha mẹ.
7. Bé rất thích cằm của mẹ đấy.
Việc này nghe có vẻ không hợp lý, nhưng sự thực lúc bé chuẩn bị mọc răng bé rất thích gặm cằm mẹ đấy, vì vậy mẹ hãy chú ý giữ cho mặt mình luôn sạch sẽ. Khi này, mẹ hãy hợp tác với bé để bé quên đi sự khó chịu và đau đớn của việc mọc răng.
8. Trợ giúp của bác sĩ.
Nếu mẹ đã "bất lực" vì bé vẫn cứ quấy khóc và có triệu chứng sốt, hãy đưa bé đến bác sĩ để được kê thuốc hạ sốt hợp lý hay một loại thuốc gì đó làm giảm bớt những triệu chứng này.
Bất cứ bé nào cũng phải trải qua giai đoạn mọc răng và hầu hết đều có những biểu hiện như trên. Vì thế mẹ đừng quá lo lắng mà hãy cố gắng tìm cách để xoa dịu con đau cho bé. Giai đoạn này có thể thật khó khăn với mẹ vì bé không chỉ hay bị sốt, tiêu chảy,… mà con quấy khóc, cáu gắt suốt cả ngày. Tuy nhiên, càng về sau, bé sẽ dần quen hơn với chuyện này và các triệu chứng của con cũng giảm đi đáng kể so với khi mọc chiếc răng đầu tiên.

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

Thiếu Máu Não Cục Bộ Tạm Thời Biểu Hiện Và Nguyên Nhân

Bệnh thiểu năng tuần hoàn não hay gọi khác là thiếu máu não và các bệnh lý liên quan, chúng ta có một khái niệm là thiếu máu não cục bộ nhất thời. Tình trạng này xảy ra tuy chưa gây tổn thương não vĩnh viễn ngay, nhưng là yếu tố dự báo những cơn tai biến về sau. Vậy nên, thiếu máu não cục bộ tạm thời cần được quan tâm đúng mức. Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu cơ chế, nguyên nhân và triệu chứng của bệnh.
Đau nhức đầu dấu hiệu xảy ra của bệnh thiếu máu não (minh họa)
Thiếu máu não cục bộ là gì?
Một cách đơn giản, chúng ta có thể hiểu đó là rối loạn hoạt động ở não gây ra gián đoạn cung cấp máu tạm thời, giảm chức năng ở não ngắn và đột ngột (thời gian không quá 24 giờ, thường dưới 1 giờ). Khác với nhồi máu não, thiếu máu não cục bộ do xảy ra trong thời gian ngắn nên không gây các tổn thương mãi mãi ở tế bào não.
Tế bào não bị thiếu máu tạm thời, làm khả năng dẫn truyền của tế bào não suy giảm nhanh chóng, có các dấu hiệu bên ngoài thoáng qua thường gặp như đau đầu, choáng váng, quên tạm thời… Do thiếu máu nhẹ xảy ra trong thời gian ngắn, các tế bào não chưa bị thương tổn vĩnh viễn và hoạt động lại bình thường khi được cung cấp máu trở lại, đây chính là cơ chế của thiếu máu não thoáng qua gặp trên lâm sàng.
Nguyên nhân gây thiếu máu não cục bộ
Thiếu máu não cục bộ thường xảy ra theo cách sau:
- Hình thành một cục máu đông trong lòng mạch máu não gây tác nghẽn mạch máu.
- Cục máu đông hình thành ở bộ phận khác di chuyển trong mạch máu lên não gây tắc nghẽn mạch máu não.
- Theo thời gian một động mạch lớn hoặc nhỏ vận chuyển máu lên não bị tắc nghẽn, thường do chứng xơ vữa động mạch khi mảng xơ vữa dày lên hoặc do thoái hóa đốt sống cổ gây chèn ép mạch máu từ bên ngoài.
Thiếu máu não cục bộ gây lưu lượng máu lên não thấp, lưu lượng sụt giảm quá mức có thể gây thiếu máu não cục bộ tạm thời, thậm chí là xảy ra tai biến mạch máu não.
Triệu chứng gợi ý của thiếu máu não cục bộ thoáng qua
Triệu chứng điển hình
- Chân tay có cảm giác nặng nề, yếu ớt, có thể đôi khi làm rớt đồ vật đang cầm, đi lại có thể bị té ngã, dáng đi thay đổi.
- Vận động của cơ thể mất đồng bộ thống nhất.
- Thay đổi về cảm giác: như kiến bò, tê bì.
- Rối loạn giọng nói: nói ngọng, nói khó, không theo trình tự, lộn xộn, sai lệch hay không nói được.
- Mất thăng bằng, chóng mặt: cơ thể quay quầng hoặc thấy đồ vật xung quanh quay…
Triệu chứng thường gặp
- Người bệnh đột nhiên thấy choáng váng, ngất xỉu.
- Người bệnh đau nhức đầu nhẹ và có thể hay tái phát.
- Mất trí tạm thời, có thể quên một vài sự việc nhưng chỉ xảy ra thoáng qua (tạm thời).
Các triệu chứng này ở người bệnh có một đặc điểm chung là thường xảy ra đột ngột, kéo dài trong thời gian ngắn vài phút đến dưới 24 giờ, sau đó biến mất hoàn toàn. Các triệu chứng này có thể tái phát lại với thời gian kéo dài hơn, triệu chứng này phụ thuộc vào vị trí, mức độ tắc nghẽn và thường chỉ xảy ra một bên của cơ thể.
=> Đái tháo đường gây xơ vữa động mạch có thể là tác nhân gây thiếu máu não

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2016

Các Loại Thức Ăn Người Bệnh Đái Tháo Đường Nên Tránh

Người mắc bệnh tiểu đường lâu ngày dễ mắc phải nhiều biến chứng nguy hiểm về tim mạch, thận, thần kinh… Hiện nay, với nhịp sông hiện đại, con người không vận động lại tiêu thụ thức ăn chứa đường, tỷ lệ những người này mắc bệnh ngày càng tăng. Chính vì thế, người mắc bệnh tiểu đường nên có chế độ tập luyện thể thao phù hợp, giảm thiểu tối đa những loại đồ ăn tăng đường huyết, để việc điều trị bệnh tiểu đường được hiệu quả.
Những thực phẩm người bệnh tiểu đường nên tránh và hạn chế dùng (minh họa)
Số lượng người mắc bệnh tiểu đường đang ngày gia tăng, người mắc bệnh cần có sự hiểu biết chính xác về bệnh tiểu đường và hạn chế một số loại thực phẩm. Theo các chuyên gia chế độ ăn uống ảnh hượng trực tiếp tới bệnh nhân tiểu đường làm thay đổi lượng đường trong máu. Tuy nhiên, người mắc bệnh tiểu đường không phải thực phẩm nào cũng tiêu thụ được; sau đây là nhóm thực phẩm mà bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nên tránh.:
Trái cây khô
Trên thực tế trái cây khô có chứa chất xơ và giàu giá trị dưỡng nhưng lại có hàm lượng đường huyết khá cao, làm tăng cao lượng đường huyết của người bệnh. Vì thế, người mắc bệnh này nên tránh trái cây khô.
Nước trái cây
Tuy trái cây rất giàu chất xơ tốt cho bệnh nhân tiểu đường, nhưng nước trái cây thì lại ngược lại hoàn toàn. Các loại nước ép từ trái cây giàu giá trị dinh dưỡng hơn so với soda và những đồ uống khác, do đó khi uống nhiều nước ép hoa quả sẽ làm tăng nhanh lượng đường trong máu.
Gạo trắng
Gạo trắng là thực phẩm chủ yếu trong chế độ ăn hàng ngày. Nhưng với người bệnh tiểu đường, gạo trắng có thể làm bệnh trở nên nặng nề hơn vì gạo trắng làm tăng nhanh hàm lượng đường trong máu. Vậy nên, người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn gạo trắng mà ăn gạo lức và các loại thực phẩm ngũ cốc vì chúng làm giảm dần lượng đường trong máu.
Mật ong
Mật ong rất tốt cho sức khỏe con người, nhưng mật ong có chứa 40% hàm lượng đường, loại đường này dễ dàng được hấp thụ trực tiếp vào cơ thể, vậy nên người mắc bệnh tiểu đường cần tránh mật ong.
Đường mía
Trong đường mía chủ yếu chứa glucose, fructose và sucruse đây là những loại đường có hại cho người mắc đái tháo đường, vì thế người bệnh cần hạn chế tối đa uống nước mía.
Chất béo và kẹo
Người bị bệnh tiểu đường cần hạn chế kẹo và chất béo. Chất béo có thể làm tăng nhanh lượng đường trong máu và tăng cân nhanh. Kẹo có chứa quá nhiều đường là thực phẩm cấm kỵ với người bệnh tiểu đường.
Thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn
Thức ăn nhanh như khoai tây chiên, bánh rán, bánh ngọt… thường có nhiều chất béo xấu. Loại chất béo xấu này làm giảm cholesterone tốt, tăng cholesterone xấu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường. Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nên lựa chọn những thực phẩm chứa chất béo lành như cá hồi, quả bơ, dầu oliu hay dầu thực vật.
=> Thiểu năng tuần hoàn não những điều bạn cần biết
Sữa
Sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa béo, kem, pho mát… là những thực phẩm cấm kỵ với người bệnh tiểu đường. Vì thế, người mắc bệnh tiểu đường nên chọn sữa đã tách béo hay phomat có hàm lượng chất béo thấp.
Bỏng ngô
Bỏng ngô chứa nhiều tinh bột lại qua chiên nên càng cần loại bỏ ra khỏi thực đơn ăn uống của người bệnh mắc bệnh đái đường.
Rượu
Khi bệnh nhân uống rượu và ăn một số thức ăn có đường thì lượng đường trong máu lập tức tăng cao không khống chế được. Còn khi thường xuyên uống rượu mà không ăn thức ăn thì làm chậm quá trình phân giải đường nguyên chất ở gan, làm lượng đường trong máu giảm xuống, xuất hiện triệu chứng đường máu thấp. Vì vậy, bạn nên hạn chế uống rượu cho dù bạn có bị bệnh tiểu đường hay không và người bị tiểu đường thì càng nên tránh uống rượu.
=> Muốn ổn định đường huyết hãy nhớ Bonidiabet

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2016

Tăng Cường Chiều Cao Cho Trẻ Từ Dinh Dưỡng Hàng Ngày

Kết quả từ những nghiên cứu cho thấy, yếu tố di chuyền chỉ quyết định 21% chiều cao của trẻ, còn lại phụ thuộc vào chế độ dưỡng chất, tập luyện và môi trường sống, yếu tố dinh dưỡng góp phần tăng cường chiều cao ở trẻ chiếm 32%. Từ đó cho thấy, bố mẹ hoàn toàn có thể cải thiện và tăng cường chiều cao cho trẻ từ những bữa ăn hàng ngày, tuy vậy ở một số trẻ biếng ăn kém hấp thụ dưỡng chất cha mẹ cần lưu ý tới thực đơn và chế biến thực phẩm cho bé nhé. Bé không còn biếng ăn, tăng cường hấp thu dưỡng chất thúc đẩy chiều cao tốt nhât.
Tăng cường dinh dưỡng thúc đẩy chiều cao cho bé từ thức ăn hàng ngày (minh họa)
Dấu hiệu cho thấy trẻ chậm tăng trưởng chiều cao
Những giai đoạn vàng thúc đẩy chiều cao của trẻ là: giai đoạn bào thai, giai đoạn đầu đời từ 0-3 tuổi và giai đoạn dậy thì. Lúc mới sinh chiều cao trung bình của trẻ vào khoảng 50cm và phát triển nhanh trong những năm đầu đời.
Giai đoạn sơ sinh 6 tháng đầu đời, chiều cao ở trẻ tăng trung bình 2,5cm mỗi tháng; giai đoạn 2 tuổi đến trước giai đoạn dậy thì trung bình tăng 6-7cm mỗi năm. Bố mẹ có thể giựa vào chiều cao trung bình chuẩn theo lứa tuổi cũng như tỷ lệ tăng trưởng chiều cao của trẻ, để lập biểu đồ theo dõi cân nặng và tỷ lệ tăng trưởng chiều cao của trẻ, từ đó có các biện pháp cải thiện và thúc đẩy chiều cao hợp lý cho trẻ.
Cải thiện chiều cao từ dinh dưỡng
Với chế độ ăn uống đủ dưỡng chất, không những góp phần phát triển chiều cao cho trẻ mà còn giúp bé phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. bố mẹ nên tăng cường cho trẻ hấp thu những dưỡng chất và vitamin sau:
- Vitamin D và Canxi: canxi thành phần chủ yếu cấu tạo xương và răng. Vì thế, trong khẩu ăn hàng ngày của bé nên bổ sung đồ ăn giàu canxi như sữa, chế phẩm từ sữa, hải sản, rau xanh đậm… Để bé hấp thu canxi vào cơ thể tốt, cha mẹ hãy tăng cường vitamin D cho bé. Vitamin D có thể được hấp thu tự nhiên từ ánh mặt trời qua tắm nắng hoặc từ thực phẩm nhiều vitamin D như cá, dầu cá…
=> Canxi rất cần thiết cho quá trình bé mọc răng mẹ có biết
- Lysine: là axit béo hỗ trợ quá trình tạo mạch máu mới, thiết lập nguồn cung cấp máu giúp cải thiện sức mạnh của xương. Lysine còn hỗ trợ hấp thụ canxi từ thức ăn và ngăn sự bài tiết canxi trong nước tiểu. Vì thế, để tăng cường chiều cao cho bé, cha mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu hàm lượng lysine như thịt, rau họ đậu, sữa, chế phẩm tử sữa…
- Kẽm: một vi khoáng chất giữ vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng chiều cao, cơ bắp, thần kinh và hệ miễn dịch của trẻ. Kết quả từ các nghiên cứu cho thấy, kẽm tham gia vào nhiều thành phần của enzyme trong cơ thể, tăng tổng hợp protein, phân chia tế bào và thúc đẩy quá trình tăng trưởng của trẻ. Bố mẹ nên bổ sung kẽm cho bé từ thực phẩm như mầm đậu xanh, tôm, cá, hàu, thịt bò, lòng đỏ trứng,..
=> Bé hay ốm do hệ miễn dịch kém mẹ nhớ nhé
Bên cạnh bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển chiều cao cân nặng của trẻ, mẹ cũng chú ý rèn cho trẻ thói quen sinh hoạt lành mạnh, ngủ đúng giờ, đủ giấc, tham gia các hoạt động thể thao để phát triển chiều cao tối ưu.

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2016

Căn Bệnh Tuần Hoàn Não Và Biện Pháp Chữa Trị

Căn bệnh tuần hoàn não hay gặp ở người cao tuổi, nhưng hiện nay bệnh này đang có xu thế trẻ hóa, số người trẻ tuổi mắc bệnh thiểu năng tuần hoàn não đang ngày càng tăng cao. Biểu hiện người bệnh thường gặp các vấn đề như đau nhức đầu, tê bì chân tay, và rối loạn giấc ngủ. Để giảm các nguyên nhân của bệnh nên phải điều trị sớm bệnh thiểu năng tuần hoàn não, đồng thời phòng tránh được những biến chứng sau này.

Bệnh Thiểu Năng Tuần Hoàn Não Và Phương Pháp Điều Trị

Đau nhức đầu triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não (minh họa)

Nên chú ý để phát hiện bệnh những bất thường sớm có

Dấu hiệu của bệnh tuần hoàn não thường không đầy đủ, rõ ràng, chỉ thoáng qua, nên dễ bị hiểu lầm với suy nhược thần kinh, rối loạn tiền đình. Vì vậy, nếu có nghi ngờ mắc bệnh tuần hoàn não với các dấu hiệu như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn… thì cần phải đi khám ngay và đều đặn kiểm tra sức khỏe định kỳ. Điều này cần thiết nếu người bệnh kèm thêm chứng xơ vữa động mạch nặng vì dễ dấn tới tai biến mạch máu não.

Khi thăm khám sức khỏe, người bệnh sẽ được chẩn đoán chính xác bệnh tình.

Bác sĩ sẽ hỏi về tình trạng sức khỏe hiện tại và có thể yêu cầu các xét nghiệm như:

- Chụp CT: đây là phương pháp có độ chính xác cao trong đánh giá các bệnh liên quan đến mạch máu não, cũng dễ dàng phát hiện xuất huyết máu. Nhưng không thích hợp với người già, người suy thận và người trẻ tuổi vì bệnh nhân bị nhiễm phóng xạ.

- Xét nghiệm máu để đánh giá khả năng đông.

- Siêu âm tim.

- Chụp X-quang động mạch của bạn.

Hiện nay có nhiều loại thuốc trên thị trường có tác dụng chữa bệnh

Thuốc cải thiện tuần hoàn não tác động nhiều cơ chế khác nhau như làm giãn mạch máu não, tăng cung cấp oxy cho não hoặc tăng lưu thông mạch máu. Nhiều khi, để chống nghẽn mạch máu, bệnh nhân có thể được kê sử dụng thuốc ngừa hình thành cục máu đông (như Aspirin, clopidogrel).

Cần phải thực hiện theo tư vấn của bác sĩ cả về chế độ ăn, tập luyện cũng như dùng thuốc. Bệnh nhân không cố ý dùng thuốc dựa vào công năng trên nhãn mác điều này vô cùng nguy hiểm.

Chữa trị bằng phẫu thuật

Y học hiện đại: đối với các trường hợp tắc nghẽn mạch máu, các bác sĩ sẽ tiến hành nong mạch, đạt thanh dẫn vào động mạch nhằm thông vùng tắc nghẽn, tuy nhiên biện pháp điều trị này cũng có hạn chế về mức độ an toàn khi phẫu thuật.

Đông y: có thể chữa trị thiểu năng tuần hoàn não bằng cách kết hợp nhiều phương pháp như châm cứu, vật lý trị liệu, hoặc sử dụng các bài thuốc có nguồn gốc thiên nhiên có công hiệu tăng hoạt huyết, tăng lưu thông máu.

Phác đồ ăn uống, hoạt động cũng rất quan trọng để giúp việc điều trị thiểu năng tuần hoàn não được hiệu quả :

Bạn cần thiết kế cho mình một chế độ luyện tập thế thao hợp lý để tránh dồn máu nhiều ở chân. Với ai bị mất nước thường được khuyên nên uống nhiều nước hơn, đặc biệt khi khí hậu nóng và khô. Bệnh nhân cũng không nên hút thuốc.

Một chế độ sinh hoạt khoa học còn lưu ý không nên tắm nước lạnh khi mới đi ngoài trời nắng về, nên mặc ấm, nơi nằm ngủ tránh gió lùa. Về mùa đông, bạn nên tĩnh dưỡng một lát trước khi ngồi dậy. Tránh lạnh đột ngột vì người cao tuổi hay bị bệnh tim mạch (tăng huyết áp), nếu bị lạnh đột ngột sẽ dẫn đến mạch máu co đột ngột làm não bị thiếu máu, dễ gây tai biến mạch máu não.

Có nhiều phương pháp điều trị bệnh nhưng việc cần thiết cho người cao tuổi hằng ngày vẫn là có chế độ sinh hoạt ăn uống, luyện tập, nghỉ ngơi hợp lý, tránh các yếu tố độc hại và kiểm tra sức khỏe định kỳ. Mỗi chúng ta nên có kiến thức về bệnh để chủ động đến với nhân viên y tế khi có nghi ngờ. Với những người đang mắc bệnh thì việc điều trị càng cần thiết để giảm tiến triển bệnh và tránh các biến chứng về sau này.

Các Biến Chứng Xảy Ra Ở Bà Bầu Mắc Tiểu Đường

Bệnh đái tháo đường thai kỳ ở thai phụ là một căn bệnh rối loạn về chuyển hóa chất đường trong cơ thể thai phụ. Phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường trong thai kỳ, có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm, tổn hại tới sức khỏe cả người mẹ và thai nhi.
thai phụ mắc đái đường tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra biến chứng mẹ, con (minh họa)
Khuyết tật từ nhỏ
Phụ nữ có lượng đường cao trong tuần thứ 6-8 sau kỳ kinh cuối, có nhiều khả năng sinh con bị dị tật bẩm sinh. Trong giai đoạn này, lượng đường máu cao có thể gây hại tới sự phát triển của thai nhi, đặc biệt sẽ tác hại đến tim, tủy sống, xương, hệ thần kinh và hệ tiêu hóa. Theo 1 điều tra cho thấy, phụ nữ có lượng đường huyết cao, trẻ sinh ra có nguy cơ tiềm ẩn cao mắc những dị tật bẩm sinh gấp 10 lần bình thường.
Vàng da
Phụ nữ có bầu mắc bệnh đái đường thai kỳ, trẻ sinh ra có nước da vàng. Vàng da ở trẻ sơ sinh xảy ra nếu máu chứa quá nhiều bilirubin, chất xảy ra khi những tế bào máu đỏ bị phá hủy. Tuy nhiên, chứng vàng da ở trẻ sơ sinh là vô hại và sẽ mất dần sau vài ngày.
Macrosomia
Đây là tình trạng những cơ quan của thai nhi bị phì đại. Thai phụ không kiểm soát tốt lượng đường huyết trong thời gian mang thai, có nguy cơ sinh con quá nặng cân ( từ 4kg trở lên), thai nhi quá to gây khó sinh theo đường tự nhiên và làm tăng nguy cơ tổn thương lúc sinh. Hơn thế nữa, trẻ sinh ra từ mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ dễ bị béo phì, tăng nguy cơ mắc bệnh đái đường tuýp 2.
Thai chết lưu
Tiềm ẩn nguy cơ chết lưu thai tăng cao nếu thai nhi quá lớn, nguy cơ tiềm ẩn này thậm chí còn tăng cao nếu người mẹ mắc đái tháo đường.
=> tuần hoàn não bạn cần phải biết.
Tiền sản giật
Bệnh đái đường ở thai phụ là dấu hiệu làm tăng nguy cơ tiềm ẩn tiền sản giật. Bao gồm những nguyên nhân như:
- Tay và mặt sưng.
- Cân nặng cao.
- Đau đầu.
- Nước giải nhiều chất đạm.
- Đau bụng, buồn nôn.
- Rồi loạn thị giác.
Tiền sản giật để nặng sẽ gây biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Các mẹ bầu cần phải đi khám thai sớm để sớm phát hiện và chữa trị kịp thời.
Polyhydramnios
Polyhydramnios là tình trạng quá nhiều nước ối. Khi người mẹ bị đái đường, không kiểm soát được, sẽ có nguy cơ tiềm ẩn mắc chứng polyhydramnios, đặc biệt trong quý III. Quá nhiều nước ối quanh bé có thể dẫn đến nhiều biến chứng, bao gồm cả sinh non.
Hạ đường huyết sau lúc sinh
Thai nhi tiếp nhận oxy, dưỡng chất gồm cả đường từ máu người mẹ chuyển qua nhau thai. Mẹ bầu trong 6 tháng cuối thời kỳ mang thai, nếu người mẹ bị tăng đường huyết gây nên tình trạng tăng insulin ở thai nhi. Sau sinh, trẻ sơ sinh nhận được ít lượng đường hơn so với lúc còn ở trong bụng mẹ. Do đó, dư thừa insulin sẽ dẫn tới nguy cơ hạ đường huyết, dễ gây tổn thương các tế bào thần kinh khi không được chữa trị kịp thời.
=> Bonidiabet giúp ổn định đường huyết bạn nên biết.
Sinh non
Đường huyết tăng cao trong thời kỳ mang bầu ở mẹ, có khả năng dẫn đến sinh non. Trẻ sinh non có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, hô hấp, xuất huyết não, tiêu hóa, thị lực kém.
Cân bằng chế độ chất dinh dưỡng và tập thể dục luôn luôn vẫn là cách làm quan trọng nhất để đảm bảo sức khỏe cho người mẹ, thai nhi. Người mẹ cần đến gặp những BS dưỡng chất, tránh các thực phẩm nhiều đường đơn. Tập thể thao cũng giúp kiểm soát được lượng đường huyết trong toàn thân. nhưng mà, chỉ phải tập những bài tập thể dục nhẹ nhõm. Đi bộ cũng là phương pháp dễ dàng, lại hiệu quả nhất cho cô gái mang bầu.

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016

Điều Trị Tai Biến Mạch Máu Não Thể Nhồi Máu Não

1. Nguyên tắc điều trị:
- Điều trị dấu hiệu: nhằm đảm bảo chức năng sống.
- Sử dụng thuốc: chống đông, tái tưới máu, bảo vệ tế bào não…
- Tích cực phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não, phòng ngừa tái phát.
Tắc nghẽn gây ra tai biến mạch máu não (minh họa)
2. Điều trị nguyên nhân chung:
- Nhằm đánh giá chức năng sống, tổn thương não bộ, người bệnh tai biến mạch máu não nên được nhập viện sớm để làm những xét nghiệm cần thiết.
- Đảm bảo sự thông suốt hô hấp trên và đủ oxy: đặt người bệnh nằm ngửa, hút đờm dãi, thở oxy…
- Đảm bảo chức năng tim mạch hoạt động tốt:
+ Huyết áp ổn định, chống loạn nhịp tim, suy tim…
+ Cần duy trì huyết áp ổn định, không vượt ngưỡng 50-100mmHg. Có 85% bệnh nhân đột quỵ tăng huyết áp phản ứng trong quá trình đầu, đây là phản ứng thực vật nhằm duy trì lượng tuần hoàn não, do đó không hạ áp quá nhanh, phải hạ từ từ , theo dõi sát.
+Kiểm soát chặt chẽ huyết áp trong 2 giờ đầu kiểm tra 15 phút mỗi lần, sau đó 30 phút 1 lần trong 6 giờ tiếp theo.
- Kiểm soát đường huyết: người bệnh đột quỵ cần phải được phát hiện và điều trị kịp thời tăng hoặc hạ đường huyết, vì cả 2 trường hợp đều có thể gây tổn thương thần kinh diện rộng.
=> đái tháo đường các biến chứng nguy hiểm
- Kiểm soát thân nhiệt: có đến 25-30% người bệnh tai biến mạch máu não tăng thân nhiệt trên 37.5 độ. Triệu chứng do nhiễm trung, hoại tử ổ nhồi máu hay rối loạn trung tâm điều nhiệt. Cần phải xác định biểu hiện và trị bệnh theo biểu hiện.
- Đảm bảo cân bằng nước, điện giảivà cân bằng toan kiềm: bệnh nhân hay gặp các rối loạn nước, glucose, muối. Rối loạn này do tình trạng người bệnh hôn mê, giảm cảm giác và đáp ứng với ngưỡng đói, khát… nên chú ý bù nước, điện giải, giảm thiểu phù não…
- Chống phù não: Trong 24-48h bệnh nhân đột quỵ hay xuất hiện phù não, đặc biệt bệnh nhân nhồi máu não diện rộng hoặc xuất huyết não. Những biện pháp chống phù não: kê cao đầu, khai thông hô hấp, tăng không khí; chữa trị những cơn động kinh, co giật; sử dụng thuốc truyền tĩnh mạch…
- Đảm bảo dưỡng chất cho người bệnh: cho ăn băng đường miệng nếu bệnh nhân còn nhai nuốt được, người bệnh hôn mê thì cho ăn qua ống thực quản hay nếu cần thì phải nuôi dưỡng băng đường tĩnh mạch.
- Dự phòng và phòng ngừa ổ loét do tì đè.
- Dự phòng và chữa trị bội nhiễm: người bệnh hay bị viêm nhiễm tiết niệu, hô hấp… phải được theo dõi và trị kịp thời.
- Phục hồi chức năng: người bệnh sau tai biến nên được phụ hồi chức năng toàn thân gồm vận động, ngôn ngữ, để hạn chế cứng khớp, loét.
- Phát hiện, trị bệnh trầm cảm: bệnh nhân cần phải được phát hiện , sớm điều trị trầm cảm (nếu có).
- Chống chỉ định dùng những thuốc giãn tĩnh mạch.
3. Trị bệnh bằng thuốc quá trình nhồi máu cấp:
Những đối tượng có nguy cơ cao được khuyến cáo sử dụng Aspirin với Dipiridamol phòng căn bệnh cấp 2 nhằm giảm tỉ lệ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, tử vong.
- Thuốc tiêu huyết khối: chỉ định trị bệnh trong 3 giờ sau tai biến. Chống chỉ định với các bệnh nhân lớn tuổi, có rối loạn đông máu hoặc vừa phẫu thuật, đang dùng thuốc chống đông.
- Chữa trị chống đông: khi có triệu chứng huyết khối rõ ràng. Ngoài ra chú ý lúc dùng thuốc chống đông đặc biệt là người cao tuổi.
4. Giáo dục sức khỏe cho người bệnh và gia đình:
Người nhà, người bệnh thường có tâm lý lo sợ, nhưng lại thiếu thông tin những bệnh về não, tai biến. Do đó cần giải thích rõ nguyên lý chữa trị tai biến mạch máu não, phục hồi chức năng sau tai biến. Nhằm phối hợp sự hợp tác trong quá trình điều trị, chăm sóc có kết quả tốt.
5. Điều trị dự phòng đột quỵ:
Trị bệnh dự phòng tai biến mạch máu não cần phải tập trung các nguy cơ và nguyên nhân gây đột quỵ, cụ thể như sau:
- Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ: huyết áp, đường máu, lipid máu...
- Bỏ thuốc lá, thay đổi lối sống: ăn nhạt, giảm lượng rượu...
- Phẫu thuật bóc tách mảng vữa xơ mạch cảnh: chỉ định lúc hẹp khít > 70% diện tích lòng mạch
- Đối với các căn bệnh tim mạch cần phải điều trị thuốc chống đông: theo dõi những thông số đông máu chặt chẽ
- Khám sức khỏe định kỳ