Thứ Ba, 15 tháng 11, 2016

Tác dụng của cây chuối hột trong điều trị tiểu đường

Trong dân gian lưu truyền về tác dụng điều trị tiểu đường từ cây chuối hột rất tốt, và được coi là vị cứu tinh cho những người bệnh tiểu đường. Dù hiện nay, nền y học hiện đại phát triển vượt bậc trong điều trị tiểu đường nhưng cây chuối hột vẫn giữ được vị thế nhất định trong quá trình điều trị tiểu đường mà dân gian đã lưu truyền lại.

Tác dụng điều trị tiểu đường từ cây chuối hột

Điều trị tiểu đường từ cây chuối hột có tác dụng nhừ nào? Vì sao cây chuối hột lại giữ được vị thế trong điều trị tiểu đường? Trong dân gian, người ta thường lấy và sử dụng quả chuối hột phơi khô, dùng ngâm rượu để chữa một số bệnh, nhưng tác dụng chữa bệnh tiểu đường còn nằm cả ở thân và rễ của cây chuối hột. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin, hướng dẫn chúng ta cách sử dụng các bộ phận của cây chuối hột để điều trị tiểu đường.

Tác dụng của cây chuối hột trong điều trị tiểu đường.

Nước ép từ củ của cây chuối hột có tác dụng giúp ổn định đường huyết, rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Để sử dụng điều trị bệnh tiểu đường, chúng ta đào lấy củ của cây chuối hột, đem rửa sạch, giã nát và ép lấy nước để uống. Thường xuyên sử dụng nước ép từ củ cây chuối hột trong thời gian lâu dài có tác dụng giúp ổn định đường huyết rất tốt, từ đó bệnh tiểu đường sẽ thuyên giảm.

Tuy nhiên, nguồn cung cấp cây Chuối hột là không nhiều, vì thế các thầy thuốc Đông Y đã nghĩ ra cách: cắt ngăng cây chuối hột, khoét lỗ giữa thân, đậy túi nilon lên, đợi nước từ thân cây chuối hột tiết ra đọng lại. Những người mắc tiểu đường chỉ cần lấy nước đọng tiết ra từ thân cây chuối dùng để uống hằng ngày. Cách làm này, từ một cây chuối hột ta sử dụng được nhiều lần, khi đoạn trên héo thì cắt ngăng cây chuối hột thấp xuống phía dưới. Tuy nhiên, về mùa mưa nước tiết ra loãng hơn thì người bệnh tiểu đường nên uống nhiều hơn. Tác dụng điều trị tiểu đường theo hướng này cũng cho kết quả rất rõ rệt.

Kết luân: Dù điều trị tiểu đường theo bất kỳ phương pháp nào để có được kết quả tốt, nhất thiết người bệnh tiểu đường phải chú tới chế độ ăn uống khoa học, luyện tập thể thao duy trì thể lực.

(Nguồn internet)

Tác Hại Của Bệnh Mất Ngủ Như Thế Nào?

Cuộc sống hiện đại ngày nay, con người đang phải đố mặt với tình trạng mất ngủ gia tăng, gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của con người. Vậy bệnh mất ngủ là gì? Đâu là nguyên nhân của bệnh mất ngủ? Mất ngủ có những tác hại gì? Điều trị mất ngủ như nào? Bài viết này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bệnh mất ngủ.
1. Bệnh mất ngủ là gì?
Bệnh mất ngủ là một dạng rối loán về giấc ngủ, người bệnh mất ngủ rơi vào trạng thái không thể đi vào giấc ngủ, giấc ngủ chập chờn khó duy trì hay ngủ dậy vẫn cảm thấy mệt mỏi.
Tac hai cua benh mat ngu nhu the nao?

Bệnh mất ngủ có thể được chia làm 3 loại như sau:
  • Mất ngủ thoáng qua: thường có biểu hiện mất ngủ dưới 1 tuần.
  • Mất ngủ ngắn hạn: tình trạng mất ngủ kéo dài từ 1 – 4 tuần.
  • Mất ngủ mạn tính: mất ngủ kéo dài trên 1 tháng.
2. Nguyên nhân gây mất ngủ.
a. Do tuổi tác: khi con người bước vào giai đoạn cao niên tâm sinh lý có nhiều thay đổi, chu kỳ thức và ngủ cũng thay đổi, thời gian cho giấc ngủ sẽ ít đi, thường ngủ muộn và thức dậy sớm, thậm chí trằn trọc khó ngủ vào ban đêm dù ngày ngủ ít hoặc không ngủ.
b. Do ngoại cảnh: sự tác động của ngoại cảnh như tiếng ồn, ánh sáng cũng ảnh hưởng không ít tới giấc ngủ. Chúng ta thường thắc mắc tại sao lại mất ngủ khi công việc không quá bận rộn? Nguyên nhân rất có thể là tiếng động từ hàng xóm, xe cộ, hay công trình thi công gần đó, hoặc cũng có thể đến từ ánh đèn trong phòng ngủ.
c. Do bệnh lý: bạn có thể mất ngủ do một số bệnh như đau xương khớp, cảm cúm, viêm xoang, huyết áp, rối loạn tiểu tiện...làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn. Ngoài ra có thể do đang sử dụng một số loại thuốc có thành phần cafein gây kích thích não bộ trở nên hưng phấn khiến bạn khó ngủ hơn.
d. Do bị stress: bạn sẽ không thể có được một giấc ngủ ngon khi phải đối mặt với những gánh nặng và áp lực từ công việc, cuộc sống khiến thần kinh của bạn luôn căng thẳng, cơ thể luôn mệt mỏi và stress. Khi này, não bộ và các cơ quan luôn trong tình trạng kích ứng không thả lỏng được sẽ dẫn tới tình trạng rối loạn giấc ngủ dẫn tới mất ngủ xảy ra.
3. Tác hại của bệnh mất ngủ.
Những triệu chứng ban đầu của bệnh mất ngủ có thể chỉ làm cơ thể mệt mỏi, lảo đảo, thiếu sức sống. Nhưng khi kéo dài thành mất ngủ mạn tính, cơ thể trở nên mệt mỏi, thiếu linh hoạt, thiếu kiên nhân trong các mối quan hệ xã giao, tâm trạng luôn chán nản, năng suất làm việc giảm, trí nhở suy giảm.
Bệnh mất ngủ lâu ngày có thể là nguyên nhân gây ra nhiều ảnh hưởng to lớn tới cơ thể và tinh thần, có tác động xấu tới sức khỏe, ảnh hưởng tới khả năng làm việc, học tập, vận hành máy móc và dễ gây tai nạn khi tham gia giao thông.
4. Phương pháp chữa bệnh mất ngủ.
Để việc nghỉ ngơi tốt hơn bạn nên tạo môi trường thích hợp như: tắt hết thiết bị phát sáng có thể là nguyên nhân gây mất ngủ như đèn, tivi, điện thoại, máy tính; sử dụng giường đệm, gối ngủ thích hợp duy trì nhiệt độ thích hợp trong phòng…
Chúng ta có thể tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng, uyển chuyển trước khi ngủ khoảng 1 tiếng, nó không đánh thức sự nghỉ ngơi của cơ thể, mà còn giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ hơn. Ngoài ra, bạn cũng không nên giữ tâm trạng lo âu, bất an, bởi điều này sẽ làm bạn trở nên khó ngủ hơn.

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2016

Chăm Sóc Người Bệnh Sau Tai Biến Mạch Máu Não Đúng Cách

Bệnh nhân mắc phải tai biến mạch máu não nếu sau tai biến được chăm sóc đúng cách, sẽ giúp khắc phục được các di chứng một cách nhanh chóng và phòng tránh được nguy cơ xảy ra tai biến mạch máu não tái phát. Vậy chăm sóc người bệnh sau tai biến mạch máu não, chúng ta cần chú ý những điều gì? Sau đây là những điều chúng ta cần lưu ý khi chăm sóc người bệnh.
tai biến mạch máu não

Chế độ dinh dưỡng.
Một chế độ ăn uống hợp lý cho bệnh nhân sau tai biến mạch máu não cần cân bằng giữa các nhóm dưỡng chất và đầy đủ dinh dưỡng như chất béo, protein và carbohydrate, cần tăng cường cho người bệnh ăn nhiều các loại cá như cá ngừ, cá hồi và các loại rau củ quả và trái cây tười.
Để người bệnh dễ nuốt và dễ hấp thu thì các loại thức ăn cần được chế biến ở dạnh mềm như cháo, súp… hạn chế dùng muối nhằm tránh nguy cơ tăng huyết áp.
Các loại thức ăn cứng khó nuốt không nên cho người bệnh ăn. Cho người bệnh ăn từng muỗng nhỏ và từ từ, đợi bệnh nhân nuốt hết rồi mới đút tiếp tránh bệnh nhân bị nôn sặc rất nguy hiểm. Trường hợp người bệnh không tự ăn được, cần phải ăn bằng ống thông dạ dày có sự hỗ trợ của nhân viên y tế.
Nên chia nhỏ các bữa ăn ra, khoảng các giữa các bữa ăn từ 2 đến 3 giờ tùy theo số lượng mỗi lần ăn.
Chế độ nghỉ ngơi.
Thực hiện chế độ nghỉ ngơi điều độ, nên nghỉ trưa 30 phút, tránh thức khuya.
Khi người bệnh ngủ cần chú tới tư thế, phía đầu phải cao hơn so với cổ và thân người, tránh gối quá cao gây khó thở. Ngoài ra cần giữ vệ sinh sạch sẽ quần áo, ga trải giường để tránh vi khuẩn.
Đa số người bệnh sau tai biến mạch máu não thường rất buồn phiền và tự ti, người nhà nên quan tâm động viên chăm sóc để người bệnh vui vẻ lạc quan hơn.
=> Bệnh thiểu năng tuần hoàn não là một trong những nguyên nhân chính gây đột quỵ.
Chế độ vận động phục hồi
Liệt nửa người là một trong những di chứng rất thường gặp ở người bị tai biến mạch máu não. Tùy vào mức độ của di chứng mà người nhà nên xem xét để người bệnh tự tập ở nhà hay đi tập vật lý trị liệu.
Khi tập luyện hồi phục ở nhà, người bệnh cần đảm bảo vận động đủ 30 phút với các bài tập nhẹ nhàng mỗi ngày, như đi lại trong nhà hay sân vườn và cần có người thân đi kèm để hỗ trợ khi cần. Nên thường xuyên xoa bóp tay chân cho bệnh nhân giúp máu lưu thông tốt, ngăn ngừa chứng cứng khớp, teo cơ…
Nếu bệnh nhân bị di chứng nặng, phải nằm liệt thì cần thường xuyên xoa bóp và thay đổi tư thế của bệnh nhân để tránh tình trạng teo cơ nặng hơn, đặc biệt là hạn chế được viêm loét, hoại tử da do tì đè...

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Những Sai Lầm Của Phụ Huynh Khiến Trẻ Biếng Ăn Hơn

Tình trạng trẻ biếng ăn là những vần đề khiến các bậc cha mẹ lo lắng nhất. Ở các nước phương tây, tình trạng bé biếng ăn thường xảy ra ở trẻ trên 1 tuổi. Trong khi phần lớn các trẻ ở Châu Á (gồm cả Việt Nam), tình trạng trẻ biếng ăn lại có biểu hiện ngay từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm và kéo dài đến 4 tuổi.
Kết quả từ một nghiên cứu về hành vi ăn uống của trẻ em Châu Á, các chuyên gia chỉ ra các vấn đề mà cha mẹ Châu Á thường mắc sai lầm. Từ những thói quen sai lầm này, đã góp phần tạo nên hành vi trẻ biếng ăn trước khi bé biếng ăn do phát triển não bộ. Dưới đây là những sai lầm được các chuyên gia chỉ ra.

Cha mẹ thiếu tự tin và hay lo lắng trong cách nuôi dạy bé.
Tự tạo áp lực cho bạn thân và chịu tác đồng từ người khác là vấn đề nhiều cha mẹ gặp phải. Và vô tình cha mẹ đã chuyển áp lực bản thân lên trẻ, điều này càng làm trẻ biếng ăn và trẻ hay ốm nhiều hơn do thiếu chất đề kháng.
Những áp lực về so sánh, về văn hóa, về cân nặng là những điều mà cha mẹ thường xuyên phải chịu tác động trong cách chăm sóc con.

trẻ biếng ăn


Ngay từ khi bắt đầu ăn dặm, trẻ không được tập ăn từ nhỏ trên ghế.
Vào mỗi bữa ăn ở hầu hết trẻ nhỏ ở Châu Á cũng như ở Việt Nam, thường được cha mẹ bé ẵm đi lòng vòng khắp nơi mới chịu ăn. Điều này càng nghiêm trọng khi trẻ lớn lên, bé có nhận biết cảnh vật xung quanh và bé đòi hỏi phải được đi nhiều hơn, trẻ dần xây dụng hành vi ăn và chơi song hành. Trẻ nhỏ thì luôn ham chơi, nên sẽ hình thành tính ham chơi hơn là ăn. Vì vậy, các bậc cha mẹ càng sớm càng tốt nên tập cho trẻ ăn ngồi trên ghế ăn của bé, không cho trẻ chơi bất kỳ trò chơi nào để dụ bé. Khi cho bé ăn, không nên bật tivi hay gần các vật dụng dễ thu hút bé hơn trong việc ăn. Ban đầu có thể gặp khó khăn, nhưng kiên trì bé sẽ làm quen với cách ăn không đồ chơi và tivi thì trẻ sẽ ăn ngoan và rút ngắn thời gian bữa ăn.
=> Biếng ăn thiếu dinh dưỡng khiến trẻ mọc răng chậm.

Kéo dài thời gian bữa ăn.
Bữa ăn cho trẻ thường kéo dài hơn 30 phút bắt nguồn từ thói quen xấu phải được dong chơi mới chịu ăn. Thời gian bữa ăn càng kéo dài lâu ngày sẽ làm trẻ biếng ăn hơn. Hành vi càng khó thay đổi hơn khi trẻ càng lớn tuổi. Khi này bé sẽ trở nên ương bướng hơn, thậm chí trẻ còn biểu lộ cảm xúc khó chịu mỗi khi ăn.
Các chuyên gia từ cuộc nghiên cứu cũng gửi tới các cha mẹ nuôi con thông điệp: Cha mẹ nên được tư vấn và học cách nhận biết ựu phát triển bình thường về thể chất và hành vi ăn uống bình thường của trẻ. Việc cha mẹ thiếu hiểu biết hay tiếp nhận thông tin không khoa học sẽ tạo tâm lý lo lắng thái hóa khi đối diện tịnh trạng bé biếng ăn. Tâm lý này có thể dẫn tới sự thúc ép con ăn, sử dụng các thuốc giúp bé ăn ngon một cách thiếu khoa học và biến trẻ bình thường thành biếng ăn bệnh lý.

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

Có Củ Sen Khỏi Lo Con Khóc Dạ Đề

Ám ảnh lớn nhất của mình sau khi sinh Sáo là những đêm bé khóc dạ đề.

khóc dạ đề

Củ sen giúp bé sơ sinh hết khóc dạ đề (minh họa)
Hồi bầu bí, mình vẫn nghe đàn chị đi trước phàn nàn về chứng khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh nhưng hiện tượng này không phải bé nào cũng trải qua. Có những mẹ nuôi con nhẹ như lông hồng nhưng cũng có mẹ mất ngủ suốt 3 tháng đầu vì con khóc đêm triền miên. Các chị còn bảo chứng khóc dạ đề chẳng có cách nào chữa trị được cả, gia đình phải “sống chung với lũ” khoảng 3 tháng sau sinh chứng bệnh này mới hết.
Nghe thế mình cũng lo lắng lắm vì vốn tính mình rất ham ngủ. Những tháng cuối thai kỳ do bụng bầu lớn mình đã chẳng được đêm nào ngủ ngon nên từng ngày mong ngóng bé chào đời để được ngủ “xả phanh”. Nhưng cầu mong là con không bị chứng khóc dạ đề thì mới có thời gian mà ngủ chứ Sáo mà cũng như con các chị cùng cơ quan thì mình chắc mệt mỏi lắm.
=> Bạn muốn biết giải pháp hiệu quả cho trẻ biếng ăn .
Rồi cũng đến ngày Sáo chào đời, niềm hạnh phúc chẳng được bao lâu sau ca sinh nở mẹ tròn con vuông thì gia đình mình phải đối mặt với chứng khóc dạ đề của con. Hai tuần đầu sau khi ở bệnh viện về Sáo ngủ ngon lành lắm, thế mà từ tuần thứ 3, cứ đến 11 giờ đêm là con khóc suốt cho đến 2 giờ sáng. Ban ngày thì bé ngủ ngon lành, chẳng khóc một tiếng nào ấy thế mà cứ đều như vắt chanh 11 giờ đêm là con khóc. Thời gian đó lại đúng lúc mình bắt đầu vào giấc ngủ say nên mệt mỏi vô cùng vì phải thức và dỗ dành con.
khóc dạ đề

Bài thuốc từ củ sen giúp bé sơ sinh hết khóc dạ đề.
Lo lắng vì sợ con bị làm sao, hai vợ chồng đành khăn áo đến bệnh viện thì bác sĩ nói đó là chứng khóc dạ đề, bác sĩ cũng kê cho con mình một vài loại thuốc nhưng chẳng ăn thua vì ngay tối hôm đi khám về con vẫn khóc đều đặn. Mình nghe mọi người nói chứng khóc dạ đề này phải hết 3 tháng 10 ngày bé mới khỏi nên lo lắng lắm. Mới chỉ tầm 2 tuần đầu mà cân nặng của mình đã sụt trầm trọng, chẳng cần đến biện pháp giảm cân nào vì đêm nào cũng phải thức cùng con.
Đúng là 'có bệnh thì vái tứ phương', từ hôm đó hầu như trong cuộc điện thoại với ai gọi đến hỏi thăm, mình cũng phàn nàn về chứng khóc dạ đề của con với hy vọng tìm được phương cách nào đó. Và thật may mắn vì những nỗ lực của mình đã được đền đáp. Sau khi nghe mình phàn nàn, một bác bên nội đã mách cho mình cách chữa bé sơ sinh khóc dạ đề rất hay đó là dùng bài thuốc với củ sen.
Bác bảo hồi trước cháu nội bác cũng bị khóc dạ đề, được bác sĩ Đông y mách cho bài thuốc này đó là dùng hạt sen (khoảng 20 hạt, để cả tâm), sắc lấy nước, chia thành 2 lần cho trẻ uống trong ngày. Để bé dễ uống, có thể pha thêm chút đường vào đó. Bác còn nói rõ là hạt sen có vị ngọt, sáp, tính bình (không nóng, không lạnh), rất tốt cho người bị mất ngủ, khó ngủ. Uống nước sắc từ hạt sen sẽ giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ, ngủ ngon và hạn chế được chứng khóc dạ đề về đêm.
=> Giải pháp nào cho trẻ hay ốm có sức khỏe tốt hơn.
Ngoài ra, bác còn dặn mình để bé đỡ khóc về đêm cần phải chú ý đến sức khỏe của con, xem bé có mắc bất cứ chứng bệnh nào không. Thêm vào đó, không nên để bé ngủ ngày quá nhiều và phải tạo không gian thông thoáng chứ không nên ủ bé kín mít suốt ngày.
Nghe được bí kíp đó, mình đã thực hiện ngay và cho Sáo uống. Chỉ khoảng 3 ngày, chứng khóc đêm của Sáo đã dần được cải thiện. Đêm đến, Sáo ngủ ngon và không còn quấy mẹ nữa. Từ hôm đó mình mới có được những giấc ngủ ngon thật sự kể từ ngày sau sinh nở.
Các mẹ có con khóc dạ đề cũng thử phương cách này nhé. Bài thuốc này rất an toàn với trẻ sơ sinh đấy.
Nguồn: xaluan.vn

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

Thời Gian Cứu Người Tai Biến Mạch Máu Não Phục Hồi Hoàn Toàn

Nếu trước kia, người đột quỵ hay tai biến mạch máu não thường để lại di chứng nặng nề thì nay họ có thể trở về cuộc sống bình thường.
Chạy đua thời gian cứu bệnh nhân đột quỵ
Trao đổi về điều kỳ diệu này, PGS.TS Lê Văn Trường, Chủ nhiệm khoa Can thiệp tim mạch, Bệnh viện TƯQĐ 108 cho biết: Đột quỵ là tình trạng não bị tổn thương do bệnh của mạch máu não hoặc bệnh tim làm tắc mạch.
Điều đáng lo ngại là, do áp lực của cuộc sống, bệnh gia tăng ngày càng nhiều thậm chí gặp ở cả người trẻ dưới 30 tuổi. Bệnh thường xảy ra đột ngột với các triệu chứng: tê bì hoặc yếu nửa người, nửa mặt; ý thức u ám, lẫn lộn; mất thị lực một bên hoặc cả hai bên mắt; đi lại khó khăn…
tai biến mạch máu não

PGS Trường cũng nhấn mạnh, đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba (sau bệnh tim mạch và ung thư), cướp đi sinh mạng của gần 11.000 người/năm. Để cứu bệnh nhân đột quỵ não là cuộc chạy đua với thời gian của các bác sĩ và người nhà bệnh nhân.
“Với bệnh nhân đột quỵ, cần luôn luôn ghi nhớ: thời gian là não (các nơ-ron thần kinh trong bộ não của chúng ta quý giá như thế nào thì thời gian lúc này quý như thế). Bởi mỗi phút qua đi là hàng triệu tế bào não của bệnh nhân bị chết hoặc đe dọa sự sống do thiếu oxy” – GS Trường nói.
Nhận rõ được điều quan trọng này, bệnh viện TƯ Quân đội 108 đã thành lập một nhóm làm việc cấp cứu đột quỵ não gồm 4 chuyên khoa cấp cứu, chẩn đoán hình ảnh, đột quỵ và can thiệp mạch thần kinh hoạt động 24/7. Thông thường trong vòng 1-1,5 giờ, bệnh nhân không chỉ được cấp cứu, xét nghiệm, chẩn đoán, mà còn được can thiệp xử lý xong đoạn mạch bị tắc để tái lưu thông máu não.
Sau 2 tháng thành lập nhóm cấp cứu đột quỵ, Bệnh viện TƯ QĐ 108 đã tiếp nhận và xử lý cấp cứu cho 20 bệnh nhân từ Hà Nội và các tỉnh lân cận. Trong số này phải kể đến bệnh nhân Nguyễn Thị N. 45 tuổi (Hải Dương) bị bệnh van tim đột ngột liệt nửa người trái, ý thức chậm chạp và kích thích vật vã do thiếu oxy não.
Ngay lập tức gia đình đưa bệnh nhân đến bệnh viện TƯ Quân đội 108 Hà Nội cấp cứu, đồng thời gọi điện thông báo tình hình bệnh nhân. Sau 2 giờ di chuyển tới nơi, bệnh nhân lập tức được nhóm cấp cứu xử lý cấp tốc.
“Bệnh nhân được xác định chẩn đoán là đột quỵ nhồi máu não cấp giai đoạn sớm do cục máu đông di chuyển từ tim lên não làm tắc động mạch cảnh bên phải. Bệnh nhân được can thiệp nội mạch kịp thời sau 30 phút nhập viện và sau 45 phút cục máu đông trong lòng động mạch não được hút ra, các dấu hiệu liệt và tê bì nửa người trái của bệnh nhân biến mất ngay trên bàn can thiệp mạch, vận động và cảm giác phục hồi hoàn toàn sau 6 giờ”- PGS Trường nói.
=> Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường bạn biết những gì?
6 giờ vàng.
PGS.TS. Lê Văn Trường nhấn mạnh, kết quả điều trị đột quỵ não phần lớn nhờ sự nhận thức của gia đình bệnh nhân trong việc kịp thời đưa bệnh nhân đi cấp cứu.
“Trong cấp cứu điều trị đột quỵ nhồi máu não thường có câu, “thời gian là não” - có nghĩa mất thời gian là mất não. Thời gian điều trị có hiệu quả đối với bệnh nhân đột quỵ trong 6 giờ đồng hồ đầu tiên sau đột quỵ, tuy nhiên kết quả sẽ giảm dần từ giờ thứ 1 đến giờ thứ 6.
Trong 1-3 giờ đầu: bệnh nhân phục hồi trở về với cuộc sống bình thường đạt tỷ lệ cao; từ 4-6 giờ: bệnh nhân được cứu sống nhưng để lại di chứng nặng: liệt, khó nói, khó nuốt, đau đớn, không tự vận động được… Còn từ 6-8 giờ: tỷ lệ rất nhỏ có cơ hội sống” – PGS Trường nhấn mạnh.
Tuy nhiên, PGS Trường cũng ái ngại khi trên thực tế, không phải người dân nào cũng nhận thức đầy đủ biểu hiện của đột quỵ, chính vì vậy, sự chậm trễ trong cấp cứu đã khiến nhiều bệnh nhân bỏ lỡ cơ hội sống, hoặc để lại di chứng nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe đời sống.
Ví như mới đây, khoa tiếp nhận một bệnh nhân đột quỵ tắc mạch máu não chuyển từ tuyến dưới lên. Sau khoảng 4 giờ đồng hồ cấp cứu ở tuyến dưới không hiệu quả, cùng các thủ tục chuyển tuyến phức tạp khiến bệnh nhân chỉ còn cơ hội giữ lại sự sống nhưng rất khó phục hồi tàn phế.
PGS. TS Lê Văn Trường nhấn mạnh, điều trị đột quỵ luôn là điều trị tối khẩn cấp. Việc điều trị sớm sẽ giúp bệnh nhân trở về cuộc sống đời thường sau 7-30 ngày mà không bị di chứng tàn phế.
=> Thiểu năng tuần hoàn não không còn là nỗi lo, bạn biết chưa?

Nguồn: vietnamnet.vn

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

Dấu Hiệu Mất Cân Bằng Dinh Dưỡng Trong Kiểm Soát Bệnh Đái Đường

Khi được xác nhận mắc bệnh tiểu đường hoặc là người chăm sóc bệnh nhân tiểu đường trong gia đình, chúng ta đều có mong muốn làm thế nào để sống chung với căn bệnh mạn tính này mà vẫn có được cuộc sống khỏe mạnh và cân bằng.

Dấu Hiệu Mất Cân Bằng Dinh Dưỡng Trong Kiểm Soát Bệnh Đái Đường

Muốn kiếm soát tốt đái tháo đường, người bệnh phải luôn ý thức kiểm soát và đảm bảo được 3 yếu tố quan trọng, đó là: chế độ dinh dưỡng hợp lý, tuân thủ phác đồ điều trị và vận động thể lực thường xuyên. Cả 3 yếu tố này có mối liên hệ mật thiết với nhau, nếu một trong ba yếu tố này không được đảm bảo, việc kiểm soát tiểu đường của người bệnh trở nên khó khăn hơn.
=> Bệnh thiểu năng tuần hoàn não không còn là nỗi lo nữa, bạn biết chưa?
Với ba yếu tố vừa nêu trên, chúng ta nhận thấy dinh dưỡng là yếu tốt quan trọng hàng đầu. Vậy tai sao yếu tố này lại quan trọng đến vậy?
Một chế độ ăn khoa học và hợp lý là yếu tố quan trọng đem lại sức khỏe tốt cho mọi người. Với người mắc bệnh đái đường cần phải chú ý tới chế độ ăn uống, vừa phải đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cơ thể và phải giữ ổn định đường đường huyết. Khi dung nạp quá nhiều thực phẩm có chỉ số đường huyết cao thì đường huyết cơ thể sẽ tăng cao hơn mức an toàn, nếu dung nạp quá ít dưỡng chất và kiêng khem quá mức thì đường huyết cơ thể bị thiếu dẫn tới hiện tượng hạ đường huyết. Để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, người bệnh cần một chế độ ăn cân bằng để đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể mà vẫn đảm bảo đường huyết ổn định.
Nhận biết dấu hiệu mất cân bằng dưỡng chất trong kiểm soát tiểu đường.
- Luôn có cảm giác đói và thèm ăn: dấu hiệu thường gặp khi lượng đường trong cơ thể không được cung cấp đầy đủ dẫn tới thiếu năng lượng hoạt động.
- Chân tay bủn rủn, thiếu năng lượng: dù ăn uống đầy đủ nhưng vẫn thấy bủ rủn chân tay, thiếu năng lượng điều này rất có thể chế độ dinh dưỡng của người bệnh mất cân bằng. Khi chế độ ăn mất cân bằng cơ thể không chuyển hóa thức ăn tốt dẫn tới thiếu năng lượng cho cơ thể.
- Mệt mỏi và tâm lý không ổn định: khi não năng lượng cung cấp cho não bộ quá ít hoặc quá nhiều có thẻ gây những phản ứng khó chịu, dẫn tới tâm lý không được thoải mái và gây mệt mỏi.
- Tăng hoặc hạ đường huyết đột ngột: đây là dấu hiệu chắc chắn của việc mất cân bằng dưỡng chất. Đường trong máu bỗng dưng tăng cao hoặc hạ thấp đột ngột cho thấy nguồn dinh dưỡng nạp vào cơ thể của bạn khi thì quá nhiều hoặc quá ít. Hãy luôn giữ cho chế độ ăn của bạn thật cân bằng để tránh các trường hợp này nhé.
- Đường huyết không ổn định: theo dõi phản ứng của cơ thể, cũng như dấu hiệu thứ 4 trên, đường trong máu không ổn định hản do chế độ ăn mất cân bằng, dẫn đến đường từ thức ăn được dung nạp vào máu cũng mất ổn định.
Để giúp cân bằng chế độ dinh dưỡng nhằm kiểm soát tiểu đường tốt hơn. Việc đầu tiên, chúng ta cần phải thông thái khi chọn lựa thực phẩm phù hợp theo nhu cầu thông qua chỉ số đường huyết. Mỗi người bệnh sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, tùy thuộc vào mức độ đường trong máu và khả năng đáp ứng thuốc của mỗi người.
=> Tai biến mạch máu não biến chứng nguy hiểm xảy ra như nào?