Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016

Những Thực Phẩm Giúp Ổn Định Đường Huyết

Tất cả các chứng giảm đường huyết, bệnh tiểu đường (đái tháo đường), hoặc chứng nghiện đường sinh ra từ lượng đường không ổn thỏa trong máu. Để nhanh chóng ổn định lượng đường trong máu hãy thêm những thực phẩm bồi bổ vào trong chế độ ăn uống của bạn.

Nhóm thực phẩm giúp ổn định đường huyết
Nhóm thực phẩm giúp ổn định đường huyết (minh họa)


Cá là một trong những thực phẩm tốt, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, mà còn rất tốt cho não và toàn cơ thể. Ngoài ra cá có hàm lượng protein cao, hàm lượng chất béo thấp và không chứa carbonhydrat.

Thịt cá rất giàu vitamin B, kẽm, sắt, magie. Các khoáng chất này kết hợp với hàm lượng protein, các chất chất dinh dưỡng khác, giúp ngăn chặn lượng đường trong máu tăng lên, chống lại cảm giác đói. Mỗi tuần nên ăn từ 3-4 bữa các, và thử ăn các loại cá khác nhau để tìm được loại cá hợp với khẩu vị.

Sữa chua

Sữa chua cũng là một thực phẩm giúp giảm lượng đường trong máu. Sữa chua không chứa nhiều đường, hàm lượng carbonhydrat cao. Các carbonhydrat được hấp thụ từ từ vào máu, các vi sinh trong sữa chua giúp hỗ trợ tiêu hóa của cơ thể. Hàm lượng protein trong sữa chua cao giúp ngăn chặn sự tăng sinh lượng insulin, tăng cảm giác nó. Hơn nữa sữa chua cũng chứa nhiều vitamin B, canxi, kali còn giúp chống lại bệnh cao huyết áp.

Hạnh nhân

Để cân bằng lượng đường trong máu thì hạnh nhân là một trong những sự lựa chọn hoàn hảo. Hạnh nhân có vị hơi ngọt, chứa nhiều protein và chất béo lành mạnh, chứa rất ít carbonhydrate. Hạnh nhân chứa nhiều chất xơ nên làm chậm tiêu hóa, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. hơn thế nữa, nó còn rất có lợi trong việc giữ làn da đẹp và trái tim bạn khỏe khoắn.

Rau lá màu xanh sẫm

Để ngăn lượng đường trong máu tăng cao thì các loại rau màu lá xanh sẫm là một trong những thực phẩm tuyệt vời. Trong các loại rau này có chứa nhiều khoáng chất crom, đây là khoáng chất giúp giảm insulin, ngăn lượng đường trong máu tăng cao, thậm chí còn có tác dụng giảm cân. Rau lá màu xanh thẫm có hàm lượng carbonhydrate, chất béo, và calo, nhưng lại chứa nhiều protein, sắt, vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C. Vì vậy nên ăn rau lá xanh ít nhất 2-3 lần trong ngày.

Khoai lang

Khoai lang cũng là một trong những thực phẩm không làm tăng lượng đường huyết. Khoai lang có nguồn carbonhydate phức có tác dụng làm giảm tiến trình hấp thu glucose, giảm tiến trình tăng insulin của cơ thể. Ngoài ra, khoai lang còn giàu chất xơ và protein giúp no lâu nên giúp ổn định được đường huyết.

Trứng

Trứng là một trong những nguồn protein chay tuyệt trần, rất có thể, trứng là nguồn protein động vật tốt nhất giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Trứng rất giàu vitamin B, và crom giúp ngăn chặn cảm xúc mau đói. Trứng cũng giàu protein giúp bạn no hơn trong nhiều giờ nên bạn không lo bị tụt đường huyết do đói.

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

6 Cách Giúp Cha Mẹ Cải Thiện Tình Trạng Bé Biếng Ăn

Nỗi lo lắng của không ít cha mẹ là tình trạng bé biếng ăn, lười ăn. Để cải thiện tình trạng bé biếng ăn đó, và giúp con ăn ngoan, ăn đa dạng các loại thức ăn, cha mẹ có thể tham khảo những cách dưới đây:

Cùng bé vào bếp cải thiện tình trạng bé biếng ăn
Cùng bé vào bếp giúp bé hào hứng với món ăn hơn (minh họa)

Cho trẻ thấy sự hào hứng với thức ăn

Cha mẹ nên nhớ rằng, trẻ đang ở độ tuổi tò mò và làm theo những điều trẻ thấy, nên đừng tỏ vẻ chán nản với thức ăn trước mặt trẻ, nhất là các mẹ hay thực hiện chế độ ăn kiêng khác với chế độ ăn của gia đình, điều này diễn ra trước mắt bé lâu ngày sẽ làm trẻ biếng ăn theo. Vì vậy, cha mẹ không thể ép con ăn ngoan, ăn nhiều trong khi chính bản thân lại không hào hứng với thức ăn, thường kết thúc bữa ăn quá sớm. Vậy nên, trong bữa ăn hãy ăn những món giống món của con và thể hiện sự thích thú, hào hứng với món ăn.

Cùng con cùng vào bếp

Với món ăn do tự tay trẻ làm ra, trẻ sẽ ăn nhiều hơn với thành quả của bản thân. Cha mẹ hãy để con vào bếp và giúp đỡ những công việc trong bếp như nhặt rau, khuấy trứng… Cảm giác được góp phần tạo ra bữa ăn, ý thức trách nhiệm cho bữa ăn sẽ kích thích trẻ muốn ăn hơn.

Đặt món mới cạnh món trẻ vốn yêu thích

Đây là một cách đơn giản mà rất hữu hiệu, trong bữa ăn vừa có món trẻ vốn thích ăn sẵn, vừa có món mới sẽ kích thích và giúp trẻ tiếp nhận món mới dễ dàng hơn. Trong khi đó cha mẹ hãy khuyến khích con nếm món mới, và cùng nếm món mới với con một cách hào hứng.

Rèn cho con nếp ăn cùng gia đình

Cả gia đình ăn cùng nhau không chỉ tạo không khí thân mật, ấm cúng mà còn kích thích trẻ trong việc ăn uống. Cha mẹ không nên tách riêng bữa ăn của con với bữa ăn gia đình khi thấy trẻ ăn chậm, khảnh ăn. Việc tách riêng bữa ăn của con với gia đình chỉ làm bé ăn kém hơn và không sửa được những tật xấu khi ăn của bé, vì xung quanh bé không có người để bé noi gương và bắt trước.

Hạn chế bánh kẹo, nước ngọt có ga trong nhà

Cha mẹ không nên tích các loại bánh kẹo, nước ngọt ở nhà và tuyệt đối không cho trẻ ăn những loại này trước mỗi bữa ăn. Khi trẻ được ăn thỏa thích bánh kẹo, bé sẽ không còn hứng thú với bữa ăn chính nữa. Ngoài ra, bánh kẹo và nước ngọt là những thực phẩm không tốt cho răng miệng của trẻ, làm trẻ nhanh đầy bụng nhưng lại nghèo chất dinh dưỡng.

Đừng vội bỏ cuộc

Đừng vội kết luận rằng con không thể ăn được cá, lươn,… hay một món ăn mới nào đó chỉ sau một lần thử nghiệm. Một đứa trẻ có thể phải mất tới 10-15 lần thử mới bắt đầu thích một món ăn mới. Do đó, nếu thấy con nhăn mặt lắc đầu trước đồ ăn lạ, hãy cứ đặt đĩa thức ăn xuống và thử tiếp ở lần sau. Chỉ trừ trường hợp trẻ bị dị ứng với thức ăn, còn không, trẻ em cần được ăn đa dạng các loại thức ăn để hấp thụ đầy đủ các dưỡng chất cần thiết và có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Trà Xanh Giúp Phòng Ngừa Bệnh Tiểu Đường

Uống trà hàng ngày, như là một nét văn hóa của rất nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trà được dùng rất đa dạng, trà đen (lá trà được xao phơi khô), trà tươi (dùng trực tiếp lá trà tươi). Trong các loại trà như: trà xanh, trà đen, trà Ô long có chứa hàm lượng polyphenol, được các nhà nghiên cứu tin tưởng có thể làm tăng hoạt động của insulin. Qua đó, uống trà (nhất là trà xanh) giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường rất hiệu quả, đặc biệt là bệnh tiểu đường tuyp2…

Trà xanh giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường
Trà xanh giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 (minh họa)

Lợi ích của trà:

-Giúp cải thiện độ nhạy cảm insulin.

-Giúp duy trì huyết áp khỏe mạnh.

-Ngăn ngừa hình thành cục máu đông

-Giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

-Giảm thiểu rủi ro phát triển bệnh tiểu đường tuyp 2.

-Giảm thiểu rủi ro mắc bệnh ung thư.

Theo một nghiên cứu của Hà Lan, chi ra rằng uống trà có thể giảm 40% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, trà xanh không chưa bệnh cho người bệnh đái tháo đường, nhưng trà xanh là một món quà từ thiên nhiên giúp khôi phục sự cân bằng hệ thống cơ thể, loại bỏ độc tố tích lũy từ nội hóa của môi trường.

Trà xanh ức chế enzyme amylase tiêu hóa tinh bột, qua đó làm chậm tốc độ đường có trong tinh bột được chuyển hóa và đưa vào máu.

Ngăn chặn sự trao đổi chất và hấp thu chất béo: cảm giác no ngay cả khi uống nước. Uống Trà xanh cũng làm tăng thêm tác dụng này bằng cách làm các cơ dạ dày và ruột thư giãn, từ đó làm chậm chuyển động vật lý của thức ăn, qua đó hạn chế calo hấp thụ. Uống trà xanh giúp ngăn chặn sự trao đổi chất và hấp thu chất béo trung tính qua đường tiêu hóa. Đây là những chất béo không tốt, làm tắc nghẽn động mạch…

Giúp chuyển hóa chất béo: tăng tỉ lệ chuyển hóa chất béo. Trong trà có chứa lượng caffenine thấp hơn so với café. Lưu ý rằng, ở đây cơ thể sẽ chuyển hóa chất béo và không axit amin khi có sự hiện diện của insulin như là thực hiện chức năng của gan.

Giảm nhu cầu insulin trong cơ thể: ở người bệnh tiểu đường có nồng độ insulin cao nên tích lũy chất béo nhanh hơn. Cơ thể không thể chuyển hóa axit amin và chất béo như một nguồn năng lượng, khi thiếu hụt insulin. Người ta cho rằng trà xanh cũng có thể cung cấp đường cho các tế bào cơ bắp, từ đó nhu cầu tổng thể insulin trong cơ thể giảm.

Giàu chất chống oxy hóa: ở bệnh nhân đái tháo đường do mất cân băng nội tiết tốt nên thường bị cao huyết áp và rối loạn thần kinh. Trong trà xanh có chứa Polyphenol chất chống oxy hóa làm cho các gốc tự do không phản ứng với cholesterol trong máu, loại cholesterol “xấu” có thể góp phần làm xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ. Vì khả năng trà xanh có thể kích thích sự trao đổi chất, cải thiện lưu thông (trao đổi bào), và tăng cường hệ miễn dịch, nó cung cấp nhiều năng lượng và máu cho não. Trà đã được ghi nhận là có tính kích thích nhưng làm cơ thể thư giãn. Mức giảm căng thẳng là rất quan trọng đối với bệnh đái tháo đường để duy trì hệ thống sinh lý của họ cân bằng. Căng thẳng kích thích sản xuất adrenaline, điều này làm tăng lượng đường trong máu. Trà xanh cũng giúp bảo vệ các tế bào não và tế bào thần kinh khỏi bị hư hại gây ra bởi lipid peroxy trong hệ thần kinh và quá trình oxy hóa glucose.

Polyphenol được biết là có đặc tính chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ chống lại viêm nhiễm và chất gây ung thư. Nói cách khác, các tính chất trong trà có thể giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường tuýp 2 cũng như ung thư.

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

Bé Biếng Ăn Và Những Sai Lầm Từ Cha Mẹ

Hầu hết trẻ sinh ra về bản năng đều tìm ăn (bú sữa mẹ), khi trẻ biết ăn (lớn lên) thì mùi vị của món ăn (về bản năng) tự động gây ra thích thú. Tuy nhiên hiện nay bé biếng ăn là hiện tượng khá phổ biến, đặc biệt là trẻ em ở thành thị, hiện tượng bé biếng ăn, lười ăn thì bữa ăn là một cực hình với bé còn cha mẹ thấy vậy thì lo lắng và bực bội.

Sợ hãi nguyên nhân của bé biếng ăn
Trẻ cảm thấy sợ hãi dẫn đến biếng ăn, lười ăn (minh họa)

Có nhiều nguyên nhân trẻ biếng ăn mà cha mẹ nên biết, trong đó có nguyên nhân là sự kỳ vọng của cha mẹ là làm sao giúp trẻ có được thân hình mập mạp. Để bé được như kỳ vọng, cha mẹ đi tư vấn từ bác sỹ dinh dưỡng để có được thực đon khoa học, đủ dưỡng chất và đủ calo (như ngày bé phải ăn bao nhiêu gram thịt, cá, rau, cà rốt…), ăn giờ nào trong ngày và ăn mấy bữa…

Tuy nhiên chưa chắc thực đơn bác sỹ cung chấp đã thích hợp với bé nhà mình, dẫn đến chế độ ăn theo thực đơn của bác sỹ được lặp đi lặp lại làm là mâu thuẫn giữa sở thích ăn uống của trẻ và chỉ dẫn của bác sỹ. Qua đó cha mẹ bỏ qua những phản ứng của trẻ, ép trẻ ăn.

Cha mẹ có cảm giác bực bội khi ép ăn mà trẻ không muốn, kèm đó sự nóng vội (do suy nghĩ sợ con gầy yếu) khiến cha mẹ căng thẳng và tiếp tục ép ăn nghiêm khắc hơn. Lâu ngày có thể làm trẻ có cảm giác sợ ăn, lười ăn là những dấu hiệu của bé biếng ăn. Quá trình ép trẻ ăn không được, cha mẹ với nét mặt căng thẳng trẻ sẽ sợ hãi và mất đi cảm giác thèm ăn. Tạo thành một vòng luẩn quẩn: ép trẻ ăn – trẻ không chịu ăn – cha mẹ căng thẳng lo sợ con gầy ốm – lại càng ép trẻ ăn nhiều hơn. Nét mặt căng thẳng chủa cha mẹ và sự sợ hãi của trẻ trước, trong mỗi bữa ăn làm bé biếng ăn.

Khi cha mẹ quá tuân thủ theo thực đơn của bác sỹ, các cha mẹ không còn quan tâm đến trẻ thích ăn món gì, ăn bao nhiêu là đủ và khi nào trẻ muốn ăn. Điều này sẽ làm tình trạng căng thẳng giữa mẹ và bé ngày càng tăng cao.

Tình trạng trẻ biếng ăn còn xảy ra do những sai lầm của cha mẹ, họ cho trẻ ăn trước khi trẻ có cảm giác thèm ăn, cho ăn khi trẻ chưa thực sự có ham muốn được ăn. Lâu ngày lặp đi lặp lại, đã vô tình làm mất đi cảm giác thèm ăn của trẻ. Tình trạng này không được khắc phục ngay trẻ sẽ rơi vào tình trạng biếng ăn tâm lý.

Tình trạng bé biếng ăn còn có thể xảy ra trong một môi trường có nhiều mâu thuân giữa cha mẹ, hàng ngày đi làm và thường xảy ra mâu thuân khi gặp nhau vào bữa ăn có sự góp mặt của bé. Với bầu không khí căng thẳng trong gia đình, nhất là vào mỗi bữa ăn khiên trẻ có cảm giác bất an, trẻ ăn uống không ngon miệng, dần dần trẻ trở nên lười ăn dẫn đến biếng ăn.

Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn tiếp theo có thể là do trẻ muốn nhận được sự quan tâm, chăm sóc từ cha mẹ như là một điều kiện. Mỗi khi trẻ biếng ăn, lười ăn trẻ nhận thấy được sự quan tâm từ cha mẹ hơn và lấy đó làm điều kiện với cha mẹ.

Nếu trẻ biếng ăn do nguyên nhân đến từ cha mẹ, thì những người lớn đã vô tình tước đi cảm giác thèm ăn - một nhu cầu căn bản và cấp bách của trẻ, lấy đi quyền được hưởng sung sướng của các em. Để giải quyết tốt mối quan hệ mẹ con trong ăn uống và giúp trẻ trọn vẹn thỏa mãn, trước hết các bậc cha mẹ nên lắng nghe sự mách bảo từ bản năng của mình xem trẻ thích ăn gì, trẻ không thích gì, ăn bao nhiêu là đủ, ăn khi nào. Còn các chỉ dẫn mang tình khoa học hay thực đơn hướng dẫn của bác sĩ nên chỉ dùng để tham khảo, định hướng cho cảm nhận bản năng của người mẹ.

Bài thuốc Y học cổ truyền điều trị di chứng tai biến mạch máu não

Trước đây, trình độ y tế còn kém, tai biến mạch máu não là cách kết thúc cuộc đời người già. Ngày nay, với hệ thống khoa học trình độ y tế hiện đại, qua đó có phương pháp chẩn đoán hiện đại và nhiều loại thuốc mới có hiệu quả trong điều trị tai biến mạch máu não, đây là những lý do giúp cho việc dự phòng và điều trị có hiệu quả cao trong việc điều trị tai biến mạch máu não.

Thuốc đông y điều trị tai biến mạch máu não
Điều trị tai biến mạch máu não bằng y học cổ truyền (minh họa)

Như chúng ta đã biết tai biến mạch máu não là hậu quả của những bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn nhịp tim trong các bệnh về van tim. Tai biến mạch máu não gồm có: Cơn thiếu máu thoáng qua; nhũn não; xuất huyết não.

-Cơn thiếu máu thoáng qua thường: đây dạng tai biến thoáng qua kéo dài 5-10 phút, khu trú, không để lại di chứng. Bệnh nhân cảm thấy chóng mặt, nói khó, giảm cơ lực hay liệt nhẹ.

-Nhũn não: thường xuất hiện đột ngột  là do tắc một nhánh động mạch não, gây liệt nhẹ sau đó dần dần nặng lên dẫn đến hôn mê và có thể tử vong.

-Xuất huyết não: là do vỡ một động mạch trong não. Thường xảy ra đột ngột với các dấu hiệu liệt nửa mặt, liệt nửa người, hôn mê ở nhiều mức độ khác nhau. Ngoài ra ở những vị trí chảy máu khác nhau trong não sẽ có những triệu chứng khác nhau. Xuất huyết não thường nặng hơn, tiên lượng xấu hơn, dễ tử vong ngay. Bệnh thường khởi phát đột ngột, phần lớn gây tử vong nhanh chóng hoặc để lại di chứng tàn phế nghiêm trọng.

Trong y học cổ truyền tai biến mạch máu não thuộc phạm trù “trúng phong”. Khi qua được giai đoạn nguy kịch bệnh thường để lại những di chứng nặng nề cho người bệnh, gia đình và xã hội như: liệt nửa người, miệng méo, mắt xếch, đại tiểu tiện không tự chủ…

Tham khảo một số bài thuốc Y học cổ truyền, và kết hợp cùng y học hiện đại để điều trị các di chứng do tai biến mạch máu não gây ra:

Bán thân bất toại

Đây là di chứng nặng nề nhất, làm cho bệnh nhân liệt hoàn toàn hoặc khó khăn trong đi lại, cử động chân tay. Điều trị di chứng này tùy theo nguyên nhân mà có cách điều trị khác nhau.

-Do khí huyết hư không đủ nuôi dưỡng cơ thể, làm trở ngại kinh lạc thì phải dưỡng khí, ích huyết, ôn kinh bằng thuốc bổ trung ích khí gia phụ tử uống với thất vị đại hoàng hoàn.

+Bài Bổ trung ích khí: 20g hoàng kỳ, 8g cam thảo, 12g nhân sâm, 12g đương quy, 10g trần bì, 4g thăng ma, 4g sài hồ, 12g bạch truật, 6g phụ tử. Cho 600ml nước sắc còn 200ml chia uống 3 lần trong ngày, mỗi ngày một thang.

+Bài Thất vị đại hoàng toàn: 320g thục địa, 160g sơn thù, 120g phục linh, 160g sơn dược, 120g đơn bì, 40g vỏ quế, 120g trạch tả. Tất cả các vị tán bột mịn, hoàn viên 4g, mỗi lần uống 2-3 viên với thang Bổ trung ích khí gia phụ tử.

-Do phong tà làm tắc mạch (mạch tý) thì phải thông dương, ích khí, điều hòa dinh vệ và cho uống bài: hoàng kỳ, quế chi ngũ vật thang gồm 16g hoàng kỳ, 16g bạch thược, 16g sinh khương, 12g quế chi, 5 quả đại táo. Cho 600ml nước sắc còn 200ml chia uống 3 lần trong ngày, mỗi ngày dùng 1 thang.

Rối loạn ngôn ngữ (khó nói)

-Nếu phong đờm ở họng gây nói khó, nói ngọng thì phải khu phong, trừ đờm, thông khiếu, dùng bài thuốc; Thần tiên giải ngữ đơn: 4g bạch phụ tử, 12g xương bồ, 8g viễn chí, 8g thiên ma, 4g toàn yết, 12g khương hoạt, 6g nam tinh, 4g mộc hương, 4g cam thảo. Cho 600ml nước sắc còn 200ml chia uống 3 lần trong ngày, mỗi ngày dùng một thang.

-Nếu do thận khí suy hư, tính khí không lên được gây nói khó, nói ngọng thì cho uống Địa hoàng ẩm tử: 16g thục địa, 16g ba kích, 12g sơn thù, 12g nhu.c thung dung, 8g hắc phụ tử, 8g quan quế, 16g thạch giải, 12g phục linh, 12g thạch xương bồ, 8g viễn chí, 12g mạch môn, 6g ngũ vị tử. Cho 750ml nước sắc còn 250ml chia uống 3 lần trong ngày, mỗi ngày sắc uống 1 thang.

Chú ý: Với người cao huyết áp không được uống bài thuốc này.

Tiểu tiện không tự chủ (do thận hư)

Phải tư bổ thận âm và bổ thận dương, dùng bài thuốc Địa hoàng ẩm tử (như trên).

Đại tiện không tự chủ

Phải ôn bổ mệnh môn, chỉ tả sát trường, dùng bài thuốc Tứ thần hoàn: 50g nhu.c đậu khấu, 80g ngũ vị tử , 160g phá cổ chỉ, 40g ngô thù du. Tán mịn tất cả các vị. Đồ chín 320g gừng tươi, sinh khương, 100 quả đại táo, lấy thịt quả giã nhuyễn trộn đều với bột mịn các vị thuốc trên hoàn thành viên, mỗi viên 3g. Ngày uống 3 lần vào lúc đói, mỗi lần 5 viên.

Chóng mặt ù tai

Phải bình can tiêm dương và dùng bài Thiên ma câu đằng ẩm: 8g thiên ma, 16g câu đằng, 20g thạch quyết minh, 12g tang ký sinh, 12g sơn chi, 12g hoàng cầm, 12g ngưu tất, 12g đỗ trọng, 12g ích mẫu, 20g dạ giao đằng, 16g phục thần. Cho 750ml nước sắc còn 250ml chia uống 3 lần trong ngày, mỗi ngày sắc uống 1 thang.

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

Các Mẹo Hay Cho Mẹ Đối Phó Bé Biếng Ăn

Nhiều cha mẹ cảm thấy bất lực với tình trạng bé biếng ăn, trong khi các bé khác ăn uống rất ngon lành mà cha mẹ chúng không phải tốn quá nhiều công sức. Nhưng cha mẹ đừng quá lo lắng, hãy bình tĩnh vì vẫn còn nhiều cách khiến cho bé biếng ăn trở nên hứng thú với chuyện ăn uống mà các mẹ chưa biết. Dưới đây là các mẹo nhỏ giúp cha mẹ đối phó với tình trạng bé biếng ăn.

các mẹo hay giúp mẹ đối phé bé biếng ăn
Cùng con vào bếp giúp bé hào hứng với ăn uống (minh họa)

1. Thiết lập thói quen ăn uống khoa học

Dù cho trẻ biếng ăn hay ăn nhiều, cha mẹ cũng chỉ nên cho trẻ ăn 5 bữa mỗi ngày, gồm 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Để trẻ dần nhận biết cảm giác no, đói thì các bữa ăn chính và bữa ăn phụ cần được sắp xếp vào một giờ nhất định. Các bữa ăn vặt với các loại trái cây, nước ép, sữa xen kẽ trước bữa chính khoảng 2 tiếng.

2. Trẻ con ăn bằng mắt

Để hấp dẫn vị giác của trẻ các món ăn cần được trang trí đẹp mắt, nhiều màu sắc. Các mẹ hãy biến tấu các món ăn phổ biến thành những hình thù lạ mắt và hấp dẫn giác quan trẻ. Như vẽ các hình mặt cười, cắt tỉa rau củ quả theo hình ngộ nghinhx… Ngoài ra, mẹ cũng có thể  cho bé làm quen với các loại thực phẩm màu sắc, khuyến khích trẻ đã lớn cùng tham gia nấu ăn.

3. Khi bé ăn quá ít mà không hề kêu đói

Mẹ lo lắng khi thấy bé rất ít khi thèm ăn, dù thấy bé chạy nhảy hết chỗ này sang chỗ khác. Cha mẹ đừng lo lắng quá, vì trẻ không có thói quen ăn uống đều đặn như người lớn, nên lúc ngán thì trẻ ăn rất ít còn khi đói thì sẽ ăn rất nhiều. Nếu bé rơi vào trường hợp này, cha mẹ không nên tìm mọi cách ép trẻ ăn mà chỉ cho trẻ ăn vừa đủ sau đó cho bé ăn dặm thêm. Mẹ nên thường xuyên theo dõi biểu đồ tăng trưởng và trọng lượng của bé.

4. Mẹ hãy đa dạng các món ăn

Trẻ sẽ dễ ngán ngẩm không muốn ăn nếu ngày nào mẹ cũng dọn cho bé một món ăn như nhau. Vì vậy cha mẹ hãy thường xuyên làm mới các món ăn, thay đổi cách chế biến cho phù hợp với khẩu vị của bé.

5. Chiến thuật “bỏ đói”

Khi thấy bé phản ứng dữ dội mỗi khi ăn, các mẹ nên dừng lại cho bé nghỉ một chút, nhưng không quá lâu tránh phá vỡ toàn bộ bữa ăn. Sau khoảng thời gian nghỉ ngơi, mẹ tiếp tục từ tốn cho bé ăn.

6. Bữa ăn của trẻ chỉ nên kéo dài 15 – 30 phút.

Không nên kéo dài bữa ăn và cố gắng ép trẻ ăn thật nhiều trong một bữa, ngay cả khi bé chưa ăn đủ lượng, mẹ có thể khéo léo cho bé ăn bù vào bữa sau. Vì như vậy, nhiều lần trẻ sẽ có cảm giác sợ ăn, dần hình thành phản xạ lảng tránh bữa ăn.

7. Nguyên tắc 3 không khi ăn

Cần thực hiên nghiêm túc nguyên tắc ba không bao gồm: không đi rong, không đồ chơi, không tivi  ngay từ khi trẻ bắt đầu ăn dạm.

8. Giảm tiếng ồn khi cho trẻ ăn

Ba mẹ hãy vặn quạt số nhỏ, tắt tivi và giảm bớt âm nhạc khi bắt đầu cho con ăn. Như thế, bé sẽ nghe lời mẹ, mẹ cũng không phải quát to để bé ăn ngoan và cũng không phải lo bé lơ đễnh ăn uống vì đang có phim hoạt hình. Nếu cho trẻ ăn khi đang xem tivi, hoặc chơi đồ chơi dễ khiến trẻ phân tâm. Không tập trung ăn uống cũng không có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ.

9. Chào mừng thành công

Mỗi lần thấy con ăn ngoan, mẹ có thể khen ngợi bé và khuyến khích bé tiếp tục ăn. Mẹ cũng có thể cho bé một phần thưởng sau khi kết thúc bữa ăn, nhưng đừng tạo thành thói quen cho trẻ. Đơn giản chỉ là một câu khen ngợi, một lời động viên, một miếng dán bé ngoan cho bé 1-2 tuổi hoặc một nghìn đồng bỏ lợn nhựa cho bé tuổi đi học cũng có thể trở thành niềm vui trong bữa ăn của trẻ.

Các Loại Thực Phẩm Tốt Cho Người Bệnh Tiểu Đường

Bệnh tiểu đường là chứng bệnh mạn tính gây nhiều tổn hại sức khỏe, với nhiều biến chứng nguy hiểm nặng nề cùng chi phí tốn kém. Ngày nay bệnh tiểu đường chưa có thuốc chưa khỏi hẳn, nhưng có đến 80% bệnh nhân đái tháo đường ở tuýp 2 có thể phòng ngừa được, bằng cách tăng cường các hoạt động thể chất cùng chế độ ăn uống khoa học. Dưới đây là những thực phẩm tốt mà người bệnh tiểu đường nên dùng thường xuyên hàng ngày:

các loại thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường
Các loại thực phẩm hữu ích giúp giảm đường huyết (minh họa)

Các loại đậu: Các loại hạt đậu như đậu Hà lan, đậu nành, vừng… những loại thực phậm loại này có công hiệu giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường đến 47%. Đây còn là loại thức ăn có chứa nhiều chất xơ, chất béo không bão hòa, protein.. rất hữu ích trong việc giảm nguy cơ các bệnh tim mạch, giúp ổn định đường huyết. Vì vậy nên sử dụng thực phẩm này thường xuyên giúp ổn định đường huyết.

Các loại cây ít ngọt: Các loại trái cây tươi vừa có công hiệu chống lão hóa, vừa bổ sung vitamin, muối khoáng rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường dùng hàng ngày. Người bệnh nên ăn trực tiếp các loại hoa quả, chứ không nên ép lấy nước uống, chất xơ từ trái cây là thành phần quan trọng giúp giảm đường, làm chậm hấp thu đường... Các loại quả nên người bệnh tiểu đương nên ăn như: quả anh đào, trong quả anh đào có chứa rất nhiều chất anthocyanin với công hiệu kích thích sản xuất insulin; Quả ổ và bưởi cũng có công hiệu giảm đường huyết. Ngoài ra còn phải kể đến các loại quả như: lê, mơ, tao, kiwi lựu, bơ, xoài… đây là các loại quả giàu chất xơ, chỉ số đường huyết thấp,người bệnh đái tháo đường có thể sử dụng. Người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn các loại quả có chỉ số đường huyết cao như: chuối, cam, dứa, nho…

Trái cây tuy có công hiệu hữu ích, nhưng phải sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sỹ nhằm tránh làm tăng đường huyết ở người bệnh đái tháo đường như; không ăn nhiều hơn 150g mỗi lần, khoảng cách ăn tổi thiểu 6 tiếng. Uống nhiều nước sau khi ăn các loại trái cây.

Các loại rau quả : rau quả là nguồn cung cấp vitamin và chất xơ. Các loại rau giàu chất xơ như: mang tây, bông cải xanh, cà rốt, rau muống, ngót, mồng tơi, rau cải, cà tím, mướp, củ cải trắng, đậu bắp,… người bệnh nên dùng nhiều rau xanh trong ngày có thể hơn mức 400g (khoảng 2 – 3 bó rau), nó rất tôt cho bệnh nhân đái tháo đường. Vì trong các loại rau khả năng giữ lượng đường trong máu ổn định và tăng khả năng sản xuất insulin, hormon giúp cơ thể hấp thu đường. Vì vậy, hàng ngày bệnh nhân đái tháo đường nên ăn một trong các loại rau trên.

Cá, tôm, thịt nạc: Thịt nạc chứa hàm lượng đạm dồi dào, chứa ít chất béo bão hòa, có tác dụng giảm dần hàm lượng cholesterol xấu. Việc ăn thịt nạc hàng ngày rất có lợi cho người bệnh đái tháo đường. Ngoài ra các loại cá như: cá trích, cá hồi, các bơn, rô phi, cá ngừ, tôm, thịt gia cầm  (bỏ da)… là các loại thực phẩm giàu protein rất thích hợp với người bệnh tiểu đường.

Lưu ý: Mặc dù là các loại thực phẩm tốt cho người đái tháo đường, nhưng người bệnh luôn phải ý thức ăn uống điều độ, đúng giờ, không để quá đói nhưng cũng không ăn quá no. Chia nhỏ bữa ăn (ít nhất 4 bữa). Người bệnh cũng nên ăn bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết ban đêm. Không nên đổi thay chế độ ăn cũng như khối lượng của các bữa ăn.