Thứ Tư, 8 tháng 6, 2016

Các Vấn Đề Về Răng Miệng Thường Gặp Ở Trẻ Nhỏ

Trẻ dưới 3 tuổi là thời điểm có nhiều biến chuyển về vấn đề răng miệng. Các bệnh răng miệng ở trẻ thường xuất hiện theo từng giai đoạn. Giai đoạn này cha mẹ cần chú chăm sóc răng miệng cho bé thật tốt.

Vấn đề răng miệng thường gặp ở trẻ
Vệ sinh răng miệng hàng ngày cho bé yêu hàm răng khỏe mạnh (minh họa)

Giai đoạn từ lúc mới sinh tới 6 tháng tuổi

1. Nanh: Đây là trường hợp thường gặp ở trẻ sơ sinh, không phân biệt giới tính của trẻ.

Biểu hiện lâm sàng: Là những nanh nhỏ, màu trắng, nằm rời rạc hay thành đám trên miêm mạc miệng hoặc niêm mạc xương hàm. Nanh có thể không gây ảnh hưởng gì, có thể làm bé biếng ăn bỏ bú.

Xử trí:

-Trường hợp không gây ảnh hưởng tới ăn uống nah sẽ tự rụng.

-Trường hợp ảnh hưởng làm bé biếng ăn, bỏ bú thì phải chích nanh tại cơ sở y tế.

2. Tưa miệng

Triệu chứng: Có những mảng trắng sữa bám vào niêm mạc miệng, mảng trắng có thể đông đặc toàn bộ niêm mạc miệng và hàm họng, lớp mảng trắng này khi đánh đi để lại lớp niêm mạc phía dưới chảy máu.

Xử trí: Dùng thuốc kháng nấm Nystattin, mật ong hay glyxerin borat đánh sạch nấm ngày 3-4 lần.

Giai đoạn từ 6 tháng tới 3 tuổi

1.Thời kỳ bé mọc răng sữa. Giai đoạn này, trẻ cần được bổ sung canxi vì có sự biến động trên xương hàm do vào thời kỳ bé mọc răng. Cũng trong giai đoạn này, bé sẽ mọc đủ 20 răng sữa.

2.Viêm loét miệng

Biểu hiện lâm sàng:

-Thường xuất hiện khi bé sốt do bệnh toàn thân như: thủy đậu, sởi, sốt mọc răng sữa, trẻ vệ sinh răng miệng kém.

-Nốt loét to hoặc nhỏ có giả mạc trắng hay vàng dễ chảy máu.

-Trẻ bỏ ăn vì đau miệng.

Xử trí:

-Sau khi ăn cần vệ sinh răng miệng ngay

-Kết hợp kháng sinh toàn thân.

-Cho thuốc giảm đau.

-Bôi thuốc chữa viêm loét.

3.Viêm lợi cấp: xuất hiện sau sốt mọc răng, thường gặp ở trẻ 6 tháng tuổi đến 3 hoặc 4 tuổi.

Biểu hiện lâm sàng:

-Trẻ quấy khóc, sốt, bỏ ăn do lợi viêm đau, chảy máu, hơi thở hôi.

-Tại các viền và núm lợi có viêm tấy đỏ, không bám vào cổ răng, dễ chảy máu.

Xử trí: Đưa trẻ tới bác sỹ chuyên khoa để được điều trị và hướng dẫn chăm sóc.

4.Viêm lưỡi bản đồ mãn tính: Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể do thiếu vitamin B, dị ứng, di truyền hoặc do sự xáo trộn của chu kỳ thay thế tế bào lưỡi.

Biểu hiện lâm sàng: mặt lưỡi có vùng trơn láng màu đỏ, viền trắng. Các mảng này thay đổi từ vùng này sang vùng khác, có khi tự mất sau lại xuất hiện.

Xử trí: Chủ yếu vệ sinh tốt răng miệng, nếu có viêm loét lưỡi có thể dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ.

5.Sâu răng, viêm tủy răng và abse răng: do sâu răng mà không được chữa trị kịp thời dẫn đến viêm tủy răng.

Biểu hiện lâm sàng:

-Sâu men: Lớp men răng bị axit phá hủy, làm răng ê buốt thoáng qua. Xử trí bằng cách đánh răng có hoạt chất flour.

-Sâu ngà: ngà răng bị axit phá hủy, trẻ bị ê buốt khi uống nước nóng hay lạnh hoặc khi nhai. Xử trí bằng cách đi hàn răng.

-Viêm tủy: Do răng bị sâu nặng hại tới tủy răng. Gây ra đau nhức từng cơn kể cả khi không nhai, thường đau nhiều về đêm. Xử trí bằng cách chữa tủy răng.

-Viêm cuống răng - abse lợi vùng răng tương ứng. Có biểu hiện đau nhức tự nhiên, liên tục có sưng tấy mủ vùng lợi hoặc mặt bên răng đau.

Xử trí:

+Với răng sữa: điều trị bằng kháng sinh và bảo tồn răng nếu răng sưng tấy lần đầu ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Trường hợp trẻ trên 6 tháng tuổi bị sưng tấy nhiều lần thì cần nhỏ bỏ.

+Với răng vĩnh viễn: Cố gắng chữa và bảo tồn răng.

Giai đoạn 6-12 tuổi

1.Viêm lợi

Biểu hiện lâm sàng:

-Hơi thở hôi.

-Khi đánh răng lợi bị chảy máu.

-Lợi sưng đỏ, mềm, căng bóng.

-Răng và cổ răng có mảng bám xốp.

-Khi ấn vào lợi có mủ chảy quanh răng, răng lung lay, lợi không bám sát cổ răng.

Xử trí:

-Tích cực vệ sinh răng miệng sáng tối.

-Lấy sạch cao răng.

-Dùng thuốc điều trị viêm lợi.

-Dùng kháng sinh chống nhiễm trùng (theo chỉ định của bác sĩ răng hàm mặt).

2.Thiểu sản men răng

Biểu hiện lâm sàng: Răng mất men, gồ ghề, màu vàng xám, dễ mủn nát và gãy răng.

Xử trí:

- Hàn răng nếu thiểu sản men trên thân răng để lại hố sâu.

- Cho bổ sung canxi (theo chỉ định của bác sĩ tai mũi họng).

3.Răng mọc lệch lạc

Nguyên nhân:

- Do cung hàm quá hẹp.

- Răng vĩnh viễn mọc thiếu chỗ.

- Do nhổ răng sữa sớm dẫn đến xô lệch răng.

Xử trí:

- Nhổ răng sữa.

- Chỉnh nha thẩm mỹ (theo chỉ định của bác sĩ tai mũi họng).

Cách chăm sóc và dự phòng các bệnh răng miệng cho trẻ:

- Đánh răng thường xuyên: 2 lần/ngày từ lúc trẻ 3 tuổi.

- Dùng kem đánh răng có flour.

- Khám răng định kỳ 6 tháng/lần.

- Ăn uống đủ chất: Đặc biệt là bổ sung canxi (theo chỉ định của bác sĩ răng hàm mặt) đảm bảo sự hình thành và phát triển của răng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét